Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 31 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh
I. MỤC TIÊU:
- HS thực hiện được phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. Bước đầu nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng, phép trừ.
- HS thực hiện thành thạo các phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. Xác định đúng quan hệ phép cộng và phép trừ. Rèn kĩ năng đặt tính, nhẩm tính, so sánh các số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu BT4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS đặt tính rồi tính; HS làm bảng con
a) 83 - 40 b) 72 + 5
51 + 6 65 - 60
ài: - GV giơ đồng hồ hỏi: Đây là cái gì ? Đồng hồ dùng để làm gì ? - GV giới thiệu bài và ghi đầu bài. HS nhắc lại. b. Các hoạt động: Hoạt động 1: Giới thiệu mặt đồng hồ và vị trí kim chỉ giờ đúng trên mặt đồng hồ - HS quan sát đồng hồ trên bàn. + Trên mặt đồng hồ có những gì ? + Có kim ngắn, kim dài, có từ 1 đến 12. - GV giới thiệu chiều quay của kim đồng hồ. - Khi kim dài chỉ số 12, kim ngắn chỉ vào đúng số nào đó thì đó là giờ đúng. - HS xem mặt đồng hồ chỉ 9 giờ, HS đọc: 9 giờ. - HS xem tranh SGK và nói giờ ở các thời điểm khác nhau. + Lúc 5 giờ kim ngắn chỉ số mấy ? Kim dài chỉ số mấy ? + Lúc đó em bé đang làm gì ? + Lúc 6 giờ thì sao ? GV hỏi tương tự với 7 giờ. Nghỉ giải lao * Hoạt động 2: Thực hành xem đồng hồ, ghi số giờ ứng với từng mặt đồng hồ. - Hướng dẫn HS: + Đồng hồ đầu tiên có kim ngắn chỉ số mấy? Còn kim dài ? + Lúc đó là mấy giờ ? - Vậy chúng ta sẽ viết 8 giờ vào chỗ chấm. - HS làm tương tự. Sau đó đọc kết quả bài làm của mình. * Giới thiệu các khoảng giờ ứng với sáng, chiều, tối. 3. Củng cố, dặn dò: - HS chơi trò chơi Ai xem đồng hồ đúng và nhanh. - GV hệ thống lại bài. Dặn HS về xem bài sau: Thực hành. Tiết 4: Luyện viết LUYỆN VIẾT CHÍNH TẢ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Củng cố cho H viết các chữ hoa K, KH, L cỡ chữ nhỏ; Viết được câu: Không có việc gì khó; Lá lành đùm lá rách cỡ chữ nhỏ; Nghe viết đúng bài chính tả. - H viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày sạch đẹp. - Giáo dục tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: HS có bảng con, phấn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Giới thiệu bài: T giới thiệu trực tiếp. 2. Luyện viết a. Viết bảng con: - H viết bảng con: K, KH, L; Không có việc gì khó; Lá lành đùm lá rách - T nêu nhiệm vụ, nhắc HS chỉnh sửa lại tư thế ngồi viết - T đọc lần lượt các chữ hoa và câu, H viết bảng. T theo dõi chỉnh sửa uốn nắn. Nghỉ giải lao b. Viết chính tả - T đọc, H nghe viết vở: Đà Lạt là thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng. Đà Lạt hấp dẫn du khách bởi hàng trăm, ngàn loại hoa như: hoa phong lan, hoa đỗ quyên, hoa xác pháo, mi-mô-da, thuỷ tiên trắng,... - T nhắc lại quy trình viết chính tả - T đọc nội dung cần viết. H đánh vần nhẩm, viết vào vở ô li. - T đọc để H soát bài, H đọc lại bài vừa viết. - T thu 1 số bài, nhận xét chữ viết H. 3. Củng cố, dặn dò: - T hỏi: Em vừa viết chữ gì? Khi viết bài em chú ý điều gì? - H đọc lại các chữ vừa viết. - Nhận xét giờ học, tuyên dương, khen H viết đúng, đẹp. Buổi 2 - Tiết 1 + 2: Tiếng Việt PHÂN BIỆT ÂM ĐẦU GI/ R/V Dạy theo thiết kế TV Công nghệ GD tập 3 ( trang 94 - 96) Tiết 3: Toán (ôn) ÔN: CỘNG, TRỪ KHÔNG NHỚ TRONG PHẠM VI 100. CÁC NGÀY LỄ TRONG TUẦN I. MỤC TIÊU: - Củng cố phép cộng , trừ trong phạm vi 100 ( không nhớ). Các ngày trong tuần lễ - Rèn kĩ năng làm toán. - HS có ý thức tự giác trong giờ học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS đặt tính rồi tính: 12 + 46 41 + 14 88 - 8 - HS làm bảng con, 3 HS lên bảng chữa bài. GV nhận xét. 2. Bài mới: a.Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài b. Hướng dẫn HS làm BT: Bài 1 : Đặt tính rồi tính. 52 + 30 67 + 12 77 + 11 31 + 8 59 - 50 67 - 43 77 - 6 89 - 8 58 - 46 43 - 41 - HS đọc yêu cầu, nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện phép tính. - HS làm bảng con, HS lên chữa bài. - GV củng cố cho HS cách cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100 Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau: Tóm tắt: Hào có : 12 hòn bi Hải có : 2 hòn bi Cả hai bạn có :hòn bi? - HS nêu đề toán rồi tự giải bài toán vào vở. - 1HS lên chữa bài. HS nhắc lại các bước giải bài toán có lời văn. - GV nhận xét chốt lại, củng cố cách giải bài toán có lời văn. Nghỉ giải lao Bài 3: GV treo bảng phụ Trên cành cao có 25 con chim đậu, cành dưới có 11 con chim đậu. Có 4 con chim bay từ cành trên xuống cành dưới đậu. Hỏi: a) Cành trên còn lại bao nhiêu con chim đậu? b) Cành dưới có bao nhiêu con chim? - HS đọc to yêu cầu, lớp đọc thầm - HS thảo luận nhóm đôi, phân tích đề bài. - 1HS lên tóm tắt, 1HS lên chữa bài. - Lớp làm bài vào vở. GV thu vở và nhận xét Bài 4: - Một tuần lễ có mấy ngày? - Viết tên các ngày trong tuần lễ bắt đầu từ thứ hai. - Gạch chân những ngày em không đến trường. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm vào nháp sau đó nêu miệng. GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 5: Bố em được nghỉ phép 1 tuần lễ và 2 ngày. Hỏi bố em được nghỉ phép tất cả bao nhiêu ngày? - 2 HS đọc bài toán. GV hướng dẫn HS tóm tắt bài toán - HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào vở. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò : - HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100. - GV nhận xét giờ học, khen HS tích cực học tập và nhắc nhở. Thứ tư ngày 11 tháng 4 năm 2018 Buổi 1: Tiết 1 + 2: Tiếng Việt LUYỆN TẬP Dạy theo thiết kế TV Công nghệ GD tập 3 ( trang 97 - 100) Tiết 3: Toán T123: THỰC HÀNH I / MỤC TIÊU: - Giúp HS: Củng cố về xem giờ đúng trên đồng hồ. Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế của HS. - Học sinh đọc đúng, chính xác. - Giáo dục học sinh tự giác học tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: mô hình đồng hồ.( thực hành) III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Bài cũ: - GV dùng mô hình đồng hồ quay cho kim dài chỉ số 12 và kim ngắn chỉ lần lượt các số 2, 5, 7, 3, 10 gọi HS đọc giờ đúng - HS nhận xét. Giáo viên nhận xét, đánh giá. 2/ Bài mới: a- Giới thiệu bài: trực tiếp b- Thực hành: Bài 1 : - Cho học sinh đọc mẫu kim ngắn chỉ số 3 kim dài chỉ số 12 là 3 giờ đúng - HS tự xem tranh và làm theo mẫu - GV chữa bài có thể hỏi: Lúc 9 giờ kim dài chỉ vào số mấy ? Kim ngắn chỉ vào số mấy ? Bài 2 : Học sinh tự vẽ kim ngắn thêm vào mặt đồng hồ chỉ số giờ đã cho - GV lưu ý HS vẽ kim ngắn phải ngắn hơn kim dài và vẽ đúng từng vị trí của kim. Nghỉ giải lao Bài 3: - Học sinh nêu yêu cầu bài tập - HS nối các tranh vẽ chỉ từng hoạt động với mặt đồng hồ chỉ thời điểm tương ứng Buổi sáng : Học ở trường lúc 10 giờ Buổi trưa : ăn cơm lúc 11 giờ Buổi chiều : học nhóm lúc 3 giờ Buổi tối : nghỉ ở nhà lúc 8 giờ Bài 4: - Hướng dẫn học sinh phán đoán được vị trí hợp lý của kim ngắn chẳng hạn nhìn vào tranh thấy lúc đó mặt trời đang mọc thì có thể người đi xe máy bắt đầu đi từ lúc 6 giờ sáng (Hoặc 7 giờ sáng) tương tự khi về đến quê có thể là 10 giờ sáng hoặc 11 giờ sáng hoặc 3 giờ chiều - Học sinh có thể nêu các giờ khác nhau nhưng học sinh cần nêu các lý do phù hợp với vị trí của kim ngắn trên mặt đồng hồ - Giáo viên quan sát, nhận xét tuyên dương học sinh làm bài và giải thích tốt 3/ Củng cố, dặn dò: - Giáo viên củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học, tuyên dương HS Tiết 4: Tiếng Việt(ôn) ÔN: VẦN CÓ ÂM CHÍNH VÀ ÂM CUỐI I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC: - Rèn cho học sinh kĩ năng thực hành ngữ âm và thực hành chính tả. - Củng cố cho HS biết thực hành ngữ âm và thực hành chính tả, từ vần an biết thay âm cuối và viết các vần mới được tạo thành (theo mẫu), biết điền c hoặc n hoặc ng, n hoặc nh vào chỗ trống cho đúng. - Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - H mở vở Bài tập thực hành Tiếng Việt tập 3 trang 21. - T đọc yêu cầu từng bài tập, H thực hiện. T quan sát, giúp đỡ, chữa bài, nhận xét. * Việc 1: Em thực hành ngữ âm 1. Từ vần an, em thay âm cuối và viết các vần mới được tạo thành( theo mẫu) - H đọc yêu cầu đề bài rồi thay âm cuối và viết các vần mới được tạo thành( theo mẫu) - H nối tiếp đọc các vần mới. T nhận xét, sửa sai, đánh giá. - H đọc đồng thanh các vần mới vừa điền: at, ang, ac, anh, ach. 2. Đúng ghi đ, sai ghi s. - H đọc yêu cầu đề bài, xác định mô hình đúng /sai và giải thích. - H, T nhận xét, sửa sai, đánh giá. Nghỉ giải lao *Việc 2: Em thực hành chính tả 1. Em điền n hoặc ng vào chỗ trống cho đúng - H đọc yêu cầu đề bài, làm bài vào vở. 1H lên bảng làm bài. - T, H nhận xét, chữa bài, chốt các từ đúng. H đọc lại các từ vừa điền: hùng dũng, đun nước, hun hút, sung túc, lung linh, mưa phùn 2. Em chọn n hoặc nh điiền vào chỗ trống cho đúng - H đọc yêu cầu, T hướng dẫn H cách làm bài. H, T nhận xét, chữa bài. Đáp án: a. Mạ úa thì lúa chóng xanh. b. May mùa đông, trồng mùa xuân. c. Văn hay chẳng lo dài dòng. d. Tích tiểu thành đại. *Củng cố, dặn dò: T củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học, tuyên dương H. Buổi 2 - Tiết 1: Tiếng Việt (ôn) LUYỆN ĐỌC: RU CON I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC: - Rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu văn bản qua bài Ru con. - Củng cố cho HS biết đọc trơn, đọc diễn cảm cả bài, hiểu nội dung bài và trả lời được các câu hỏi. - Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Việc 1: Luyện đọc - H mở vở Bài tập thực hành Tiếng Việt tập 3 trang 22. - T đọc mẫu, hướng dẫn H đọc bài: Ru con, H đọc, lớp đọc thầm. - T nhắc H cách ngắt, nghỉ hơi. H đọc nối tiếp câu, cả bài theo cá nhân, đồng thanh - H đọc theo 4 mức độ đọc ( T - N - N - T). T nhận xét, sửa sai, đánh giá. Nghỉ giải lao *Việc 2: Tìm hiểu bài - H đọc thầm bài rồi trả lời câu hỏi: 1. Người mẹ trong bài ca dao ước có mười tay để làm gì? 2. Em hãy kể những công việc người mẹ trong bài ca dao muốn làm. 3. Em thấy người mẹ trong bài ca dao như thế nào? - T goi nhiều H trả lời các câu hỏi. - H, T nhận xét, bổ sung, đánh giá, chốt câu trả lời đúng, đủ: 1. a 2. Những công việc người mẹ trong bài ca dao muốn làm: bắt cá, bắn chim, chuốt chỉ, luồn kim, làm ruộng, hái rau, ôm ấp con, vay gạo, cầu cúng ma, làm khung cưi, lo bếp núc, cửa nhà. 3. Người mẹ chăm chỉ, đảm đang, hết mực yêu thương con,... * Củng cố, dặn dò: - H đọc lại bài. T củng cố nội dung bài. - Nhận xét tiết học, tuyên dương H. Tiết 2: Toán (ôn) ÔN: CỘNG, TRỪ KHÔNG NHỚ TRONG PHẠM VI 100. GIẢI TOÁN I. MỤC TIÊU: - Củng cố cho HS cách thực hiện phép cộng, trừ trong phạm vi 100 (không nhớ). Giải toán có lời văn. - HS thực hiện thành thạo phép cộng, trừ trong phạm vi 100 (không nhớ). Giải đúng bài toán có lời văn. - HS có ý thức tự học và làm Toán tốt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi bài 3 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS đặt tính rồi tính: 51 + 21 59 - 7 32 – 20 - HS làm bảng con, 3 HS lên bảng chữa bài - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: a.Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài b. Hướng dẫn HS làm BT: Bài 1: Đặt tính rồi tính. 47 + 22 40 - 20 60 + 9 85 – 5 - HS đọc yêu cầu, nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện phép tính. - HS làm bảng con, 4 HS lên chữa bài. - GV củng cố cho HS cách cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100 Bài 2: Tính nhẩm: 35 + 11 = 86 – 31 = 51 + 27 = 76 – 24 = 26 + 22 = 73 – 23 = - HS nêu yêu cầu. HS làm vào vở. - 3 HS lên chữa. Nêu cách nhẩm. GV chốt lại. Nghỉ giải lao Bài 3: (GV treo bảng phụ) Giải bài toán theo tóm tắt sau: Có : 23 quyển vở Mua thêm: 5 quyển vở Có tất cả: ......quyển vở? - HS tự đặt đề toán theo tóm tắt rồi giải bài toán vào vở. - 1HS lên chữa bài. HS nhắc lại các bước giải bài toán có lời văn. - GV nhận xét chốt bài làm đúng, củng cố về giải toán có lời văn. Bài 4: Tính 24 cm + 31 cm = 45 cm – 40 cm = 53cm + 40 cm = 68cm – 32cm = 70cm + 20cm = 59 cm – 3 cm = - HS nêu yêu cầu. HS làm vở - GV thu vở, nhận xét, đánh giá. Củng cố cộng trừ nhẩm và kết quả viết kèm đơn vị. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại cách thực hiện phép tính cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100. - GV hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài sau. Tiết 3 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp RÙA VÀ THỎ: BÀI 2 I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC: - HS biết Khi qua đường phải đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ. - HS biết tuân thủ luật giao thông khi qua đường. - HS có ý thức chấp hành đúng luật lệ khi tham gia giao thông. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Truyện tranh: Rùa và Thỏ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Hoạt động 1: Kể chuyện - GV kể chuyện lần 1 theo tranh bài 2 - Rùa và Thỏ / 8, 9: - GV kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ để HS nhớ nội dung câu chuyện. Nghỉ giải lao * Hoạt động 2: Đàm thoại - GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: An gọi Toàn và bảo bạn ấy điều gì? Cụ già đó giải thích cho An thế nào? An đã hiểu ra điều gì? - GV gọi HS khác bổ sung, GV nhận xét, bổ sung. Ghi nhớ : Mỗi khi qua đường Người lớn dắt tay Đi trên vạch trắng Là đúng luật ngay! - HS đọc thuộc ghi nhớ. - GV liên hệ việc HS tham gia giao thông khi đến trường * Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: - GV củng cố nội dung bài. Nhận xét giờ học. Thứ sáu ngày 13 tháng 4 năm 2018 Buổi 2 - Tiết 1: Tiếng Việt* VẦN CÓ ÂM CHÍNH VÀ ÂM CUỐI (23) I / MỤC TIÊU TIẾT HỌC: - Rèn cho học sinh kĩ năng thực hành ngữ âm và thực hành chính tả. - Củng cố cho HS biết thực hành ngữ âm và thực hành chính tả, biết tìm trong bài đọc Tình bạn các tiếng chứa vần ân và viết lại. - Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - H mở vở Bài tập thực hành Tiếng Việt tập 3 trang 23. - T đọc yêu cầu từng bài tập, H thực hiện. T quan sát, giúp đỡ, chữa bài, nhận xét. * Việc 1: Em thực hành ngữ âm 1. Từ vần an, em thay âm cuối và viết các vần mới được tạo thành( theo mẫu) - H đọc yêu cầu đề bài rồi thay âm cuối và viết các vần mới được tạo thành( theo mẫu) - H nối tiếp đọc các vần mới. T nhận xét, sửa sai, đánh giá. - H đọc đồng thanh các vần mới vừa điền: ăn, ân, en, on, un. 2. Đúng ghi đ, sai ghi s. - H đọc yêu cầu đề bài, xác định mô hình đúng /sai và giải thích. - H, T nhận xét, sửa sai, đánh giá. Đáp án: đ, s Nghỉ giải lao *Việc 2: Em thực hành chính tả 1. Em chọn điền t hoặc c vào chỗ trống cho đúng - H đọc yêu cầu đề bài, làm bài vào vở. 1H lên bảng làm bài. - T, H nhận xét, chữa bài, chốt các từ đúng. H đọc lại các câu vừa hoàn thành. 2. Em điền t hoặc ch điiền vào chỗ trống cho đúng - H đọc yêu cầu, T hướng dẫn H cách làm bài. H, T nhận xét, chữa bài. Đáp án: quả mít, phích nước, yêu thích, con nít, lít nhít, chích choè. *Củng cố, dặn dò: T củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học, tuyên dương H. Tiết 2: Toán* LUYỆN TẬP: GIẢI TOÁN. ĐỒNG HỒ, THỜI GIAN I. MỤC TIÊU: - Củng cố cách xem giờ đúng, thời gian các ngày trong tuần lễ và giải toán. - HS làm thành thạo các dạng toán - HS có ý thức trong giờ học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu BT3 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: Quay các kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ: 3 giờ, 6 giờ, 8 giờ, 9 giờ. - GV nhận xét, sửa sai. 2. Bài mới: a. GTB: trực tiếp. b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Quay các kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ: 2 giờ, 6 giờ, 7 giờ, 10 giờ. 12 giờ, 9 giờ - Gv đọc lần lượt, HS thực hành quay. - GV chữa bài, nhận xét, sửa sai. Củng cố về giờ đúng. Bài 2 : Điền tiếp vào chỗ trống. Một tuần lễ có.....ngày là :................ Trong một tuần lễ: + Em đi học vào các ngày : thứ hai,......... + Em được nghỉ các ngày: ................ HS nêu y/c. Làm bài chữa bài. GV nhận xét, sửa sai. HS đọc toàn bộ nội dung bài tập. Nghỉ giải lao Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S: Trong kì nghỉ hè, mỗi tuần lễ bạn Kiên học Tiếng Anh và Cờ vua vào các ngày thứ hai, thứ năm, thứ bảy, chủ nhật. Như vậy trong kì nghỉ hè: a. Mỗi tuần bạn Kiên đi học 5 ngày. b. Mỗi tuần bạn Kiên đi học 4 ngày. c. Mỗi tuần bạn Kiên được nghỉ 2 ngày. d. Mỗi tuần bạn Kiên được nghỉ 3 ngày. - HS nêu y/c. GV HD cách làm. HS làm bài vào phiếu, chữa bài. - GV củng cố các ngày trong tuần lễ. Đáp án: S, Đ, S, Đ Bài 4: ( vở) Một ngày bạn Linh dành thời gian 2 giờ học toán, 3 giờ học tiếng việt. Hỏi Linh học bài hết tất cả mấy giờ trong ngày? - HS đọc bài toán, phân tích bài toán. - GV HD cách làm.HS trình bày bài vào vở. - GV chữa bài. Củng cố cách giải bài toán có lời văn dạng tính cộng. 3. Củng cố, dặn dò: GV củng cố nội dung bài. Nhận xét giờ học, tuyên dương HS. Tiết 4 Sinh hoạt tập thể SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC: - Đánh giá chung ưu, nhược điểm các mặt hoạt động trong tuần. Tuyên dương nhắc nhở HS.. - Sinh hoạt văn nghệ theo chủ điểm Hoà bình hữu nghị, Đội ta lớn lên cùng đất nước. - Phương hướng, biện pháp II. NỘI DUNG: * Hoạt động 1: Sinh hoạt Văn nghệ - Giáo viên cho học sinh múa, hát tập thể, cá nhân, song ca, đơn ca,.. theo chủ điểm. * Hoạt động 2: Kiểm điểm trong tuần - Tổ trưởng phản ánh tình hình của tổ mình. - Lớp trưởng nhận xét chung. Cả lớp thảo luận, ý kiến - Phụ trách nhận xét chung + Nề nếp truy bài đầu giờ, ý thức đạo đức, Đồ dùng học tập, đi học, vệ sinh cá nhân, trường lớp, thể dục giữa giờ,.... + Kết quả học tập trong tuần: - Tuyên dương: .............................................................................................. - Nhắc nhở riêng:............................................................................................. * Hoạt động 3: Phương hướng, biện pháp - Tiếp tục duy trì mọi nề nếp như: Đi học đúng giờ, truy bài nghiêm túc, giữ vệ sinh chung và riêng, đồng phục đúng. Duy trì các hoạt chung như thể dục giữa giờ, chào cờ đầu tuần. - Tiếp tục rèn đọc và chữ viết trong các tiết tự học. Toán* LUYỆN TẬP VỀ PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 100 I. MỤC TIÊU - Củng cố cho HS cách thực hiện phép trừ trong phạm vi 100 (trừ không nhớ). Giải toán có lời văn. - HS thực hiện thành thạo phép trừ trong phạm vi 100 (trừ không nhớ). Giải đúng bài toán có lời văn. - HS có ý thức tự học và làm Toán tốt . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ ghi bài 4 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - HS đặt tính rồi tính: 12 + 46 41 + 14 88 +10 - HS làm bảng con, 3 HS lên bảng chữa bài - GV nhận xét. 2. Bài mới : a.Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài b.Nội dung : * Hướng dẫn HS làm BT: Bài 1 : Đặt tính rồi tính. 52 + 30 67 + 12 77 + 11 31 + 8 - HS đọc yêu cầu. - HS nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện phép tính. - HS làm bảng con, 4 HS lên chữa bài. - GV củng cố cho HS cách trừ không nhớ trong phạm vi 100 Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau: Tóm tắt: Hào có : 12 hòn bi Hải có : 2 hòn bi Cả hai bạn có :hòn bi? - HS nêu đề toán rồi tự giải bài toán vào vở. - 1 HS lên chữa bài. - HS nhắc lại các bước giải bài toán có lời văn. - GV nhận xét chốt lại. Giải lao Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm. 36 + 13 = 92 + 6 = 91 + = 91 35 + 4 = 82 + 5 = 13 + = 63 70 + 10 = 29 + 50 = 52 + = 55 - HS đọc yêu cầu. HS làm bài vào vở. - 3 HS lên chữa bài, lớp nhận xét. - Củng cố cho HS khi đổi chỗ các số trong phép trừ thì kết quả không thay đổi. Bài 4: GV treo bảng phụ Trên cành cao có 25 con chim đậu, cành dưới có 11 con chim đậu. Hỏi trên cây có tất cả bao nhiêu con chim? - HS đọc to yêu cầu, lớp đọc thầm - HS thảo luận nhóm đôi, phân tích đề bài. - 1 HS lên tóm tắt, 1 HS lên chữa bài. - Lớp làm bài vào vở. - GV thu vở, chấm điểm và nhận xét 3. Củng cố dặn dò: - HS nhắc lại cách thực hiện phép trừ không nhớ trong phạm vi 100. - GVnhận xét giờ học. Dặn HS về ôn bài. Đạo đức BẢO VỆ CÂY VÀ HOA NƠI CÔNG CỘNG (Tiết 2) I.MỤC TIÊU - Kể được một vài lợi ích của cây và hoa ở nơi công cộng đối với cuộc sống của con người. - Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. HS có KN ra quyết định và giải quyết vấn đề; KN tư duy phê phán - Biết bảo vệ cây và hoa ở trường , đường làng và những nơi công cộng khác , biết cùng bạn bè thực hiện. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Tại sao phải bảo vệ cây và hoa nơi công cộng? - Nhận xét 2. Dạy học bài mới: Hoạt động 1 : Làm bài tập 3 - Giáo viên hướng dẫn làm bài tập và cho học sinh thực hiện vào VBT. - Gọi một số học sinh trình bày, lớp nhận xét bổ sung. *Giáo viên kết luận: + Những tranh chỉ việc làm góp phần tạo môi trường trong lành là tranh 1, 2, 4. Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai theo tình huống bài tập 4: Giáo viên chia nhóm và nêu yêu cầu thảo luận đóng vai. Gọi các nhóm đóng vai, cả lớp nhận xét bổ sung. Giáo viên kết luận : Hoạt động 3: Thực hành xây dựng kế hoạch bảo vệ cây và hoa Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm nội dung sau: +Nhận bảo vệ chăm sóc cây và hoa ở đâu? Vào thời gian nào? Bằng những việc làm cụ thể nào? Ai phụ trách từng việc? Giáo viên kết luận : Hoạt động 4: Học sinh cùng giáo
File đính kèm:
- giao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_31_nam_hoc_2017_20.doc