Giáo án Công nghệ 7 bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuơi

 1. Các phương pháp chế biến thức ăn:

- Vật lí:

+ Cắt ngắn: thức ăn thô xanh

+ Nghiền nhỏ:thức ăn hạt

+ Xử lí nhiệt: thức ăn độc, khó tiêu

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 11350 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 7 bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuơi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30 	Ngày soạn: 29/03/2015
Tiết : 42 	Ngày dạy : 31/03/2015 
BÀI 39: CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUƠI
 I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Trình bày được mục đích dự trữ và chế biến, liệt kê được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi
- Biết cách chế biến và dự trữ một số loại thức ăn thường dùng
2/ Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích tranh ảnh để xác định được các phương pháp chế biến và dự trữ.
3/ Thái độ:
- Có ý thức tiết kiệm, biết các bảo quản một số thức ăn vật nuôi trong gia đình, giúp đỡ Ông Bà, Cha Mẹ trong gia đình về chế biến thức ăn vật nuôi như thái rau, phơi rơm rạ . . .
4/ Tích hợp bảo vệ mơi trường:
- Cĩ phương pháp chăm sĩc giống vật nuơi tốt.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1/ Chuẩn bị của giáo viên: 
- Phóng ta H66, 67, sưu tầm thêm tranh ảnh, mẫu vật có liên quan đến phương pháp chế biến thức ăn
2/ Chuẩn bị của học sinh: 
- Tìm hiểu các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn phổ biến ở địa phương.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 7A1:..........	
 7A2:	
2/ Kiểm tra bài cũ: - Thức ăn có vai trò như thế nào đối với cơ thể vật nuôi?
3/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài: Để vật nuôi ăn ngon miệng hơn và tiêu hoá tốt hơn những thức ăn khó tiêu, ta phải làm gì? HS: chế biến thức ăn
Để vật nuôi có đủ thức ăn trong mùa khan hiếm ta phải làm gì? HS: Dự trữ thức ăn
Vậy chế biến và dự trữ thức ăn nhằm mục đích gì? Gồm những phương pháp nào? Ta cùng tìm hiểu nội dung bài hôm nay.
b/ Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích chế biến và dữ trử thức ăn
- Trong chăn nuôi, người ta thường nấu chín những loại thức ăn nào? Nhằm mục đích gì?
GV: Ở nhà các em thường thấy ba mẹ mình băm thái nhỏ các loại củ, quả, rau, nghiền các loại hạt
- Vậy mục đích của công việc trên là gì?
GV: Vỏ củ sắn, đậu đậu tương, đậu phộng, khoai tây xanh vỏthường có chất độc. Làm thế nào để khử những chất độc này?ậu ủ độ thô cứng, giúp vật nuôi nhai dễ hơn, giảm thể tích vật nuôi ăn được nhiều hơn.
ïi 
- Mục đích chế biến thức ăn là gì?
GV nhận xét và ghi bài
GV: Nước ta vào mùa xuân và thu thì thức ăn vật nuôi hơn. Vậy để đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn cho vật nuôi trong một năm. Người ta phải làm gì?
- Địa phương em vào mùa thu hoạch các nông sản như khoai sắn ăn không hết thì dự trữ bằng cách nào? Tại sao?
- Đối với các loại rau cỏ thì làm như thế nào?
Dự trữ thức ăn nhằm mục đích gì ?
-Lúa, ngô, khoai sắn, đậu, thức ăn thừagiúp vật nuôi dễ tiêu hoá, mùi thơm kích thích ăn ngon miệng, diệt các mầm bệnh, chất độc
- Giảm độ thô cứng, giúp vật nuôi nhai dễ hơn, giảm thể tích vật nuôi ăn được nhiều hơn.
- rang, sấy, nấu chín, gọt vỏ, ngấm muối, rửa sạch
HS: trả lời
- Dự trữ thức ăn
Đậu tương ủ men 
- Thái mỏng, cắt nhỏ, phơi khô cho vào chum vại
- phơi khô sẽ để được lâu hơn, bỏ vào chum vại để tránh chim chuột ăn.
- Phơi khô, ủ xanh
- Nhằm dữ trử lâu hỏng và đủ thức ăn cho vật nuôi 
I/ Mục đích chế biến và dữ trử thức ăn
1. Chế biến thức ăn:
Mục đích: Tăng mùi vị, ngon miệng, giảm độ thô cứng, dễ tiêu hoá, khử chất độc hại 
2 . Dự trữ thức ăn:
Nhằm dự trữ lâu hỏng hơn và luôn đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi 
Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn 
GV: Người ta thường áp dụng những phương pháp nào để chế biến thức ăn cho vật nuôi?
GV yêu cầu HS quan sát H66, đọc yêu cầu mục 1, thảo luận làm bài tâp (5’)
- Phương pháp vật lí: cắt ngắn áp dụng với loại thức ăn nào?
- Nghiền nhỏ áp dụng với loại thức ăn nào?
- Xửû lí nhiệt áp dụng với loại thức ăn nào?
GV: Trong đậu tương có chất ức chế tiêu hoá như chymôtrepsin, trépsin; vỏ khoai tây: Sôlanin; vỏ khoai mì: axit HCN
Tương tự các phương pháp sau được áp dụng với loại thức ăn nào?Mô tả cách làm?
Gv giới thiệu thêm cho HS cách chế biến bằng đường hoá tinh bột, kiềm hoá rơm rạ, vi sinh vật
- Ngoài ra còn phương pháp nào nữa?
- Phương pháp hỗn hợp là làm như thế nào?
Gv: phối trộn là tổng hợp nhiều phương pháp trên
GV gọi 1 HS đọc phần kết luận
- Có mấy phương pháp dự trữ thức ăn vật nuôi?
GV yêu cầu HS quan sát H67, chia lớp làm 4 nhóm thảo luận hoàn thành bài tập SGK
GV nhận xét và ghi bảng
- Phơi sấy khô bằng cách nào?
- Theo em ủ xanh là làm như thế nào?
Liên hệ: Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa, vậy thường sử dụng cách nào nhất?
- HS: Phương pháp vật lí(cơ học, nhiệt học), hoá học, vi sinh vật học
- HS quan sát, thảo luận làm bài: + Vật lí: H1, 2, 3
 + Hoá học: H6, 7
 + Vi sinh vật: H4
 + Hỗn hợp: H5
- Thức ăn thô xanh, cỏ, rau lang, ngọn mía 
- Thức ăn hạt: ngô, lúa, đậu
- Thức ăn độc, khó tiêu 
Dùng cơ bản 3 phương pháp: Hoá học, Sinh học. Vật lý học 
HS quan sát Hình và mô tả cách thực hiện
- Phương pháp hỗn hợp
- Phối trộn nhiều loại thức ăn theo một công thức có sẵn
- 2 phương pháp: Phơi sấy khô và ủ xanh
HS thảo luận điền kết quả vào vở bài tập
- Đại diện HS trình bày
- Bằng năng lương mặt trời, điện, than
- HS trả lời theo hiểu biết
- Phơi khô
II/ Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn: 
 1. Các phương pháp chế biến thức ăn:
- Vật lí: 
+ Cắt ngắn: thức ăn thô xanh
+ Nghiền nhỏ:thức ăn hạt
+ Xử lí nhiệt: thức ăn độc, khó tiêu
- Hoá học: 
+ Đường hoá tinh bột: thức ăn giàu bột
+ Kiềm hoá rơm ra: Thức ăn nhiều xơ
- Vi sinh vật: Ủ men với thức ăn giàu tinh bộtï 
- Hỗn hợp
2. Phương pháp dự trữ thức ăn
- Phơi, sấy khô: Rơm, cỏ, thóc, ngô, khoai, sắn
- Ủ xanh: Rau, cỏ tươi xanh
4 / Củng cố - Đánh giá: GV gọi 1 HS đọc phần ghi nhơ
- Gọi 1 HS đọc câu hỏi cuối bài và yêu cầu HS trả lời
5/ Nhận xét - Dặn dò: Học bài theo câu hỏi SGK
Học bài theo CH SGK . nghiên cứu bài 40, tìm hiểu các phương pháp sản xuất thức ăn ở địa phương. 
IV/ RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan_30__CN_7__Tiet_42_20150727_085756.doc
Giáo án liên quan