Giáo án Công nghệ 10 - Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng

GV: Tại sao độ ẩm không khí và lượng mưa ảnh hưởng đến sinh trưởng của côn trùng?

HS: Vì lượng nước trong cơ thể côn trùng biến đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa. Có thể làm cho côn trùng phát triển tốt nhưng cũng có thể giết chết côn trùng.

GV: Tại sao bón nhiều phân đạm là điều kiện cho sâu bệnh xâm nhập?

HS: Vì phân đạm làm cho cây sinh trưởng – phát triển mạnh về thân, lá đây là điều kiện tốt nhất cho các loại sâu, bệnh hại cây trồng xuất hiện và phát triển mạnh.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 20985 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:11/09/2012	 
 Ngày dạy: ...................10A1....................10A2.......................10A3
Tiết: 14
Bài 15
ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
 1. Kiến thức: 
	- Nắm được nguồn phát sinh sâu, bệnh hại cây trồng.
	- Điều kiện môi trường ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng
	 2. Kĩ năng:
	- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp và có ý thức giữ gìn bảo vệ tài nguyên đất.
B.PHƯƠNG PHÁP.
	 - PP vấn đáp, thuyết trình, giải thích
C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	- Phiếu học tập để thảo luận nhóm.
	- Hình chụp một số loại bênh hại cây trồng do tác động của các yếu tố môi trường, giống, cách chăm sóc.
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.
 1.Ổn định tổ chức:
	 	-Kiểm tra sỹ số:
	 2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Thu báo cáo thực hành
	 3. Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY TRỊ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguồn phát sinh sâu, bệnh hại cây trồng.
GV: Khi trồng cây thì nguồn sâu bệnh có từ đâu?
HS: Nguồn sâu bệnh có sẵn trong môi trường, trên đồng ruộng, vườn hay trong hạt giống.
GV: Tại sao phải phơi đất, cày bừa, ngâm đất, phơi đất… trước khi gieo trồng?
HS: Để làm cho đất tơi xốp, xới các mầm bệnh hay ngâm trong nước để tiêu diệt các mầm bệnh.
GV: Nguyên nhân nào xuất hiện ổ dịch trên đồng ruộng?
Sử dụng hạt giống, cây con nhiễm sâu, bệnh là nguyên nhân làm cho sâu, bệnh xuất hiện trên đồng ruộng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về điều kiện khí hậu, đất đai, giống cách chăm sóc.
GV: Điều kiện khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại?
HS: Mỗi loài sâu, bệnh hại phát triển trong một giới hạn nhiệt độ nhất định, ngoài giới hạn đó thì sâu, bệnh hại không phát triển, có thể chết.
GV: Tại sao độ ẩm không khí và lượng mưa ảnh hưởng đến sinh trưởng của côn trùng?
HS: Vì lượng nước trong cơ thể côn trùng biến đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa. Có thể làm cho côn trùng phát triển tốt nhưng cũng có thể giết chết côn trùng.
GV: Tại sao bón nhiều phân đạm là điều kiện cho sâu bệnh xâm nhập?
HS: Vì phân đạm làm cho cây sinh trưởng – phát triển mạnh về thân, lá ® đây là điều kiện tốt nhất cho các loại sâu, bệnh hại cây trồng xuất hiện và phát triển mạnh.
GV: Những nguyên nhân nào làm cho cây trồng bị nhiễm bệnh?
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời: do nguồn giống, chế độ chăm sóc, điều kiện môi trường, đất đai,...
GV: Tại sao chăm sóc mất cân đối giữa nước và phân bón, bón nhiều phân đạm, ngậm úng làm cho sâu, bệnh phát triển mạnh?
HS: Thảo luận, nghiên cứu SGK và trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch.
GV: Cho HS thảo luận nhóm, dựa vào tình hình thực tế tại địa phương và kiến thức đã học hãy cho biết điều kiện nào để cho sâu, bệnh phát triển thành dịch?
HS: Thảo luận, ghi nhận và cử đại diện nhóm trả lời.
GV: Nhận xét, đánh giá và bổ sung, giảng thêm cho HS hiểu rõ hơn
I. Nguồn sâu, bệnh hại
1. Nguồn sâu bệnh hại
 - Có sẵn trên đồng ruộng.
 - Hạt giống cây con nhiễm bệnh.
’ Để ngăn ngừa sâu, bệnh phát triển: cày, bừa, ngâm đất, phơi đất,…
2. Sự phát sinh và phát triển của sâu bệnh hại
Sử dụng hạt giống, cây con nhiễm sâu, bệnh là nguyên nhân làm cho sâu, bệnh xuất hiện trên đồng ruộng.
II. Điều kiện khí hậu, đất đai
1. Nhiệt độ môi trường
 - Ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh.
 - Ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập và lây lan của bệnh hại.
2. Độ ẩm không khí và lượng mưa
 - Ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của côn trùng.
 - Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh.
3. Điều kiện đất đai
 - Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, cây trồng phát triển không bình thường nên rất dễ bị sâu bệnh phá hoại.
Ví dụ: trên đất giàu mùn, đạm: cây trồng dễ mắc bệnh đạo ôn.
trên đất chua, cây trồng kém phát triển và dễ bị bệnh tiêm lửa.
III. Giống cây trồng và chế độ chăm sóc
1. Giống cây trồng
 Sử dụng hạt giống, cây con bị nhiễm sâu, bệnh là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát triển trên đồng ruộng.
2. Chế độ chăm sóc
- Chế độ chăm sóc mất cân đối giữa nước, phân bón làm cho sâu, bệnh phát triển mạnh.
- Bón nhiều phân đặc biệt là phân đạm làm tăng tính nhiễm bệnh của cây trồng.
- Ngập úng và những vết thương cơ giới gây ra cho cây trồng trong quá trình chăm sóc tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập vào cây trồng.
IV. Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch
Một ổ dịch có thể phát triển khắp ruộng, cánh đồng khi: Có đủ thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, sâu, bệnh sinh sản mạnh, ổ dịch sẽ lan nhanh.
	4. Củng cố
	- Làm thế nào để hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng thành dịch?
	5. Hướng dẫn về nhà: 
	- Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
	- Xem trước bài mới để chuẩn bị cho bài thực hành – quan sát các loại bệnh xảy ra trên cây trồng: lúa, cam, chanh, bưởi, dừa,…và các loại sâu gây hại cây trồng. Nguyên lý phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng, vai trò của các loài thiên địch.
	6. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
	.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet14.doc