Giáo án Công nghệ 9 bài 4: Sử dụng đồng hồ đo điện
1. Tìm hiểu các đồng hồ đo điện.
Trong gia đình các đồng hồ đo điện thường dùng như : công tơ điện; vôn kế; ampe kế; đồng hồ vạn năng.
Các đồng hồ đo điện trên bề mặt thường có ghi ký hiệu. Mỗi đồng hồ có thang đo riêng.
Tuần dạy:4-Tiết: 04 Ngày dạy: 9/9/2014 Bài 4: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN 1.MỤC TÊU: 1.1.Kiến Thức: HĐ 2,3,4:Biết được công dụng, phân loại 1 số đồng hồ đo điện. HĐ 2,3,5:Hiểu được các tính năng và lắp được các đồng hồ đo điện trong gia đình. 1.2.Kỹ năng: : HĐ 2,3,4:Hs thược hiện được lắp được các đồng hồ đo điện trong gia đình. HĐ 2,3,4:Hs thực hiện thành thạo sử dụng một số dụng cụ một cách hợp lý. 1.3.Thái độ: HĐ 2,3,4:Rèn tính cẩn thận khi sử dụng điện. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: Biết phân loại và sử dụng đồng hồ đo điện 3.CHUẨN BỊ: 3.1.GV: Đồng hồ vạn năng; vôn kế; công tơ điện; ampe kế. 3.2.HS: Xem lại thông tin cách mắc vôn kế và ampe kế. 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1.Ổn đinh tổ chức và kiểm diện: 9A1: 9A2: 9A3: 9A3: 4.2.KTM: Hãy ghi các ký hiệu của đồng hồ đo điện.(8đ) Dụng cụ, vật liệu và thiết bị cần thiết cho tiết thực hành là gì A : Ampe kế V :Vôn kế W : Oát kế : Ôm kế KWh Công tơ điện 4.3.Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG1: Giới thiệu bài.(5’) GV: Y/c HS đọc mục tiêu bài học từ thông tin SGK. GV: + Tiết 06: Sơ lược về các đồng hồ đo điện thường dùng trong gia đình. + Tiết 07: Qui trình lắp đặt công tơ điện trong gia đình. + Tiết 08: Thực hành lắp công tơ điện. (Đồng hồ đo điện thường gặp trong gia đình). HOẠT ĐỘNG2: Tìm hiểu đồng hồ đo điện. .(15’). GV: Cho các nhóm nhận các đồng hồ: Vôn kế, ampe kế, công tơ điện, đồng hồ vạn năng. Tìm hiểu cấu tạo bên ngoài cũng như cách nhận dạng các loại đồng hồ. HS: Dựa vào ký hiệu ghi trên đồng hồ. GV: Ôn lại mắc vôn kế và ampe kế. Chú ý các vị trí trên các dụng cụ dùng lắp các dây dẫn đi vào và đi ra. GV: Y/c các HS chú ý các thang đo trên từng đồng hồ. HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu các dụng cụ và vật liệu cần thiết để lắp đặt các đồâng hồ đo điện. .(10’) GV: Y/c cá nhân HS đọc thông tin từ mục I SGK tìm ra các dụng cụ và vật liệu cần thiết phù hợp với điều kiện của lớp. HS: + Dụng cụ: Kìm, tua vít, bút thử điện. + Vật liệu: Bảng điện, dây dẫn, đèn, băng keo. GV: Cần nhấn mạnh cho HS rõ các dụng cụ dùng phải có vỏ bọc cách điện an toàn. Đặc biệt là vai trò của bút thử điện để tìm ra dây pha để lắp vào đúng vị trí của các đồng hồ đo điện. HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu các bước trước khi thực hành. .(10’) GV: Giới thiệu các bước trước khi thực hành: Hs:+ Lập bảng dự trù các vật liệu cần thiết khi lắp đặt 1 đồng hồ đo điện. + Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết. + Khảo sát tình hình thực tế. + Thiết lập sơ đồ. 1. Tìm hiểu các đồng hồ đo điện. Trong gia đình các đồng hồ đo điện thường dùng như : công tơ điệân; vôn kế; ampe kế; đồng hồ vạn năng. Các đồng hồ đo điện trên bề mặt thường có ghi ký hiệu. Mỗi đồng hồ có thang đo riêng. 2. Dụng cụ, vật liệu và thiết bị. - Dụng cụ: Kìm, tua vít, bút thử điện. - Thiết bị và vật liệu: đồng hồ, bảng điện, dây dẫn, bóng đèn, băng keo cách điện. 3. Các bước khi thực hành. + Lập bảng dự trù các vật liệu cần thiết khi lắp đặt 1 đồng hồ đo điện. + Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết. + Khảo sát tình hình thực tế. + Thiết lập sơ đồ. 4.4.Tổng kết:: Cho HS Nêu lại các loại đồng hồ thường thấy trong gia đình và công dụng của nó? Am pe kế được mắc như thế nào? Sử dụng các dụng cụ lắp đặt cần chú ý các đặc điểm nào? Công tơ điện có công dụng đo điện năng Mắc nối tiếp với tải Dụng cụ phải có bao cách điện,chắc chắngkhông bị bể cán 4.5.HDHS học tập Tiết học này: Đọc mục có thể em chưa biết tìm hiểu thêm thông tin từ SGK. Tự kiểm tra dây dẫn trong nhà ở các nơi có thể quan sát được. Tiết tiếp theo:Xem trước bài 4 phần II. ( Cách lắp 1 công tơ điện) 5.PHỤ LỤC:
File đính kèm:
- Tiet_4Thuc_hanh_su_dung_dong_ho_do_dien_20150727_103819.doc