Giáo án Công nghệ 8 Tiết 19 bài 18: Vật liệu cơ khí (tiết 2)

- Tính chất hóa học: Cho biết khả năng chịu được tác dụng hóa học trong các môi trường như: Tính chịu axit và muối, tính chống ăn mòn.

- Những lọ bằng lim loại như đồng, nhôm, thép khi tiếp xúc với muối, axit sẽ bị ăn mòn, còn kim loại thì không.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3951 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 Tiết 19 bài 18: Vật liệu cơ khí (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ngày/tháng/năm 
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
TIẾT: 19
BÀI: VẬT LIỆU CƠ KHÍ ( tiết 2)
 	I. MỤC TIÊU 
 	1. Kiến thức 
	- Biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. 
 	2. Kỹ năng 
	- Rèn kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.
	- Biết lựa chọn và sử dụng vật liệu hợp lí.
 	3. Thái độ 
	- HS học tập nghiêm túc, tự giác, tích cực tìm hiểu thông tin.
 	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
 	1. Chuẩn bị của giáo viên 
 	- SGK, giáo án, mẫu các vật liệu cơ khí.
 	2. Chuẩn bị của học sinh 
- SGK, vở ghi.
 	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
 	1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số)
 	2. Kiểm tra bài cũ 
	Câu hỏi:
	Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại, giữa kim loại đen và kim loại màu?
	Đáp án:
	Sự khác nhau cơ bản giữa :
	- Kim loại và phi kim loại : kim loại có tính dẫn điện tốt, giá thành cao, khó gia công, phi kim loại không có tính dẫn điện, giá thành rẻ, dễ gia công.
	- Kim loại đen và kim loại màu : kim loại đen có chứa sắt, kim loại màu không chức sắt hoặc chứa rất ít sắt.
 	3. Bài mới
 	* Vào bài 
	Trong đời sống và sản xuất, con người đã biết sử dụng các dụng cụ, máy và phương pháp gia công để làm ra những sản phẩm phục vụ cho con người, nhưng trước hết cần phải có vật liệu. Vật liệu dùng trong ngành cơ khí rật đa dạng và phong phú. Để sử dụng vật liệu có hiệu quả và kinh tế nhất, cần phải nắm vững tính chất, thành phần cấu tạo của chúng. Trên cơ sở đó, người ta thay đổi một vài tính chất cho phù hợp với phương pháp chế tạo và phạm vi sử dụng. Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay để thấy được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.
 	Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất cơ học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin phần II và trả lời câu hỏi.
? Vật liêu cơ khí có những tính chất cơ bản nào?
- GV nhận xét kết luận: Vật liệu cơ khí có 4 tính chất cơ bản, chúng ta lần lượt tìm hiểu từng tính chất.
- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin phần II và trả lời câu hỏi.
-Thế nào là tính chất cơ học? Cho ví dụ?
? Tính chất cơ học bao gồm những tính nào?
- GV nhận xét, bổ sung thông tin về tính cứng, tính dẻo, tính bền của kim loại và yêu cầu HS lấy ví dụ minh họa.
=> GV nhận xét và kết luận:
- Tính chất cơ học: Là khả năng vật liệu chịu được tác động bên ngoài ( va đập, kéo, nén, ...). Gồm: Tính cứng, tính dẻo, tính bền.
I. Các vật liệu cơ khí phổ biến.
II. Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. 
- Tìm hiểu thông tin và trả lời.
1. Tính chất cơ học.
2. Tính chất vật lí.
3. Tính chất hoá học.
4. Tính chất công nghệ.
1. Tính chất cơ học 
- Tìm hiểu thông tin và trả lời.
- Là khả năng vật liệu chịu được tác động bên ngoài ( va đập, kéo, nén, ...)VD: đồng dẻo hơn thép.
- Tính cứng, tính dẻo, tính bền.
- Lắng nghe, lấy ví dụ.
- Ghi nhận thông tin.
 	Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin phần II và trả lời câu hỏi.
? Tính chất vật lí của vật liệu là gì?
? Em có nhận xét gì về tính dẫn điện, dẫn nhiệt của thép, đồng và nhôm?
- GV nhận xét, bổ sung thông tin về nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, . .
+ Tính đẫn điện: Đồng > nhôm > thép.
+ Tính dẫn nhiệt: Nhôm > đồng > thép. 
=> GV nhận xét và kết luận:
- Tính chất vật lí: Là tính chất của vật liệu thể hiện qua các hiện tượng vật lí gồm : nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, . . .
2. Tính chất vật lí.
- Tìm hiểu thông tin và trả lời.
- Tính chất vật lí: Là tính chất của vật liệu thể hiện qua các hiện tượng vật lí gồm : nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, . . .
-Đồng dẫn điện tốt hơn thép và nhôm.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hoá học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin phần II và trả lời câu hỏi.
? Tính chất hoá học cho biết khả năng gì của vật liệu?
? Tại sao người ta không dùng những lọ bằng lim loại như đồng, nhôm, thép để đựng muối, axit mà phải dùng những lọ bằng chất dẻo?
- GV nhận xét, bổ sung thông tin về tính chịu axit và muối, tính chống ăn mòn của vật liệu cơ khí.
=> GV nhận xét và kết luận:
- Tính chất hóa học: Cho biết khả năng chịu được tác dụng hóa học trong các môi trường như: Tính chịu axit và muối, tính chống ăn mòn.
3. Tính chất hoá học.
- Tìm hiểu thông tin và trả lời.
- Tính chất hóa học: Cho biết khả năng chịu được tác dụng hóa học trong các môi trường như: Tính chịu axit và muối, tính chống ăn mòn.
- Những lọ bằng lim loại như đồng, nhôm, thép khi tiếp xúc với muối, axit sẽ bị ăn mòn, còn kim loại thì không.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất công nghệ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin phần II và trả lời câu hỏi.
? Tính chất công nghệ cho biết khả năng gì của vật liệu? 
? Gồm những tính chất nào?
? Em hãy so sánh tính rèn của thép và nhôm?
?Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất?
- GV nhận xét, bổ sung thông tin về tính đúc, tính hàn, tính rèn 
=> GV nhận xét và kết luận:
- Tính công nghệ: Cho biết khả năng gia công của vật liệu như: Tính đúc, tính hàn, tính rèn 
4. Tính chất công nghệ.
- Tìm hiểu thông tin và trả lời.
- Tính công nghệ: Cho biết khả năng gia công của vật liệu.
- Tính đúc, tính hàn, tính rèn 
- Thép khó rèn hơn nhôm.
- Dựa vào tính công nghệ để lựa chọn phương pháp gia công hợp lí, đảm bảo năng xuất và chất lượng.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
	4. Củng cố
	- GV: Hãy nêu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí? Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất?
	- HS trả lời: 
	+ Vật liêu cơ khí có 4 tính chất sau : Tính chất cơ học, Tính vật lí, Tính chất hoá học, Tính công nghệ.
	+ Ý nghĩa của tính công nghệ : dựa vào tính công nghệ để lựa chọn phương pháp gia công hợp lí, đảm bảo năng xuất và chất lượng.
 	5. Dặn dò
	- Học bài cũ.
	- Chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • docTIẾT 19 BÀI 18 VẬT LIỆU CƠ KHÍ T2.doc
Giáo án liên quan