Giáo án Công nghệ 8 - Tuần 3 - Năm học 2015-2016

BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:Nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp như: H.trụ, h. nón, hình cầu.

2.Kĩ năng: Đọc được các bản vẽ có hình dạng hình nón, hình trụ, hình cầu.

3.Thái độ: Rèn tính tư duy logích, óc tưởng tượng không gian.

II.Chuẩn bị:

-1.GV : Các khối tròn xoay như hình trụ, hình nón, hình cầu.

-2.HS : Kiến thức liên quan.

III.Tiến trình dạy học:

1.Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số

2.Kiểm tra bài cũ.

- Cho 2 học sinh lên bảng vẽ hình của bài thực hành.

- GV nhận xét và cho điểm.

 

docx5 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 855 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Tuần 3 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :25/8/2015
Tuần:3 Tiết: 5	
 Bài tập thực hành
ĐỌC BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN
I.Mục tiêu: 
1.Kiến thức:Biết được sự liên quan giữa hướng chiếu và hình chiếu và cách bố trí các hình chiếu ở trên bản vẽ.
2.Kĩ nằngĐọc được bản vẽ các hình chiếu của vật thể có dạng các khối đa diện.
3.Thái độ: Phát huy trí tưởng tượng không gian.
II.Chuẩn bị: 
1.GV: Chuẩn bị mô hình các vật thể, vật mẫu.
2.HS: Chuẩn bị đồ dùng học tập, giấy A4, các dụng cụ vẽ 
III.Các bước lên lớp:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số.
2.Kiểm tra bài cũ.
Thế nào là hình hộp chữ nhật ?Mỗi hình chiếu thể hiện các kích thước nào của hình hộp ? 
3.Nội dung bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
- GV nêu rõ mục tiêu của bài.
- Giới thiệu các dụng cụ, vật liệu cần cho bài
-HS lắng nghe
-HS quan sát
I. Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Thước, êke, com pa 
- Vật liệu: Giấy A4, bút chì, tẩy
- Giấy nháp, vở bài tập
Hoạt động 2 : Nội dung của bài.
- Cho học sinh đọc nôi dung yêu cầu của bài 3 và bài 5/SGK
-HS đọc
- Cho vật thể và hình chiếu chỉ rõ sự tương quan giữa hình chiếu và hướng chiếu; Hình chiếu và vật thể.
- Điền nội dung vào bảng.
Hoạt động 3 : Tiến hành.
-Giáo viên hướng dẫn các bước tiến hành của bài 3 và bài 5.
- Yêu cầu học sinh làm trên giấy A4.
- Phần chữ và hình bố trí trên giấy cân đối.
- Họ tên học sinh, lớp được ghi ở góc dưới, bên phải bản vẽ.
- Lưu ý: Tiến hành làm 2 bước đó là vẽ mờ và tô đậm.
- Giáo viên làm ví dụ cho HS một vật thể bất kỳ.
- Các nhóm làm bài theo sự phân công: Mỗi nhóm một vật thể.
- Yêu cầu cả lớp tiến hành làm và hoàn thiện bài thực hành trong giờ.
GV lưu ý HS thực hành theo các bước đã hướng dẫn, giữ vệ sinh lớp, trật tự.Không vứt rác bừa bãi.
-HS thục hiện
II. Nội dung:
1. Bài 3:Bảng 3.1
Hướng chiếu
Hình chiếu 
A
B
C
1
 ´
2
´
3
 ´
 b. Vị trí của 3 hình chiếu:
2. Bài 5:Bảng 5.1
 Vật thể
Bản vẽ 
 A
 B
 C
 D
 1
 x
2
x
3
 x
4
x
b. Hình chiếu của vật thể D
4.Củng cố.
GV nhận xét giờ làm bài tập thực hành 
- GV hướng dẫn HS cách đánh giá dựa theo mục tiêu của bài. 
- GV thu bài nhận xét và đánh giá kết quả.
5.Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập va soạn bài mới ở nhà.
- Về nhà tiếp tục làm các vật thể còn lại vào vở bài tập
- Đọc trước bài 6 SGK Tr 23 và khuyến khích HS làm mô hình các vật thể đã vẽ .
- Đọc phần có thể em chưa biết SGK Tr 22.
IV.Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn :30/8/2015
Tuần: 3 Tiết:6
 BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY
I.Mục tiêu: 
1.Kiến thức:Nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp như: H.trụ, h. nón, hình cầu.
2.Kĩ năng: Đọc được các bản vẽ có hình dạng hình nón, hình trụ, hình cầu.
3.Thái độ: Rèn tính tư duy logích, óc tưởng tượng không gian.
II.Chuẩn bị:
-1.GV : Các khối tròn xoay như hình trụ, hình nón, hình cầu. 
-2.HS : Kiến thức liên quan.
III.Tiến trình dạy học: 
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
2.Kiểm tra bài cũ.
- Cho 2 học sinh lên bảng vẽ hình của bài thực hành.
- GV nhận xét và cho điểm.
3.Nội dung bài mới.	
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khối tròn xoay.
- GV cho HS quan sát mô hình các khối tròn xoay.
- Hãy cho biết các khối hình học trên được tạo ra như thế nào? 
-
Yêu cầy học sinh điền nội dung vào chỗ /SGK.
- GV nhận xét và đưa ra kl Hãy kê thêm một số vật thể có dạng khối tròn xoay mà em biết?
Hoạt động 2: Tìm hiểu hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu.
- GV cho HS quan sát mô hình khối tròn xoay.
- Các hình chiếu có dạng như thế nào ? Chúng thể hiện kích thước nào của khối tròn xoay?
- Điền các nội dung vào bảng 6.1/SGK.
- GV cho HS quan sát mô hình khối hình nón.
- Các hình chiếu có dạng như thế nào? Chúng thể hiện kích thước nào của khối hình nón ?
 Điền các nội dung vào bảng 6.2/SGK
- GV cho HS quan sát mô hình khối tròn xoay.
- Các hình chiếu có dạng như thế nào? Chúng thể hiện kích thước nào của khối tròn xoay ?
- Điền các nội dung vào bảng 6.3/SGK
-HS quan sát
Để tạo ra hình trụ thì ta quay hcn một vòng quanh trục cố định
- Để tạo ra hình nón thì ta quay hình tam giác vuông một vòng quanh trục cố định .
- Để tạo ra h.cầu thì ta quay nửa hình tròn một vòng quanh trục cố định
-a.Hình chữ nhật
b.Hình tam giác vuông
c.Nửa hình tròn
Ví dụ: Cái đĩa, cái bát, lọ hoa 
-HS quan sát
Hình chiếu đứng là hình chữ nhật cho ta biết chiều cao và đường kính 2 mặt đáy.
- Hình chiếu bằng là hình tròn ta biết đường kính 2 mặt đáy.
- Hình chiếu cạnh là hình chữ nhật cho ta biết chiều cao và đường kính 2 mặt đáy.
-HS làm bài tập
HS quan sát
- Hình chiếu đứng là h. T.giác cho ta biết chiều cao và đg kính mặt đáy.Hình chiếu bằng là hình tròn ta biết đường kính mặt đáy.
- Hình chiếu cạnh là hình tam giác cho ta biết chiều cao và đường kính mặt đáy.
-HS làm bài tập
Cả hình chiếu đưng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh đều là hình tròn có cùng kích thước 
HS làm bài tập.
I. Khối tròn xoay.
* Khái niệm: Khối tròn xoay được tạo thành khi ta quay một hình phẳng quanh một đường cố định của hình .
II.Hình chiếu của hình trụ,hình nón,hình cầu:
1.Hình trụ. 
- Hình chiếu đứng là hình chữ nhật cho ta biết chiều cao và đường kính 2 mặt đáy.
- Hình chiếu bằng là hình tròn ta biết đường kính 2 mặt đáy.
- Hình chiếu cạnh là hình chữ nhật cho ta biết chiều cao và đường kính 2 mặt đáy.
2.Hình nón.
- Hình chiếu đứng là hình tam giác cho ta biết chiều cao và đường kính mặt đáy.
- Hình chiếu bằng là hình tròn ta biết đường kính mặt đáy.
- Hình chiếu cạnh là hình tam giác cho ta biết chiều cao và đường kính mặt đáy.
3.Hình cầu.
Cả hình chiếu đưng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh đều là hình tròn có cùng kích thước .
4.Củng cố.
- GV cho HS nhắc lại h.chiếu của từng h.tròn xoay và cho các em nêu các kích th
- Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
5.Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Đọc trước nội dung bài 7 SGK và chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu cần cho bài.
IV.Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
Phong Thạnh Tây, ngày....tháng....năm 2015
Tổ trưởng
Nguyễn Hữu Lĩnh

File đính kèm:

  • docxTUAN 3.CN8.docx
Giáo án liên quan