Giáo án Công nghệ 8 Tiết 18 bài 18: Vật liệu cơ khí (tiết 1)

-Đồng và hợp kim đồng, nhôm và hợp kim nhôm.

+Đồng có tính cứng, bền, dễ đúc.

+Nhôm: nhẹ, tính bền cao.

Được sử dụng nhiều trong công nghiệp.

- Kim loại đen và kim loại màu : kim loại đen có chứa sắt, kim loại màu không chứa sắt hoặc chứa rất ít sắt.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 7331 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 Tiết 18 bài 18: Vật liệu cơ khí (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ngày/tháng/năm 
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
TIẾT: 18
BÀI 18: VẬT LIỆU CƠ KHÍ ( tiết 1)
 	I. MỤC TIÊU 
 	1. Kiến thức 
	- HS biết cách phân loại vật liệu cơ khí phổ biến. 
 	2. Kỹ năng 
	- Rèn kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.
	- Biết lựa chọn và sử dụng vật liệu hợp lí.
 	3. Thái độ 
	- HS học tập nghiêm túc, tự giác, tích cực tìm hiểu thông tin.
 	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
 	1. Chuẩn bị của giáo viên 
- SGK, giáo án, mẫu các vật liệu cơ khí.
 	2. Chuẩn bị của học sinh 
	- SGK, vở ghi.
 	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
 	1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số)
 	2. Kiểm tra bài cũ 
	Câu hỏi: 
	Cơ khí có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống?
	Đáp án:
	Vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống:
	- Tạo ra máy và các phương tiện thay lao động thủ công thành lao động bằng máy và tạo ra năng suất cao.
	- Giúp lao động và sinh hoạt của con người trở nên nhẹ nhàng thú vị hơn.
	- Tầm nhìn con người được mở rộng, con người có thể chiếm lĩnh được không gian và thời gian.
 	3. Bài mới
 	* Vào bài 
	Vật liệu cơ khí đóng vai trò rất quan trọng trong gia công cơ khí. Nó là cơ sở ban đầu tạo ra sản phẩm cơ khí, nếu không có vật liệu thì không có sản phẩm. Vậy để hiểu rõ từng vật liệu và ứng dụng của nó chúng ta nghiên cứu bài học này.
 	Hoạt động 1: Tìm hiểu vật liệu kim loại
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Để chế tạo được 1 chiếc kìm nguội thì đầu tiên người ta phải có gì?
? Hãy nêu các vật liệu dùng để chế tạo ra 1 chiếc xe đạp?
- GV nhận xét: Có rất nhiều vật liệu tham gia vào việc chế tạo các sản phẩm cơ khí. Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những vật liệu thông dụng nhất.
-GV: Căn cứ vào nguồn gốc, cấu tạo và tính chất vật liệu cơ khí được chia làm 2 loai vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại. Trước tiên chúng ta tìm hiểu về vật liệu kim loại.
- GV: Kim loại là một vật liệu quan trọng, chiếm tỉ lệ khá cao trong các thiết bị, máy móc
? Quan sát chiếc xe đạp, em hãy nêu những bộ phận làm bằng kim loại?
- GV: Yêu cầu HS quan sát sơ đồ hình 18.1 SGK, tìm hiểu thông tin mục 1.
- Hãy phân ra các loại kim loại?
- GV: Yêu cầu HS quan sát sơ đồ hình 18.1 SGK, tìm hiểu thông tin mục 1 và trả lời các câu hỏi.
? Thành phần chủ yếu của kim loại đen là gì?
? Kể tên các kim loại đen?
? Thành phần cacbon ảnh hưởng như thế nào đến tính chất kim loại đen?
-> Cacbon càng lớn kim loại càng dòn.
?Nêu sự khác nhau giữa gang và thép?
-> GV: Gang giòn hơn thép.
? Tính chất và công dụng của chúng?
- GV nhận xét, bổ sung.
- Gang gồm 3loại: Gang trắng, gang xám, gang dẻo.
- Thép gồm 2loại: Thép cacbon, thép hợp kim.
=> GV kết luận:
- Thành phần chủ yếu của kim loại đen là sắt và cacbon.
- Kim loại đen gồm 2 loại: Thép tỉ lệ C2,14%.
- Tỉ lệ cacbon càng lớn kim loại càng giòn.
- GV: Yêu cầu HS quan sát sơ đồ hình 18.1 SGK, tìm hiểu thông tin mục 1 và trả lời các câu hỏi.
? Kim loại màu gồm những kim loại nào? ? Tính chất và công dụng của chúng?
? Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại đen và kim loại màu?
- GV nhận xét, bổ sung.
=> GV kết luận:
- Ngoài kim loại đen hầu hết các kim loại còn lại là kim loại màu.
- Kim loại màu có tính chất: Dễ keo dài, dễ dát mỏng, tính chống ăn mòn cao, đa số dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
- Được sử dụng nhiều trong công nghiệp.
- GV:Em hãy cho biết những sản phẩm trong SGK làm bằng vật liệu gì? 
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng 1 SGK.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Trả lời.
- Đầu tiên người thợ phải có phôi thép.
- Thép, cao su, nhôm, nhựa
- Lắng nghe.
I. Các vật liệu cơ khí phổ biến.
1. Vật liệu kim loại.
- Lắng nghe.
- Liên hệ trả lời.
- quan sát và trả lời.
- Gang, thép.
a. Kim loại đen.
- Quan sát, tìm hiểu thông và trả lời.
- Thành phần chủ yếu của kim loại đen là sắt và cacbon.
-Thép, gang (trắng, xám, dẻo)
Thành phần cacbon ảnh hưởng đến tính dòn của kim loại.
+Thép tỉ lệ C<=2,14%
+Gang tỉ lệ C>2,14%.
- Gang có tính bền, cứng, dễ đúc nhưng khó gia công cắt gọt. Dùng làm ổ đỡ, luyện thép.
- Thép tính cứng cao, dùng trong xây dựng, dụng cụ gia đình và chi tiết máy.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
b. Kim loại màu.
- Quan sát, tìm hiểu thông và trả lời.
-Đồng và hợp kim đồng, nhôm và hợp kim nhôm.
+Đồng có tính cứng, bền, dễ đúc.
+Nhôm: nhẹ, tính bền cao.
Được sử dụng nhiều trong công nghiệp.
- Kim loại đen và kim loại màu : kim loại đen có chứa sắt, kim loại màu không chứa sắt hoặc chứa rất ít sắt.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
- Lưỡi kéo cắt giấy, lưỡi cuốc: sắt
- Khung xe đạp làm bằng sắt, thép.
- Khóa cửa, dây điện: đồng.
- Chảo rán: nhôm, gang.
- Lắng nghe.
 	Hoạt động 2: Tìm hiểu vật liệu phi kim loại.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu HS liên hệ trả lời câu hỏi.
? Quan sát chiếc xe đạp, ngoài những bộ phận làm bằng kim loại, em hãy nêu những vật liệu khác làm nên chiêc xe đạp?
- GV nhận xét, bổ sung: Đây là những vật liệu phi kim loại.
- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục 2 và trả lời câu hỏi.
? Nhóm vật liệu phi kim loại có tính chất gì?
? Gồm những phi kim điển hình nào ?
- GV nhận xét, bổ sung.
=> GV kết luận:
- Tính chất: dễ gia công, không bị oxi hóa, ít mài mòn. Có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
- Vật liệu phi kim phổ biến là chất dẻo và cao su.
- GV: Yêu cầu HS quan sát mẫu vật để nhận biết màu sắc, tính chất của vật liệu.
- Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin và trả lời câu hỏi.
? Thế nào là chất dẻo?
? Chất dẻo được chia thành mấy loại?
? Nêu sự khác nhau giữa chất dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn?
- GV: Yêu cầu HS hoàn thành bảng 2 SGK.
- GV nhận xét, bổ sung.
=> GV kết luận:
- Chất dẻo là các chất được tổng hợp từ các chất hữu cơ, cao phân tử, dầu mỏ, than đá, khí đốt.
- Chia làm 2 loại: chất dẻo nhiệt, chất dẻo nhiệt rắn.
- Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin và trả lời câu hỏi.
? Cao su là gì?
? Cao su gồm mấy loại?
? Em hãy kể các sản phẩm cách điện làm bằng cao su?
- GV nhận xét, bổ sung.
=> GV kết luận:
- Cao su là vật liệu dẻo có khả năng giảm chấn tốt, cách điện, cách âm, . . . 
- 2 loại: Cao su tự nhiên và cao su nhân tạo.
- GV: Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại?
- GV nhận xét, kết luận.
II. Vật liệu phi kim loại.
- Liên hệ trả lời.
- Cao su, nhựa, gỗ
- Tìm hiểu thông tin và trả lời.
- Tính chất: dễ gia công, không bị oxi hóa, ít mài mòn. Có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
- Vật liệu phi kim phổ biến là chất dẻo và cao su.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
- Quan sát
a. Chất dẻo.
- Tìm hiểu thông tin và trả lời.
- Chất dẻo là các chất được tổng hợp từ các chất hữu cơ, cao phân tử, dầu mỏ, than đá, khí đốt.
- Chia làm 2 loại: chất dẻo nhiệt, chất dẻo nhiệt rắn.
- Sự khác nhau giữa chất dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn:
+Chất dẻo nhiệt: có nhiệt độ nóng chảy thấp.
+Chất dẻo nhiệt rắn: có nhiệt độ cao không thể chế biến lại được.
- Hoàn thành bảng 2:
+ Áo mưa, can nhựa, vỏ bút bi, thước nhựa: chất dẻo nhiệt.
+ Ổ cắm điện, vỏ quạt điện: chất dẻo nhiệt rắn.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
b. Cao su.
- Tìm hiểu thông tin và trả lời.
- Cao su là vật liệu dẻo có khả năng giảm chấn tốt, cách điện, cách âm, . . . 
- 2 loại: Cao su tự nhiên và cao su nhân tạo.
- Giày cao su, găng tay cao su,
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
- Kim loại và phi kim loại : kim loại có tính dẫn điện tốt, giá thành cao, khó gia công, phi kim loại không có tính dẫn điện, giá thành rẻ, dễ gia công.
- Lắng nghe.
	4. Củng cố
	- GV: Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại, giữa kim loại đen và kim loại màu?
	- HS : Sự khác nhau cơ bản giữa :
	+ Kim loại và phi kim loại : kim loại có tính dẫn điện tốt, giá thành cao, khó gia công, phi kim loại không có tính dẫn điện, giá thành rẻ, dễ gia công.
	+ Kim loại đen và kim loại màu : kim loại đen có chứa sắt, kim loại màu không chức sắt hoặc chứa rất ít sắt.
 	5. Dặn dò
	- Học bài cũ.
	- Chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • docTIẾT 18 BÀI 18 VẬT LIỆU CƠ KHÍ T1.doc