Giáo án Công nghệ 8 Tiết 20 bài 20: Dụng cụ cơ khí

- Dụng cụ kẹp chặt gồm: Êtô, kìm.

+ Mỏ lết, cờ lê: tháo lắp các bulông, đai ốc,

+ Tua vít: vặn các vít có đầu kẻ rãnh,

+ Êtô: kẹp chặt vật khi gia công.

+ Kìm: kẹp chặt vật bằng tay.

- Mỏ lết: có cán, 1 má động, 1 má tĩnh, lò xo.

- Cờ lê: 2 má tĩnh ở hai đầu, ở giữa là cán.

- Tua vít: đầu vít có 2 hoặc 4 cạnh, có cán cách điện.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 6155 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 Tiết 20 bài 20: Dụng cụ cơ khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ngày/tháng/năm 
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
TIẾT: 20
BÀI 20: DỤNG CỤ CƠ KHÍ
 	I. MỤC TIÊU 
 	1. Kiến thức 
	- Biết được hình dáng, cấu tạo và vật liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản được sử dụng trong ngành cơ khí.
	- Biết được công dụng và cách sử dụng các loại dụng cụ cơ khí phổ biến.
 	2. Kỹ năng 
	- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích và nhận biết, sử dụng thành thạo các dụng cụ cơ khí.
 	3. Thái độ 
	- Ham thích tìm hiểu gia công cơ khí.
	- Có tác phong làm việc khoa học, đúng quy trình, chú ý an tòan lao động.
 	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
 	1. Chuẩn bị của giáo viên 
	- SGK, giáo án.
	- Bộ tranh giáo khoa về các dụng cụ cơ khí. 
	- Bộ dụng cụ cơ khí: Thước cuộn, thước cặp, kìm, cờ lê, mỏ lết, tua vít, búa, cưa, đục, dũa, êtô
 	2. Chuẩn bị của học sinh 
	- SGK, vở ghi.
 	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
 	1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số)
 	2. Kiểm tra bài cũ 
	Câu hỏi:
	Hãy nêu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí? Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất?
	Đáp án: 
	+ Vật liêu cơ khí có 4 tính chất sau : Tính chất cơ học, tính vật lí, tính chất hoá học, tính công nghệ.
	+ Ý nghĩa của tính công nghệ : dựa vào tính công nghệ để lựa chọn phương pháp gia công hợp lí, đảm bảo năng xuất và chất lượng.
 	3. Bài mới
 	* Vào bài 
	Các sản phẩm cơ khí rất đa dạng và phong phú có thể được làm ra từ nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, gồm nhiều chi tiết khác nhau. Để tạo ra 1 sản phẩm ngoài vật liệu cần phải có dụng cụ để gia công. Vậy dụng cụ khí gồm những loại nào? Có vài trò gì? Chúng ta cùng nghiên cứu trong bài học hôm nay.
 	Hoạt động 1: Tìm hiểu dụng cụ đo và kiểm tra
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Yêu cầu HS quan sát H 20.1, 20.3 SGK, các dụng cụ thật và trả lời câu hỏi.
? Nêu các dụng cụ đo và kiểm tra thường gặp?
? Thước được làm bằng vật liệu gì?
? Mô tả hình dạng, cấu tạo, vật liệu chế tạo của thước lá?
? Em hãy nêu công dụng của thước lá?
? Để đo các kích thước lớn người ta dùng thước gì?
- GV nhận xét, bổ sung thông tin về thước cặp.
=> GV nhận xét và kết luận:
- Thước đo chiều dài gồm: Thước lá, thước cuộn, thước đo góc.
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 20.3, tìm hiểu thông tin mục 2 trong SGK và trả lời câu hỏi.
? Để đo góc ta thường dùng những loại thước nào?
? Nêu công dụng của thước đo góc?
-Cách sử dụng của từng loại thước?
- GV: Hướng dẫn và yêu cầu HS trình bày cách đo góc bằng thước đo góc vạn năng.
- GV: Nhận xét và bổ sung.
=> GV kết luận:
- Thước đo góc gồm: êke, ke vuông, thước đo góc vạn năng.
I. Dụng cụ đo và kiểm tra
1. Thước đo chiều dài
- Quan sát và trả lời.
- Thước lá, thước cuộn, thước đo góc.
- Kim loại, chất dẻo,
- Chế tạo bằng thép hợp kim, không co dãn, không gỉ. Chiều dày 0.9 – 1.5 mm, rộng 10 – 25 mm, dài 150 – 1000 mm. Trên thước có vạch các vạch cách nhau 1 mm.
- Dùng để đo độ dài của chi tiết, xác định kích thước của sản phẩm.
-Thước cuộn.
 - Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
2. Thước đo góc
- Tìm hiểu thông tin, quan sát hình 20.3 và trả lời.
- Gồm êke, ke vuông, thước đo góc vạn năng.
- Xác định trị số thực của góc.
- Thực hiện.
- HS: Nêu cách đo góc bằng thước đo góc vạn năng.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
 	Hoạt động 2: Tìm hiểu dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu phần II, quan sát hình 20.4 SGK, bộ dụng cụ cơ khí trong nhóm và trả lời câu hỏi.
? Kể tên một số dụng cụ tháo lắp, kẹp chặt thường gặp?
? Hãy nêu công dụng của từng dụng cụ?
? Em hãy mô tả hình dạng cấu tạo của các dụng cụ?
- GV: Nhận xét và bổ sung.
- GV: Phân tích và mô tả cách sử dụng mỏ lết và êtô để HS quan sát.
=> GV kết luận:
- Dụng cụ tháo lắp gồm: Mỏ lết, cờ lê, tua vít. 
- Dụng cụ kẹp chặt gồm: Êtô, kìm.
II. Dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt.
- Quan sát hình 20.4 và các dụng cụ thật và trả lời.
- Dụng cụ tháo lắp gồm: Mỏ lết, cờ lê, tua vít. 
- Dụng cụ kẹp chặt gồm: Êtô, kìm.
+ Mỏ lết, cờ lê: tháo lắp các bulông, đai ốc,
+ Tua vít: vặn các vít có đầu kẻ rãnh,
+ Êtô: kẹp chặt vật khi gia công.
+ Kìm: kẹp chặt vật bằng tay.
- Mỏ lết: có cán, 1 má động, 1 má tĩnh, lò xo.
- Cờ lê: 2 má tĩnh ở hai đầu, ở giữa là cán.
- Tua vít: đầu vít có 2 hoặc 4 cạnh, có cán cách điện.
- Êtô: có tay quay, 1 má động, 1 má tĩnh,..
- Kìm: có tay cầm, 2 má có răng,..
- Lắng nghe.
- Quan sát để biết cách sử dụng.
- Ghi nhận thông tin.
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số dụng cụ gia công.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Từ vật liệu cơ khí đã có để chế tạo ra sản phẩm, ta phải chọn dùng dụng cụ nào để gia công? đó là những công viêc cần thiết của một thợ cơ khí.
- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu phần II, quan sát hình 20.5 SGK, bộ dụng cụ cơ khí trong nhóm và trả lời câu hỏi.
? Kể tên một số dụng cụ gia công thường gặp?
? Nêu công dụng của từng loại dụng cụ?
? Mô tả hình dạng của từng loại dụng cụ?
? Để gia công vật có độ dư nhỏ, dày thì dùng dụng cụ nào? Vật có độ dư lớn thì dùng dụng cụ nào?
- GV: Nhận xét và bổ sung:
+ Hiện nay để nâng cao năng suất , ta đã sử dụng rất nhiều máy thế cho các dụng cụ bằng tay. Song người thợ hoặc người bình thường cũng phải thành thạo việc sử dụng các dụng cụ bằng tay. Đó cũng là cơ sở quan trọng để làm việc và thấy được tầm quan trọng của sử dụng đồ dùng cơ khí.
+ Sử dụng đúng dụng cụ cơ khí khi gia công, hiểu rõ kĩ thuật sử dụng các dụng cụ cơ khí, tính toán vật liệu hợp lý sẽ tiết kiệm thời gian sản xuất, tạo năng xuất lao động cao, giảm chi phí năng lượng cần thiết.
=> GV kết luận:
- Dụng cụ gia công gồm: Búa, cưa, đục, dũa,..
III. Dụng cụ gia công
- Quan sát hình 20.5 và các dụng cụ thật và trả lời.
- Búa, cưa, đục, dũa,..
- Búa: dùng để đập tạo lực.
- Cưa: cắt các vật gia công bằng sắt, thép.
- Đục: dùng để cắt phôi thừa bằng sắt.
- Dũa: bằng thép, dùng làm nhẵn bóng bề mặt, làm tù cạnh sắt,
+Búa: cán bằng gỗ, đầu bằng thép,..
+Cưa: có tay cầm, khung cưa gắn lưỡi cưa,..
+Đục: có đầu đục, lưỡi cắt,
+Dũa: có cán, lưỡi dũa,...
- Liên hệ thực tế của những người thợ cơ khí .
+Vật cứng dày độ dư nhỏ ta dùng dũa.dùng đột.máy mài...
+Vật có độ dư lớn có thể dùng cưa sắt bằng tay, khoan máy,đục máy...
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
	4. Củng cố
	- Yêu cầu HS trả lời 3 câu hỏi SGK.
	- Gọi 1 đến 3 em HS đọc phần ghi nhớ.
 	5. Dặn dò
	- Học bài cũ.
	- Chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • docTIẾT 20 BÀI 20 DỤNG CỤ CƠ KHÍ.doc
Giáo án liên quan