Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 34 Năm học 2015-2016
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nêu được đặc điểm bề mặt lục địa.
- Rèn KN quan sát, KN trình bày.
- Giáo dục HS có ý thức học tập tốt.
II/ ĐỒ DÙNG: GV: Tranh ảnh về lục địa.
Màn hình, tivi, bài giảng trình chiếu power point.
HS: SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi: Nêu tên ba đới khí hậu trên Trái Đất?
Nêu đặc điểm ba đới khí hậu trên?
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động1: Thảo luận nhóm( nhóm đôi)
+Mục tiêu: Nhận biết được thế nào là lục địa, đại dương.
+ Cách tiến hành:
mưa, thể hiện t/yêu thiên nhiên, yêu c/sống gđ của t/giả+ TLCH trong SGK thuộc 2- 3 khổ thơ. - HS yêu thích, hứng thú với giờ học. II/ ĐỒ DÙNG: GV: Màn hình, tivi, bài giảng trình chiếu power point. HS: - SGK. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - 3 HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn của câu chuyện “ Sự tích chú Cuội cung trăng” - HS kể cả câu chuyện.-> HS, GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b. Các hoạt động: * Hoạt động 1: Luyện đọc : + GV đọc mẫu : giọng tha thiết. + HS luyện đọc theo dòng thơ: - HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ lần 1- GV nhận xét cách đọc của HS. - HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ lần 2- GV nhận xét cách đọc của HS. + HS luyện đọc theo khổ thơ: - HS đọc từng khổ lần 1 + 1 HS đọc chú giải - HS đọc từng khổ lần 2 kết hợp với giải nghĩa từ, HD học sinh cách đọc. - HS thi đọc khổ thơ hay. - Các nhóm lên thi đọc, Nhận xét tuyên dương nhóm đọc tốt - Đọc đồng thanh cả lớp. * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài : - YC HS đọc thầm cả bài & TLCH cuối bài. - Tìm những hình ảnh gợi tả cơn mưa trong bài thơ ?- >Mây đen lũ lượt kéo về , mặt trời chui vào trong mây ; chớp , mưa nặng hạt , lá xòe tay hứng làn gió mát , gió hát giọng trầm giọng cao , sấm rền chạy trong mưa rào . -Cảnh sinh hoạt gia đình ngày mưa ấm cúng như thế nào? -> Cả nhà ngồi bên bếp lửa , bà xâu kim , chị ngồi đọc sách , mẹ làm bánh khoai - Vì sao mọi người lại thương bác ếch ?->Vì bác lặn lội trong mưa gió để xem từng cụm lúa đã phất cờ chưa . - Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến ai? - >Đến các bác nông dân đang lặn lội làm việc ngoài đồng trong gió mưa . - Mưa sẽ mang lại cho chúng ta những gì? (mưa làm cho cây cối đồng ruộng thêm tươi tốt; mưa cung cấp nguồn nước cần thiết cho con người chúng ta) - HS p/biểu -> chốt ý đúng: gợi ý cho em nghĩ đến bác nông dân đang lặn lội làm việc ngoài đồng. * Hoạt động 3: HTL bài thơ: - GV chiếu bài thơ trên màn hình. - GV hướng dẫn hs đọc thuộc lòng bài thơ bằng cách xoá dần bảng. -Yêu cầu lớp thi đọc thuộc lòng khổ thơ, bài thơ . - Gọi 1 số em đọc thuộc lòng từng khổ thơ, bài thơ. -Theo dõi bình chọn em đọc tốt nhất 3. Củng cố, dặn dò : - Nội dung của bài thơ nói lên điều gì ? HS nhắc lại. - GV nhận xét tiết học _____________________________________________________________- Tiết 2: CHÍNH TẢ NGHE - VIẾT: THÌ THẦM I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nghe- viết đúng bài CT, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ. - Đọc và viết đúng tên 1 số nước Đông Nam Á (BT2). Làm đúng BT3 a/b hoặc BTCT phương ngư do GV soạn. - Có ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch. II/ ĐỒ DÙNG: GV: - Bảng phụ. HS: - SGK. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu HS viết 4 từ có tiếng bắt đầu bằng s/x? - 2HS viết bảng lớp, ở dưới viết giấy nháp. HS, GV nhận xét và chữa bài. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: trực tiếp b. Các hoạt động Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết + Hướng dẫn chuẩn bị - GV đọc bài viết. 1HS đọc bài thơ, lớp theo dõi SGK. - GV nêu câu hỏi: + Bài thơ cho thấy các sự vật và con vật đều biết trò truyện và thì thầm với nhau. Đó là những sự vật, con vật nào? + Mỗi dòng thơ gồm có mấy chữ? Những từ nào trong bài chính tả được viết hoa? + Viết từ khó - HS tự đọc bài thơ tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp. GV nhận xét HS viết. + Viết bài - GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS. + Nhận xét, đánh giá, chữa bài - GV đọc cho HS soát lỗi. HS ghi số lỗi ra lề. - GV thu1 số bài. HS đổi vở KT chéo. Nhận xét chung. *Hoạt động2: Hướng dẫn làm bài tập *Bài 2: HS đọc bài tập. - GVđọc các tên riêng nước ngoài và yêu cầu HS viết. HS viết bảng lớp và giấy nháp. - GV lưu ý HS cách viết tên riêng nước ngoài: Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Trừ tên Thái Lan (từ Hán Việt) - HS đọc lại các tên riêng nước ngoài. *Bài 3/a: HS làm bài cá nhân và đọc trước lớp. - Chữa bài: Củng cố chữ có phụ âm đầu tr/ ch. - 1 HS nêu câu đố. 1 HSTL. Kq: bắp chân. 3. Củng cố dặn dò: - HS nhắc lại cách trình bày bài bài thơ 5 chữ. - GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài. - Nhận xét giờ học., đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS. ____________________________________________________________________ TOÁN TIẾT 167: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Củng cố về các đơn vị đo của các đại lượng: Độ dài, khối lượng, thời gian, tiền VN, làm tính - Biết giải toán có liên quan về đại lượng đã học. - HS hứng thú với giờ học. II/ ĐỒ DÙNG: - GV: 2 chiếc đồng hồ bằng giấy hoặc thật. - HS: SGK. III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS làm lại bài tập 1, 2 trong SGK. - Lớp, HS, GV nhận xét. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Các hoạt động: Hoạt động 1: Thực hành *Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - HS tự viết ra nháp. 1 HS chữa. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. + Em làm thế nào để biết?HS ( Đổi 7m 3cm = 703 cm) + Hai đơn vị đo độ dài liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần? *Bài 2: - Gọi HS đọc đề. - GV HD HS quan sát tranh rồi thực hiện phép cộng, trừ 200g + 100g = 300 g Þ Quả cam cân nặng 300 g 500g + 200g = 700 g Þ Quả đu đủ cân nặng 700 g 700 g - 300g = 400g Þ Quả đu đủ nặng hơn quả cam 400g - Gọi HS nêu kết quả và giải thích cách làm. - Gợi ý để HS tìm cách giải thứ hai để tính trọng lượng của quả đu đủ nặng hơn trọng lượng của quả cam. *Bài 3:- HS nêu yêu cầu. - Hai HS lên bảng quay kim đồng hồ theo đề bài hoặc dán kim phút vào đồng hồ đã có kim chỉ giờ. - GV nhận xét bài làm của HS. - GV yêu cầu HS vẽ thêm kim phút vào mô hình đồng hồ . - Muốn biết Lan đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu phút ta làm thế nào? *Bài 4: - HS tự đọc và tóm tắt đề toán. - YC HS tự giải vào vở - Gọi 1 HS chữa bài Giải : Số tiền Châu mua 2 quyển vở là : 1500 x 2 = 3000 ( đ) Số tiền Châu còn lại là : 5000 – 3000 = 2000 ( đồng ) Đ/S: 2000 đồng - GV nhận xét, củng cố 3. Củng cố - Dặn dò: - GV chốt nội dung bài. - GV nhận xét giờ học. ______________________________________________________________________ Tiết 4: ĐẠO ĐỨC GIÁO DỤC HỌC SINH GIỮ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Môi trường trong sạch sẽ mang lại cho con người sức khỏe. - HS biết bảo vệ môi trường để môi trường không bị ô nhiễm. Cần có thái độ với những hành vi phá hoại môi trường sống. - GDHS bảo vệ môi trường. II/ ĐỒ DÙNG Tranh về môi trường III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b.Các hoạt động: *Hoạt động1. Báo cáo kết quả điều tra - YC nộp tranh mô ta môi trường nơi em đang sống ? - Hình dung lại môi trường nơi mình đang ở trong tranh . -Mời lần lượt từng e hay mô tả lại nội dung từng tranh mà em vẽ. - Lần lượt từng HS mô ta lại nội dung bức tranh của mình. - Từng nhóm nhận xét việc bảo vệ môi trường. - Bình chọn những việc làm tốt. - Giữ vệ sinh chung không xả rác bừa bãi - Theo em nơi mình ở môi trường trong sạch chưa? - Em đã tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường như thế nào? - GV lắng nghe và nhận xét bổ sung cho HS . Hoạt đông 2 : Thảo luận nhóm -Yêu cầu các nhóm mỗi nhóm tham gia trao đổi bày tỏ thái độ với các nội dung giáo viên đưa ra và giải thích lí do -Lần lượt đưa ra các kiến để HS bày tỏ. -Đại diện các nhóm trả lời - Lớp bình chọn cho các nhóm đưa ra cách giải quyết hay. - GV nhận xét, đánh giá hiệu quả làm việc của các nhóm. - GV củng cố cho HS biết bày tỏ thái độ của mình về những việc làm đúng để bảo vệ môi trường. 3. Củng cố, dặn dò -GV nhận xét tiết học -GDHS biết bảo vệ môi trường. __________________________________________________________________ Ngày soạn :21/04/ 2016 Ngày dạy:Thứ tư, ngày 27 tháng 4 năm 2016 CHIỀU Tiết 1 CHÍNH TẢ NGHE- VIẾT: DÒNG SUỐI THỨC I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Nghe viết chính tả bài thơ: Dòng suối thức. Trình bày đúng hình thức bài thơ lục bát. - Làm đúng BT2 a/b, hoặc BT3a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn. - Có ý thức viết chữ đẹp. II/ ĐỒ DÙNG: GV: SGK. HS: bảng con, phấn. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 2HS lên bảng viết tên 5 nước Đông Nam Á HS, GV nhận xét và chữa bài 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: trực tiếp b. Các hoạt động Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết + Hướng dẫn chuẩn bị - GV đọc cả bài thơ - HS đọc lại, lớp theo dõi SGK GV hỏi: Tác giả tả giấc ngủ của muôn vật trong đêm như thế nào? Trong đêm, dòng suối thức để làm gì? - HS nói cách trình bày bài thơ. + Viết từ khó - HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó, GV nhận xét bổ sung. - GV đọc cho 2HS lên bảng viết các từ khó, HS dưới lớp viết vào bảng con + Viết bài. - GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS. +Nhận xét, đánh giá, chữa bài - GV đọc cho HS soát lỗi. HS ghi số lỗi ra lề. - GV nhận xét 1 số bài. HS đổi vở KT chéo. Nhận xét chung. *Hoạt động2: Hướng dẫn làm bài tập *Bài 2 (137)/a: - 1HS đọc yêu cầu đề bài. - GV đọc từng câu. - HS trả lời các từ có tiếng bắt đầu bằng tr/ ch. *Bài 3(138/)a: - HS làm bài cá nhân điền vào bài thơ tiếng có âm tr/ ch. - GV gọi HS đọc lại bài thơ. - HS đọc bài thơ. 3. Củng cố dặn dò: - HS nhắc lại cách trình bày bài thơ. - GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài. - Nhận xét giờ học. __________________________________________________________________ Tiết 2: TOÁN TIẾT 168: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Xác định được góc vuông, trung điểm của đoạn thẳng. - Tính được chu vi hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông. HS làm bT1, 2, 3, 4. - HS tích cực, tự giác, hứng thú trong giờ học. II/ ĐỒ DÙNG : III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS đổi : 1 ngày 4 giờ = .giờ; 4 km 6hm = .hm - HS, Giáo viên nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Các hoạt động: * Hoạt động 1: Thực hành : + Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài. - GV cho HS quan sát kĩ hình vẽ trong SGK. - Yêu cầu HS nêu cách tìm góc, đỉnh, góc vuông, góc không vuông, trung điểm của đoạn thẳng. - Yc HS tự làm bài rồi chữa. a/ Có 7 góc vuông , các đỉnh góc vuông là : A, E , M, N, B , D , C và các cạnh , b/Trung điểm của đoạn AB là M đoạn ED là N c/ Trung điểm của đoạn AE là I, đoạn MN là K. - HS- GV nhận xét. + Bài 2 : - HS đọc yêu cầu của bài. - HS nhắc lại cách tính chu vi của tam giác. - Yc HS tự làm bài vào vở- HS lên bảng chữa bài. Giải Chu vi tam giác ABC là : 35 + 26 + 40 = 101 ( cm) Đ/S: 101 cm - HS, GV nhận xét chốt lại cách tính chu vi hình tam giác. + Bài 3 : - HST nêu y/c của bài. - GV y/c HS nhắc lại cách tính chu hình chữ nhật. - HS tự làm vào vở- GV quan sát giúp đỡ những bạn học chậm. - GV thu 1 số bài- nhận xét cách trình bày, lời giả đúng. Giải Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là : ( 125 + 68 ) x 2 = 386 (m) Đ/S: 386 m - GV chốt cách tính chu vi hình chữ nhật. + Bài 4: - HS đọc y/c BT- HS phân tích đề bài. + Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào? + Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào? - HS nêu lại cách tính - HS tự giải vào vở. - 1 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở -> trao đổi vở kiểm tra nhau. - Nhận xét , chữa bài Giải Chu vi hình chữ nhật là : ( 60 + 40 ) x 2 = 200 (m) - Diện tích hình vuông là : 200 : 4 = 50 ( m) Đ/S: 50m - GV củng cố chú về kí hiệu của diện tích. 3. Củng cố, dặn dò : - 2 HS nêu lại cách tính chu vi và cách tính diện tích hình chữ nhật. - Nhận xét giờ học Tiết 2: TIẾNG VIỆT * ÔN TẬP VỀ NHÂN HOÁ I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Củng cố, ôn luyện về biện pháp nhân hoá - HS nhận biết được hiện tượng nhân hoá, các cách nhân hoá. Nói được cảm nhận của bản thân về những hình ảnh nhân hoá. - HS có ý thức học tập tốt II/ ĐỒ DÙNG : III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Tìm một câu văn, câu thơ có hình ảnh nhân hoá? - Lớp, GV nhận xét. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: trực tiếp b. Các hoạt động Hoạt động 1: HDHS làm bài tập. * Bài 1:Đọc hai đoạn thơ sau: a)Trông kìa máy tuốt Rung triệu vì sao Đầy sân hợp tác Thóc vàng xôn xao Máy tròn quay tít Núi thóc dần cao Máy không biết mệt Cười reo rào rào b) Xe lu và xe ca cùng đi trên đường với nhau. Thấy xe lu đi chậm, xe ca chế: - Cậu đi như con rùa ấy! Xem tớ đây này! Nói rồi xe ca phóng vụt lên, bỏ xe lu ở tít đằng sau. Xe ca tưởng mình thế là giỏi lắm. - HS làm việc theo nhóm đôi - Điền câu trả lời cho cho mỗi câu hỏi sau vào chỗ trống: + Sự vật trong đoạn a hay đoạn b được nhân hoá bằng cách coi vật như người?........ + Sự vật trong đoạn a hay đoạn b được nhân hoá nhờ vào dùng các từ tả người để tả vật...... - GV và lớp nhận xét bổ sung. * Bài 2:Viết câu văn tả có dùng phép nhân hoá theo từng yêu cầu sau: a- Tả mặt trời đang toả nắng và không khí nóng bức b- Tả những vì sao lúc ẩn lúc hiện trên bầu trời đêm - 1 HS Tđọc yêu cầu-> HS làm bài cá nhân - Vài HS đọc bài làm của mình- >Nhận xét chốt bài làm đúng * Bài 3: Điền từ gọi người hoặc từ tả người vào từng chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn tả cây trong vườn vào buổi sớm. Anh ban mai vừa bừng lên, những...gió đã lướt đến vườn cây sau nhà. ... ổi găng đã khoe những quả ổi căng tròn da đang chuyển dần từ mầu xanh thẫm sang mầu hanh vàng. Những... ... khoẻ khoắn của ... bưởi đào đang rung rung để ... đàn con ngủ tiếp. Chỉ có ... nhãn là rì rào ... bà em ra hái vì bác sợ những ... chào mào đang gọi nhau đến ăn trước những chùm nhãn mọng và ngon nhất - 1 HS lên bảng làm- Nhận xét chốt bài làm đúng Đáp án: điền lần lượt: chị, anh, cánh tay, cô, ru, bác, gọi, chú 3. Củng cố, dặn dò. - Hôm nay chúng ta học bài gì? - Nhân hoá là gì? - Nhận xét tiết học. Ngày soạn :21/4/2016 Ngày dạy:Thứ năm, ngày 28 tháng 4 năm 2016 SÁNG Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nêu được một số từ ngữ nói về lợi ích của thiên nhiên đối với con người và vai trò của con người đối với thiên nhiên (BT1, BT2) - Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3). - HS có ý thức nói viết câu đúng. II/ ĐỒ DÙNG: - GV: 3 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1, 2; 3 tờ phiếu viết truyện vui bài tập 3. - HS: SGK. III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS chữa bài 1, tuần 33 - HS, GV nhận xét. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Các hoạt động: * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập *Bài 1: Theo em, thiên nhiên đem lại những gì cho con người? - Gọi một em HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm để kể đúng nhanh, nhiều những gì thiên nhiên trên mặt đất và trong lòng đất đã đem lại cho con người .HS thảo luận nhóm và ghi ra tờ giấy to. - Gọi đại diện nhóm lên dán bài trên bảng lớp, đọc kết quả +Trên mặt đất :cây cối , hoa lá , rừng núi , muông thú , sông suối , con người + Dưới lòng đất : -mỏ than , mỏ vàng , mỏ dầu , kim cưong , đá quý , - GV cùng HS nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc. - GV lấy bài của nhóm thắng cuộc làm chuẩn, bổ sung từ để hoàn chỉnh kết quả. *Bài 2: Con người đã làm gì để thiên nhiên đẹp thêm, giầu thêm? - YC HS đọc nội dung. - YC HS trao đổi theo nhóm và ghi ra tờ giấy to - Gọi đại diện một số nhóm lên dán bài, đọc kết quả. +Xây dựng nhà cửa , lâu đài , đền thờ , gieo hạt , bảo vệ rừng , trồng cây , - GV cùng HS nhận xét, chốt lời giải đúng. *Bài 3: Chọn dấu chấm, dấu phẩy điền vào ô trống. - Gọi 1 HS em đọc đoạn văn- >YC HS làm bài ra nháp - Dán 3 tờ phiêú lên bảng, mời 3 tốp HS ( mỗi tốp 4 em) lên bảng thi làm bài tiếp sức. Đại diện mỗi tốp trình bày kết quả. - Lớp và GV nhận xét, phân tích, chốt lời giải đúng. - Gọi 1 em đọc lại câu chuyện. + Câu chuyện gây cười ở chỗ nào? (HS- Ban đêm, Tuấn không nhìn thấy mặt trời nhưng thực ra mặt trời vẫn có và trái đất vẫn quay quanh mặt trời.) 3. Củng cố, dặn dò - Nhớ những từ ngữ vừa học, kể lại được truyện vui. - Nhận xét tiết học. Tiết 2: TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA A, N, M, V (KIỂU 2) I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Viết đúng và tương đối nhanh các chữ hoa (kiểu 2): A, M (1 dòng), N,V (1 dòng); viết đúng tên riêng An Dương Vương (1 dòng) và câu ứng dụng: Tháp Mười...Bác Hồ (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. - HS viết đúng chữ A, N, M, V, viết đẹp. - Có ý thức giữ gìn VS - CĐ. II/ ĐỒ DÙNG: GV: phấn màu HS: bảng con, phấn III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS viết bảng lớp: Văn Lang, Vỗ tay. - HS, GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b.Các hoạt động: *Hoạt động1: Hướng dẫn viết trên bảng con: * Luyện viết chữ hoa - HS tìm các chữ hoa có trong bài A, D, V, T, M, N, B, H. - GV đưa ra chữ mẫu cho cả lớp cùng quan sát. - HS nhắc lại cách viết các chữ hoa đó. - GVnhắc lại cách viết , sau đó viết trên bảng lớp. - HS theo dõi GV viết, sau đó viết trên bảng con. *Luyện viết từ ứng dụng - HS đọc từ ứng dụng. - GV giảng từ ứng dụng: An Dương Vương là tên hiệu của Thục Phán, vua nước Âu Lạc, sống cách đây trên 200 năm. Ông là người cho xây dựng thành Cổ Loa - Từ ứng dụng có chữ cái nào được viết hoa? Chữ cái nào cao 1 ô li? - GV viết mẫu trên bảng lớp- HS theo dõi sau đó viết ở bảng con. - GV nhận xét sửa sai. *Luyện viết câu ứng dụng: - HS đọc câu ứng dụng - GV giảng nội dung câu ứng dụng và hướng dẫn HS viết câu ứng dụng. - HS viết bảng con: Tháp Mười, Việt Nam. *Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vở - GV nêu yêu cầu cần viết trong vở tập viết. - HS viết bài vào vở. - GV quan sát tư thế ngồi viết, cách trình bày bài của HS. *Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá, chữa bài - GV thu 1 số bài, nhận xét bài viết của HS. 3. Củng cố, dặn dò. - HS nhắc lại câu tạo các chữ đã học. - Nhắc lại nội dung giờ học - Nhận xét giờ học. Tiết 3 : TOÁN TIẾT 169: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (TIẾP THEO) I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Biết tính diện tích các hình đơn giản, chủ yếu là diện tích hình vuông và diện tích hình chữ nhật. - HS vận dụng kiến thức làm BT1, 2,3. - Rèn kĩ năng giải bài toán thành thạo. II/ ĐỒ DÙNG: - GV: Bộ đồ dùng dạy toán. - HS: SGK. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - 2HS giải miệng bài 4(173). - HS, GV củng cố dạng toán có lời văn. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: trực tiếp b. Các hoạt động Hoạt động 1: Thực hành *Bài 1(174): - GV yêu cầu HS đếm số ô vuông để tính diện tích của các hình A, B, C, D - HS trao đổi theo cặp tính diện tích các hình. - HS đọc diện tích các hình trước lớp. - GV củng cố cho HS thấy được các hình A, D tuy có dạng khac nhau nhưng có diện tích bằng nhau. *Bài 2(175):- HS đọc yêu cầu BT. - HS làm bảng lớp và giấy nháp. HS so sánh chu vi, diện tích hai hình. GV củng cố cách tính diện tích hình chữ nhật và hình vuông *Bài 3(175): - HS đọc yêu cầu BT. - GV cho HS phát hiện cách tính diện tích của hình. - GV hướng dẫn HS giải bài toán bằng nhiều cách - HS làm bài vào vở. HS lên bảng làm. GV củng cố về cách giải bài toán bằng nhiều cách *Bài 4(175): - GV cho HS lên bảng thi ghép hình. - HS lấy bộ đồ dùng học toán để xếp theo yêu cầu. - HS, GV nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc. 3. Củng cố dặn dò: - HS nhắc lại cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông. - GV hệ thống lại nội dung bài học. - Nhận xét giờ học. Ngày soạn : 21/4/2016 Ngày dạy:Thứ sáu, ngày 28 tháng 4 năm 2016 SÁNG Tiết 2: TẬP LÀM VĂN NGHE - KỂ: VƯƠN TỚI CÁC VÌ SAO. GHI CHÉP SỔ TAY I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nghe và nói lại được thông tin trong bài Vươn tới các vì sao. - Ghi vào sổ tay ý chính của 1 trong 3 thông tin nghe được. - Có ý thức ghi chép sổ tay. II/ ĐỒ DÙNG : HS : sổ tay III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc bài ghi chép sổ tay giờ trước. - HS, GV nhận xét và bổ sung. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: trực tiếp b. Các hoạt động Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập *Bài 1: - 1HS đọc yêu cầu bài tập và 3 mục a, b, c. - GV yêu cầu HS quan sát từng tranh minh hoạ (tàu vũ trụ Phương Đông 1, Am- xtơ- rông, Phạn Tuân) đọc tên tàu vũ trụ và hai nhà du hành vũ trụ. - GV nhắc HS nhớ các chi tiết đó để kể kại cho chính xác. - GV nêu cầu hỏi SGK trang 139. - HS trả lời câu hỏi trên. - GV yêu cầu HS nói lại các thông tin đó đầy đủ. - HS thi nói trước lớp. Nhận xét, bình chọn. *Bài 2: - 1HS đọc yêu cầu bài tập. Yêu cầu HS lấy sổ tay. - GV nhắc HS lựa chọn và ghi vào sổ tay những ý chính của 1 trong 3 tin nghe được (HS có t
File đính kèm:
- giao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_34_nam_hoc_2015_20.doc