Giáo án môn Công nghệ Lớp 10 - Chủ đề: Đặc điểm, tính chất kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường

1. Mức độ nhận biết

Câu 1.1. Nêu khái niệm phân hóa học, phân hữu cơ và phân vi sinh vật ?

Câu 1.2: Nêu đặc điểm, tính chất của phân hóa học, phân hữu cơ và phân vi sinh vật?

Câu 1.3: Tính chất của phân hóa học?

A. Tỉ lệ chất dinh dưỡng cao

B. Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng

C. Dễ tan.

D. Tỉ lệ chất dinh dưỡng thấp.

Câu 1.4: Đặc điểm của phân hữu cơ?

A. Tỉ lệ chất dinh dưỡng cao.

B. Tỉ lệ chất dinh dưỡng ổn định.

C. Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng.

D. Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng.

Câu 1.5: Phân bón chứa các loại vi sinh vật sống là ?

A. Phân xanh.

B. Phân vi sinh vật.

C. Phân đạm.

D. Phân hữu cơ.

 

doc15 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 10 - Chủ đề: Đặc điểm, tính chất kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Tên chủ đề: bài 12: ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT KỸ THUẬT SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG
II. Xác định nội dung chủ đề
	Chủ đề này được xây dựng dựa trên các nội dung sau đây của chương trình Công nghệ 10: 
III. Mục tiêu của chủ đề
Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của các bài học “Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường” được xác định như sau:
1, Về kiến thức
+ Trình bày được những đặc điểm và tính chất của phân bón hoá học, phân hữu cơ tự nhiên và phân vi sinh vật
+ Nêu được kỹ thuật sử dụng các loại phân bón thông thường
2, Về kỹ năng
 Rèn học sinh các kĩ năng:
- Phân tích, tự học, chia sẻ trong hoạt động nhóm
- Kĩ năng thực hành: Biết cách sử dụng một số loại phân bón có ở địa phương.
3, Về thái độ
+ Có ý thức bảo vệ môi trường qua sử dụng một số loại phân bón thông thường.
 	+ Có ý thức và hứng thú tham gia các hoạt động học tập. 
+ Tích cực vận dụng những hiểu biết về kĩ thuật sử dụng phân bón ở địa phương.
+ Luôn coi trọng sự hợp tác với các bạn trong nhóm và sự hỗ trợ của thầy, cô giáo trong suốt quá trình thực hiện các hoạt động của dự án.
4, Các năng lực hướng tới
- Năng lực lập kế hoạch 
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Có khả năng phát hiện vấn đề, đề xuất cách giải quyết vấn đề hợp lí, hiệu quả: Chủ động vận dụng kiến thức đã học trong bài học vào việc giải quyết các vấn đề phát hiện trong bài học.
- Năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm: Xác định được trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm; tự đánh giá khả năng của mình và đánh giá khả năng của các thành viên trong nhóm để phân công công việc phù hợp phù hợp; chủ động hoàn thành phần việc được giao; chỉ ra mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của nhóm; khiêm tốn, lắng nghe trong quá trình học tập, luôn học hỏi các thành viên trong nhóm; diễn đạt được ý tưởng của bản thân một cách tự tin
- Năng lực tự học: Học sinh tự giác, chủ động xác định nhiệm vụ học tập, mục tiêu học tập phù hợp với bản thân và nỗ lực, tự lực thực hiện các nhiệm vụ được giao để thực hiện mục tiêu học tập. Chịu khó, chủ động đọc tài liệu, ghi chép thông tin cần thiết và nội dung thảo luận khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực sáng tạo
IV. Mô tả mức độ yêu cầu
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
 - Trình bày được khái niệm phân hóa học, phân hữu cơ và phân vi sinh vật
- Trình bày được đặc điểm, tính chất phân hóa học, phân hữu cơ và phân vi sinh vật
- Hiểu được kĩ thuật sử dụng phân hóa học, phân hữu cơ và phân vi sinh vật
- Giải thích được tác động của các loại phân bón đến đất và cây trồng
-Nghiên cứu được các hướng sử dụng khác nhau của các loại phân bón đối với từng loại đất và các giống cây trồng khác nhau
- Áp dụng được kĩ thuật sử dụng các loại phân bón cho cây trồng ở địa phương
- Đề xuất các biện pháp kĩ thuật cần thiết cần thiết khi sử dụng phân bón nhằm tăng năng xuất cây trồng và bảo vệ được môi trường đất ở địa phương em?
V. Biên soạn câu hỏi
HỆ THỐNG CÂU HỎI KIỂM TRA
1. Mức độ nhận biết
Câu 1.1. Nêu khái niệm phân hóa học, phân hữu cơ và phân vi sinh vật ?
Câu 1.2: Nêu đặc điểm, tính chất của phân hóa học, phân hữu cơ và phân vi sinh vật?
Câu 1.3: Tính chất của phân hóa học?
A. Tỉ lệ chất dinh dưỡng cao	
B. Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng
C. Dễ tan.	
D. Tỉ lệ chất dinh dưỡng thấp.
Câu 1.4: Đặc điểm của phân hữu cơ?
A. Tỉ lệ chất dinh dưỡng cao.	
B. Tỉ lệ chất dinh dưỡng ổn định.
C. Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng.	
D. Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng.
Câu 1.5: Phân bón chứa các loại vi sinh vật sống là ?
A. Phân xanh.	
B. Phân vi sinh vật.
C. Phân đạm.	
D. Phân hữu cơ.
Câu 1.6: Dựa vào số lượng nguyên tố dinh dưỡng, phân hóa học được chia thành mấy loại?
A. 5	
B. 1
C. 3	
D. 2
 2. Mức độ thông hiểu
Câu 2.1: Kĩ thuật sử dụng phân đạm, kali?
A. Bón cùng phân xanh.	
B. Bón cùng phân chuồng.	
C. Bón thúc.	
D. Bón lót.
Câu 2.2: Thành phần chính của phân lân hữu cơ vi sinh do Việt Nam sản xuất là?
A. Than bùn. 
B. Vi sinh vật cố định đạm. 
C. Apatit. 
D. Vi sinh vật chuyển hóa lân.
Câu 2.3: Khi sử dụng phân chuồng cần ủ cho hoai mục vì?
A. Thúc đẩy quá trình phân giải chất hữu cơ.	
B. Diệt mầm mống cỏ dại. 
C. Diệt nấm bệnh, vi khuẩn, siêu vi trùng gây bệnh.
D. Tất cả các ý trên.	
	Câu 2.4: Vì sao phải tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh trong sản xuất nông nghiệp?
A. Phân hữu cơ và phân vi sinh có tác dụng cải tạo đất, không gây độc hại cho cây.
B. Phân hữu cơ và phân vi sinh vật chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ dinh dưỡng thấp.
C. Phân hữu cơ và phân vi sinh vật phù hợp với tất cả các loại đất và các loại cây trồng
B. Phân hữu cơ và phân vi sinh vât cho hiệu quả nhanh chóng nhưng không gây độc hại cho đất và cho cây trồng.
Câu 2.5: Nêu kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường?
3. Mức độ vận dụng thấp
- Nhóm 1: Tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm, tính chất và kĩ thuật sử dụng phân hóa học thông qua trả lời các câu hỏi gợi ý sau:
 	Câu 3.1: Tại sao phân đạm, lân, kali lại được gọi là phân hóa học?
Câu 3.2: Vì sao bón nhiều phân hóa học, đặc biệt là phân đạm lại làm cho đất bị chua?
- Nhóm 2: Tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm, tính chất và kĩ thuật sử dụng phân hữu cơ thông qua trả lời các câu hỏi gợi ý sau:
Câu 3.3: Tại sao phân xanh, phân chuồng, phân bắc lại được gọi là phân hữu cơ?
	Câu 3.4: Vì sao bón phân hữu cơ lại có tác dụng cải tạo đất?	
- Nhóm 3: Tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm, tính chất và kĩ thuật sử dụng phân hữu cơ thông qua trả lời các câu hỏi gợi ý sau:
Câu 3.5: Bón phân vi sinh vật có tác dụng gì ?
Câu 3.6: Vì sao phân vi sinh vật lại chỉ được sử dụng cho một số loại cây nhất định và thời gian sử dụng lại ngắn?
4. Mức độ vận dụng cao
- Nhóm 1: Tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm, tính chất và kĩ thuật sử dụng phân hóa học thông qua trả lời các câu hỏi gợi ý sau:
Câu 4.1: Sử dụng phân hóa học để bón cho cây vào những thời điểm nào là hợp lí?
Câu 4.2: Để đất trồng không bị thoái hóa và sản phẩm không bị tồn dư chất hóa học thì nên sử dụng phân hóa học như thế nào?
- Nhóm 2: Tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm, tính chất và kĩ thuật sử dụng phân hữu cơ thông qua trả lời các câu hỏi gợi ý sau:
Câu 4.3: Kĩ thuật sử dụng phân hữu cơ như thế nào là đúng cách?
Câu 4.4: Kĩ thuật cải tạo đất thông qua hoạt động bón phân?
- Nhóm 3: Tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm, tính chất và kĩ thuật sử dụng phân hữu cơ thông qua trả lời các câu hỏi gợi ý sau:
Câu 4.5: Nêu những việc nên làm và không nên làm của dân địa phương khi sử dụng phân bón cho cây trồng?
- Câu hỏi tổng hợp cho các nhóm: 
Câu 4.6: Bằng những hiểu biết thu nhận được qua bài học và điều tra thực tế, em hãy thử đề xuất các biện pháp kĩ thuật cần thiết cần thiết khi sử dụng phân bón nhằm tăng năng xuất cây trồng và bảo vệ được môi trường đất ở địa phương em?
VI. Thiết kế tiến trình dạy học (Sử dụng dạy học theo nhóm, nhóm 5-6 hs, phân trưởng nhóm, thư kí trong 1 nhóm)
1. Thiết kế tiến trình dạy học.
1.1. Các hoạt động trong bài học
Bài học được thiết kế thành 5 hoạt động chính:
	+ Hoạt động 1: Khởi động
	+ Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
	+ Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
	+ Hoạt động 4: Vận dụng
	+ Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
1.2. Mục tiêu bài học
- ( Đã trình bày ở phần trên)
1.3. Chuẩn bị
a. Chuẩn bị của giáo viên
- SGK, tài liệu tham khảo về các loại phân bón thường dùng.
- Chuẩn bị video về thực trạng sử dụng các loại phân bón trong nông nghiệp
- Liên hệ với gia đình học sinh có đất nông nghiệp để học sinh thực hành.
b. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, tài liệu tham khảo, thiết bị kết nối internet, sổ ghi chép. Các thiết bị cần cho quá trình thu thập thông tin, trình bày sản phẩm.
- Học sinh tìm hiểu nghiên cứu về đặc điểm, tính chất và kĩ thuật sử dụng các loại phân bón từ đó sắm vai thành các loại phân bón mà giáo viên phân công và chuẩn bị các trang phụ phù hợp với vở kịch của nhóm
2. Tiến trình dạy học chủ đề
Hoạt động 1: Khởi động
Câu hỏi 1: 
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
 GV cho HS theo dõi video về thực trạng sử dụng các loại phân bón trong nông nghiệp hiện nay.
 Em có nhận xét gì về cách sử dụng phân bón trong nông nghiệp ở đoạn video vừa xem?
*Bước 2: Nhận và thực hiện nhiệm vụ
-HS: suy nghĩ trả lời
- Giáo viên: 
- Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
*Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
*Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
- Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức. 
Câu hỏi 2: 
	* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
	Tình huống: HS áp dụng thực tế sử dụng phân bón ở gia đình hoặc địa phương mình
Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi: 
- Kể tên các loại phân bón đã sử dụng?
- Đánh giá hiệu quả sử dụng?
	*Bước 2: Nhận và thực hiện nhiệm vụ
*Học sinh:
- Nhận nhiệm vụ.
- Phân công nhiệm vụ, giới hạn thời gian cho từng các nhân.
- Thực hiện, hoàn thành câu hỏi.
* Giáo viên: 
- Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
*Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
- Chữa bài bằng cách gọi nhóm nào hoàn thiện nhanh lên bảng trình bày sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét.
*Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
- Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức, Đưa ra những nội dung cần giải quyết trong bài học: 
	+ Nắm được các loại phân bón thông thường.
	+ Biết được tính chất cơ bản của các loại phân.
	+ Sử dụng hiệu quả các loại phân bón đó.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
	(Hoạt động nhóm, GV chia lớp thành 3, mỗi nhóm 8-10 học sinh)
I. Một số loại phân bón thông thường 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ	
-GV: Nêu các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện:
- Nhiệm vụ:	
-HS phân loại các loại phân bón theo nhóm dựa vào nguồn gốc.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
*Học sinh:
- Nhận nhiệm vụ.
- Phân công nhiệm vụ, giới hạn thời gian cho từng các nhân.
- Thực hiện, hoàn thành câu hỏi.
* Giáo viên: 
- Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
- Chữa bài bằng cách gọi nhóm nào hoàn thiện nhanh lên bảng trình bày sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
- Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát)
II. Đặc điểm, tính chất và kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
(Sử dụng phương pháp sắm vai)
-GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm: Mỗi nhóm sẽ tìm hiểu về đặc điểm, tính chất và cách sử dụng về 1 loại phân bón
	+ Nhóm 1: Phân hóa học
	+ Nhóm 2: Phân hữu cơ
	+ Nhóm 3: Phân vi sinh vật
Gv: Gợi ý học sinh phân tích, tìm hiểu chủ đề bằng hệ thống câu hỏi, Yêu cầu học sinh nghiên cứu tài liệu, điều tra thực tế địa phương và trả lời
Câu hỏi:
Thành phần dinh dưỡng của phân bón nhiều hay ít, tỉ lệ cao hay thấp?
Khả năng hòa tan và hấp thụ của cây trồng với từng loại ?
Có tác dụng cải tạo đất hay không?
Nên sử dụng như thế nào cho phù hợp và hiệu quả? Vì sao?
Giá trị kinh kế của từng loại trong thực tiễn?
Bước 2: Nhận nhiệm vụ
*Học sinh:
- Nhận nhiệm vụ.
- Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ.
- Phân công nhiệm vụ, giới hạn thời gian cho từng cá nhân.
- Thống nhất kết quả trong nhóm, thống nhất cách trình bày.
- Nhóm trưởng cần có sổ tay ghi chép tiến trình làm việc của từng cá nhân trong nhóm.
- Hoàn thiện sản phẩm.
	( Học sinh đi thực tế, tự nghiên cứu và sắm vai cho phù hợp)
* Giáo viên
 Kiểm tra kế hoạch các nhóm để tiện việc đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của từng cá nhân, nhóm. Đôn đốc học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Trình bày, báo cáo, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ.
	- Giáo viên kiểm tra sản phẩm của các nhóm, phát vấn.
	- Các nhóm khác theo dõi, trao đổi, phát vấn trực tiếp.
	(Khuyến khích học sinh trình bày sáng tạo bằng các vở kịch, đoạn video...có sáng tạo về ngôn ngữ, trang phục...)
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá.
- Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức (Nội dung kiến thức là câu trả lời của hệ thống câu hỏi trên)
	- Đánh giá bằng hệ thống câu hỏi bài học theo các mức độ nhận thức.
	- Đánh giá tiến trình thực hiện dự án của các nhóm theo biểu mẫu:
Số TT
Tiêu chí
Điểm
Ghi chú
1
2
3
4
5
1
Kiến thức, kĩ năng thu được sau dự án
Dựa vào kết quả bài kiểm tra viết và kĩ năng thực hành
2
Chỉ rõ những nhiệm vụ cần thực hiện của mỗi cá nhân
Dựa vào kế hoạch của nhóm
3
Hoàn thành nhiệm vụ được giao trong kế hoạch 
Dựa vào sản phẩm hoàn thành
4
Vận dụng kiến thức liên môn trong dự án
Dựa vào nội dung trình bày 
5
Đảm bảo tính tích hợp trong thực hiện dự án 
Dựa vào nội dung trình bày của cá nhân, nhóm
6
Tích cực tự học và tham gia dự án
Dựa vào quan sát
7
Tích cực hỗ trợ, hợp tác với các bạn trong quá trình thực hiện dự án
Dựa vào quan sát
8
Sản phẩm có tính khoa học
Dựa vào sản phẩm được trình bày
9
Sản phẩm thực sự có tác dụng, ý nghĩa đối với thực tiễn đời sống
Dựa vào sản phẩm được trình bày
10
Trình bày rõ ràng, lô gic, hấp dẫn và trả lời được các vấn đề cần tìm hiểu của dự án.
Dựa vào phần trình bày của cá nhân, nhóm
Mỗi tiêu chí trên được cho điểm từ 1-5. Mức thấp nhất là 1, cao nhất là 5. 
Tổng điểm là 50: Đạt loại xuất sắc; 45-49: đạt loại tốt; 35-44: Đạt loại khá; 25-34: đạt. Dưới 20: chưa đạt
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
	Gv: Sử dụng các câu hỏi chia thành các mức độ nhận thức yêu cầu cá nhân làm bài tập(các câu hỏi kiểm tra đánh giá), sau đó hoạt động trong nhóm để trao đổi, chia sẻ kết quả làm bài tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
	- Làm việc các nhân: HS vận dụng kiến thức mới được hình thành để làm bài tập.
	- Hoạt động nhóm: Hs trong cùng 1 nhóm chia sẻ, trao đổi và thống nhất kết quả làm bài tập vận dụng.
	Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
	- Gv cho các nhóm bốc thăm, 1 nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, chia sẻ ý kiến.
	- Nhận xét, nêu đáp án gợi ý hướng giải quyết vấn đề.
	Bước 4: Đánh giá và tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
	- Dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ và đáp án của các câu hỏi bài tập. HS tự đánh giá kết quả học tập.
	- GV: Nhận xét chung và đánh giá kết quả học tập của học sinh.
	*Sản phẩm của học sinh cần hoàn thành
	- Trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
	- Tự đánh giá được kết quả học tập các nhân, của nhóm.
Hoạt động 4: vận dụng
	Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
	- GV liên hệ với gia đình HS có đất trồng nông nghiệp và giao cho mỗi nhóm phần đất có thể làm được 3 luống rau nhỏ.
	+ HS các nhóm tự làm đất.
	+ Tùy từng thời điểm để 3 nhóm chọn chung 1 loại rau ngắn ngày.
	+ Với mỗi nhóm, mỗi luống rau sẽ trồng cùng 1 thời điểm nhưng bón 3 loại phân khác nhau.
	+ Tự phân công nhau chăm sóc và ghi chép đầy đủ các loại thông tin thay đổi trong quá trình theo dõi về các loại chỉ tiêu như: khả năng sinh trưởng, phát triển của rau, năng suất, chất lượng sản phẩm.
	+ Đánh giá khả năng ảnh hưởng của từng loại phân bón đến đất trồng.
	- Gv hướng dẫn, gợi ý cho học sinh 
	+ Học hỏi cách làm đất, vun luống, trồng rau, chăm sóc rau thường xuyên.
	+ Trong quá trình thực hiện có ghi chép, chụp hình các bước thực hiện.
	+ Kết quả thực hành được trình bày dưới dạng chiếu hình ảnh, slide, có sản phẩm thực.
	+ Khuyến khích có những đề xuất mới trong cách chăm sóc và thu hoạch rau, quản lý, sử dụng đất.
	+ Để hiệu quả sử dụng phân bón cao có nên sử dụng kết hợp các loại phân bón không? Kết hợp như thế nào? VÌ sao?
	Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
	- Học sinh hoạt động thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch đã thống nhất trong nhóm.
	- Gv: Theo dõi tiến trình thực hiện của học sinh, hỗ trợ khi học sinh cần để học sinh hoàn thành tốt kế hoạch học tập.
	Bước 3: Trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
 Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình.
	Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
	Giáo viên: thiết kế phiếu đánh giá sản phẩm
STT
Tiêu chí
Đạt
Không
1
Hoạt động đúng theo kế hoạch
 2
Có sản phẩm thực tế
3
Quy trình đảm bảo VSATTP
4
Chất lượng sản phẩm
5
Sự thống nhất trong hoạt động nhóm
6
Có đề xuất mới
Tổng kết: 
+ Mức đạt: 2-3/6 tiêu chí xếp mức đạt, trong đó tiêu chí 2 và 3 phải xếp mức đạt.
+ Mức khá:4-5/6 Tiêu chí xếp mức đạt, trong đó tiêu chí 2,3,4 phải xếp mức đạt.
+ Mức giỏi: cả 6 tiêu chí xếp mức đạt.
+ Không đạt: Các trường hợp còn lại.
	(GV Cần thiết kế các tiêu chí đánh giá ở mức đạt và không đạt)
	Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng.
-Đề xuất phương pháp sử dụng phân bón phù hợp cho địa phương.
-Tìm hiểu cách sử dụng trên nhiều loại đất khác nhau.
-Làm báo cáo powerpoint, video về cách sử dụng phân bón với cây chè, lúa, rau màu ở địa phương.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_cong_nghe_lop_10_chu_de_dac_diem_tinh_chat_ky_th.doc