Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Văn Giang

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra:

- Câu 1: Tại sao phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến? Cần chú ý điều gì khi chế biến món ăn.

- Câu 2: Các chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng như thế nào bởi nhiệt độ?

3. Bài mới

a. Đặt vấn đề

 - Gv: Thực phẩm sau khi mua về cần chế biến theo nhiều cách khác nhau. Tại sao phải đề ra những phương pháp chế biến thực phẩm đó?

- Hs: Để tạo ra các món ăn ngon, dễ tiêu hoá, hợp khẩu vị và thời tiết, lại đẩm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

- Gv: Trong bữa ăn hằng ngày, gia đình em chế biến món ăn theo cách nào?

- Hs: trả lời: luộc, xào, nấu, rán, nướng, kho, hấp, rang, muối

- Gv: Có rất nhiều phương pháp chế biến món ăn, vậy những phương pháp này thực hiện như thế nào, yêu cầu gì, chúng ta cùng tìm hiểu

b. Nội dung dạy học

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Văn Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Tuần 24	
2.Tiết 45	 
Bài 24: Thực hành: 
TỈA HOA TRANG TRÍ MÓN ĂN TỪ MỘT SỐ LOẠI RAU, CỦ, QUẢ
3. Tiến trình dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
- Yêu cầu hs nghiên cứu tài liệu
? Thế nào là tỉa hoa trang trí? Mục đích của tỉa hoa trang trí?
- Yêu cầu hs liên hệ thực tế, kể tên các loại rau củ quả thường dùng để tỉa hoa trang trí món ăn?
? Để có được sản phẩm theo yêu cầu, cần sử dụng những dụng cụ nào?
? Có thể tỉa hoa theo các hình thức nào?
Hoạt động 2: Nội dung thực hành
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị của hs và để hs tự kiểm tra lẫn nhau
- Yêu cầu hs nghiên cứu tài liệu và liên hệ thực tế
? Theo em nên chọn cà chua như thế nào?
- Gọi hs lên trình bày và thực hiện thao tác tỉa hoa từ cà chua
- Nhận xét sử sai thao tác và kết quả của hs, và làm mẫu hướng dẫn lại thao tác cho cả lớp, trong quá trình làm mẫu cần kết hợp với lời nói
+Ngồi thoải mái, vai thẳng, đầu hơi cúi, mắt chăm chú nhìn dao
+ Tay trái cầm nguyên liệu, tay phải cầm dao, ngón tay cái tì lên sống dao, ngón tay trỏ áp vào má dao, giữ cho dao không bị lệch ra ngoài; ba ngón tay còn lại nắm chặt chuôi dao.
? Theo các em có nên cầm dao chặt hay không? Vì sao?
Hoạt động 3: Tổ chức thực hành
- Gv tổ chức cho lơp bắt đầu thực hành, nêu rõ nhiệm vụ thực hành
- Nhắc nhở học sinh các nguyên tắc ăn toàn thực hành
- Theo dõi, quan sát, hướng dẫn hs kịp thời.
- Gv lưu ý hs 1 số sai hỏng thường gặp trong quá trình thực hành:
+ Dao sắc rất dễ đứt cánh hoa, do đó cần thận trọng
+ KHông lạng phần vỏ hoa quá dày sẽ khó uốn cánh hoa
+ KHông lạng phần vỏ quá mỏng vì cánh khi cuons dễ đứt, dễ dính
+ Khi cuốn hoa, lòng bàn tay phải đỡ phần cuống hoa
+ Bày sản phẩm vào đĩa
- Cho 1 số hs trình bày sản phẩm của mình trước lớp để các hs khác quan sát, nhận xét sản phẩm
- Hs: là hình thức sử dụng các loại rau củ, quả để tạo nên những bông hoa, vật mẫu làm các món muối chua, làm mứt, trang trí món ăn..nhằm tăng giá trị thẩm mĩ của món ăntạo màu sắc hấp dẫn cho món ăn
- Hs: Kể tên
- Hs: kể tên
- Hs trả lời theo sgk
- hs kiểm tra sự chuẩn bị của mình và của bạn
- Chọn quả nhỏ, tròn đều, chín tới 
- Hs lên bảng thực hiện thao tác theo ý hiểu riêng của mình
- Hs quan sát, theo dõi sự hướng dẫn của gv để nắm bắt được cách thực hiện thao tác
- Hs: không nên vì thao tác cần linh hoạt, uyển chuyển, chiều chuyển động của dao luôn thay đổi
- Hs nhận nhiệm vụ thực hành
- Hs nhớ các quy tắc an toàn thực hành
- Hs thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Hs lắng nghe, rút kinh nghiệm
- Trình bày sản phẩm, các hs nhận xét kết quả và rút kinh nghiệm cho nhau
I. Giới thiệu chung
1. Nguyên liệu, dụng cụ tỉa hoa
a. Nguyên liệu
- Các loại rau, củ, quả: hành lá, hành củ, ớt, tỏi, dưa chuột, cà chua, củ cải trắng, củ cải đỏ, đu đủ
b. Dụng cụ
- Dao bản to, mỏng; dao nhỏ, mũi nhọn; dao lam; kéo nhỏ, mũi nhọn; thau nhỏ
2. Hình thức tỉa hoa
Có nhiều hình thức: tỉa dạng phẳng, tỉa dạng nổi thành các loại hình khối, tỉa tạo hình hoa, lá, từ các loại rau, củ, quả
II. Thực hiện mẫu
1. Tỉa hoa từ quả cà chua
- Dùng dao cắt ngang phần cuống quả cà chua nhưng còn để dính lại một phần.
- Lạng phần vỏ cà chua dày 0,1-0,2 cm từ cuống theo dạng vòng trôn ốc xung quanh quả cà chua để có 1 dải dài
- Cuộn vòng từ dưới lên, phần cuống dùng làm đế hoa
* Thực hành
Tỉa hoa trang trí cho món ăn từ quả cà chua
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
Hoạt động 4: Tỉa hoa huệ tây
- Yêu cầu hs nghiên cứu tài liệu, dựa vào quan sát thực tế
? Nêu cách chọn được quả ớt để làm hoa huệ tây
- Yêu cầu hs quan sát hình vẽ.
? Nêu cách thực hiện để tỉa hoa huệ tây từ ớt?
- Gv hướng dẫn lại cho hs rõ thao tác thực hiện, trong quá trình làm mẫu cần kết hợp với lời nói. 
Hoạt động 5: Tỉa hoa đồng tiền
- Yêu cầu hs nghiên cứu tài liệu, quan sát hình 3.31, liên hệ thực tế
? Làm thế nào để tỉa hoa đồng tiền trang trí từ ớt một cách dễ dàng?
Hoạt động 6: Tổ chức thực hành
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của hs
- Gv tổ chức cho lơp bắt đầu thực hành, nêu rõ nhiệm vụ thực hành
- Nhắc nhở học sinh các nguyên tắc ăn toàn thực hành
- Theo dõi, quan sát, hướng dẫn hs kịp thời.
- Gv lưu ý hs 1 số sai hỏng thường gặp trong quá trình thực hành:
+ Kéo sắc rất dễ đứt cánh hoa, do đó cần thận trọng
+ Không cắt nhiều lần tại 1 vị trí, sẽ làm nát cánh hoa
+ Không uốn cánh hoa nhiều sẽ làm gẫy cánh hoa
+ Khi cắt hoa, tay cầm phần đầu quả ớt nhẹ nhàng tránh làm dập nát phần thân hoa.
+ Bày sản phẩm vào đĩa
- Cho 1 số hs trình bày sản phẩm của mình trước lớp để các hs khác quan sát, nhận xét sản phẩm
- Chọn quả to vừa, đường kính tiết diện từ 1cm-1,5cm, có đuôi nhọn
- hs trình bày các bước làm
- hs quan sát để nắm được các thao tác cơ bản
- Hs quan sát, theo dõi
- Hs trả lời theo sgk
- Hs kiểm tra sự chuẩn bị của mình
- Hs nhận nhiệm vụ thực hành
- Hs nhớ các quy tắc an toàn thực hành
- Hs thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Hs lắng nghe, rút kinh nghiệm
- Trình bày sản phẩm, các hs nhận xét kết quả và rút kinh nghiệm cho nhau
a. Tỉa hoa huệ tây (hoa lys)
- Chọn quả to vừa, đường kính tiết diện từ 1cm-1,5cm, có đuôi nhọn
- Từ đuôi nhọn lấy lên 1 đoạn dài bằng 4 lần đường kính tiết diện.
- Dùng kéo cắt sâu vào khoảng 1,5cm và chia làm 6 cánh đều nhau
- Tỉa đầu cánh hoa cong nhọn
- Lõi ớt bỏ bớt hạt, tiar thành 1 nhánh nhị dài
- Uốn cánh hoa nở đều rồi ngâm vào nước.
2. Tỉa hoa đồng tiền
- Chọn quả ớt thon, dài, màu đỏ tươi
- Dùng kéo mũi nhọn, cắt từ trên đỉnh nhọn của quả ớt xuống gần cuống ớt(cách cuống 1cm-2cm), cắt thành nhiều cánh dài
- Lõi ớt bỏ hạt, tỉa nhị hoa
- Ngâm ớt đã tỉa vào nước cho cánh hoa nở cong ra
- có thể để nguyên độ dài cánh hoa hoặc cắt ngắn
* Thực hành
Tỉa hoa trang trí cho món ăn từ quả ớt
4. Củng cố
- Nhận xét, đánh giá giờ thực hành về sự chuẩn bị, về ý thức thực hành và về kĩ năng thực hành cũng như một số sản phẩm của hs đạt được sau giờ thực hành
- Nhắc hs thu dọn vệ sinh nơi thực hành
5. Hướng dẫn
- Khuyến khích hs về nhà đọc thêm phần còn lại và tập làm theo hướng dẫn để tạo ra nhiều kiểu hoa trang trí món ăn
- Nhắc hs ôn tập lại kiến thức của chương và chuẩn bị cho tiết sau.
1.Tuần 24	
2.Tiết 46
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra: 
- Câu 1: Tại sao phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến? Cần chú ý điều gì khi chế biến món ăn.
- Câu 2: Các chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng như thế nào bởi nhiệt độ?
3. Bài mới
a. Đặt vấn đề
 - Gv: Thực phẩm sau khi mua về cần chế biến theo nhiều cách khác nhau. Tại sao phải đề ra những phương pháp chế biến thực phẩm đó?
- Hs: Để tạo ra các món ăn ngon, dễ tiêu hoá, hợp khẩu vị và thời tiết, lại đẩm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- Gv: Trong bữa ăn hằng ngày, gia đình em chế biến món ăn theo cách nào?
- Hs: trả lời: luộc, xào, nấu, rán, nướng, kho, hấp, rang, muối
- Gv: Có rất nhiều phương pháp chế biến món ăn, vậy những phương pháp này thực hiện như thế nào, yêu cầu gì, chúng ta cùng tìm hiểu
b. Nội dung dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt 
? Thế nào là phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt?
? Có những phương pháp chế biến thực phẩm nào sử dụng nhiệt?
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp làm chín thực phẩm trong nước
? Quan sát thực tế gia đình, trong môi trường nước thường chế biến những món gì?
? Thế nào là luộc? 
? Lượng nước trong món luộc nên lưu ý thế nào? Có thể đun quá lâu không?
? Kể tên một vài món luộc?
? Có thực phẩm động vật nào cần cho vào lúc đã sôi không?
Gv kết luận
? Hãy nêu cách làm một số món luộc trong gia đình em.
- Gv hướng hs đến việc phát biểu lên quy trình thực hiện 
Gv bổ sung và kết luận
Gv lưu ý hs: các món luộc phải được chấm với nước chấm hoặc gia vị đặc trưng của món đó mới ngon. 
Ví dụ:
+ Su hào, bắp cải, su su chấm với nước mắm hạt tiêu hoặc mắm dầm trứng gà, trứng vịt luộc
+ Thịt gà chấm muối tiêu chanh
+ Vịt luộc chấm mắm, tỏi, gừng, ớt
? Món luộc phải đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật gì?
? Thế nào là món nấu?
- Gv mở rộng: lượng nước phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng. Người ta cũng có thể chỉ dùng một loại nguyên liệu thực vật là rau, củ, quả và cho thêm gia vị như mắm, muối, tương, mì chính, gừngchứ không dùng đến nguyên liệu động vật như canh rau cải nấu gường, canh rau đay, canh rau mồng tơi
? Trong các bữa ăn thường ngày, món nào được gọi là món nấu?
? Món nấu được thực hiện như thế nào?
 Gv kết luận
? Món nấu phải đảm bảo những yêu cầu gì về kĩ thuật?
? Món nấu và món luộc khác nhau ở điểm nào?
? Theo em thế nào là món kho?
? Kể một vài món kho mà em biết?
? Món kho và món nấu khác nhau như thế nào?
? Qua quan sát việc chế biến trong gia đình, em hãy nêu cách làm món kho?
Gv kết luận
? Món kho thế nào là đạt yêu cầu kĩ thuật?
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước
- Yêu cầu hs quan sát hình 3.21, nghiên cứu tài liệu và liên hệ thực tế
? Thế nào là phương pháp hấp? 
? Cần chú ý điều gì khi hấp? 
- Gv kết luận
? Kể tên một số món hấp?
? Mô tả cách đồ xôi ở gia đình em?
? Khái quát quy trình thực hiện món hấp?
- Gv lưu ý: 
+ Dụng cụ hấp phải kín, trong quá trình hấp không được mở vung nhiều
+ Khi hấp phải đổ nhiều nước để nước không bị cạn
+ Thời gian chín phụ thuộc vào từng thực phẩm
+ Cần sơ chế nguyên liệu hấp tinh khiết, có thể phối hợp các nguyên liệu
? Món hấp cần đạt yêu cầu gì? 
- Là làm cho thực phẩm được chín ở nhiệt độ và thời gian thích hợp 
- Hs liệt kê
- Có thể luộc, nấu, kho
- Hs trả lời theo sgk
- Cần cho nước vừa đủ ngập thực phẩm, tránh cho nhiều sẽ làm nhạt nước và gây lãng phí. Không nên đun quá lâu, cần thời gian hợp lý cho thực phẩm chín mềm
- Hs: rau, thịt, cá
- Hs trả lời
- Hs trả lời, bổ sung cho nhau
- Hs lắng nghe và ghi nhớ
- Hs nghe và nhớ kinh nghiệm
- Hs nghiên cứu tài liệu và trả lời
- Hs trả lời
- Rau muống, rau cải, khoai(rau cải nấu cá rô, khoai nấu xương)
- Hs trả lời theo nghiên cứu tài liệu và liên hệ thực tế gia đình
- Hs trả lời
- Hs thảo luận, trả lời: Món luộc không có gia vị, khi vớt thực phẩm ra mới chế biến thành món canh; Món nấu có gia vị, phối hợp nhiều nguyên liệu, có độ nhừ hơn món luộc
- Hs trả lời
Hs: cá kho, thịt kho
- Món nấu có thể dùng nước từ món luộc; Món kho có thể dùng nước lạnh, nước dùng, nước hàng, nước dừa, nước chè xanh
- Hs liên hệ và trả lời
- Hs trả lời
- Nghiên cứu và liên hệ
- Trả lời
- Lửa cần to
Hs: bánh bao, bánh rợm, xôi, cá, gà
- Hs mô tả: ngâm đỗ và gạo cho nở mềm; chuẩn bị nồi và chõ nấu xôi, giữ cho nồi và chõ kín hơi, Cho nước vào nồi, cho gạo và đỗ vào chõ, đun lửa to cho gạo và đỗ có đủ hơi nóng để chín
- Hs trả lời
- Hs lằng nghe và nhớ để lấy kinh nghiệm
- Hs trả lời: 
I. Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt
1. Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước
a. Luộc
- Luộc là làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm
- Tuỳ loại thực phẩm mà cho vào luộc từ nước lạnh hay nước sôi
* Quy trình thực hiện
- Làm sạch nguyên liệu thực phẩm (sơ chế thực phẩm)
- Luộc chín thực phẩm
- Bày món ăn vào đĩa, kèm nước chấm hoặc gia vị thích hợp, có thể sử dụng nước luộc
* Yêu cầu kĩ thuật
- Nước luộc trong
- Thực phẩm động vật chín mềm, không dai, không nhừ
- Thực phẩm thực vật: rau lá chín tới, xanh màu, rau củ chín bở
b. Nấu
- Là phương pháp làm chín thực phẩm bằng cách phối hợp nguyên liệu động vật và thực vật, có thêm gia vị trong môi trường nước
* Quy trình thực hiện
- Làm sạch thực phẩm, cắt, thái phù hợp, tẩm ướp gia vị (có thể rán qua cho ngấm và giữ độ ngọt)
- Nấu nguyên liệu động vật trước, sau đó cho nguyên liệu thực vật vào nấu tiếp, nêm vừa miệng
- Trình bày theo đặc trưng của món ăn
* Yêu cầu kĩ thuật
- Thực phẩm chín mềm, không dai, không nát
- Hương vị thơm ngon, đạm đà
- Màu sắc hấp dẫn
c. Kho
- Là phương pháp làm chín thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà
* Quy trình thực hiện
- Làm sạch nguyên liệu thực phẩm, cắt, thái phù hợp, tẩm ướp gia vị cho ngấm
- Đun thực phẩm với lượng nước vừa đủ (có thể thêm nước hàng, nước dừa, nước chè xanh); Cho thêm các gia vị như gừng, tỏi, ớt, giềng; Có thể kho lẫn nguyên liệu động vật và thực vật nhưng phải kho nguyên liệu động vật trước
- Trình bày món ăn theo đặc trưng từng món
* Yêu cầu kĩ thuật
- Thực phẩm mềm, nhừ, không nát, ít nước, hơi sánh
- Thơm ngon, vị mặn
- Màu vàng nâu, đỏ, đẹp mắt
2. Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước
Hấp (đồ): là phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước. Lửa cần to để hơi nước bốc nhiều mới đủ làm chín thực phẩm
* Quy trình thực hiện
- Làm sạch nguyên liệu thực phẩm
- Sơ chế tuỳ yêu cầu của món, tẩm ướp gia vị thích hợp
- Hấp chín thực phẩm
- Trình bày đẹp, sáng tạo
* Yêu cầu kĩ thuật
- Thực phẩm chín mềm, ráo nước
- Hương vị thơm ngon
- Màu sắc đặc trưng của món ăn
4. Tổng kết
- Lưu ý hs những điều cần nhớ
? Tại sao cần phải làm chín thực phẩm?
? Nêu sự khác nhau của những phương pháp chế biến thực phẩm đã được tìm hiểu trong tiết học
5. Hướng dẫn
- Yêu cầu hs về nhà học bài cũ
- Đọc trước phần I.3 và I.4 và tìm hiểu tiếp trong thực tế về 2 phương pháp chế biến tiếp theo: làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa và làm chín thực phẩm trong chất dẻo.
IV.Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBai 18 Cac phuong phap che bien thuc pham_12823833.doc