Giáo án Công nghệ lớp 8 cả năm

Bài 26: MỐI GHÉP THÁO ĐƯỢC

I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY

1. Kiến thức:

 Nắm được cấu tạo, đặc điểm, ứng dụng của một số mối ghép tháo được thường gặp: Mối ghép bằng ren, bằng then và chốt

2. Kĩ năng:

 Kĩ năng quan sát, phân biệt, nhận dạng các loại mối ghép tháo được thường gặp trong thực tế

3. Thái độ:

 Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên: Tranh hình sgk

 Một số cụm mối ghép mẫu vật: Bu lông, vít cấy, đinh vít.

2. Học sinh:

Sưu tầm một số mối ghép

Xem trước bài mới

 

doc116 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ lớp 8 cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à các chi tiết được ghép không có sự chuyển động tương đối với nhau
b. Phân loại:
- Mối ghép không tháo được: muốn tháo rời các chi tiết buộc phải phá hỏng thành phần mối ghép
- Mối ghép tháo được: có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn
Hoạt động 2: Mối ghép không tháo được
-GV yêu cầu hs quan sát hình 26.1 và đọc thông tin sgk
+ Cho biết các mối ghép trên có tên làmối ghép gì?
+ Chúng thuộc loại mối ghép gì?
Quan sát hình 25a
+ Mối ghép gồm mấy chi tiết? Đó là những chi tiết nào?
+ Trong mối ghép trên chi tiết nào ghép nối các chi tiết khác?
- Quan sát hình 25b
+ Đinh tán có cấu tạo và hình dạng như thế nào? 
+ Theo em đinh tán được làm bằng vật liệu gì?
+ Trong mối ghép bằng đinh tán các chi tiết được ghép có dạng gì?
+ Muốn tạo ra mối ghép đinh tán ta cần phải làm những gì? 
+ Theo em mối ghép bằng đinh tán có đặc điểm gì?
+ Với đặc điểm đó mối ghép bằng đinh tán được ứng dụng trong trường hợp nào?
+ Trong gia đình em có những đồ vật nào được ghép bằng đinh tán?
- Gv nhận xét và kết luận chung
- Yêu cầu hs quan sát mẫu vật
- GV yêu cầu hs quan sát hình 25.1 và đọc thông tin sgk
+ Thế nào là hàn kim loại?
- Gv kết luận khái niệm
+ Dựa vào trạng thái nung nóng kim loại chỗ tiếp xúc hàn được chia làm mấy kiểu hàn? Đó là những kiểu nào?
- Yêu cầu hs quan sát ha
+ Thế nào là hàn nóng chảy?
+ Em cho biết các số 1,2,3 trong Ha có tên gọi là gì?
- Yêu cầu hs quan sát hb
+ Thế nào là hàn áp lực?
- Yêu cầu hs quan sát hc
+ Thế nào là hàn thiếc?
Gv nhận xét và kết luận
+ Phương pháp hàn kim loại có đặc điểm gì?
Gv cho hs quan sát mẫu vật và hình ảnh
+ Em thấy mối ghép bằng hàn được ứng dụng trong trường hợp nào?
+ Trong gia đình em có những đồ vật nào được ghép bằng hàn?
+ Trong phạm vi lớp học em hãy kể tên đồ vật có sử dụng phương pháp hàn?
Ví dụ: khung của sổ, khung của sắt ở cầu thang
Gv kết luận chung sgk
Đọc thông tin
+ Mối ghép bằng đinh tán và mối ghép bằng hàn
+ MG cố định- mối ghép không tháo được.
+ 3 chi tiết: Chi tiết 1, chi tiết 2, đinh tán
+ Chi tiết ghép là đinh tán
+ phần thân: hình trụ
 phần mũ: hình chỏm cầu, nón cụt
+ Được làm bằng kim loại dẻo như: nhôm hoặc thép các bon thấp
+Trả lời
+ Trả lời
+ Trả lời
+Trả lời
+ Quai nồi, cán chảo, cán dao....
Quan sát và hình sgk và đọc thông tin
+ trả lời
+3 kiểu: hàn nóng chảy, hàn áp lực, hàn thiếc
+ Trả lời
+ Mỏ hàn, que hàn, vật hàn
+ Trả lời sgk
+ Trả lời sgk
+ Trả lời
+ trả lời
+trả lời
+ trả lời
+ Trả lời
II. Mối ghép không tháo được
1.Mối ghép bằng đinh tán
a. Cấu tạo mối ghép:
- Chi tiết ghép là đinh tán dạng hình trụ, đầu có mũ được làm bằng kim loại dẻo: nhôm, thép cacbon thấp.
- Chi tiết được ghép thường có dạng tấm
- Các bước tạo mối ghép: 
+ Khoan lỗ trên chi tiết được ghép
+ Luồn đinh tán qua lỗ khoan.
+ Dùng búa tán đầu còn lại
b. Đặc điểm ứng dụng
- Đặc điểm: (sgk) 
- Ứng dụng: Kết cấu cầu, giàn trục, các dụng cụ sinh hoạt gia đình
2. Mối ghép bằng hàn
a. Khái niệm
 - Hàn là người ta làm nóng chảy cục bộ kim loại tại chỗ tiếp xúc để dính kết các chi tiết lại với nhau........
- Các kiểu hàn: 
+ Hàn nóng chảy(sgk)
+ Hàn áp lực(sgk)
+ Hàn thiếc(sgk)
b. Đặc điểm và ứng dụng
 - Đặc điểm:
+ Thời gian hình thành rất ngắn, 
+ Tiết kiệm được vật liệu và giảm giá thành 
+ Mối hàn đễ bị nứt và giòn, chịu lực kém
- Ứng dụng: khung giàn, thùng chứa, khung xe đạp, xe máy và ứng dụng trong công nghiệp điện tử
3. Củng cố:( 3 phút)
 - Gọi hs đọc ghi nhớ
 + Tại sao người ta không hàn chiếc quai vào nồi nhôm mà phải tán đinh?
	Trả lời: Vì nhôm khó hàn và mối ghép đinh tán sẽ đảm bảo chịu được lực lớn, mối ghép đơn giản khi hỏng dễ thay thế.
 - Gv nhận xét và kết luận chung
4. Hướng dẫn hs tự học ở nhà:(thời gian 2 phút)
 - Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài
 - Đọc trước bài mới bài 26
**********************************
Ngày soạn: .../..../2014
Lớp dạy: 8B. Tiết (Theo TKB). Ngày dạy:  / ..../2014. Sĩ số: . . . Vắng: ..............
Lớp dạy: 8C. Tiết (Theo TKB). Ngày dạy:  / ..../2014. Sĩ số: . . . Vắng: ............ 
Tiết 24
Bài 26: MỐI GHÉP THÁO ĐƯỢC
I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức:
 Nắm được cấu tạo, đặc điểm, ứng dụng của một số mối ghép tháo được thường gặp: Mối ghép bằng ren, bằng then và chốt
2. Kĩ năng:
 Kĩ năng quan sát, phân biệt, nhận dạng các loại mối ghép tháo được thường gặp trong thực tế
3. Thái độ:
 Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Tranh hình sgk
 Một số cụm mối ghép mẫu vật: Bu lông, vít cấy, đinh vít.....
Học sinh:
Sưu tầm một số mối ghép
Xem trước bài mới
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ(thời gian .......phút)
 	+ Thế nào là mối ghép cố định? Chúng gồm những loại nào? 
Trả lời:
 	KN: Mối ghép cố định mà các chi tiết được ghép không có sự chuyển động tương đối với nhau
 	Mối ghép cố định gồm 2 loại: Mối ghép không tháo được và mối ghép tháo được 
2. Bài mới:
Đặt vấn đề: Mối ghép tháo được gồm mối ghép bằng ren, then chốt ta có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi ghép. Chúng có công dụng là ghép nhiều chi tiết đơn giản thành chi tiết phức tạp tạo điều kiện thuận lợi cho việc chế tạo, lắp ghép, bảo quản, sửa chữa. Để biết được cấu tạo, đặc điểm, ứng dụng của các mối ghép này ta vào nội dung của bài.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Mối ghép bằng ren
Gv yêu cầu hs quan sát hình 26.1và đọc thông tin sgk
+ Em hãy nêu cấu tạo của mối ghép bằng bu lông, vít cấy, đinh vít?
Yêu cầu hs điền từ 
Gv hướng dẫn hs cách ghép
+ Em hãy cho biết cách ghép các chi tiết của các mối ghép trên?
+ Ba mối ghép trên có điểm gì giống nhau và khác nhau ?
- Gv kết luận nội dung 
Yêu cầu hs đọc thông tin
+ Nêu đặc điểm của mối ghép bằng ren?
+ Cho biết phạm vi ứng dụng của ba mối ghép trên?
- GV kết luận nội dung 
Quan sát hình 26.1
+ trả lời
+trả lời 
+trả lời 
đọc thông tin mục b
+ trả lời 
+ trả lời 
1. Mối ghép bằng ren
a. Cấu tạo mối ghép
- Mối ghép bu lông: Đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép, bu lông
- Mối ghép vít cấy: Đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép, vít cấy
- Mối ghép đinh vít: Chi tiết ghép, đinh vít
- Giống nhau: Ba mối ghép trên đều có bu lông, vít cấy, đinh vít có ren luồn qua lỗ của các chi tiết 3 để ghép 2 chi tiết 3,4
- Khác nhau: Trong mối ghép vít cấy và đinh vít lỗ có ren ở chi tiết 4 
b. Đặc điểm và ứng dụng
- Đặc điểm: Mối ghép bằng ren có cấu tạo đơn giản, dễ tháp lắp nên được dùng rộng rãi trong mối ghép cần tháo lắp
- Ứng dụng:
+ Mối ghép bu lông: Dùng để ghép các chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp
+ Mối ghép vít cấy: dùng để ghép các chi tiết có chiều dày quá lớn
+ Mối ghép đinh vít: dùng cho những chi tiết bị ghép chịu lực nhỏ
Hoạt động 2: Mối ghép bằng then và chốt
- Gv yêu cầu hs quan sát hình 26.2 và đọc thông tin sgk
- Yêu cầu học quan sát hai loại mối ghép này, nghiên cứu thông tin sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi:
+ Mối ghép bằng then và chốt gồm những chi tiết nào?
- Hoàn thành các câu sgk
+ Nêu hình dáng của then và chốt?
- GV tháo lắp hai mối ghép này để HS quan sát và yêu cầu:
 + Cho biết những điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 mối ghép bằng then và chốt? 
- Gv kết luận nội dung 
Yêu cầu hs đọc thông tin
+ Nêu đặc điểm của mối ghép bằng then và bằng chốt?
+ Nêu ứng dụng của 2 mối ghép trên?
- GV kết luận nội dung 
Quan sát hình 26.2 đọc thông tin
+ trả lời
+ Trả lời
+ Giống nhau: then và chốt đều là chi tiết hình trụ
+ Khác nhau: Ở mối ghép bằng then, then được đặt trong rãnh then của hai chi tiết được ghép
- Ở mối ghép bằng chốt, chốt là chi tết hình trụ được đặt trong lỗ xuyên ngang qua hai chi tiết được ghép.
Đọc thông tin
+ Trả lời
+ Trả lời
I. Mối ghép bằng then và chốt
a. Cấu tạo của mối ghép
- Mối ghép bằng then gồm: Trục, bánh đai, then
- Mối ghép bằng chốt: Đùi xe, trục giữa, chốt trụ
- Hình dáng của then và chốt đều là chi tiết hình trụ
- Ở mối ghép bằng then, then được đặt trong rãnh then của hai chi tiết được ghép
- Ở mối ghép bằng chốt, chốt là chi tết hình trụ được đặt trong lỗ xuyên ngang qua hai chi tiết được ghép.
b. Đặc điểm và ứng dụng
- Đặc điểm: Mối ghép bằng then và bằng chốt có cấu tạo đơn giản, dễ tháp lắp và thay thế nhưng khả năng chị lực kém.
- Ứng dụng: 
+ Mối ghép bằng then: dùng để ghép trụ với bánh răng, bánh đai, đĩa xích...
+ Mối ghép bằng chốt: Dùng để hãm chuyển động tương đốigiữa các chi tiết theo phương tiếp xúc hoặc để truyền lực theo phương đó
3. Củng cố: (thời gian 2 phút)
+ Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 mối ghép bằng then và chốt? 
- GV tổng kết lại những nội dung chính của bài học
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ, trả lời các câu hỏi cuối bài
4. Hướng dẫn hs tự học ở nhà:(thời gian 1 phút)
- Căn dặn HS về nhà học bài cũ và nghiên cứu trước nội dung bài 27 SGK
*********************************
Tuần: 18
Ngày soạn: .../..../2014
Lớp dạy: 8B. Tiết (Theo TKB). Ngày dạy:  / ..../2014. Sĩ số: . . . Vắng: ..............
Lớp dạy: 8C. Tiết (Theo TKB). Ngày dạy:  / ..../2014. Sĩ số: . . . Vắng: ............ 
Tiết 25
Bài 27: MỐI GHÉP ĐỘNG
I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY 
1. Kiến thức:
 - Hiểu được khái niệm về mối ghép động 
 - Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép động thường gặp: Khớp tịnh tiến, khớp quay 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát và phân biệt các mối ghép động thường gặp.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên: 
Tranh vẽ 
 Các đồ dùng: Bộ ghế xếp, hộp bao diêm, ngăn kéo bàn, xi lanh tiêm, giá gương xe máy, ổ bi, moay ơ trước hoặc sau xe máy 
2. Học sinh: Nội dung bài học
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ: 
 + Nêu cấu tạo của mối ghép bu lông và ứng dụng của từng loại? 
	Trả lời: 
- Mối ghép bu lông: Đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép, bu lông
 Ứng dụng: Dùng để ghép các chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp
Bài mới
* Đặt vấn đề:
Trong thực tế chúng ta còn gặp những mối ghép trong đó có chuyển động tương đối giữa các chi tiết với nhau. Những mối ghép đó có cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng như thế nào, chúng ta cùng nhau nghien cứu bài “ mối ghép động”
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Thế nào là mối ghép động
- GV yêu cầu hs quan sát hình 27.1 phóng to lên bảng và chiếc ghế gấp mở ở các tư thế khác nhau
+ Em hãy cho biết ghế xếp gồm mấy chi tiết ghép với nhau ?
+ Các mối ghép đó được ghép với nhau bằng mối ghép gì?(mối ghép cố định, mối ghép o tháo được, mối ghép tháo được, hay mối ghép khác)
- Gv yêu cầu hs quan sát ghế gấp
Gọi 1 hs lên chỉ các chi tiết trên ghế xếp
+ Khi gập ghế vào và mở ghế ra, tại các mối ghép A, B, C, D các chi tiết chuyển động với nhau như thế nào?
+ Mối ghép động là gì?
+Mối ghép động có công dụng gì?
Gv kết luận 
- Vậy cơ cấu là gì? Sau đây ta sẽ tìm hiểu kĩ về thế nào là cơ cấu 
- Gv nêu cơ cấu sgk và ví dụ mô hình
+ Khi thanh 1 quay sung quang chốt A các thanh 2,3 chuyển động như thế nào?( Thanh 4 cố định)
- Gv cho hs xem các thanh chuyển động (thanh 2,3 lắc qua lắc lại đó là cơ cấu tay quay- thanh lắc)
- GV kết luận các cơ cấu và chúng ta sẽ nghiên cứu kĩ hơn về các khớp động như khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu... 
- HS quan s¸t h×nh vÏ vµ tr¶ lêi c¸c c©u hái
+ Chân sau, chân trước, mặt ghế, thanh truyền, đinh tán 
+ Mối ghép không tháo được(đinh tán)
Quan sát ghế gấp
+ Có sự chuyển động tương đối với nhau
+ Trả lời sgk
+ Mối ghép động chủ yếu để ghép các chi tiết thành cơ cấu
+ trả lời
( Lắc qua lắc lại)
I. Thế nào là mối ghép động
- Khái niệm:
 Mối ghép mà các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau được gọi là mối ghép động hay khớp động
- Công dụng: Mối ghép động chủ yếu để ghép các chi tiết thành cơ cấu gồm: Khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu
Hoạt động 2: Các loại khớp động
- GV yêu cầu hs quan sát hình 27.3(mối ghép pít tông- xi lanh, mối ghép sống trượt- rãnh trượt) các khớp chuyển động từ từ yêu cầu các em nghiên cứu thông tin sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi:
+ Bề mặt tiếp xúc của các khớp tịnh tiến trên hình 27a,b có hình dáng như thế nào?
Gv kết luận
- Yêu cầu hs đọc thông tin mục b
+ Trong khớp tịnh tiến các điểm trên vật chuyển động như thế nào?
+ Hai chi tiết trượt lên nhau trong lúc làm việc sẻ xãy ra hiện tượng gì?
 + Hiện tượng này có lợi hay có hại, cánh khắc phục chúng ra sao?
Gv kết luận chung
Yêu cầu đọc thông tin mục c
+ Nêu ứng dụng của mối ghép trên?
Gv kết luận chung
- GV yêu cầu hs quan sát hình 27.4 nghiên cứu thông tin sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi:
+ Khớp quay gồm những chi tiết nào?
+ Các mặt tiếp xúc của chúng có hình dạng gì?
+ Để giảm ma sát cho khớp quay người ta có giải pháp gì?
- GV kết luận các nội dung theo SGK
Yêu cầu hs đọc thông tin
+ Em hãy quan sát xung quang xem có vật dụng, dụng cụ nào ứng dụng khớp quay?
+ Trong chiếc xe đạp của em, khớp nào thuộc khớp quay?
+ Các khớp ở giá gương xe máy, cần ăng ten có được coi là khớp quay không?
Gv nhận xét kết luận
quan sát hình 27.3
+Trả lời
+ Mọi điểm trên vật chuyển động giống hệt nhau
+ Tạo nên ma sát lớn làm cản trở chuyển động
+ Có hại vì vậy cần khắc phục là:các bề mặt được làm nhẵn bóng và thường được bội trơn bằng dầu mỡ
đọc thông tin 
+ Trả lời
quan sát hình 27.4 và đọc thông tin 
+ Ổ trục, bạc lót, trục
+ Mặt tiếp xúc thường là mặt trụ tròn
+ Để giảm ma sát người ta dùng bạc lót hoặc ổ bi
+ Bản lề cửa, xe đạp, xe máy, quạt điện....
+ Trục trước, trục sau, trục giữa... 
+ giá gương xe máy là khớp cầu
II. Các loại khớp động
1. Khớp tịnh tiến: 
a. Cấu tạo
- Mối ghép pít tông - xi lanh có mặt tiếp xúc là: mặt trụ tròn với ống tròn
- Mối ghép sống trượt- rãnh trượt có mặt tiếp xúc là: sống trượt với rãnh trượt
b. Đặc điểm
- Mọi điểm trên vật tịnh tiến có chuyển động giống hệt nhau.
- Khi khớp tịnh tiến làm việc, hai chi tiết trượt lên nhau tạo thành ma sát lớn làm cản trở chuyển động.
c. Ứng dụng
 Dùng trong cơ cấu biến đổi chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay và ngược lại
2. Khớp quay:
a. Cấu tạo
 - Cấu tạo khớp quay gồm: Ổ trục, bạc lót, trục
-Trong khớp quay, mỗi chi tiết chỉ có thể quay quang một trụ cố định so với chi tiết kia.
b. Ứng dụng: Khớp quay được dùng nhiều trong thết bị, máy: Bản lề cửa, xe đạp, xe máy, quạt điện....
3. Củng cố: (thời gian 2 phút)
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- Thế nào là khớp động? Nêu công dụng của khớp động?
- GV tổng kết lại những nội dung chính của bài học
4. Hướng dẫn hs tự học ở nhà:(thời gian 1 phút)
- HS về nhà học bài cũ và nghiên cứu trước nội dung bài 28 SG
*************************************
Tuần: 19
Ngày soạn: .../..../2014
Lớp dạy: 8B. Tiết (Theo TKB). Ngày dạy:  / ..../2014. Sĩ số: . . . Vắng: ..............
Lớp dạy: 8C. Tiết (Theo TKB). Ngày dạy:  / ..../2014. Sĩ số: . . . Vắng: ............ 
 Tiết 26
ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức: 
 	 - Hệ thống hóa và hiểu được một số kiến thức cơ bản vẽ kĩ thuật và cơ khí.
 	 - Nắm được vị trí các hình chiếu trong bản vẽ kĩ thuật
 	 - Nắm được một số vật liệu cơ khí phổ biến và một số phương pháp gia công cơ khí
2. Kỹ năng: 
 	 - Rèn kĩ năng tóm tắt nội dung cơ bản và vận dung trả lời câu hỏi, bài tập
 	 - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế 
3. Thái độ:
 	 - Có ý thức ôn tập kiến thức đã học của phần vẽ kĩ thuật và phần cơ khí
 	 - Biết vận dụng vào thực tế
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
 	 - các câu hỏi, bài tập, sơ đồ tóm tắt nội dung ôn tập
2. Học sinh :
 	 Vở, SGK, kiến thức đã học
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
 	1. Kiểm tra bài cũ:(thời gian .......phút)
+ Thế nào là khớp động? Có mấy loại khớp động thường gặp?
Trả lời: 
- KN: Mối ghép mà các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau được gọi là mối ghép động hay khớp động
- Công dụng: Mối ghép động chủ yếu để ghép các chi tiết thành cơ cấu gồm: Khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu
2.Bài mới
* Đặt vấn đề: 
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Phần lí thuyết
*GV vẽ sơ đồ tóm tắt nội dung phần Vẽ kỹ thuật lên bảng. 
Gv tóm tắt phần cơ khí
.*HS quan sát sơ đồ tóm tắt nội dung phần Vẽ kỹ thuật.
I. Vẽ kỹ thuật.
- Bản vẽ các khối hình học
+ Hình chiếu
+ Bản vẽ các khối đa diện
+ Bản vẽ các khối tròn xoay
- Bản vẽ kĩ thuật
+ Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật
+ Cách đọc các bản vexchi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà
II. Cơ khí
- Vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống
- Vật liệu cơ khí
+ Vật liệu kim loại
+ Vật liệu phi kim loại
- Dụng cụ và phương pháp gia công cơ khí
+ Dụng cụ cơ khí: đo và kiểm tra, tháo lắp, kẹp chặt, dụng cụ gia công
+ Phương pháp gia công: cưa, dũa
- Chi tiết máy và lắp ghép
+ Mối ghép tháo được
+ Mối ghép không tháo được
+ Các loại khớp động
Hoạt động 2: Câu hỏi và bài tập
Gv đưa ra một số câu hỏi
Câu 1: Nêu tên gọi và vị trí các hình chiếu trên bản vẽ kĩ thuật?
Câu 2: Nêu tên các khối đa diện, khối tròn xoay thường gặp?
Câu 3: Thế nào là bản vẽ kĩ thuật? Thế nào là hình cắt? Hình cắt dùng để làm gì?
Câu 4: Kể tên một số bản vẽ thường dùng và công dụng của chúng?
Câu 5: Vật liệu cơ khí được chia làm mấy loại? Nêu tên một số loại phổ biến?
Tính chất cơ bản của chúng?
Câu 6: Nêu tên và công dụng của các dụng cụ cơ khí?
Câu 7: Chi tiết máy là gì? Gồm những loại nào?
Câu 8: Thế nào là mối ghép cố định? Chúng gồm mấy loại?
Câu 9: Thế nào là mối ghép động? Có máy loại khớp động thường gặp?
Lấy ví dụ?
+ Trả lời
+ Trả lời
+ Trả lời
+ Trả lời
+ Trả lời
+ Trả lời
+ Trả lời
+ Trả lời
+ Trả lời
III. Câu hỏi và bài tập
Câu 1: 
- Hình chiếu đứng nằm góc trái phía trên bản vẽ
- Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đúng
- Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng
Câu 2: 
Khối đa diện: Hình hộp chữ nhật, 
 Hình lăng trụ đều
 Hình chóp đều
Khối tròn xoay: Hình trụ
 Hình chóp
 Hình cầu
Câu 3: 
 - Bản vẽ kỹ thuật (gọi tắt là bản vẽ) trình bày các thông tin kỹ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các ký hiệu theo quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỷ lệ.
- Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt.
- Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể. Phần vật thể bị mặt phẳng cắt cắt qua được kẻ gạch.
Câu 4: 
Bản vẽ chi tiết: Dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết
Bản vẽ lắp: Dùng để thiết kế, lắp ráp, sử dụng
Bản vẽ nhà: Dùng trong thiết kế và thi công xây dựng ngôi nhà
Câu 5: 
- Vật liệu kim loại: 
+ Kim loại đen: gang, thép
+ Kim loại màu: Đồng và hợp kim đồng, nhôm và hợp kim nhôm
- Vật liệu phi kim loại
+ Cao su
+ Chất dẻo:
Gốm, sứ...
Tính chất: SGK
Câu 6: (sgk)
Câu 7: Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy
Gồm: Chi tiết máy có công dụng chung
 Chi tiết máy có công dụng riêng
Câu 8: 
Mối ghép cố định mà các chi tiết được ghép không có sự chuyển động tương đối với nhau. 
Chúng bao gồm: 
+ Mối ghép cố định
+ Mối ghép động
Câu 9: 
 Mối ghép động là mối ghép mà các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau 
Bao gồm: 
+ Khớp tịnh tiến 
+ Khớp quay
+ Khớp cầu
+ Khớp vít
3 Củng cố: (thời gian 2 phút)
 - Gv nhấn mạnh nội dung của tiết ôn tập
- GV nhận xét tiết ôn tập
4. Hướng dẫn hs tự học ở nhà:(thời gian 1 phút)
 - GV dặn HS vê nhà học tốt những nội dung đã ôn tập để chuẩn bị cho thi học kì 
Tuần: 19
Ngày soạn: .../..../2014
Lớp dạy: 8B. Tiết (Theo TKB). Ngày dạy:  / ..../2014. Sĩ số: . . . Vắng: ..............
Lớp dạy: 8C. Tiết (Theo TKB). Ngày dạy:  / ..../2014. Sĩ số: . . . Vắng: ............ 
Tiết 27
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY
	1. Kiến thức 	
 	 - Hệ thống hoá và hiểu được một số kiến thức cơ bản của học kì I
 	 - Kiểm tra đánh giá sự hiểu biết của học sinh trong phần I vẽ kĩ thuật, Phần II cơ khí
2. Kỹ năng
 	 - Có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập trắc nghiệm và trả lời câu hỏi kiểm tra
 	 - Đánh giá được kỹ năng vận dụng của HS
3. Thái độ
 	 Nghiêm túc trong khi làm bài kiểm tra cuối kì
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
 	 - Nghiên cứu nội dung phần I Vẽ kỹ thuật, phần II Cơ khí 
 	 - Đề kiểm tra

File đính kèm:

  • doccong_nghe_lop_8_20150727_110036.doc
Giáo án liên quan