Giáo án Chuyên đề Vật lý Lớp 8 - Chuyên đề: Lực cơ

Câu 12: Hai xe ô tô giống nhau đang đứng yên thì nổ máy cho xe chạy. Xe thứ nhất sau 10 giây vận tốc đạt được 12m/s, xe thứ hai cũng sau 10 giây vận tốc chỉ đạt 6m/s. Hãy so sánh lực kéo của động cơ của hai xe bằng cách chọn kết quả đúng nhất trong các kết quả sau

A. Hai lực kéo bằng nhau.

B. Lực kéo của xe thứ nhất lớn hơn lực kéo của xe thứ hai.

C. Lực kéo của xe thứ nhất nhỏ hơn lực kéo của xe thứ hai.

D. Lực kéo của xe thứ nhất lớn hơn lực kéo của xe thứ hai 2 lần.

Lời giải:

Câu trả lời đúng : Hai xe giống nhau, cùng nổ máy trong cùng thời gian 10 giây xe thứ nhất đạt vận tốc 12m/s, xe thứ hai đạt vận tốc 6m/s (vận tốc xe thứ nhất gấp 2 lần vận tốc xe thứ hai) nên lực kéo của xe thứ nhất lớn hơn lực kéo của xe thứ hai hai lần Chọn D

* Nhận xét: Học sinh sẽ khó khăn trong việc phân tích hai xe giống nhau, cùng trong thời gian 10 giây, vận tốc xe thứ nhất gấp 2 lần vận tốc xe thứ hai nên lực kéo xe thứ nhất lớn hơn lực kéo xe thứ hai hai lần học sinh chọn đáp án B.

Câu 13: Một học sinh thả một quả bóng từ trên cao xuống và nhận thấy quả bóng càng rơi, càng chuyển động nhanh lên. Phát biểu đúng là

A. Quả bóng không còn chịu tác dụng của lực nào vì tay ta đã thả quả bóng ra.

B. Quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này chỉ có thể là lực của tay ta.

C. Quả bóng cũng là một vật nặng nên giống như mọi vật nặng khác, khi được thả từ trên cao, đều rơi xuống nhanh dần, dù không chịu tác dụng của lực nào.

D. Quả bóng được thả ra nên không còn chịu tác dụng lực của tay. Tuy nhiên quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này không phải lực của tay mà là một lực khác.

Lời giải:

Lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật. Trong trường hợp này hướng không thay đổi nhưng tốc độ chuyển động thay đổi do đó phải có lực tác dụng lên vật, lực này không phải lực của tay mà là một lực khác Chọn D

 

doc41 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chuyên đề Vật lý Lớp 8 - Chuyên đề: Lực cơ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực cân bằng nếu vật đang đứng yên thì tiếp tục đứng yên, nếu vật đang chuyển động thì tiếp tục chuyển động đều tức là vận tốc của vật không thay đổi.
 Chọn C
* Nhận xét: Học sinh thường hay nhầm cứ có hai lực tác dụng vào vật là vận tốc của vật không thay đổi.
Câu 8: Vật sẽ như thế nào nếu chỉ chịu tác dụng của hai lực không cân bằng? 
A. Vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.	
B. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.	
C. Vật sẽ chuyển động với vận tốc biến đổi.	
D. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi.
	Lời giải:	
Vật chịu tác dụng của hai lực không cân bằng thì sẽ chuyển động với vận tốc biến đổi Chọn C
* Nhận xét: Học sinh thường hay nhầm với các trường hợp cụ thể, cứ có lực tác dụng vật, đang đứng yên sẽ chuyển động hoặc vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
Câu 9: Nếu vật chịu tác dụng của hai lực không cân bằng, thì các lực này không thể làm vật
A. đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần.	
B. đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lại.	
C. bị biến dạng.
D. đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều.	
	Lời giải:	
Vật chịu tác dụng của hai lực không cân bằng thì sẽ chuyển động với vận tốc biến đổi, không thể chuyển động thẳng đều Chọn D
* Nhận xét: Học sinh thường hay nhầm với các trường hợp cụ thể, cứ có lực tác dụng, vật đang đứng yên sẽ chuyển động hoặc vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
O
A
C
D
t
v
B
Câu 10: Một vật chịu tác dụng của hai lực chuyển động trên một đường thẳng, đồ thị vận tốc theo thời gian được biểu diễn như hình vẽ. Trong các thông tin dưới đây, thông tin sai là.
A. Giai đoạn từ A đến B, độ lớn của hai lực không bằng nhau.	
B. Giai đoạn từ B đến C, hai lực tác dụng cùng một hướng theo hướng chuyển động của vật.	
C. Giai đoạn từ C đến D, hai lực cân bằng nhau.
D. Giai đoạn từ C đến D, hai lực cùng phương, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau.	
	Lời giải:	
Vật chịu tác dụng của hai lực không cân bằng thì sẽ chuyển động với vận tốc biến đổi, không thể chuyển động thẳng đều Chọn D
* Nhận xét: Học sinh thường không chú ý đến câu hỏi yêu cầu tìm thông tin sai nên hay chọn đáp án D.
Câu 11: Một chiếc tàu thủy nổi được trên mặt nước là nhờ tác dụng của 
 A. trọng lực do trái đát hút xuống phía dưới.
B. lực nâng của nước đẩy lên phía trên.	
C. lực hút của trái đát, lực nâng của nước và lực đẩy của chân vịt phía sau tàu.	
D. trọng lực của trái đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau.
Lời giải:
Tàu thủy có thể nổi được là nhờ tác dụng của lực hút của trái đất và lực nâng của nước, hai lực này là hai lực cân bằng Chọn D
* Nhận xét: Học sinh thường hay chọn C vì cho rằng ngoài hai lực trên còn có lực của chân vịt phía sau giúp cho tàu nổi trên mặt nước. Lực của động cơ giúp tàu chuyển động.
Câu 12: Một vật đang chuyển động thẳng đều với vận tốc v dưới tác dụng của hai lực cân bằng và theo chiều của lực . Nếu tăng cường độ lực thì vật sẽ chuyển động với vận tốc
A. luôn tăng dần.	
B. luôn giảm dần.	
C. tăng dần đến giá trị cực đại, rồi giảm.
D. giảm đến giá trị bằng không rồi đổi chiều và tăng dần.	
	Lời giải:	
Vật chịu tác dụng của hai lực không cân bằng thì sẽ chuyển động với vận tốc biến đổi. Nếu lực tăng về cường độ thì vận tốc của vật giảm đến giá trị bằng không, rồi đổi chiều và tăng Chọn D
* Nhận xét: Học sinh sẽ chọn B vì ban đầu vật chuyển động theo chiều của lực, khi tăng thì vận tốc của vật giảm. 
DẠNG 2: QUÁN TÍNH TRONG ĐỜI SỐNG VÀ TRONG KỸ THUẬT
A. PHƯƠNG PHÁP
* Đây là dạng bài tập định tính yêu cầu học sinh nắm vững lí thuyết sau để giải các bài tâp.
- Quán tính là tính chất giữ nguyên vận tốc của vật.
- Hiện tượng quán tính có lợi hay có hại tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
- Để thay đổi vận tốc của vật (tăng hoặc giảm) quán tính có tác dụng hạn chế sự thay đổi đó. Nếu thay đổi vận tốc đột ngột sẽ dẫn đến nhiều sự cố kỹ thuật hoặc tai nại.
- Quán tính cũng được lợi dụng nhiều trong đời sống và trong kỹ thuật: giũ quần áo, vung mực.
- Vật có khối lượng càng lớn thì quán tính càng lớn.
- Vật có khối lượng càng lớn tức là có quán tính càng lớn thì càng khó thay đổi vận tốc.
* Chú ý: Cần nhấn mạnh cho học sinh bất kì vật nào dù nhỏ hay lớn đều có quán tính.
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Hành khách ngồi trên xe oto đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe
A. đột ngột giảm vận tốc.	
B. đột ngột tăng vận tốc.	
C. đột ngột rẽ sang phải.	
D. đột ngột rẽ sang trái.
	Lời giải:	
Khi xe đang chuyển động thẳng, người ngồi trên xe đang chuyển động cùng với xe. Khi xe đột ngột rẽ phải, chân người ngồi trên xe sẽ chuyển động theo xe, mặt khác do quán tính mà phần phía trên cơ thể người vẫn có xu hướng chuyển động theo hướng ban đầu với vận tốc như cũ, kết quả là thân người có xu hướng nghiêng về bên trái Chọn C
* Nhận xét: Học sinh thường không chỉ rõ phần nào cơ thể chuyển động theo xe, phần nào chuyển động theo hướng cũ.
Câu 2: Dấu hiệu nào sau đây cho phép khẳng định vật đang chuyển động theo quán tính?
A. Vật chuyển động theo đường tròn.	
B. Vật tiếp tục chuyển động khi các lực tác dụng lên vật mất đi.	
C. Vật chuyển động trên một đường thẳng.	
D. Vật chịu tác dụng của một lực rất nhỏ.
Lời giải:
Vật tiếp tục chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi cho phép khẳng định vật đang chuyển động theo quán tính Chọn B
* Nhận xét: Học sinh thường nhầm chuyển động tròn là chuyển động theo quán tính.
Câu 3: Khi xe đạp, xe máy đang lao dốc, muốn dừng lại một cách an toàn nên hãm phanh 
A. bánh trước.	
B. bánh sau.	
C. đồng thời cả hai bánh.	
D. bánh trước hoặc bánh sau đều được.
Lời giải:
Khi hãm phanh bánh sau xe dừng lại dần dần đảm bảo an toàn Chọn B
* Nhận xét: Học sinh thường chọn hãm phanh đồng thời cả hai bánh, nếu hãm đồng thời cả hai bánh không đảm bảo an toàn.
Câu 4: Hành khách ngồi trên xe oto đang chuyển động bỗng thấy mình bị chúi người về phía trước. Điều nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Xe đột ngột giảm vận tốc.	B. Xe đột ngột tăng vận tốc.	
C. Xe đột ngột rẽ sang phải.	D. Xe đột ngột rẽ sang trái.
	Lời giải:	
Khi xe đang chuyển động thẳng, người ngồi trên xe đang chuyển động cùng với xe. Khi xe đột ngột giảm vận tốc, chân người ngồi trên xe sẽ chuyển động theo xe, mặt khác do quán tính mà phần phía trên cơ thể người vẫn có xu hướng chuyển động theo hướng ban đầu với vận tốc như cũ, kết quả là thân người có xu hướng chúi về phía trước Chọn A
* Nhận xét: Học sinh thường không chỉ rõ phần nào cơ thể chuyển động theo xe, phần nào chuyển động theo hướng cũ.
Câu 5: Khi nói về quán tính của một vật, kết luận nào không đúng?
 A. Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính.	
B. Vì có quán tính nên mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột nhột được.	
C. Vật có khối lượng lớn thì quán tính nhỏ và ngược lại.	
D. Vật có khối lượng lớn thì quán tính lớn và ngược lại.
Lời giải:
Vật có khối lượng càng lớn thì quán tính càng lớnChọn C
Câu 6: Hai ô tô có khối lượng khác nhau: Xe thứ nhất có khối lượng 5 tấn, xe thứ hai có khối lượng 2 tấn cùng chuyển động thẳng đều. Hai xe chạy với cùng vận tốc, xe nào có thể dừng lại nhanh hơn nếu gặp chướng ngại vật phía trước (coi điều kiện phanh của hai xe là như nhau)?
 A. Xe thứ hai dừng lại nhanh hơn vì nó nhẹ hơn.	
B. Xe thứ nhất dừng lại nhanh hơn vì nó nặng hơn.	
C. Cả hai xe dừng lại cùng nhau vì chúng có cùng vận tốc.	
D. Xe thứ nhất dừng lại nhanh hơn vì có quán tính lớn hơn.
Lời giải:
Khi hai xe chạy với cùng một vận tốc gặp chướng ngại vật ô tô nhỏ có thể dừng lại nhanh hơn vì vật có khối lượng càng nhỏ thì quán tính càng nhỏ do đó khi phanh thì xe này có thể giảm vận tốc nhanh hơnChọn A
* Nhận xét: Trường hợp này học sinh sẽ dễ nhầm lẫn, hai xe chuyển động với cùng một vận tốc nên khi gặp chướng ngại vật thì hai xe sẽ dừng lại cùng nhau.
Câu 7: Trong các chuyển động sau chuyển động theo quán tính là
 A. Một ô tô đang chạy trên đường.	
B. Một người đang đi xe đạp thì ngừng đạp, nhưng xe vẫn chuyển động tới phía trước.	
C. Chuyển động của dòng nước trên sông.	
D. Chuyển động của một vật được thả từ trên cao xuống.
Lời giải:
Khi không có lực tác dụng lên vật mà vật đang chuyển động vẫn tiếp tục chuyển động thì chuyển động đó là chuyển động theo quán tínhChọn B
* Nhận xét: Trong trường hợp này học sinh hay chọn đáp án C vì cho rằng chuyển động của dòng nước trên sông là chuyển động theo quán tính.
Câu 8: Một người đèo một người phía sau di chuyển trên một chiếc xe gắn máy. Chiếc xe phanh gấp, người phía sau sẽ
A. chúi đầu về phía trước.	
B. nghiêng sang bên phải.
C. nghiêng về bên trái.	
D. ngửa về phía sau.
Lời giải:
Chiếc xe đang chuyển động, đột ngột phanh gấp thì người trên xe sẽ chúi đầu về phía trước do có quán tínhChọn A.
* Nhận xét: Trong trường hợp này học sinh hay chọn đáp án D, nhầm với trường hợp xe tăng vận tốc đột ngột.
Câu 9: Khi đi trên đường trơn, nếu bị ngã thì người bị ngã về phía nào?
A. Về phía trước.	
B. Về phía sau.	
C. Bị ngã ngồi.	
D. Ngã về bên trái.
	Lời giải:	
Khi đi trên đường trơn, nếu bị ngã sẽ ngã về phía sau. Vì khi bị ngã, chân trượt nhanh về phía trước còn thân mình do có quán tính nên vẫn chuyển động với vận tốc cũ Chọn B
* Nhận xét: Học sinh thường chọn đáp án C vì cho rằng khi bị ngã cả người sẽ ngồi sụp xuống.
Câu 10: Hai viên bi A và B chuyển động ngược chiều nhau trên mặt phẳng nằm ngang với cùng vận tốc 2m/s đến va chạm vào nhau. Sau va chạm, chúng dội ngược lại với các vận tốc tương ứng là 1m/s và 3m/s. Viên bi có khối lượng lớn hơn là
A. viên bi A.	
B. không thể xác định được.	
C. viên bi B.	
D. viên bi nào thay đổi vận tốc nhiều hơn thì có khối lượng lớn hơn.
	Lời giải:	
Sau va chạm, do viên bi A thay đổi vận tốc ít hơn bi B nên có quán tính lớn hơn nghĩa là viên bi A có khối lượng lớn hơn Chọn A
* Nhận xét: Học sinh thường chọn đáp án B vì cho rằng thiếu cơ sở để kết luận.
CHỦ ĐỀ 3: LỰC MA SÁT
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Kiến thức.
 - Nhận biết lực ma sát là một loại lực cơ học. Phân biệt được ma sát trượt, ma sát nghỉ, ma sát lăn, đặc điểm của mỗi loại ma sát này.
 - Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt.
 - Nêu được ví dụ về lực ma sát lăn.
 - Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ.
- Phân biệt được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi , có hại trong đời sống và kỹ thuật .
- Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.
- Nêu được cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng ích lợi của lực này.
- Lực ma sát xuất hiện khi có sự cọ xát giữa hai mặt tiếp xúc.
- Phụ thuộc vào áp lực của vật lên mặt tiếp xúc và tính chất mặt tiếp xúc.
- Có xu hướng cản trở chuyển động.
- Bào mòn bề mặt tiếp xúc.
- Đóng vai trò lực phát động trong một số trường hợp.
- Xuất hiện khi vật có xu hướng chuyển động nhưng chưa chuyển động.
2. Mở rộng, nâng cao kiến thức liên quan phù hợp.
- Có độ lớn tăng từ 0 đến (trong đó mt là hệ số ma sát, N là độ lớn áp lực)
- Xuất hiện khi vật này trượt trên bề mặt vật khác.
- Có độ lớn không đổi .
- .
II. PHÂN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI
DẠNG 1: TÌM HIỂU CÁC LOẠI LỰC MA SÁT
A. PHƯƠNG PHÁP
* Để giải các bài tập dạng này học sinh cần nắm vững các kiến thức sau:
- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt một vật khác.
- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên mặt một vật khác.
- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật đứng yên khi vật bị tác dụng của lực khác.
* Chú ý: Lực ma sát trượt:
- Có độ lớn tăng từ 0 đến (là hệ số ma sát trượt, N là độ lớn của áp lực).
- Khi vật chuyển động đều thì lực kéo có độ lớn bằng lực ma sát.
- Lực ma sát trượt chỉ phụ thuộc vào độ lớn áp lực và tính chất mặt tiếp xúc mà không phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc và vận tốc của vật.
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Trường hợp nào dưới đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.	
B. Lực xuất hiện làm mòn đế giày.	
C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn.	
D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động.
Lời giải:
Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn là lực đàn hồi Chọn C
* Nhận xét: Học sinh thường chọn lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động vì học sinh không nhớ dây cuaroa có ở đâu và lực xuất hiện trong trường hợp này là lực gì.
Câu 2: Câu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng?
A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật.	
B. Khi vật chuyển động nhanh lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.	
C. Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.	
D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia.
Lời giải:
Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia Chọn D
* Nhận xét: Một số học sinh hay chọn C, học sinh nhầm rằng khi vật chuyển động chậm dần thì lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy là đáp ans đúng.
Câu 3: Một vật lăn trên mặt bàn nằm ngang. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì
A. trọng lực.	
B. quán tính.	
C. lực ma sát.	
D. lực búng của tay.
Lời giải:
Lực ma sát lăn cản trở chuyển động lăn của vật này trên mặt vật kia Chọn C
* Nhận xét: Một số học sinh chọn A vì cho rằng vật chuyển động chậm dần do trọng lực.
Câu 4: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp xuất hiện lực ma sát trượt là
A. Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp, xe máy.	
B. Ma sát giữa cốc nước nằm yên trên mặt bàn hơi nghiêng với mặt bàn.	
C. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động.	
D. Ma sát giữa má phanh với vành xe.
Lời giải:
Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia, ma sát giữa má phanh với vành bánh xe là lực ma sát trượtChọn D
* Nhận xét: Một số chọn ma sát giữa lốp xe với mặt đường là ma sát trượt mà không chú ý rằng xe đang chuyển động thì ma sát giữa lốp xe với mặt đường là ma sát lăn.
Câu 5: Phát biểu đúng nhất là
A. Lực ma sát trượt phụ thuộc diện tích mặt tiếp xúc.	
B. Lực ma sát trượt phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc.	
C. Khi 1 vật chịu tác dụng của ngoại lực mà vẫn đứng yên thì lực ma sát nghỉ lớn hơn ngoại lực
D. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang vì trọng lực và lực ma sát nghỉ tác dụng lên quyển sách cân bằng nhau.
Lời giải:
Lực ma sát trượt phụ thuộc vào tính chất mặt tiếp xúc mà không phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúcChọn B
* Nhận xét: Học sinh hay chọn A vì cho rằng mặt tiếp xúc càng rộng thì lực ma sát càng lớn.
Câu 6: Một vật trượt có ma sát trên một mặt phẳng nằm ngang. Nếu vận tốc của vật đó tăng lên 2 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ
A. tăng 2 lần.	B. tăng 4 lần.	C. giảm 2 lần.	D. không đổi.
Lời giải:
Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào vận tốc và diện tích tiếp xúc Chọn D
* Nhận xét: Một số chọn đáp án A vì cho rằng vận tốc tăng 2 lần thì lực ma sát cũng tăng 2 lần.
Câu 7: Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào những yếu tố 
A. diện tích tiếp xúc và vận tốc của vật.	
B. áp lực lên mặt tiếp xúc.	
C. bản chất của vật.	
D. điều kiện về bề mặt.
Lời giải:
Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào vận tốc và diện tích tiếp xúc Chọn A
* Nhận xét: Một số chọn đáp án C vì cho rằng lực ma sát không phụ thuộc vào bản chất của vật.
Câu 8: Một người đẩy một vật trượt thẳng đều trên sàn nhà nằm ngang với một lực nằm ngang có độ lớn 300N. Khi đó, độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ
A. lớn hơn 300N.	
B. nhỏ hơn 300N.	
C. bằng 300N.	
D. bằng trọng lượng của vật.
Lời giải:
Vật trượt đều trên mặt sàn nằm ngang nên lực ma sát trượt có độ lớn bằng lực đẩy Chọn C
* Nhận xét: Một số chọn B vì cho rằng lực ma sát trượt phải nhỏ hơn lực đẩy thì vật mới chuyển động.
Câu 9: Một vật đang nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang. Khi tác dụng lên vật một lực có phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2N thì vật vẫn nằm yên. Lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật khi đó có
A. phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ bằng 2N.	
B. phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ bằng 2N.	
C. phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ lớn hơn 2N.	
D. phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ lớn hơn 2N 
Lời giải:
Lực ma sát cùng phương và ngược chiều với lực kéo. Khi vật đứng yên thì hai lực này cân bằng do đó cương độ lực ma sát bằng với lực kéoChọn A
* Nhận xét: Một số học sinh chọn C vì cho rằng lực ma sát lớn hơn lực kéo thì vật mới không chuyển động.
Câu 10: Một đầu tàu khi khởi hành cần một lực kéo 10000N, nhưng khi đã chuyển động thẳng đều trên đường sắt thì chỉ cần một lực kéo 5000N. Khi bánh xe lăn đều trên đương sắt thì độ lớn lực ma sát là (bỏ qua lực cản của không khí)
A. 1000N.	B. 5000N.	C. 10000N.	D. 15000N.
Lời giải:
Khi đoàn tàu đã lăn đều trên đường sắt thì lực kéo và lực ma sát cân bằng, khi đó lực kéo bằng 5000N Chọn B
* Nhận xét: Một số học sinh chọn C vì cho rằng lực ma sát phải bằng lực kéo khi khởi hành.
Câu 11: Một đầu tàu khi khởi hành cần một lực kéo 10000N, nhưng khi đã chuyển động thẳng đều trên đường sắt thì chỉ cần một lực kéo 5000N. Độ lớn hợp lực làm cho tàu chuyển động nhanh dần khi khởi hành là (bỏ qua lực cản của không khí)
A. 1000N.	B. 5000N.	C. 10000N.	D. 15000N.
Lời giải:
Đoàn tàu khi khởi hành chịu tác dụng của hai lực: Lực phát động, lực cản. Độ lớn của lực làm tàu chạy nhanh dần khi khởi hành bằng:
Chọn B
* Nhận xét: Một số học sinh chọn D vì nhầm tưởng để tàu chuyển động nhanh cần 1 lực lớn bằng tổng hai lực đã cho.
Câu 12: Dưới tác dụng của lực F = 32N làm cho vật trượt đều trên mặt sàn nằm ngang. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Giữa vật và mặt sàn có xuất hiện lực ma sát trượt.	
B. Lực ma sát trượt ngược chiều với chuyển động.	
C. Độ lớn của lực ma sát phải nhỏ hơn 32N, có như thế vật mới chuyển động tới phía trước được.	
D. Lực ma sát trượt cân bằng với lực kéo.
Lời giải:
Khi vật trượt trên mặt sàn nằm ngang, giữa vật và mặt sàn xuất hiện lực ma sát trượt. Vì vật trượt đều nên lực ma sát trượt có độ lớn bằng độ lớn của lực phát động Chọn C.
* Nhận xét: Học sinh thường chọn D vì bài cho vật chuyển động đều mà không chú ý bài yêu cầu chọn đáp án sai.
Câu 13. Kéo 1 vật nặng 2kg bằng lực F=2N làm vật di chuyển đều. Hệ số ma sát trượt giữa vật và san là. Lấy g=10m/ 
A. 0,1.	B. 0,2.	C. 0,25.	D. 0,15.
Lời giải:
Độ lớn áp lực N = m.g = 2.10= 20N vật chuyển động đều nên Fmst = Fk = 2N
mà Fmst = mt.N mt = Chọn A
* Nhận xét: Trong trường hợp này học sinh khó khăn trong việc tìm độ lớn áp lực.
Câu 14: Một tủ lạnh có khối lượng 90kg trượt thẳng đều trên sàn nhà. Lấy g = 10m/s2. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà là 0,5. Lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng 
A. F = 450N.	B. F = 45 N.	C. F > 450N. D. F= 900N.
Lời giải:
Độ lớn áp lực N = m.g = 90.10= 900N vật chuyển động đều nên Fmst = Fk 
mà Fmst = mt.N Chọn A
* Nhận xét: Trong trường hợp này học sinh khó khăn trong việc tìm độ lớn áp lực.
DẠNG 2: Ý NGHĨA CỦA LỰC MA SÁT TRONG ĐỜI SỐNG VÀ TRONG KĨ THUẬT.
A. PHƯƠNG PHÁP
a) Tác hại của lực ma sát: Trong các máy móc, ma sát làm nóng và mòn các bộ phận chuyển động, làm các bộ phận chuyển động chậm lại.
b) Cách làm giảm lực ma sát: 
- Gia công bề mặt các bộ phận bị co xát thật nhẵn, thật cứng.
- Bôi trơn bằng dầu mỡ.
- Dùng các ổ trục, ổ bi ở các bộ phận quay của máy móc.
c) Lợi ích: ma sát làm người và động vật di chuyển được trên mặt đất, ta cầm nắm được các vật.
d) Cách làm tăng ma sát.
- Làm cho bề mắt tiếp xúc xù xì.
- Làm tăng trọng lượng của vật lên bề mặt tiếp xúc.
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Cách nào làm giảm được lực ma sát?
A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.	
B. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.	
C. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.	
D. Tăng diện tích mặt tiếp xúc.
Lời giải:
Lực ma sát trượt phụ thuộc vào tính chất mặt tiếp xúc do đó nếu làm nhăn bề mặt tiếp xúc thì sẽ làm giảm được lực ma sátChọn B
* Nhận xét: Một số học sinh nhầm giữa cách làm giảm và cách làm tăng nên chọn A.
Câu 2: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào ma sát là có hại?
A. Ma sát giữa lốp xe ô tô với mặt đường khi xe bắt đầu khởi động.	
B. Ma sát giữa bàn tay với vật đang gữi trên tay.	
C. Ma sát giữa các chi tiết máy trượt trên nhau.
D. Ma sát giữa bánh xe của máy mài với vật được mài.
Lời giải:
Ma sát giữa các chi tiết máy

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuyen_de_vat_ly_lop_8_chuyen_de_luc_co.doc