Giáo án Công nghệ 8 Tiết 6 bài 6: Bản vẽ các khối tròn xoay
Hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu.
1. Hình trụ
- Quan sát
- Quan sát, lắng nghe.
- Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh.
+ Hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh có dạng hình chữ nhật.
+ Hình chiếu bằng có dạng hình tròn.
- Thể hiện chiều cao và đường kính của hình trụ.
Ngày soạn: ngày/tháng/năm Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........ Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........ TIẾT: 6 BÀI 6: BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức -Nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp: hình trụ, hình nón, hình cầu. -Đọc được bản vẽ vật thể có dạng: hình trụ, hình nón, hình cầu. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng quan sát,trí óc tưởng tượng và tư duy không gian, kĩ năng vẽ hình học, thể hiện đúng tiêu chuẩn về vẽ kĩ thuật. 3. Thái độ -Thích tìm hiểu các vật thể có dạng tròn xoay và hình chiếu của nó. - Có thái độ cẩn thận, nghiêm túc, biết giữ gìn vệ sinh. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - SGK, giáo án, mô hình các khối tròn xoay: hình trụ, nón, cầu. 2. Chuẩn bị của học sinh - SGK, vở ghi, đọc và chuẩn bị bài 6 sgk - Các vật mẫu: vỏ hộp sữa, nón lá, quả bóng, III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số) 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới * Vào bài Có phải tất cả các khối hình đều tạo bởi các đa giác phẳng? thực tế các vật thể được tạo bởi hình ghép nhiều hình với nhau trong đó có cả các mặt phẳng, các mặt cong, mặt tròn xoay ví như cái bát cái đĩa, lọ hoa vậy. Bài này ta chỉ NC các khối tròn xoay có cấu tạo đơn giản. Hoạt động 1: Tìm hiểu khối tròn xoay. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -GV giới thiệu H6.1: dùng bàn xoay để sản xuất đồ vật hình tròn xoay. ? Em hãy liên hệ thực tế và cho biết tên 1 số đồ vật có dạng khối tròn xoay. - Yêu cầu HS quan sát mô hình và hình vẽ các khối tròn xoay (H 6.2) và trả lời câu hỏi: ? Các khối tròn xoay này có tên gọi là gì? ? Các khối này được tạo thành như thế nào? ? Khối tròn xoay được tạo thành như thế nào? - GV nhận xét và bổ sung. => GV kết luận: - Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định (trục quay) của hình. I. Khối tròn xoay. -Hs quan sát H6.1 Sgk. -Chén, dĩa, chai, - HS quan sát H6.2 sgk kết hợp với mô hình và trả lời. + Ha: hình trụ + Hb: hình nón + Hc: hình cầu - HS sử dụng cụm từ có sẵn điền vào chỗ trống. + a: hình chữ nhật. + b: hình tam giác vuông. + c: nửa hình tròn. - Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định (trục quay) của hình. - Lắng nghe. - Ghi nhận thông tin. Hoạt động 2: Tìm hiểu hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV cho HS quan sát tranh và mô hình hình trụ. - GV: Đặt hình trụ và mô hình 3 mặt phẳng chiếu (đặt mặt đáy song song với mặt phẳng chiếu bằng) và chỉ rõ các phương chiếu. ? Hãy cho biết tên gọi các hình chiếu của hình trụ? ? Hình chiếu có dạng hình gì? ? Nó thể hiện kích thước nào của khối hình trụ ? - GV lần lượt vẽ các hình chiếu lên bảng cho HS quan sát và đối chiếu với hình 6.3. - GV: Yêu cầu HS hoàn thiện bảng 6.1. => GV nhận xét và kết luận: Hình chiếu Hình dạng Kích thước Đứng Chữ nhật d.h Bằng Hình tròn d.d Cạnh Chữ nhật d.h - GV cho HS quan sát tranh và mô hình hình nón: - GV: Đặt hình nón và mô hình 3 mặt phẳng chiếu (đặt mặt đáy song song với mặt phẳng chiếu bằng) và chỉ rõ các phương chiếu. ? Hãy cho biết gọi tên các hình chiếu của hình nón ? ? Hình chiếu có dạng gì? ? Nó thể hiện kích thuớc nào của khối hình nón ? - GV lần lượt vẽ các hình chiếu lên bảng cho HS quan sát và đối chiếu với hình 6.4. - GV: Yêu cầu HS hoàn thiện bảng 6.2. => GV nhận xét và kết luận. Hình chiếu Hình dạng Kích thước Đứng Tam giác cân d.h Bằng Hình tròn d.d cạnh Tam giác cân d.h - GV cho HS quan sát tranh và mô hình hình cầu: - GV: Đặt hình cầu và mô hình 3 mặt phẳng chiếu và chỉ rõ các phương chiếu. ? Hãy cho biết gọi tên các hình chiếu của hình cầu? ? Hình chiếu có dạng gì? ? Nó thể hiện kích thuớc nào của khối hình cầu ? - GV lần lượt vẽ các hình chiếu lên bảng cho HS quan sát và đối chiếu với hình 6.5. - GV: Yêu cầu HS hoàn thiện bảng 6.3. => GV nhận xét và kết luận. Hình chiếu Hình dạng Kích thước Đứng Hình tròn d.d Bằng Hình tròn d.d cạnh Hình tròn d.d - GV :Qua việc xác định 3 bản vẽ hình chiếu của 3 vật thể trên đây em có nhận xét gì về các hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh của chúng? ? Khi biểu diễn một khối trong xoay ta cần sử dụng ít nhất mấy hình chiếu? Gồm những hình chiếu nào? ? Để xác định khối tròn xoay ta cần có các kích thước nào? => GV kết luận : - Chính vì cc hình chiếu đều biểu diễn cùng một kích thước của vật như vậy, cho nên trong 1 bản vẽ ta có thể bỏ bớt đi một hình chiếu đứng hay bằng giống nhau đó( Ko bỏ đi hc đứng) mà vẫn biểu diễn đầy đủ hình dạng và kích thước của vật thể II. Hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu. 1. Hình trụ - Quan sát - Quan sát, lắng nghe. - Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh. + Hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh có dạng hình chữ nhật. + Hình chiếu bằng có dạng hình tròn. - Thể hiện chiều cao và đường kính của hình trụ. - Hoàn thiện bảng 6.1. - Ghi nhận thông tin. 2. Hình nón. - Quan sát - Quan sát, lắng nghe. - Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh. + Hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh có dạng hình tam giác. + Hình chiếu bằng có dạng hình tròn. - Thể hiện chiều cao và đường kính của hình nón. - Hoàn thiện bảng 6.2. - Ghi nhận thông tin. 3. Hình cầu. - Quan sát - Quan sát, lắng nghe. - Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh. - Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh có dạng hình tròn - Thể hiện đường kính của hình cầu. d - Hoàn thiện bảng 6.3. - Ghi nhận thông tin. Các hình chiếu đứng và bằng là giống nhau, riêng hình chiếu của hình cầu là cả 3 hình chiếu đều giống nhau. -Dùng 2 hình chiếu (1 hình chiếu thể hiện hình dạng và đường kính mặt đáy; 1 hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao) - Kích thước của h. trụ và h. nón là đường kính đáy, c. cao; kích thước của hình cầu là đường kính của hình cầu. - GHi nhận thông tin. 4. Củng cố -HS đọc ghi nhớ SGK . -Trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK 5. Dặn dò - Học bài cũ trong vở và SGK phần ghi nhớ. - Làm bài tập (SGK/26) - Tìm hiểu trước nội dung bài 7, chuẩn bị giấy vẽ, bút chì, thước kẻ, compa...
File đính kèm:
- TIẾT 6 BÀI 6 BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY.doc