Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 30 Năm học 2015-2016

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Biết được Trái Đất rất rộng, có dạng hình cầu.

- Biết cấu tạo của quả địa cầu.

- Giáo dục học sinh biết yêu thích và bảo vệ Trái Đất

II/ĐỒ DÙNG: GV: Quả địa cầu, Máy tính, màn hình ti vi, bài giảng trình chiếu Powerpoint.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu đặc điểm chung của thực vật và động vật.

- Lợi ích mà thực vật và động vật mang lại.

- 2 HS trả lời trước lớp-> Lớp, GV nhận xét tuyên dương.

2. Bài mới.

a. Giới thiệu bài:

- Chúng ta đang sinh sống ở đâu trong vũ trụ?

- Để hiểu rõ hơn về Trái đất của chúng ta. Cô và các em cùng học bài ngày hôm nay: Tiết 59: Trái Đất - Quả địa cầu.

b. Các hoạt động: - Trái Đất có hình gì?-> HS trả lời: Tròn, cầu, méo.

 

doc25 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 30 Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Bài 1: Đặt tính rồi tính
32567 + 54321
36127 + 47538
84056 + 8793
60978 + 8403
- HS đọc yêu cầu.-> HS nêu lại cách đặt tính.
- GV ycầu HS làm bài và chữa bài. -> 2 HS lên bảng làm, Lớp làm vở 
- Nhận xét củng cố cách đặt tính và tính.
* Bài 2: Phân xưởng A dệt được 12575 m vải. Phân xưởng B dệt được nhiều hơn phân xưởng A là 382 m vải. Hỏi 2 phân xưởng đó dệt được bao nhiêu mét vải? 
- HS đọc bài toán
- GV yêu cầu HS đọc và phân tích đề toán.- >HS phân tích bài toán
- GV yêu cầu HS làm bài và chữa bài.
 - 1 HS lên bảng làm, Lớp làm vở. -> GV nhận xét chốt bài làm đúng.
*Bài 3: Tháng trước hai phân xưởng dệt được tất cả 25532 m vải. Tháng này phân xưởng A dệt nhiều hơn tháng trước 250 m vải, phân xưởng B dệt nhiều hơn tháng trước 185 m. Hỏi tháng này cả 2 phân xưởng dệt được tất cả bao nhiêu m vải? - HS đọc bài toán. 
- GV HD HS phân tích đề toán.
 + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu HS làm bài và chữa bài. - >1 HS lên bảng làm, Lớp làm vở.
- Nhận xét chốt bài làm đúng
3. Củng cố- Dặn dò: 
- Gọi HS nêu cách tính giá trị biểu thức.
- Nhận xét giờ học.
 Ngày soạn :24/ 3/2016
 Ngày dạy:Thứ ba, ngày 29 tháng 3 năm 2016
SÁNG
Tiết 1:	TẬP ĐỌC	
MỘT MÁI NHÀ CHUNG
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết đọc bài thơ với giọng vui, thân ái, hồn nhiên. Hiểu nghĩa các từ:dím, gấu, gấc, cầo vồng. Hiểu nội dung bài: Mỗi sự vật đều có một mái nhà. Hãy yêu mái nhà đó. Học thuộc bài thơ.
- Đọc đúng thể thơ. Ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dấu câu, giữa cụm từ dài. 
GDKNS: - Đảm nhận trách nhiệm 
 - Xác định giá trị 
 - Lắng nghe tích cực 
- Biết yêu cuộc sống, yêu gia đình
II/ĐỒ DUNG: GV Máy tính, màn hình ti vi, bài giảng trình chiếu Powerpoint.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- 3HS nôi tiếp nhau kể lại câu chuyện: Cuộc gặp gỡ ở Lúc- xăm- bua
- GV : Câu chuyện nói lên điều gì?
- 1HS trả lời-> HS- GV nhận xét và tuyên dương.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Tranh minh họa
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu, HS theo dõi SGK
-Hướng dẫn luỵên đọc, kết hợp giải nghĩa từ
+ Đọc từng câu
- HS nối tiếp nhau mỗi em đọc dòng thơ đến hết bài
- GV phát hiện từ sai sửa lỗi phát âm cho HS
+ Đọc từng đoạn trước lớp
- 6 HS nối tiếp nhau đọc 6 khổ thơ của bài
- GV hướng dẫn cách đọc và giải nghĩa 1 số từ khó có trong bài.
- Đọc khổ thơ trong nhóm.( GV chia mỗi nhóm gồm 4 HS- thời gian đọc 3 phút)
- Thi đọc giữa các nhóm.( 2nhóm lên thi đọc- các nhóm khác chú ý nhận xét- tuyên dương nhóm đọc tốt)
+ Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
-1 HS đọc, lớp theo dõi SGK.
- GV nêu các câu hỏi HS trả lời.
Câu 1: Ba khổ thơ đầu nói đến những mái nhà riêng của ai?-> + Mái nhà của chim, của cá, của dím của ốc và của bạn nhỏ.
Câu 2: Mỗi mái nhà riêng có những nét gì đáng yêu?
 + Mái nhà của chim là nghìn lá biếc.
+ Mái nhà của cá là sóng rập rình.
+ Mái nhà của dím nằm sâu trong lòng đất. 
+ Mái nhà của ốc là vỏ tròn vo.
 + Mái nhà của bạn nhỏ là giàn gấc đỏ, hoa giấy lợp hồng
Câu 3: Mái nhà chung của muôn vật là gì?-> + Là bầu trời xanh.
Câu 4: Em muốn nói gì với những người bạn chung một mái nhà?
+ Hãy yêu mái nhà chung hay là Hãy giữ gìn bảo vệ mái nhà chung...
- GV- HS nhận xét.
=>GV kết luận: Mỗi sự vật đều có một mái nhà. Hãy yêu mái nhà đó. Học thuộc bài thơ.
- HS nhắc lại 2- 3 lần.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
1 HS đọc lại bài thơ. GV kết hợp nhắc các em nghỉ hơi, nhấn giọng ở một số từ ngữ. 
- GV chia nhóm HS luyện đọc thuộc theo nhóm đôi.
- HS thi đọc thuộc lòng theo khổ, theo bài và trả lời thêm các câu hỏi trong bài.
- HS, GV nhận xét, tuyên dương HS.
3. Củng cố- Dặn dò
- 1HS đọc thuộc bài thơ
- GV: Bài thơ muốn nói với em điều gì?
- Nhận xét tiết học.
Tiết 2:	CHÍNH TẢ 
NGHE - VIẾT: LIÊN HỢP QUỐC
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nghe viết bài: Liên hợp quốc. Phân biệt ch/ tr.
- Viết đúng các chữ số.Bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả.
- Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp
II/ ĐỒ DÙNG : GV : Bảng phụ
 HS: Vở chính tả, SGK, giấy nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV đọc các từ: bác sĩ, mỗi sáng, xung quanh, thị xã, lớp mình
- HS viết bảng lớp và giấy nháp
- GV nhận xét và tuyên dương.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết
+ Hướng dẫn chuẩn bị:
- GV đọc đoạn viết
- HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK.
- GV nêu câu hỏi:
	+ Liên hợp quốc thành lập nhằm mục đích gì?
	+ Có bao nhiêu thành viên tham gia?
	+ Việt Nam trở thnàh thành viên Liên hợp quốc vào lúc nào?
+ Viết từ khó
- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
- GV nhận xét HS viết.
+Viết bài
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
+ Nhận xét, đánh giá , chữa bài
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- HS ghi số lỗi ra lề. 
- GV thu một số vở của HS nhận xét.
Hoạt động 2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2a
- GV mở bảng đã chép nội dung bài tập.
- 1HS đọc bài tập.
- GV yêu cầu HS làm bài sau đó trình bày trước lớp.
- GV chữa bài.
3. Củng cố - Dặn dò
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bà.
- Về nhà xem lại bài tập.
Tiết 3: 	TOÁN
TIẾT 147: PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 - Biết thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 100 000. Củng cố về giải toán, quan hệ giữa km và m.
 - Áp dụng tính trừ để tính đúng.
 - Có ý thức học tập tốt 
II/ ĐỒ DÙNG: HS: Bảng con
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ 
- 2HS lên bảng đặt tính và tính: 23 154 + 31 028	53 028 + 15 436 + 9127
- HS- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp	
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức
- GV đưa ra ví dụ: 85 674 - 58 329
- 1HS đọc ví dụ
- GV yêu cầu HS lên bảng đặt tính .
- 1HS lên bảng đặt tính, ở dưới làm bảng con.
- GV yêu cầu HS nêu các bước trừ các số có bốn chữ số và lên bảng thực hiện phép trừ.
- 1HS nêu và thực hiện trừ, ở dưới trừ trên bảng con.
- GV gọi HS trừ miệng.
- 1HS trừ nhẩm lại.
- GV củng cố lại cách trừ: Muốn trừ hai số có nhiều chữ số ta viết số bị trừ rồi viết số trừ sao cho các chữ số ở cùng hàng đều thẳng cột với nhau, viết dấu trừ, kẻ vạch ngang và trừ lần lượt từ phải sang trái.
- HS nhắc lại 
Hoạt động 2:. Thực hành
Bài 1( 157)
- GV ghi các phép tính lên bảng và yêu cầu HS lên bảng làm.
- 3HS lên bảng làm, ở dưới làm vở
- GV chữa bài và củng cố cho HS các bước trừ.
Bài 2( 157)- GV hướng dẫn tương tự bài 1.
Bài 3( 157)
- 1HS đọc đề bài.
- GV tóm tắt bài toán và phân tích đề bài.
- HS giải vở.
- GV thu bài và nhận xét.
Độ dài đoạn đường chưa trải nhựa là:
25850 - 9850 = 16000 (m)
16000m = 16 km
 Đáp số: 16 km
- GV củng cố dạng toán.
3. Củng cố- Dặn dò
- GV lưu ý HS cách trừ các số trong phạm vị 100 000.
- Nhận xét tiết học
___________________________________________________________________
Tiết 4: 	ĐẠO ĐỨC
 	Ch¨m sãc c©y trång, vËt nu«i( TIẾT 1)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với đời sống con người.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
đình, nhà
II/ ĐỒ DÙNG 
- HS -Vở bài tập đạo đức.
- GV -Tranh ảnh dùng cho H Đ 2
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ :
 +Vì sao chúng ta phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước?
 + Em đã làm gì để sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường?
- 2 HS trả lời. 
- GV- HS nhận xét tuyên dương.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp	
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Trò chơi: Ai đoán đúng
* Mục tiêu: HS kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với đời sống con người.
* Cách tiến hành:
-GV chia nhóm theo số chẵn, số lẻ
- HS tham gia trò chơi
- HS số chẵn có nhiêm vụ nêu vài đặc điểm của một con vật nuôi yêu thích và nói rõ lí do vì sao mình yêu thích, tác dụng của con vật
- HS số lẻ có nhiệm vụ nêu một vài đặc điểm của một cây trồng mà em thích và nói rõ lí do vì sao mình yêu thích, tác dụng của cây trồng đó
- Một số HS trình bày . 
- Các bạn khác phải đoán và gọi được tên con vật nuôi hoặc cây trồng đó.
-GV giới thiệu thêm các cây trồng, vật nuôi .
=> Kết luận: Mỗi người đều có thể yêu thích một cây trồng hay vật nuôi nào đó. Cây trồng, vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người
Hoạt động 2 Quan sát tranh ảnh
+Mục tiêu: HS nêu được các việc cần làm để chăm sóc cây trồng, vật nuôi
+ Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát tranh (bài tập 2, vở bài tập đạo đức trang 46) và đặt câu hỏi về các bức tranh
 HS quan sát tranh
- GV mời một vài HS đặt các câu hỏi và đề nghị các bạn khác trả lời về nội dung từng bức tranh
2-3 HS đặt các câu hỏi
- Các học sinh khác trao đổi ý kiến và bổ sung
VD:
+Các bạn trong tranh đang làm gì?
+Theo bạn, việc làm của các bạn đó sẽ đem lại lợi ích gì?
- Kết luận:
- Ảnh 1: Bạn đang tỉa cành, bắt sâu cho cây
- Ảnh 2: Bạn cho gà ăn,
- Ảnh 3: Bạn đang tắm cho lợn
- Ảnh 4: Chăm sóc cây cùng ông
- Kết luận: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi mang lại niềm vui cho các bạn vì các bạn được tham gia làm những công việc có ích và phù hợp với khả năng
Hoạt động 3: Đóng vai
+ Mục tiêu: HS biết các việc cần làm để chăm sóc cây trồng, vật nuôi
+ Cách tiến hành:
- GV chia HS thành 4 nhóm, mỗi nhóm có nhiệm vụ chọn 1 con vật nuôi hoặc cây trồng mình yêu thích để lập : “ Trang trại sản xuất” 
-Các nhóm thảo luận để đóng vai, tìm cách để chăm sóc, bảo vệ trại, vườn của mình cho tốt
* Ví dụ:
- Nhóm 1: Là chủ trại gà
- Nhóm 2: Chủ vườn hoa, cây cảnh
- Nhóm 3: Chủ trại chăn nuôi bò
- Nhóm4: Chủ ao cá
- GV mời từng nhóm trình bày dự án sản xuất Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến 
- 2 HS đọc ghi nhớ
- GV và cả lớp bình chọn nhóm có dự án trang trại cây trồng, vật nuôi tốt
3. Củng cố- Dặn dò:
- Dặn HS tìm hiểu các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nơi em đang sống
- Tham gia các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường
- Nhận xét tiết học.
 Ngày soạn :24/ 3/2016
 Ngày dạy:Thứ tư, ngày 30 tháng 3 năm 2016
CHIỀU
Tiết 1 	 CHÍNH TẢ 
NHỚ - VIẾT: MỘT MÁI NHÀ CHUNG 
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nhớ và viết lại ba khổ thơ đầu củ bài: Một mái nhà chung. Phân biệt ch/ tr. 
- Trình bày đúng thể thơ, viết đúng tiếng có âm tr/ ch.
- Có ý thức giữ gìn sách vở
II/ ĐỒ DÙNG: HS: Vở chính tả, SGK, giấy nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV yêu cầu HS tìm 4 từ bắt đầu bằng âm ch/ tr.
- HS trình bày miệng và viết.- >Lớp, GV nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết
+ Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc 3 khổ thơ đầu.
- HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK.
- GV nêu câu hỏi.
+ Bài viết nói về ngôi nhà của những loài vật nào?
+ Bài gồm mấy khổ thơ, khi viết hết khổ thơ chúng ta cần phải làm gì?
+ Những từ ngữ nào phải viết hoa?
- HS trả lời. Lớp, GV nhận xét.
+ Viết từ khó
- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
- 2 HS lên bảng viết.
- GV nhận xét HS viết-> Cả lớp đọc cá nhân, đồng thanh.
+ Viết bài
- GV hướng dẫn các trình bày bài thơ.
- HS tự nhớ và viết bài vào vở.
- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
+ Nhận xét, đánh giá , chữa bài
- GV đọc cho HS soát lỗi
- HS ghi số lỗi ra lề.
- GV nhận xét một số bài, dưới lớp đổi chéo vở để kiểm tra.
- Lớp, GV nhận xét bài viết của HS.
Hoạt động 2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2/a- HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- HS chữa bài, lớp nhận xét.
3. Củng cố- Dặn dò
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
- Về nhà xem lại bài tập.
Tiết 2:	TOÁN
 TIẾT 148: TIỀN VIỆT NAM
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết các tờ giấy bạc:20000đ, 50000đ , 100000đ.
- Bước đầu biết đổi tiền, biết thực hiện các phép tính với đơn vị là đồng.	
- HS có ý thức tiêu tiền hợp lý
II/ ĐỒ DÙNG: - Các tờ giấy bạc:20 000đ, 50 000đ , 100 000đ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu các mệnh giá tiền mà em đã biết?- >Lớp, GV nhận xét.
 2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động:
Hoạt động1 : Hình thành kiến thức.
+Giới thiệu tờ giấy bạc: 20 000đ, 50 000đ , 100 000đ
- Em có nhận xét gì về màu sắc của những tờ bạc này ?
 - HS quan sát
- Nêu đặc điểm riêng của từng loại tiền này? 
- HS trả lời: 20000đ màu xanh nhạt, 50000 đ màu nâu đỏ, 100000 đ màu xanh
- Đưa 3 tờ tiền đó, HS đọc lại giá trị.
- 1,2 HS đọc lại.
Hoạt động2 : Luyện tập
*Bài 1: GV yêu cầu quan sát hình vẽ sgk, trả lời miệng: trong mỗi ví có bao nhiêu tiền? 
- 1 HS nêu yêu cầu-> HS trả lời miệng.-> Nhận xét chốt cách làm.
* Bài 2: - HS đọc yêu cầu 
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- 1 HS lên bảng làm, Lớp làm vở-> Nhận xét chốt bài làm đúng.
Giải:
Mẹ mua cả hai thứ hết số tiền là:
15 000 + 25 000 = 40 000(đồng)
Cô bán hàng phải trả mẹ số tiền là:
50 000 - 40 000 = 10 000(đồng)
 Đáp số: 10000 đồng
- GV củng cố đơn vị tiền-> đồng
* Bài 3: Mỗi quyển vở giá bao nhiêu tiền?
+ Muốn biết 2 quyển vở hết bao nhiêu tiền ta làm thế nào?
- HS nêu cách tính số tiền mình mua lần lượt số tiền.
+ Tương tự 3 quyển vở, 4 quyển vở.
- Nhận xét chốt lời giải đúng.
* Bài 4( dòng 1, 2)- HS đọc yêu cầu 
 - HS làm cả bài.
- Nhận xét chốt lời giải đúng.
3. Củng cố- Dặn dò:
- Cần phân biệt đúng các tờ bạc.
- Đánh giá tiết học
Tiết 2: 	TIẾNG VIỆT *
ÔN TẬP: TỪ NGỮ VỀ THỂ THAO- DẤU PHẨY
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố từ ngữ về thể thao. Cách dùng dấu phẩy.
- HS làm được một số bài tập theo yêu cầu
- HS có ý thức học tập tốt
II) ĐỒ DÙNG :
GV: Bảng phụ ghi BT2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
- Tìm một câu văn, câu thơ có sử dụng hình ảnh nhân hoá?
- Lớp, GV nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động 
Hoat động 1: Hướng dẫn HS làm một số bài tập
* Bài 1: Kể tên các môn thể thao:
a- Gắn với sông, hồ?
b- Gắn với biển, bờ biển?
c- Gắn với núi, đồi? - 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV và HS nhận xét- chốt bài làm đúng.
* Bài 2:Kể tên các hoạt động và kết quả chơi thể thao
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét chốt bài làm đúng 
* Bài 3:
- GV treo bảng phụ
- Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:
a) Nhờ có nghị lực phi thường Am-xtơ-rông đã đoạt giải vô địch vòng đua Vòng quanh nước Pháp.
b) Muốn đạt được huy chương vàng môn điền kinh Nguyễn Thị Tĩnh đã tập luyện rất miệt mài.
c) Để xưng đáng là cháu ngoan Bác Hồ em luôn cố gắng chăm học, chăm làm.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập.
- HS làm bài và chữa bài.
- Nhận xét- củng cố cách dùng dấu phẩy.
3. Củng cố- Dặn dò
- GV và HS củng cố toàn bài 
- Đánh giá tiết học
 Ngày soạn :25/ 3/2016
 Ngày dạy:Thứ năm, ngày 31 tháng 3 năm 2016
SÁNG
Tiết 1:	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: BẰNG GÌ? DẤU HAI CHẤM
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Ôn đặt và trả lời câu hỏi: Bằng gì (Tìm bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì?). Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm. 
- Trả lời đúng câu hỏi Bằng gì? Xác định đúng dấu hai chấm.
GDKNS:+ Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp.
 + Tư duy sáng tạo..
- Rèn HS sử dụng Tiếng Việt vào hoat động giao tiếp.
II/ ĐỒ DÙNG GV: Máy tính, màn hình ti vi, bài giảng trình chiếu Powerpoint.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV chiếu màn hình BT1, 3.
- 2HS làm miệng bài 1 và 3.
- HS- Gv nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Các hoạt động.
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1( 102) - 1HS đọc đề .
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- HS làm bài: Hãy dùng bút chì gạch chân bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì?
- GV gọi HS chữa bài.-> HS phát biểu. - >GV chốt lời giải đúng. 
 a) Voi uống nước bằng vòi.
 b) Chiếc đèn Ông Sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính.
 c) Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình.
Bài 2( 102) - HS đọc đề bài .
- GV yêu cầu HS trả lời miệng.
-HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. 
a. Hằng ngày, em viết bài bằng gì?->Hằng ngày, em viết bài bằng bút mực.
b. Chiếc bàn em ngồi học được làm bằng gì?Chiếc bàn em ngồi học được làm bằng gỗ.
c. Cá thở bằng gì?-> Cá thở bằng mang.
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 3( 102) - HS đọc yêu cầu của trò chơi.
- GV hướng dẫn HS làm bài.-> HS trao đổi theo cặp 1 em hỏi và 1 em trả lời.
- GV gọi HS trình bày.-> Từng cặp HS nối tiếp nhau thực hành hỏi đáp.
- GV và HS nhận xét
Bài 4( 102) GV chiếu màn hình.- 1HS đọc yêu cầu và đoạn văn-> GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi-> Từng nhóm trao đổi và thống nhất kết quả đúng, sau đó trình bày trước lớp - >GV củng cố: Khi nào dùng dấu hai chấm?
- HS trả lời-> GV nhắc lại cách dùng dấu hai chấm
3. Củng cố-Dặn dò
- GV hệ thống lại nội dung bài tập.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 2: 	TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA U
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Củng cố cấu tạo, cách viết hoa chữ U thông qua bài ứng dụng.
- HS viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa U (1 dòng); viết đúng tên riêng Uông Bí (1 dòng) và câu ứng dụng: Uốn cây bi bô (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. (HS viết nhanh viết cả bài trên lớp).
- Có ý thức giữ gìn VS - CĐ 
II/ ĐỒ DÙNG - GV: chữ mẫu viết hoa U; phấn màu 	
	 - HS: bảng con , phấn
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS viết bảng, lớp viết bảng con: Trường Sơn, Trẻ em.
- Lớp, Gv nhận xét..
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết trên bảng con
+ Luyện viết chữ hoa .
	- HS tìm các chữ hoa có trong bài.
	- GV đưa ra chữ mẫu Ucho cả lớp cùng quan sát.
	- HS nhắc lại cách viết, nêu cấu tạo chữ các chữ hoa đó.
	- GVnhắc lậi cách viết , sau đó viết trên bảng lớp.
	- HS theo dõi GV viết, sau đó viết trên bảng con.
+Luyện viết từ ứng dụng.
	- HS đọc từ ứng dụng.
	- GV giảng từ ứng dụng: Uông Bí là tên một thị xã ở tỉnh Quảng Ninh	
	- Từ ứng dụng có chữ cái nào được viết hoa? Chữ cái nào cao 1 ô li?
	- GV viết mẫu trên bảng lớp.
	- HS theo dõi sau đó viết ở bảng con.
	- GV nhận xét sửa sai.
+ Luyện viết câu ứng dụng.
	- HS đọc câu ứng dụng
	- GV giảng nội dung câu ứng dụng và hướng dẫn HS viết câu ứng dụng.
	- HS viết bảng con: Uốn cây
Hoạt động 2. Hướng dẫn viết vở
	- GV nêu yêu cầu cần viết trong vở tập viết.
	- HS viết bài vào vở.
	- GV quan sát tư thế ngồi viết, cách trình bày bài của HS.
Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá, chữa bài.
	- GV thu 1 số bài , nhận xét bài viết của HS..
	- Chú ý lại những lỗi HS sai.
3. Củng cố - Dặn dò
	- HS nhắc lại cách viết chữ U.
 - GV nhận xét tiết học.
Tiết 3 : 	TOÁN
TIẾT 149: LUYỆN TẬP
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết trừ nhẩm các số tròn nghìn. Củng cố về các số có đến năm chữ số , giải toán bằng phép trừ, về số ngày trong tháng
- Đặt tính và thực hiện tính đúng trừ các số trong phạm vi 100 000.
- Có ý thức học tập tốt
II/ ĐỒ DÙNG : 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV y/c HS làm Bài 1(SGK-158) 
- HS trả lời miệng.
- GV nhận xét và tuyên dương.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Thực hành
Bài 1(159)
- GV yêu cầu HS phải tính nhẩm 90 000 - 50 000.
- HS nêu cách tính nhẩm và nhẩm miệng, sau đó trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại.
- HS làm các phần còn lại.
- GV mời 1HS lên bảng làm, dưới lớp nhẩm nhanh theo phép tính mà gv đọc cho HS.
- Lớp, Gv nhận xét.
Bài 2( 159)
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm nháp và bảng lớp theo dãy bàn.
- GV chữa bài và củng cố cách trừ, chú ý trừ có liên tiếp ở hai hàng liền nhau.
Bài 3( 159) 
- 1HS đọc đề bài
- GV phân tích bài toán.
- HS trả lời câu hỏi GV nêu.
- GV yêu cầu HS giải vở.
- HS làm bài vào vở. 1HS lên bảng giải.
- GV thu nhận xét và chốt kết quả .
Giải:
Số lít mật ong còn lại là:
23560 - 21800 = 1760 (l)
 Đáp số: 1760 l mật ong
- GV củng cố dạng toán giải bằng hai phép tính.
Bài 4(159)/a 
- HS đọc đề bài và tự giải
- GV gọi HS chữa bài
- GV củng cố lại số ngày trong từng tháng trong một năm
3. Củng cố- Dặn dò
- GV hệ thống lại kiến thức giờ học.
- Nhận xét tiết học.
 Ngày soạn : 25/ 3/2016
 Ngày dạy:Thứ sáu, ngày 1 tháng 4 năm 2016
SÁNG
Tiết

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_30_nam_hoc_2015_20.doc