Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 38, Bài 41: Bàn là điện - Nguyễn Thị Ngọc Hà

- Nêu tác dụng nhiệt của dòng điện?

- Đối với nhóm đồ dùng này thì đầu vào và đầu ra là dạng năng lượng nào?

- Giới thiệu dây đốt nóng của loại dụng cụ này.

- Giải thích vì sao dây đốt phải làm bằng vật liệu có điện trở suất lớn.

- Giới thiệu công thức

R = ρ.l/S; Q = I2Rt

- Cho biết đặc điểm của dây đốt nóng.

- Niken-crom: 100-10000C

- Sắc-crom: 8500C

 

doc2 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 786 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 38, Bài 41: Bàn là điện - Nguyễn Thị Ngọc Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20 Ngày soạn: 09-01-2016
Tiết : 38	 Ngày dạy : 11-01-2016
ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN – NHIỆT
Bài 41: BÀN LÀ ĐIỆN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nắm được cấu tạo, nguyên lý làm việc của bàn là điện.
2. Kĩ năng: - Sử dụng bàn là điện an toàn và đúng kĩ thuật.
3. Thái độ: - Sử dụng đồ dùng điện an toàn, hiệu quả.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Bàn là điện.
2. HS: - Các số liệu kĩ thuật trên bà là điện.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: (1’)
8A1:.
8A2:.
2. Kiểm tra bài cũ: - Lồng ghép trong bài mới?
3. Đặt vấn đề: (2’) - Cuộc sống con người ngày càng được cải thiện, thiết bị điện, đồ dùng điện ngày càng trờ nên gần gũi và không thề thiếu đối với con người. Chính vì thế mà chúng ta phải biết rõ về chúng để sử dụng hiệu quả và an toàn.
4. Tiến trình:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
Hoạt động 1: Tìm hiểu loại đồ dùng loại điện nhiệt: (20’)
- Nhắc lại tác dụng nhiệt của dòng điện.
- Điện và ra là năng lượng dưới dạng nhiệt năng.
 - Làm bằng vật liệu chịu nhiệt cao và có điện trở suất lớn. Như hợp kim Niken-Crom
- Chú ý lắng nghe và ghi bài.
- Nêu được đặc điểm dây đốt nóng
- Nêu tác dụng nhiệt của dòng điện?
- Đối với nhóm đồ dùng này thì đầu vào và đầu ra là dạng năng lượng nào?
- Giới thiệu dây đốt nóng của loại dụng cụ này.
- Giải thích vì sao dây đốt phải làm bằng vật liệu có điện trở suất lớn.
- Giới thiệu công thức 
R = ρ.l/S; Q = I2Rt
- Cho biết đặc điểm của dây đốt nóng.
- Niken-crom: 100-10000C
- Sắc-crom: 8500C
Hoạt động 2: Tìm hiểu bàn là điện: (20’)
- Nêu được cấu tạo của bàn là điện.
- Tạo ra lượng nhiệt lớn.
 - Tích nhiệt từ dây đốt
- Đèn báo, núm điều chỉnh nhiệt ...
- Nêu được nguyên lý làm việc của bàn là.
- Nêu các số liệu kĩ thuật.
- Cách sử dụng bàn là điện đúng kĩ thuật.
- Dựa vào hình vẽ HS trình bày cấu tạo của bàn là điện?
- Chức năng của dây đốt nóng?
- Chức năng của vỏ bà là?
- Các bộ phân khác của bàn là?
- Cho biết nguyên lý làm việc của bàn là điện?
-Y/c HS trình bày các số liệu kĩ thuật của bàn là?
- Giải thích ý nghĩa các số liệu đó.
- Giới thiệu các sử dụng bàn là.
Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà: (2’)
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK?
- Cho HS đọc ghi nhớ SGK?
- Y/c HS về nhà học ghi nhớ. 
- Chuẩn bài mới bài 42 SGK. 
5. Ghi bảng:
I. Đồ dùng điện-nhiệt:
1.Nguyên lý làm việc: 
- Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện. Khi dòng điện chạy qua dây đốt, biến điện năng thành nhiệt năng.
2.Dây đốt: 
- Điện trở dây đốt phụ thuộc vào điện trở suất chất làm dây đốt, tỉ lệ thuận với chiều dài dây và tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây. R = ρ.l/S 
+ Dây đốt phải chịu nhiệt độ cao.
+ Điện trở suất lớn.
II. Bàn là điện:
1. Cấu tạo:
a. Dây đốt nóng:
- Thường làm bằng hợp kim Niken-Crom chịu nhiệt độ cao.
- Dây đốt được đặt ở rãnh (ống) của bàn là và cách điện với vỏ.
b. Vỏ: Gồm có đế và nắp.
- Đế thường làm bằng gang, hợp kim nhôm được đánh bóng hay mạ Crom.
- Nắp thường làm bắng đồng, thép mạ Crom, nhựa chịu nhiệt cao, trên có tay cầm. 
- Ngoài ra còn có đèn tín hiệu, rơle nhiệt, núm điều chỉnh nhiệt...
2. Nguyên lý làm việc: Khi đóng điện, dòng điện chạy qua dây đốt nóng toả nhiệt, nhiệt được tích vào đế làm nóng bàn là
3. Số liệu kĩ thuật:- Uđm , Pđm
4. Sử dụng: - Dùng đúng Uđm
- Không để bàn là lên quần áo trong thời gian dài sau khi đóng điện.
- Chỉnh nhiệt độ phù hợp với đồ cần là.
- Giữ cho bàn là luôn sạch bóng.
- Đảm bảo an toàn về điện và nhiệt cho bàn là.
IV. Rút kinh nghiệm:.............................................................................................................................
..................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctuan_20_cn8_tiet_38.doc
Giáo án liên quan