Giáo án Công nghệ 8 Tiết 9 bài 9: Bản vẽ chi tiết

- Bản vẽ chi tiết gồm: Hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, khung tên.

- Hình biểu diễn gồm hình chiếu và hình cắt.

- Vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ như sau :

+ Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng.

+ Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 7565 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 Tiết 9 bài 9: Bản vẽ chi tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ngày/tháng/năm 
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
TIẾT: 9
BÀI 9: BẢN VẼ CHI TIẾT
 	I. MỤC TIÊU 
 	1. Kiến thức 
 	- Biết được nội dung của bản vẽ chi tiết. Biết cách đọc bản vẽ chi tiết đơn giản.
 	2. Kỹ năng 
 	 - Rèn luyện kĩ năng đọc bản vẽ kĩ thuật nói chung và bản vẽ chi tiết nói riêng.
 	3. Thái độ 
 	 - HS học tập nghiêm túc, tích cực hoạt động cá nhân và trao đổi hợp tác trong nhóm.
 	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
 	1. Chuẩn bị của giáo viên 
	- SGK, giáo án, bản vẽ ống lót hình 9.1, sơ đồ hình 9.2, ống lót hoặc mô hình.
 	2. Chuẩn bị của học sinh 
	- SGK, vở ghi.
 	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
 	1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số)
 	2. Kiểm tra bài cũ 
	Câu hỏi:
	- Thế nào là hình cắt?
	- Công dụng của hình cắt?
	Đáp án:
	- Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt.
	- Hình cắt biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể.
 	3. Bài mới
 	* Vào bài 
Trong sản xuất để làm ra một chiếc máy, trước hết ta phải tiến hành chế tạo các chi tiết của chiếc máy. Khi đó phải căn cứ vào bản vẽ chi tiết.Vậy bản vẽ chi tiết là gì?Ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 	Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung của bản vẽ chi tiết.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Em hãy liên hệ thực tế trả lời câu hỏi:
? Một chiếc máy thường gồm bao nhiêu chi tiết?
? Để làm ra một chiếc máy người thợ cần làm những gì?
? Khi chế tạo các chi tiết phải căn cứ vào đâu? 
? Bản vẽ chi tiết là gì?
- GV nhận xét, bổ sung: Trong sản xuất để làm ra 1 chiếc máy, trước hết phải tiến hành chế tạo các chi tiết của chiếc máy, sau đó mới lắp ghép chúng lại để tạo thành chiếc máy. Khi chế tạo chi tiết phải căn cứ vào bản vẽ chi tiết.
- GV yêu cầu HS quan sát H9.1và trả lời câu hỏi:
? Bản vẽ chi tiết gồm có những gì?
? Hình biểu diễn gồm những loại hình nào? 
? Hãy cho biết vị trí của hình chiếu?
? Hình biểu diễn thể hiện những gì?
- GV: Muốn gia công một chi tiết thì các kích thước phải như thế nào?
? Kích thước: gồm các kích thước gì?
? Kích thước thể hiện gì?
? Trên bản vẽ ngoài hình vẽ và kích thước còn cần thêm gì? Tại sao?
? Yêu cầu kĩ thuật thể hiện những gì?
? Trong khung tên thường ghi những gì?
- GV nhận xét và bổ sung.
=> GV kết luận:
- Bản vẽ chi tiết gồm: Hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, khung tên.
- GV: Em hãy nêu công dụng của bản vẽ chi tiết?
=> GV: nhận xét và kết luận:
-Bản cẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy.
=> Bản vẽ chi tiết bao gồm các hình biểu diễn, các kích thước và các thông tin cần thiết khác để xác định chi tiết máy.
I. Nội dung của bản vẽ chi tiết.
- Liên hệ và trả lời.
- Gồm nhiều chi tiết ghép lại với nhau.
- Phải tiến hành chế tạo các chi tiết của chiếc máy.
- Căn cứ vào bản vẽ chi tiết.
- Bản vẽ chi tiết là bản vẽ của từng chi tiết trong một sản phẩm.
- Lắng nghe.
- Quan sát hình 9.1.
- Bản vẽ chi tiết gồm: Hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, khung tên.
- Hình biểu diễn gồm hình chiếu và hình cắt.
- Vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ như sau :
+ Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng.
+ Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.
-Thể hiện hình dạng chi tiết.
- Muốn gia công một chi tiết thì các kích thước phải cụ thể thì mới gia công chính xác được. 
- Đường kính ngoài, trong, chiều dài,
- Độ lớn của chi tiết.
- Trên bản vẽ ngoài hình vẽ và kích thước còn cần thêm các yêu cầu kĩ thuật để giúp việc gia công chi tiết tốt hơn.
- Chất lượng của chi tiết.
- Tên gọi, tỉ lệ, vật liệu,
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
-Bản cẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy.
- Ghi nhận thông tin.
 	Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đọc bản vẽ chi tiết
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Hướng dẫn HS trình tự đọc bản vẽ chi tiết thông qua bản vẽ ống lót.
- GV treo tranh hình 9.1 và bảng 9.1 lên bảng bỏ trống cột 3. Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
? Trình tự đọc bản vẽ chi tiết gồm mấy bước?
1. Đọc khung tên
? Khung tên gồm những nội dung gì?
2. Đọc hình biểu diễn
? Em hãy nêu những nội dung của hình biểu diễn?
3. Đọc kích thước
? Kích thước thể hiện những kích thước nào?
4. Đọc yêu cầu kĩ thuật
? Gồm những nội dung nào?
5. Tổng hợp
? Em hãy mô tả hình dạng, cấu tạo và công dụng của chi tiết?
- GV nhận xét và bổ sung.
=> GV kết luận:
- Trình tự đọc bản vẽ chi tiết gồm 5 bước:
1. Khung tên.
2. Hình biểu diễn.
3. Kích thước
4. Yêu cầu kĩ thuật.
5. Tổng hợp.
- GV yêu cầu một số HS đọc bản vẽ hình 9.1.
II. Đọc bản vẽ chi tiết
- Quan sát tranh hình 9.1 và bảng 9.1 SGK và trả lời câu hỏi:
- Gồm 5 bước:
1. Khung tên.
2. Hình biểu diễn.
3. Kích thước.
4. Yêu cầu kĩ thuật.
5. Tổng hợp.
Tên gọi chi tiết : ống lót.
Vật liệu: thép
Tỉ lệ: 1:1
-Tên gọi hình chiếu: hình chiếu cạnh
-Vị trí hình cắt: cắt ở vị trí hình chiếu đứng.
-Kích thước chung của chi tiết: þ28mm,30mm.
-Kích thước các phần của chi tiết: Đường kính ngoài þ18mm, đường kính lỗ þ16mm, chiều dài 30mm.
-Gia công: làm tù cạnh
-Xử lí bề mặt: mạ kẽm.
+Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết: ống hình trụ tròn.
+ Công dụng của chi tiết dùng để lót giữa các chi tiết.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
- Một số HS đọc, còn lại lắng nghe và nhận xét.
	4. Củng cố
	- GV: Thế nào là bản vẽ chi tiết? Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì?
	- HS trả lời : Bản vẽ chi tiết bao gồm các hình biểu diễn, các kích thước và các thông tin cần thiết khác để xác định chi tiết máy.
	- GV : Hãy nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết?
	- HS trả lời: Đọc bản vẽ chi tiết gồm 5 bước : Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp.
 	5. Dặn dò
	- Học bài cũ.
	- Chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • docTIẾT 9 BÀI 9 BẢN VẼ CHI TIẾT.doc