Giáo án Công nghệ 8 - Bài 24: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép
I.Khái niệm chi tiết máy:
1.Chi tiết máy:
-Chi tiết là những phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và có chức năng nhất định trong máy.
2.Phân loại chi tiết máy :
-Nhóm dùng trong nhiều máy.
-Nhóm dùng trong một máy.
II.Cách lắp ráp chi tiết máy:
1.Mối ghép cố định:
-Là mối ghép mà các chi tiết được ghép không chuyển động tương đối với nhau.
+Mối ghép tháo được: Mối ghép bằng ren, then, chốt.
+Mối ghép không tháo được: mối ghép đinh tán, hàn.
2.Mối ghép động:
-Là mối ghép mà các chi tiết chuyển động tương đối với nhau.
Tuần : 10 Ngày soạn : 16-10-2014 Tiết : 20 Ngày dạy : 24-10-2014 Chương II: CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP Bài 24: KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu thế nào là chi tiết máy, phân loại chi tiết máy. - Nắm được các kiểu ghép nối các chi tiết máy trong sản phẩm. 2. Kĩ năng: - Hiểu và vận dụng kiến thức. 3. Thái độ: - Làm việc nghiêm túc. II. Chuẩn bị: 1. GV: - Cụm trục trước của xe đạp , bộ bulông-đai ốc. 2. HS: - Chuẩn bị trước bài ở nhà. III. Tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 8a1:………………………….. 8a2:……………………… 8a3:………………………. 8a4:………………………….. 8a5:……………………… 8a6:………………………. 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm ra: - GVnhắc lại khái niệm về bản vẽ lắp ? Cho ví dụ và cho HS nhận biết các chi tiết máy ? 3. Đặt vấn đề: - GV giới thiệu nội dung chương và có thể đặt vấn đề cho HS đề xuất vấn đề vào bài mới (ta đã học về các sản phẩm cơ khí rồi, ví dụ như xe máy, xe đạp,…. Các sản phẩm đó được lắp ghép bởi các chi tiết, các chi tiết được gọi là các chi tiết máy. Vậy các chi tiết đó được lắp ghép như thế nào? Chúng ta cùng đi nghiên cứu bài học ngày hôm nay? 4. Tiến trình: HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV Hoạt động 1 : Khái niệm chi tiết máy : -Theo dõi. -Tìm hiểu chi tiết máy, tìm hiểu các chi tiết máy trong hình. -Phần tử hoàn chỉnh và không thể phân chia nhỏ. -Trả lời câu hỏi. - Sử dụng trong một máy và trong nhiều máy. - Từ những kiến thức đã học ở bài “bản vẽ lắp” hướng dẫn HS tìm hiểu đâu là chi tiết máy trong hình 24.1 - Giới thiệu dấu hiệu nhận biết chi tiết máy. - Cho HS tìm hiểu hình 24.2 và cho biết chi tiết nào không phải là chi tiết máy. - Cho biết phạm vi sử dụng các chi tiết trên? Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách lắp ráp các chi tiết máy : - Thực hiện yêu cầu tìm hiểu phần II - Học sinh trả lời - Đọc SGK, nêu khái niệm và cho VD - HS ghi bài vào vở. - Nói về quá trình sản xuất ra chiếc xe đạp: Giai đoạn cuối cùng là lắp ráp - Cho các từ cần điền: Đinh tán, bulông, bằng then, chốt…vv - GV nhận xét, điều chỉnh và chốt lại Hoạt động 3 : Vận dụng: - HS chú ý theo hướng dẫn của GV - HS trả lời câu hỏi của GV - GV lấy vật mẫu và lắp ráp các chi tiết cho học sinh quan sát? -Khái niệm chi tiết máy, cách lắp ráp các chi tiết. Hoạt động 4 : Củng cố. Hướng dẫn về nhà : - Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu các lắp ghép khác các chi tiết mà em biết? - Học bài, học ghi nhớ SGK. - Chuẩn bị mới 5. Ghi bảng: I.Khái niệm chi tiết máy: 1.Chi tiết máy: -Chi tiết là những phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và có chức năng nhất định trong máy. 2.Phân loại chi tiết máy : -Nhóm dùng trong nhiều máy. -Nhóm dùng trong một máy. II.Cách lắp ráp chi tiết máy: 1.Mối ghép cố định: -Là mối ghép mà các chi tiết được ghép không chuyển động tương đối với nhau. +Mối ghép tháo được: Mối ghép bằng ren, then, chốt... +Mối ghép không tháo được: mối ghép đinh tán, hàn... 2.Mối ghép động: -Là mối ghép mà các chi tiết chuyển động tương đối với nhau. IV. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- tiet 20 cn 8.doc