Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 26 - Trần Thị Ngọc Hiếu

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức :

- Nắm được nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình và hiệu qủa của việc tổ chức bữa ăn

 2. Kỹ năng:

- Biết cách tổ chức bữa ăn hợp lý.

3. Thái độ :

- Giúp HS yêu thích môn học .

II. CHUẨN BỊ:

1.GV: Thực đơn về bữa ăn, hình ảnh về các món ăn tiêu biểu.

2.HS: Xem trước bài mới.

III. Tiến trình dạy và học:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

 a/- Thế nào là bữa ăn hợp lý ?

b/- Sự phân chia số bữa ăn trong ngày ?

3. Bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 26 - Trần Thị Ngọc Hiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Ngày soạn:03/03/2009 
Tiết 52 Ngày dạy: 	
Bài 21: TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÍ 
TRONG GIA ĐÌNH (T1)
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức
- Giúp HS hiểu được thế nào là bữa ăn hợp lý, phân chia số bữa ăn trong ngày.
 2. Kỹ năng 
- Biết cách phân chia số bữa ăn hợp lý.
 3. Thái độ : 
- Yêu thích môn học 
II. CHUẨN BỊ: 
1. GV: Các hình ảnh, thực đơn về các bữa ăn trong ngày.
2. HS: Xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào bữa ăn hợp lí ?
- GV: Nêu câu hỏi bữa ăn hợp lý là gì? 
- GV : Cho HS xem hình ảnh hoặc thực đơn của các bữa ăn gia đình.
 Cho HS nhận xét chung về các bữa ăn thường ngày của gia đình:
+ Có những loại món ăn nào ?
+ Có những loại chất dinh dưỡng nào ?
+ Có đủ dùng không ?
+ Có cảm thấy ngon miệng không ?
- GV : Kết luận bữa ăn hợp lý và HS ghi vào vở
- HS: Trả lời
- HS: Quan sát
-HS : Nhận xét
- HS: Trả lời. 
- HS: Lắng nghe. 
I. Thế nào bữa ăn hợp lí?
- Bữa ăn hợp lý là cho các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng để kết hợp thành một bữa ăn hoàn chỉnh .
( nhóm giàu đạm , bột đường vitamin và các chất khóang)
Hoạt động 2: Tìm hiểu việc phân chia số bữa ăn trong ngày 
- GV: Việc phân chia số bữa ăn trong ngày có ảnh hưởng gì đến việc tổ chức ăn uống hợp lý?
- GV: Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm về số bữa ăn trong ngày.
+ Đặc điểm của bữa sáng ?
+ Đặc điểm của bữa trưa ?
+ Đặc điểm của Bữa tối ?
GV kết luận, HS ghi vào vở
- GV hỏi thêm: Có nên bỏ bữa ăn sáng không ? Tại sao ?
- HS: Vì nó ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn và nhu cầu năng lượng cho từng khoảng thời gian trong lúc làm việc hoặc nghỉ ngơi.
- HS: Thảo luận theo nhóm về số bữa ăn trong ngày.
- Bữa sáng: Sau khi ngủ dậy .Nên ăn đủ năng lượng, ăn vừa phải.
+ Bữa trưa: Ăn đủ chất, ăn nhanh để có thời gian nghỉ và tiếp tục làm việc.
+ Bữa tối: Aên tăng khối lượng để bù đắp năng lượng bị tiêu hao trong ngày.
- HS: Trả lời
II. Phân chia số bữa ăn trong ngày: 3 bữa
- Bữa sáng: Sau khi ngủ dậy .Nên ăn đủ năng lượng, ăn vừa phải.
- Bữa trưa: Sau 1 buổi lao động Ăn đủ chất, ăn nhanh để có thời gian nghỉ và tiếp tục làm việc.
- Bữa tối: Sau 1 ngày lao động. Aên tăng khối lượng để bù đắp năng lượng bị tiêu hao trong ngày.
3. Cũng cố :
- Thế nào là bữa ăn hợp lý?Cách phân chia các bữa ăn?
 4.Nhận xét dặn dò
- Nhận xét tinh thần học tập của cả lớp , cho điểm vào sổ đầu bài.
- Dặn các em chuẩn bị bài tổ chức bữa ăn hợp lý (T2). 
5. Rút kinh nghiệm: 
Tuần 27 Ngày soạn: 09/03/2009
Tiết 53 Ngày dạy: 	
Bài 21: TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÍ
 TRONG GIA ĐÌNH (T2)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : 
- Nắm được nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình và hiệu qủa của việc tổ chức bữa ăn
 2. Kỹ năng:
- Biết cách tổ chức bữa ăn hợp lý.
3. Thái độ : 
- Giúp HS yêu thích môn học .
II. CHUẨN BỊ: 
1.GV: Thực đơn về bữa ăn, hình ảnh về các món ăn tiêu biểu.
2.HS: Xem trước bài mới.
III. Tiến trình dạy và học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
 a/- Thế nào là bữa ăn hợp lý ?
b/- Sự phân chia số bữa ăn trong ngày ?
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu các thành viên trong gia đình
- GV nêu câu hỏi :
Em hãy nêu ví dụ về một bữa ăn hợp lý trong gia đình và giải thích tại sao đó là bữa ăn hợp lý?
- GV : Cho HS nhắc lại kiến thức dinh dưỡng đã học về nhu cầu ăn uống của từng đối tượng 
 GV kết luận nhu cầu các thành viên trong gia đình tuỳ thuộc vào tuổi, thể trạng, công việc 
- HS : Trả lời
- HS :Nhắc lại kiến thức dinh dưỡng .
-Trẻ em cần nhiều thực phẩm để phát triển cơ thể.
- Phụ nữ có thai cần nhiều thực phẩm giàu chất đạm, vôi, sắt
- HS: Nghe giảng và ghi bài
III. Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình:
1. Nhu cầu các thành viên trong gia đình:
- Tuỳ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, thể trạng, công việc mà có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.
VD: Trẻ em cần nhiều thực phẩm để phát triển cơ thể.
Phụ nữ có thai cần nhiều thực phẩm giàu chất đạm, vôi, sắt 
Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tài chính
- GV : Cho HS quan sát (H 3.24) giải thích tài chính rất cần thiết nhưng không nhất thiết phải có nhiều tiền
- GV:Một bũa ăn hợp lý có cần đác tiền không?
- HS: Quan sát hình.
- HS: Không cần đắc tiền.
2. Điều kiện tài chính:
Càân chọn mua thực phẩm đủ dinh dưỡng phũ hợp với số tiến hiện có
Hoạt động 3: Tìm hiểu cân bằng chất dinh dưỡng
- GV :Hỏi thế nào là sự cân bằng dinh dưỡng ?
- HS trả lời, GV bổ sung.
- GV : Gợi ý cho HS nhớ lại giá trị dinh dưỡng của 4 nhóm thức ăn đã học và ghi vào vở.
- HS: Cần chọn đủ thực phẩm của 4 nhóm thức ăn để tạo để tạo thành một bữa ăn hoàn chỉnh.
- HS: Nghe giảng 
3. Sự cân bằng chất dinh dưỡng:
Cần chọn đủ thực phẩm của 4 nhóm thức ăn để tạo để tạo thành một bữa ăn hoàn chỉnh
Hoạt động 4: Tìm hiểu việc thay đổi các món ăn 
-GV: Thay đổi món ăn có tác dụng gì ? 
- GV:Vì sao phải thay đổi phương pháp nấu ăn?
- GV: Trình bày đẹp có tác dụng gì ? 
- GV: Vì sao không nên có những thức ăn cùng loại, cùng phương pháp chế biến ?
-GV: Nhận xét.
- HS: Tránh nhàm chán.
- HS: Thay đổi phương pháp chế biến để ngon miệng.
- HS: Thay đổi hình thức trình bày để tăng tính hấp dẫn.
- GV: Vì nósẽ làm ngán và chán ăn.
- HS: Ghi bài
4. Thay đổi món ăn:
- Tránh nhàm chán.
- Thay đổi phương pháp chế biến để ngon miệng.
- Thay đổi hình thức trình bày để tăng tính hấp dẫn.
- Không nên có những thức ăn cùng loại thực phẩm hoặc cùng phương pháp chế biến
4.Cũng cố:
+ Cho HS đọc phần “ghi nhớ”ù.
+ Nhu cầu của các thành viên trong gia đình như thế nào ?
+ Điều kiện tài chính ?
+ Sự cân bằng chất dinh dưỡng ?
+ Thay đổi món ăn ?
5. Nhận xét dặn dò
- Nhận xét tinh thần học tập của cả lớp , cho điểm vào sổ đầu bài
- Dặn các em chuẩn bị bài mới: Quy trình tổ chức bữa ăn(T1). 
6. Rút kinh nghiệm: 

File đính kèm:

  • docBAI 21 TO CHUC BUA ANHOP LI TRONG GIA DINH.doc
Giáo án liên quan