Giáo án Công nghệ 8 - Tuần 13 - Năm học 2015-2016

Giống: 3 mối ghép đều có bulông, vít cấy, đinh vít có ren luồn qua lỗ của chi tiết 3 để ghép 2 chi tiết 3, 4 với nhau. Khác: Ở mối ghép bulông chi tiết 3, 4 có lỗ trơn. Mối ghép đinh vít, vít cấy có ren ở chi tiết 4

=> Để hãm cho đai ốc khỏi bị lỏng ta có các biện pháp sau :

- Dùng vòng đệm hãm, vòng đệm vênh.

- Dùng đai ốc công ( đai ốc khóa); vặn thêm một đai ốc phụ sau đai ốc chính.

- Dùng chốt chẻ cài ngang qua đai ốc và vít.

=> Lắng nghe

=> - Đặc điểm: mối ren có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, nên được sử dụng rộng rãi trong các mối ghép cần tháo lắp.

- Ứng dụng :

+ Mối ghép bulông dùng ghép ghi tiết có bề dày không quá lớn và cần tháo lắp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 784 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Tuần 13 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/10/2015
Tiết thứ: 23 Tuần: 13
MỐI GHÉP THÁO ĐƯỢC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	
- Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép tháo đc thường gặp.
2. Kĩ năng:
- Học sinh có thể sử dụng được các mối ghép bằng ren, bằng chốt và then.
3. Thái độ: Rèn luyện kỹ năng lao động kỹ thuật. Yêu thích, hứng thú với môn học
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:Hình phóng to 26.1, 26.2
- Mô hình : mối ghép bằng bulông, mối ghép bằng then, mối ghép bằng chốt.
- Vật thật : bulông, vít, chốt và then.
2.Học sinh:Tìm hiểu bài trước bài mới.
III.Các bước lên lớp 
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là mối ghép cố định? Chúng gồm mấy loại? Nêu sự khác biệt cơ bản của các loại mối ghép đó? 
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
*Hoạt động 1: Tìm hiểu mối ghép bằng ren
 Treo hình 26.1 và cho HS xem mẫu vật thật
? Có mấy loại mối ghép ren? Đó là những loại nào?
? Em hãy nêu cấu tạo của mối ghép bằng bulông, vít cấy, đinh vít?
- Nhận xét, nói thêm: các danh từ vít, đai ốc được hểu theo nghĩa rộng. VD: cổ chai nước là vít, nắp chai là đai ốc.
? Ba mối ghép trên có điểm gì giống và khác nhau? 
? Để hãm cho đai ốc khỏi bị lỏng ta có những biện pháp gì?
- Nhận xét, nói thêm: Hãm chuyển động của đai ốc và ránh làm hỏng bề mặt vật liệu khi vặn đai ốc
? Hãy nêu đặc điểm và phạm vi ứng dụng của từng mối ghép.
=> Quan sát
=> Có 3 loại mối ghép chính:
+ Mối ghép bulông
+ Mối ghép vít cấy
+ Mối ghép đinh vít
=> Cấu tạo của các mối ghép 
- Mối ghép bu lông gồm: đai ốc, vòng đệm, các chi tiết được ghép, bulông.
- Mối ghép vít cấy gồm: đai ốc, vòng đệm, các chi tiết được ghép, vít cấy.
- Mối ghép đinh vít gồm: các chi tiết được ghép, đinh vít.
=> Lắng nghe
=> Giống: 3 mối ghép đều có bulông, vít cấy, đinh vít có ren luồn qua lỗ của chi tiết 3 để ghép 2 chi tiết 3, 4 với nhau. Khác: Ở mối ghép bulông chi tiết 3, 4 có lỗ trơn. Mối ghép đinh vít, vít cấy có ren ở chi tiết 4
=> Để hãm cho đai ốc khỏi bị lỏng ta có các biện pháp sau :
- Dùng vòng đệm hãm, vòng đệm vênh.
- Dùng đai ốc công ( đai ốc khóa); vặn thêm một đai ốc phụ sau đai ốc chính.
- Dùng chốt chẻ cài ngang qua đai ốc và vít.
=> Lắng nghe
=> - Đặc điểm: mối ren có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, nên được sử dụng rộng rãi trong các mối ghép cần tháo lắp.
- Ứng dụng : 
+ Mối ghép bulông dùng ghép ghi tiết có bề dày không quá lớn và cần tháo lắp.
+ Mối ghép vít cấy dùng để ghép chi tiết có bề dày lớn
+ Mối ghép đing vít dùng cho chi tiết bị ghép chịu lực nhỏ.
1. Mối ghép ren
a. Cấu tạo:
- Mối ghép bulông gồm: đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép, bulông..
- Mối ghép vít cấy gồm: đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép, vít cấy. 
-Mối ghép đinh vít gồm: đinh vít, chi tiết ghép.
b. Đặc điểm và ứng dụng
- Đặc điểm: mối ren có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, nên được sử dụng rộng rãi trong các mối ghép cần tháo lắp.
- Ứng dụng : 
+ Mối ghép bulông dùng ghép chi tiết có bề dày không quá lớn và cần tháo lắp.
+ Mối ghép vít cấy dùng để ghép chi tiết có bề dày lớn
+ Mối ghép đinh vít dùng cho chi tiết bị ghép chịu lực nhỏ.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu mối ghép bằng then và chốt
Treo hình 26.2 và cho HS xem vật mẫu
? Mối ghép then và chốt gồm những chi tiết nào? 
 Nhận xét, nói thêm: Trên hai chi tiết của mối ghép then có rãnh then ở hai mặt tiếp xúc. Rãnh then dùng để chứa then khi lắp ghép.
? Nêu hình dáng của then và chốt?
? Nhìn hình hãy nêu sự khác nhau cách lắp then và chốt?
 Hãy nêu đặc điểm và phạm vi ứng dụng của mối ghép then và chốt?
 Nhận xét, nói thêm: Then dùng để ghép trục với bánh răng, bánh đai, đĩa xích,để truyền chuyển động quay. Chốt để hãm chuyển động tương đối theo phương tiếp xúc hoặc để truyền lực theo phương đó..Ưu – nhược điểm của mối ghép bằng then và chốt là:Ưu điểm: cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế.Nhược điểm: khả năng chịu lực kém.
=> Quan sát
=> Mối ghép bằng then : trục, bánh đai, then. Mối ghép bằng chốt : đùi xe, trục giữa, chốt trụ.
=> Lắng nghe
=> Then và chốt đều là chi tiết hình trụ.
=> Then đặt trong rãnh then của hai chi tiết. Chốt đặt trong lỗ xuyên ngang hai chi tiết
=> Mối ghép bằng then và chốt có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế nhưng có khả năng chịu lực kém. Then dùng để ghép trục với bánh răng, bánh đai, đĩa xích,để truyền chuyển động quay. Chốt để hãm chuyển động tương đối theo phương tiếp xúc hoặc để truyền lực theo phương đó.
=> Lắng nghe
2. Mối ghép bằng then và chốt.
a. Cấu tạo
- Mối ghép bằng then : trục, bánh đai, then. Then đặt trong rãnh then của hai chi tiết được ghép.
- Mối ghép bằng chốt : đùi xe, trục giữa, chốt trụ. Chốt đặt trong lỗ xuyên ngang hai chi tiết được ghép.
b. Đặc điểm và ứng dụng
- Đặc điểm : mối ghép bằng then và chốt có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế nhưng có khả năng chịu lực kém.
- Ứng dụng:
+ Then dùng để ghép trục với bánh răng, bánh đai, đĩa xích,để truyền chuyển động quay.
+ Chốt để hãm chuyển động tương đối theo phương tiếp xúc hoặc để truyền lực theo phương đó.
4. Củng cố: 
? Nêu cấu tạo của mối ghép bằng ren và ứng dụng của từng loại? 
? Nêu những điểm giống và khác nhau giữa hai mối ghép bằng then và bằng chốt? 
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà
- Học thuộc bài.Tìm hiểu trước bài “ Mối ghép động” cho tiết sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kí duyệt tuần 13, ngàythángnăm 2015
 Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docTUAN13.CN8.doc
Giáo án liên quan