Giáo án Công nghệ 8 - Tuần 20 - Năm học 2015-2016

AN TOÀN ĐIỆN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu được nguyên nhân gây ra tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.

2. Kĩ năng: Biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và đời sống.

3. Thái độ: Có ý thức thực hiện an toàn điện trong sản xuất và đời sống

II. Chuẩn bị:

1. GV: Hình 33.1 – 33.5. Bảng phụ

2. HS:- Học bài cũ .Tìm hiểu bài trước bài mới.

III.Các bước lên lớp

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số

2. Kiểm tra bài cũ:

 Nêu khái niệm về điện năng? Chức năng của nhà máy điện là gì ?

Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống?

 

doc5 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 877 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Tuần 20 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 10/12/2015
 Tiết thứ: 31 Tuần: 20
 VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG TRONG SẢN XUẤT VÀ TRONG ĐỜI SỐNG 
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức:HS biết được quá trình sản xuất và truyền tải điện năng.
 Biết được vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
2.Kĩ năng:Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích,liên hệ kiến thức vào cuộc sống
3.Thái độ: Có ý thức tiết kiệm điên năng.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Chuẩn bị Hình 32.1 ; H 32.2 ; H32.3 và H 32.4 
2. Học sinh: Đọc trước và nghiên cứu bài 31.
III.Các bước lên lớp:
1. ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra.
3: Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là điện năng ?
- GV giới thiệu cho HS về quá trình ra đời của điện năng và nhấn mạnh:
- Năng lượng của dòng điện được gọi là điện năng 
- GV cho HS quan sát H 32.1 và yêu cầu tìm hiểu quá trình sản xuất điện của nhà máy nhiệt điện trong Sgk, sau đó lên bảng tóm tắt bằng sơ đồ.
- GV tổng kết lại, giải thích việc tạo ra điện năng.
- Cho HS quan sát H 32.2 và yêu cầu tìm hiểu quá trình sản xuất điện của nhà máy thuỷ điện trong SGK, sau đó lên bảng tóm tắt bằng sơ đồ. 
- GV tổng kết lại.
- Cho HS quan sát H 32.3 và yêu cầu tìm hiểu quá trình sản xuất điện của nhà máy điện nguyên tử trong Sgk, sau đó lên bảng tóm tắt bằng sơ đồ 
- GV tổng kết lại.
- Giáo viên lưu ý cho HS còn có nhiều cách khác để sản xuất ra điện năng như dựa vào năng lượng gió hay năng lượng mặt trời ..
-Điện năng đc sx ra từ đâu?
-Đc đưa đến nơi tiêu thụ ntn?
-Đường dây dẫn điện gồm mấy loại?
Hoạt động2: Tìm hiểu vai trò của điện năng 
- Nêu vd về sử dụng điện năng?. 
- Giáo viên tổng kết lại, nêu vai trò quan trọng của điện năng, nhắc nhở HS có ý thức tiết kiệm điện năng. 
HS lắng nghe
-HS trả lời theo SGK
-HS lắng nghe
-HS quan sát, tìm hiểu
-HS lắng nghe
-HS quan sát
-HS lắng nghe
-Từ nhà máy điện
-Thông qua đường dây dẫn điện
-Gồm 2 loại: hạ áp và cao áp
HS thảo luận nhóm
I. Điện năng: 
 1. Thế nào là điện năng?
Năng lượng của dòng điện được gọi là điện năng 
 2. Sản xuất điện năng: 
 a) Nhà máy nhiệt điện:
- Sơ đồ tóm tắt quá trình sản xuất điện của nhà máy nhiệt điện 
Nhiệt năng
Hơi nước
Tua bin quay
Điện năng
 b) Nhà máy thuỷ điện:
- Sơ đồ tóm tắt quá trình sản xuất điện của nhà máy nhiệt điện 
Thuỷ năng --> Tua bin quay --> Điện năng 
c) Nhà máy điện nguyên tử:
Năng lượng nguyên tử --> Hơi nước --> Tua bin quay --> Điện năng 
3. Truyền tải điện năng: 
- Điện năng được truyền tải từ nhà máy sản xuất tới nơi tiêu thụ nhờ các đường dây truyền tải và các trạm máy biến áp.
- Hệ thống truyền tải:
+ Cao áp: 220KV – 500KV
+ Hạ áp: 220V – 380V
II.Vai trò của điện năng:
- Điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho các máy, thiết bị ... trong sản xuất và đời sống xã hội.
- Nhờ có điện năng, quá trình sản xuất được tự động hoá và cuộc sống của con người có đầy đủ, văn minh hiện đại hơn.
4.Củng cố.
-Cho biết vai trò của điện năng trong sx và đời sống?
5.Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà
Về nhà học bài. Xem trước bài mới
IV.Rút kinh nghiệm	
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 10/12/2015
Tiết thứ: 32 Tuần: 20
AN TOÀN ĐIỆN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được nguyên nhân gây ra tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.
2. Kĩ năng: Biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và đời sống.
3. Thái độ: Có ý thức thực hiện an toàn điện trong sản xuất và đời sống
II. Chuẩn bị:
1. GV: Hình 33.1 – 33.5. Bảng phụ
2. HS:- Học bài cũ .Tìm hiểu bài trước bài mới. 
III.Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Nêu khái niệm về điện năng? Chức năng của nhà máy điện là gì ?
Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống? 
3.Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các nguyên nhân gây tai nạn điện : 
Qua những kinh nghiệm trong cuộc sống hãy cho biết những nguyên nhân nào gây ra tai nạn về điện?
* Treo hình 33.1
- Yêu cầu HS quan sát hình 33.1 tìm hiểu các nguyên nhân gây tai nạn điện và điền vào chỗ trống cho thích hợp
- Nhận xét, bổ sung
* Treo hình 33.2
Em thấy trên hình vẽ thể hiện những gì?
* Treo bảng phụ (Bảng 33.1 SGK) 
Nghị định của chính phủ về khoảng cách bảo vệ an toàn lưới điện như thế nào? 
* Treo hình 33.3
 Những nguyên nhân nào gây đứt dây rơi xuống đất? 
- Nhận xét, nói thêm: Khi ta đến gần đường dây điện cao áp, trạm biến áp sẽ rất nguy hiểm vì có thể bị phóng điện từ dây điện cao áp, thanh cái máy biến áp qua không khí đến người, gây chết người. Nghị định của Chính phủ số 54/1999/ NĐ – CP qui định về khoảng cách bảo vệ an toàn lưới điện cao áp về chiều rộng và chiều cao. Do đến gần chỗ dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất: những khi có mưa, bão to dây dẫn điện có thể bị đứt rơi xuống đất. Chúng ta không nê lại gần chỗ dây điện bị đứt chạm xuống đất , rất nguy hiểm trong vòng bán kính 20m tính từ chỗ tiếp đất) mà phải báo ngay cho trạm quản lý điện gần nhất
 Do chạm trực tiếp vào vật mang điện.
- Do không cẩn thận khi sử dụng điện
- Không tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi sửa chữa điện
- Do vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp
-Quan sát
-Trả lời
-Lắng nghe
-Quan sát
Không tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi sửa chữa điện
 Quan sát
Trả lời bảng 33.1 SGK
-Quan sát
-Những khi có mưa, bão to ...
-Lắng nghe
AN TOÀN ĐIỆN
I. Vì sao xảy ra tai nạn điện?
- Do chạm trực tiếp vào vật mang điện
- Do vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp
- Do đến gần chỗ dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất
Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp an toàn điện * Treo hình 33.4
 Khi sử dụng điện ta phải tuân theo các nguyên tắc an toàn nào? 
- Nhận xét, nói thêm
* Treo hình 33.5 
 Khi sửa chữa điện ta phải tuân theo các nguyên tắc an tòan nào? 
Tại sao vỏ của các thiết bị điện như cầu dao cầu chì phải chế tạo bằng cao su? Ngoài các biện pháp trên ta còn sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện nào cho mỗi công việc trong khi sửa chữa điện để tránh bị điện giật và các tai nạn khác? 
- Quan sát
 - Cách điện chỗ nối dây dẫn điện
- Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện
- Nối đất các thiết bị đồ dùng điện
- Không vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện cao áp và trạm biến áp.
- Lắng nghe
-Quan sát
- Trước khi sửa chữa điện ta phải cắt nguồn điện: rút phích cắm điện, rút nắp cầu chì, cắt cầu dao,..
- Vì vỏ cao su cách điện
 + Sử dụng các vật lót cách điện : giày, găng tay cao su, thảm cao su, giá cách điện
+ Sử dụng các dụng cụ lao động có tay cầm cách điện
+ Sử dụng các dụng cụ kiểm tra dòng điện : bút thử điện
Sử dụng điện có nguồn điện áp an toàn
Không đến gần chỗ dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất
II. Một số biện pháp an toàn điện
1. Một số biện pháp an toànđiện khi sử dụng điện
- Thực hiện tốt cách điện chỗ nối dây dẫn điện
- Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện
- Nối đất các thiết bị đồ dùng điện
- Không vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện cao áp và trạm biến áp
2. Một số biện pháp an toàn điện khi sửa chữa điện
- Trước khi sửa chữa điện ta phải cắt nguồn điện
- Sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện
4. Củng cố: 
* Treo bảng phụ bài tập 3 SGK 
Hãy điền những hành động đúng (Đ) hay sai (S) vào ô trống dưới đây:
a) Chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp. 
b) Thả diểu gần đường dây điện
c) Không buộc trâu, bò....vào cột điện cao áp
d)Không xây nhà gần sát đường dây điện cao áp
e) Chơi gần dây néo, dây chằng cột điện cao áp
f) tắm mưa dưới đường dây điện cao áp.
=> Đáp án: a) S, b) S, c) Đ, d) Đ, e) S, ) S
5.Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà
- Học thuộc bài cũ 
- Về nhà chuẩn bị Bài 34: Thực hành: Dụng cụ bảo vệ an toàn điện – Thực hành cứu người bị tai nạn điện.
IV. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kí duyệt tuần 20, ngày....tháng.....năm 2016
 Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docTUAN20.CN8.doc
Giáo án liên quan