Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 29 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh

Buổi 2 - Tiết 1: Toán

T113: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 100 (CỘNG KHÔNG NHỚ)

I. MỤC TIÊU:

 - HS nắm được cách cộng số có hai chữ số; biết đặt tính và làm tính cộng (không nhớ) số có hai chữ số; vận dụng để giải toán.

 - HS thuộc cách cộng số có hai chữ; đặt tính, làm tính cộng các số có hai chữ số chính xác. Giải đúng bài toán có một phép tính cộng các số có hai chữ số.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Thẻ que tính (HĐ1).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- GV đưa ra mô hình, HS lên bảng viết tóm tắt và giải, HS dưới lớp làm ra nháp.

- GV quan sát HS dưới lớp.

- HS nhận xét bài của bạn. GV nhận xét, đánh giá.

 

doc35 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 29 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c để H soát bài, H đọc lại bài vừa viết.
- T thu 1 số bài, nhận xét chữ viết H.
3. Củng cố, dặn dò: 
- T hỏi: Em vừa viết chữ gì? Khi viết bài em chú ý điều gì?
- H đọc lại các chữ vừa viết.
- Nhận xét giờ học, tuyên dương, khen H viết đúng, đẹp.
Buổi 2 - Tiết 1 + 2: Tiếng Việt
VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ
Dạy theo thiết kế TV Công nghệ GD tập 3 ( trang 63 - 65)
Tiết 3: Toán (ôn)
ÔN: CỘNG KHÔNG NHỚ TRONG PHẠM VI 100. GIẢI TOÁN
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố phép cộng trong phạm vi 100 ( không nhớ). Giải toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng làm toán.
- HS có ý thức tự giác trong giờ học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ: - Tính : 47 + 22 32 + 14 43 + 21
 - GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp
	b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Tính nhẩm (miệng)
	20 + 4 = 30 + 8 = 82 + 3 =
	40 + 5 = 70 + 2 = 3 + 82 =
- HS nêu y/c rồi nhẩm nêu miệng kết quả của phép tính, nêu cách nhẩm.
- GV chữa bài, củng cố cách cộng nhẩm.
Bài 2: Đặt tính và tính. ( bảng con).
	47 + 22 40 + 30 43 + 4
 	51 + 32 80 + 9 7 + 52
- HS nêu y/c rồi làm bài bảng con theo tổ. HS nêu được cách đặt tính và tính.
- HS, GV chữa bài, nhận xét, sửa sai.Củng cố cách đặt tính và tính
Nghỉ giải lao
Bài 3 : Tính ( vở)
	 30 cm + 60 cm = 10 cm + 80 cm =
	 14 cm + 2 cm = 33 cm + 5 cm =
	 73 cm + 12 cm = 25 cm + 63 cm = 
- HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài.
- GV lưu ý HS cách viết kết quả của phép tính phải kèm theo đơn vị cm.
- Củng cố cách cộng nhẩm.
Bài 4 : Lớp em có 25 bạn, trong đó có 11 bạn gái. Hỏi lớp em có bao nhiêu bạn trai?
- HS đọc và phân tích bài toán.
- GV HD cách làm. HS trình bài bài giải vào vở. GV nhận xét, chữa bài.
 Bài giải.
 Lớp em có số bạn trai là :
 25 - 11 = 14 ( bạn )
 Đáp số: 15 bạn trai
- Củng cố cách giải bài toán có lời văn bằng một phép tính trừ.
 3. Củng cố, dặn dò: - GV củng cố nội dung bài.
 - Nhận xét giờ học, tuyên dương HS. 
Thứ tư ngày 28 tháng 3 năm 2018
Buổi 1: Tiết 1 + 2: Tiếng Việt
VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ ÂM ĐẦU TR/CH
Dạy theo thiết kế TV Công nghệ GD tập 3 ( trang 66 - 68)
Tiết 3: Toán
T115: LUYỆN TẬP
I / MỤC TIÊU:
	- Củng cố cho HS biết làm tính cộng( không nhớ) trong phạm vi 100; biết tính nhẩm, vận dụng để cộng các số đo độ dài.
	- HS tính đúng, chính xác và thành thạo các bài tập.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ BT3
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Đặt tính rồi tính
34 + 5
5 + 23
34 + 46
 - 3 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con.
- HS nhận xét.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp
 	b. Thực hành:
Bài 1 : HS đọc yêu cầu, HS làm bảng con, GV nhận xét chữa bài.
- Củng cố đặt tính, cộng nhẩm các số có hai chữ số.
Bài 2 : GV gọi HS đọc yêu cầu, HS tự làm, GV nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cộng nhẩm, khi viết kết quả có kèm theo đơn vị đo độ dài.
 Nghỉ giải lao
Bài 3: GV đưa bảng phụ, HS đọc yêu cầu.
- HS lên bảng làm, cả lớp tự làm, GV chữa bài. Củng cố cộng nhẩm.
Bài 4: HS đọc yêu cầu, tìm hiểu và phân tích bài toán
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, chữa bài. Củng cố giải toán có lời văn.
3 / Củng cố, dặn dò: - Giáo viên củng cố nội dung bài.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS, chuẩn bị bài sau: Phép trừ trong phạm vi 100. 
Tiết 4: Tiếng Việt(ôn)
ÔN: VẦN CHỈ CÓ ÂM CHÍNH
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
- Rèn cho học sinh kĩ năng thực hành ngữ âm và thực hành chính tả.
- Củng cố cho HS biết thực hành ngữ âm và thực hành chính tả, biết đưa các âm vào vị trí thích hợp của mô hình( theo mẫu), biết điền c hoặc k, g hoặc gh, ng hoặc ngh vào chỗ trống cho đúng. 
- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- H mở vở Bài tập thực hành Tiếng Việt tập 3 trang 13. 
- T đọc yêu cầu từng bài tập, H thực hiện. T quan sát, giúp đỡ, chữa bài, nhận xét.
	* Việc 1: Em thực hành ngữ âm
1. Em đưa các âm vào vì trí thích hợp của mô hình( theo mẫu)
- H đọc yêu cầu đề bài rồi đưa các âm vào vị trí thích hợp của mô hình( theo mẫu)
- H giải thích lí do vì đánh dấu thanh. H, T nhận xét, sửa sai, đánh giá.
2. Đúng ghi đ, sai ghi s.
- H đọc yêu cầu đề bài. H tự làm bài rồi giải thích. H, T nhận xét, sửa sai, đánh giá.
Nghỉ giải lao
	* Việc 2: Em thực hành chính tả
1. Em điền c hoặc k vào chỗ trống cho đúng:
- H đọc yêu cầu đề bài, làm bài vào vở.
- H lên bảng làm bài. T, H nhận xét, chữa bài: cá rô, kẹo dừa, kính lúp, cô giáo. 
- H đọc lại các từ vừa điền.
	2. Em viết vào ô trống trong bảng ( theo mẫu)
- H đọc yêu cầu, T hướng dẫn H cách làm bài.
- H nêu lại luật chính tả: Âm /gờ/ khi đứng trước i, e, ê được viết bằng chữ gh.
- H viết vào bảng, giải thích. H, T nhận xét, chữa bài. Củng cố luật chính tả g, gh.
	3. Em chọn ng hoặc ngh điền vào chỗ trống cho đúng: tương tự BT1.
*Củng cố, dặn dò: T củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học, tuyên dương H.
Buổi 2 - Tiết 1: Tiếng Việt (ôn)
LUYỆN ĐỌC: THĂM ĐỘNG NGƯỜM NGAO
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
	- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu văn bản qua bài Thăm động Ngườm Ngao.
	- Củng cố cho HS biết đọc trơn, đọc diễn cảm cả bài, hiểu nội dung bài và trả lời được các câu hỏi. 
	- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Việc 1: Luyện đọc
- H mở vở Bài tập thực hành Tiếng Việt tập 3 trang 10.
- T đọc mẫu, hướng dẫn H đọc bài: Thăm động Ngườm Ngao, H đọc, lớp đọc thầm.
- T nhắc H cách ngắt, nghỉ hơi. H đọc nối tiếp câu, cả bài theo cá nhân, đồng thanh
- H đọc theo 4 mức độ đọc ( T - N - N - T). T nhận xét, sửa sai, đánh giá.
Nghỉ giải lao
*Việc 2: Tìm hiểu bài
- H đọc thầm bài rồi trả lời câu hỏi:
	1. Động Ngườm Ngao thuộc tỉnh nào của nước ta?
2. Thời tiết ở trong động Ngườm Ngao thế nào? 
3. Em đánh số thứ tự (1,2,3) theo đúng nội dung bài học?
- H trả lời câu hỏi rồi khoanh vào đáp án đúng: 1.b, 2. b, câu 3: 2, 1, 3.
- H, T nhận xét, sửa sai, đánh giá.
* Củng cố, dặn dò:
	- H đọc lại bài. T củng cố nội dung bài.
	- Nhận xét tiết học, tuyên dương H.	
Tiết 2: Toán (ôn)
ÔN: CỘNG KHÔNG NHỚ TRONG PHẠM VI 100. GIẢI TOÁN
I. MỤC TIÊU.
	- Củng cố về phép cộng không nhớ trong phạm vi 100 và giải toán có lời văn.
	- Rèn kĩ năng đặt tính, tính nhẩm, giải toán đúng, chính xác.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: lồng trong phần bài tập.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp
	b. Các hoạt động:
	Hoạt động 1: Ôn tập kiểm tra kiến thức, phân loại HS.
- HS làm bảng con:	58 - 26 74 - 22 95 - 84
- GV hỏi về các đặc điểm của các số có hai chữ số trong phạm vi 100.
* GV theo dõi, nhận xét, phân loại đối tượng HS.
* Chốt lại về phép trừ trong phạm vi 100 (trừ không nhớ )
	Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập:
Học sinh tự làm các bài toán sau, rồi GV chữa bài và củng cố.
Bài 1: Đặt tính rồi tính: 70 + 2 47 + 2	 52 + 7 5 + 34	 8 + 31 5 + 44
	- HS tự làm bảng con, 2HS lên bảng làm. GV chữa bài.
	- Củng cố đặt tính, cộng nhẩm các số có hai chữ số.
Bài 2 : Tính nhẩm:
32 + 64 - 5 =
87 - 3 - 72 =
45 +42 - 54 = 
58 - 50 + 41 = 
12 + 13 + 4 =
98 - 64 + 23 =
- HS làm miệng, 2HS lên chữa bài. HS cả lớp nhận xét, chữa bài. 
- GV củng cố cộng nhẩm số có hai chữ số với số có một chữ số.
	Nghỉ giải lao
Bài 3: >, <, = ?
	12  5 	41  33 + 22 
	82  17 	76  12 + 46 
	91  92	25  14 + 11 
- HS tự làm vở, 1HS lên làm cột 1, 1HS lên chữa cột 2. GV chữa bài.
- Củng cố cộng nhẩm, so sánh, điền dấu.
Bài 4: An có 67 viên bi đựng trong hai túi. Túi thứ nhất có 6 viên bi. Hỏi túi thứ hai có bao nhiêu viên bi?
	- HS đọc yêu cầu, tự giải bài toán vào vở. Một HS lên bảng làm.
	- GV chữa bài. Củng cố giải toán có lời văn dạng tính cộng.
* Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò.
- Giáo viên củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học. 
Tiết 3 Hoạt động giáo dục ngoài giờ 
TRÒ CHƠI DÂN GIAN: NHẢY BAO BỐ
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
- Củng cố cho HS cách chơi và luật chơi trò chơi Nhảy bao bố một cách chủ động.
- Rèn cho HS khả năng nhanh trí, nhanh tay, nhanh mắt.
- HS tham gia chơi vui vẻ, thực hiện chơi hằng ngày.
II. PHƯƠNG TIỆN, ĐỊA ĐIỂM: Vệ sinh sân chơi sạch sẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
	Hoạt động 1: Ôn tập cách chơi trò chơi nhảy bao bố
- 2HS nhắc lại cách chơi và luật chơi. Lớp, GV nhận xét bổ sung và nhắc lại.
- Cách chơi: Từng người đứng hai chân vào bên trong bao, hai tay cầm hai bên mép bao kéo thẳng lên. Người chơi phải đứng đúng vạch xuất phát. Khi người điều khiển trò chơi đếm 1,2,3thì các vận động viên hai tay giữ bao bố thật chắc và nhanh chân nhảy từng bước đến vạch đã quy định phía trước, rồi tiếp tục quay lại nhảy về vạch xuất phát ( về đích). Ai về đích sớm là thắng cuộc.
	Hoạt động 2: Tổ chức thi giữa các tổ học sinh.
- GV tổ chức cho HS chơi thử 1 lần. HS chơi thử theo hướng dẫn của GV.
- GV tổ chức thi giữa 3 tổ. GV + tổ trọng tài quan sát, phân tổ thắng thua.
	Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- Tập trung HS theo tổ, củng cố nội dung tiết học, nhận xét, nhắc nhở HS.
Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2018
Buổi 2 - Tiết 1: Tiếng Việt*
ÔN: NGUYÊN ÂM TRÒN MÔI VÀ NGUYÊN ÂM KHÔNG TRÒN MÔI
I / MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
- Rèn cho học sinh kĩ năng thực hành ngữ âm và thực hành chính tả.
- Củng cố cho HS biết thực hành ngữ âm và thực hành chính tả, biết phân biệt nguyên âm tròn môi và nguyên âm không tròn môi, biết điền c/q vào chỗ trống.
- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- H mở vở Bài tập thực hành Tiếng Việt tập 3 trang 15. 
- T. Đọc yêu cầu từng bài tập cho H thực hiện. T quan sát, giúp đỡ, chữa bài, nhận xét.
	* Việc 1: Em thực hành ngữ âm
1. Em viết lại các nguyên âm tròn môi và nguyên âm không tròn môi( theo mẫu):
- H đọc yêu cầu đề bài rồi viết lại các nguyên âm tròn môi và nguyên âm tròn môi.
- H giải thích. H, T nhận xét, sửa sai, đánh giá. H đọc lại các nguyên âm.
2. Em vẽ và đưa tiếng vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích.
- H đọc yêu cầu đề bài. H đưa tiếng quá, khuê vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích.
- H, T nhận xét, sửa sai, đánh giá.
Nghỉ giải lao
	* Việc 2: Em thực hành chính tả
1. Em điền c hoặc k vào chỗ trống cho đúng
- T đọc yêu cầu, hướng dẫn H cách làm bài. H làm bài vào vở, H lên bảng làm bài. 
- T, H nhận xét, chữa bài: quả bóng, áo của tôi, con cua, qua loa. 
- H đọc lại các từ vừa điền. Củng cố luật chính tả c/q.
	2. Em viết vào ô trống trong bảng theo mẫu (Cách tiến hành tương tự BT 1)
*Củng cố, dặn dò: T củng cố nội dung bài. Nhận xét tiết học, tuyên dương H.
Tiết 2: Toán*.
LUYỆN TẬP: CỘNG, TRỪ SO SÁNH CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ.
 GIẢI TOÁN
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
	- Củng cố cộng, trừ, so sánh các số trong phạm vi 100 ( không nhớ). Giải toán có lời văn bằng một phép tính cộng hoặc trừ.
	- Rèn kĩ năng làm thành thạo, đúng và chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ: - Tính : 58 - 22 41 + 14 53 - 2
 - GV nhận xét, đánh giá
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp
 b. Hướng dẫn làm bài tập:
	Bài 1: Đặt tính và tính. ( bảng con).
	57 - 22 40 - 30 53 + 4
	48 - 32 67 - 4 6 + 42
- HS nêu y/c rồi làm bài, chữa bài. HS nêu được cách đặt tính và tính. 
- GV nhận xét, sửa sai. Củng cố cách đặt tính và tính nhẩm.
	Bài 2: Tính nhẩm
	20 + 60 = 	60 + 4 = 	30 + 2 = 
	80 - 20 = 	64 - 4 = 	32 - 2 = 
	80 - 60 = 	64 - 60 = 	32 - 30 =
- HS nhẩm miệng rồi nêu két quả phép tính, 3 HS lên bảng làm bài.
- GV, HS nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cộng, trừ nhẩm, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Nghỉ giải lao
	Bài 3 : >, <, =. ( vở)
	 35 + 12 ...... 35 - 10 65 - 10.......41 + 32 
	 50 + 10........40 - 20 53 + 4 .......53 – 3 
 	 45 + 12 ......3 + 45 85 – 80 .....50 + 33
- HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài.
- GV lưu ý HS tính kết quả của phép tính rồi điền dấu.
- Củng cố cách tính nhẩm, so sánh, điền dấu.
	Bài 4: Quyển sách dày 56 trang. Minh đã đọc được 2 chục trang. Hỏi Minh còn phải đọc bao nhiêu trang nữa thì hết quyển sách?
- HS đọc yêu cầu, tìm hiểu bài toán, nêu các bước làm.
- GV gọi 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở. 
- GV chữa bài, củng cố giải toán có lời văn dạng tính trừ.
3. Củng cố, dặn dò: GV củng cố nội dung bài. Nhận xét giờ học, tuyên dương HS. 
Tiết 4 Sinh hoạt tập thể
SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
	- Đánh giá chung ưu, nhược điểm các mặt hoạt động trong tuần..
	- Tuyên dương nhắc nhở HS.
	- Sinh hoạt văn nghệ theo chủ điểm Tiến bước lên Đoàn.
	- Phương hướng, biện pháp
II. NỘI DUNG:
* Hoạt động 1: Sinh hoạt Văn nghệ
	- Giáo viên cho học sinh múa, hát tập thể, cá nhân, song ca, đơn ca,.. theo chủ điểm Tiến bước lên Đoàn.
* Hoạt động 2: Kiểm điểm trong tuần
	- Tổ trưởng phản ánh tình hình của tổ mình.
	- Lớp trưởng nhận xét chung.
	- Cả lớp thảo luận, ý kiến
- Phụ trách nhận xét chung
	+ Nề nếp truy bài đầu giờ, ý thức đạo đức, Đồ dùng học tập, đi học, vệ sinh cá nhân, trường lớp, thể dục giữa giờ,....
	+ Kết quả học tập trong tuần
- Tuyên dương: ......................................................................................
- Nhắc nhở riêng:.......................................................................................
* Hoạt động 3: Phương hướng, biện pháp
	- Tiếp tục duy trì mọi nề nếp như : Đi học đúng giờ, truy bài nghiêm túc, giữ vệ sinh chung và riêng, đồng phục đúng.	Duy trì các hoạt chung như thể dục giữa giờ, chào cờ đầu tuần. Tiếp tục rèn đọc và chữ viết trong các tiết tự học. 
	- Hưởng ứng và thực hiện cuộc vận động nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua các bài học đạo đức. Đặc biệt vận dụng trong các buổi học, HS thực hiện làm bài nghiêm túc, 
thật thà, không coi cóp bài, không gian lận trong học tập.
Luyện viết
BÀI 23, 24
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Củng cố cho HS cách viết chữ eng, iêng, cái kẻng, ăn kiêng, uông, ương, rau muống, nhà trường. HS bước đầu nhận biết nét thanh, nét đậm khi viết chữ.
- Viết đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ, rõ ràng các eng, iêng, cái kẻng, ăn kiêng, uông, ương, rau muống, nhà trường. 
- HS có ý thức rèn luyện chữ viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Chữ mẫu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2HS lên bảng viết chữ trung thu, phẳng lặng, vần trăng dưới lớp viết bảng con.
- HS nói câu có từ trung thu
- GV đánh giá bài viết của HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp.
b. Luyện viết
+ Luyện viết chữ
- GV viết bảng chữ eng, iêng, cái kẻng, ăn kiêng, uông, ương, rau muống, nhà trường.
- HS đọc và đánh vần eng, iêng, cái kẻng, ăn kiêng, uông, ương, rau muống, nhà trường
- HS nhắc lại cách viết chữ eng, iêng, cái kẻng, ăn kiêng, uông, ương, rau muống, nhà trường.
- GV gắn chữ mẫu, HS quan sát nhận xét. 
- GV lưu ý HS cách viết thanh đậm.
- HS viết bảng con chữ eng, iêng, cái kẻng, ăn kiêng, uông, ương, rau muống, nhà trường.
- HS tập viết nét thanh, nét đậm. GV uốn nắn, sửa lỗi cho các em.
- Lớp, GV nhận xét.
* Giải lao: hát
c. Thực hành viết vở:
- HS nêu nội dung bài viết trong vở Luyện viết lớp 1.
- HS cả lớp viết bài, GV giúp HS hoàn thành bài viết.
- GV chấm 7 – 8 bài viết và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Chúng ta vừa luyện viết những chữ gì?
- HS về nhà luyện viết lại. Chuẩn bị bài sau.
Toán*
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I. MỤC TIÊU
- Củng cố về cách đọc, viết, phân tích các số từ 1 đến 100, tìm số liền sau của một số.
- HS đọc, viết thành thạo các số từ 1 đến 100, phân tích các số từ 1 đến 100, tìm đúng số liền sau của một số.
- HS có ý thức tự học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Bảng phụ ghi bài 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS trả lời câu hỏi:
+ Số bé nhất có hai chữ số là số nào?
+ Số lớn nhất có hai chữ số là số nào?
+ Số liền trước số 99 là số nào?
- GV nhận xét.
2. Bài mới :
a.Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi tên bài
b.Nội dung : 
* Củng cố kiến thức :
- Nêu cách tìm số liền sau của một số.
- Nêu cách đọc các số tròn chục. 
*Hướng dẫn HS làm BT:
Bài1: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm.
... 67 25  75 17 71
55... 44 99 89 60 61
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS nêu cách so sánh số có hai chữ số. 
- HS làm bài bảng con, 3 HS lên chữa bài.
- Lớp, GV chữa bài, nhận xét. Củng cố cách so sánh số có hai chữ số.
Bài 2: Số? (Bảng phụ)
 Số liền trước
 Số đã biết
 Số liền sau
.. 
 22 
.
..
 46
..
..
 80
..
.
 91
.
..
 99
..
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS nêu cách tìm số liền trước, số liền sau của 1 số.
- HS làm bài vào vở, HS lên chữa bài.
- Lớp, GV chữa bài, nhận xét.
Bài 3: Xếp các số sau: 100, 82, 35, 0, 64
a, Theo thứ tự từ bé đến lớn.
b, Theo thứ tự từ lớn đến bé.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên chữa bài.
- Lớp, GV chữa bài, nhận xét.
Bài 4: Từ các chữ số 2, 3, 5 hãy viết:
a. Các số có hai chữ số giống nhau: .
b. Các số có hai chữ số khác nhau: .
- HS đọc bài, làm và chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lại.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hãy đọc các số có hai chữ số giống nhau?
- Các số tròn chục là những số nào ?
- GV chốt nội dung bài ôn.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về ôn
Toán
LUYỆN TẤP
I. MỤC TIÊU
- Củng cố cho HS cách làm tính cộng không nhớ trong phạm vi 100, tập đặt tính rồi tính, biết cách tính nhẩm.
- HS làm tính cộng không nhớ trong phạm vi 100 thành thạo, đặt tính rồi tính chính xác, làm tính nhẩm nhanh.
- HS chăm chỉ học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ ghi bài 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đặt tính rồi tính: 37 + 22
 60 + 29
 54 + 5 
- 3 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1(cột 1, 2): Tổ chức thành trò chơi trong khoảng từ 5 đến 7 phút.
- Cách chơi: Có 2 tổ, mỗi tổ cử 2 HS lên tham gia chơi. GV phát cho mỗi HS tờ giấy có ghi 1 phép tính của BT 1. 4 HS xếp thành hàng ngang. 
- Khi GV hô “bắt đầu”, các em nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ. Ai làm đúng được 10 điểm, làm nhanh và nộp trước thời gian quy định dược cộng 1 điểm. 
- Kết quả: Đội nào có tổng điểm lớn nhất thì thắng cuộc. 
Bài 2(cột 1, 3): 
- HS nêu yêu cầu: Tính nhẩm.
- Khuyến khích HStính nhẩm theo cách thuận tiện nhất.
- HS làm bài, 4 HS lên bảng chữa bài.
Chữa bài:
- GV chỉ vào 2 phép tính: 52 + 6 = 58
 6 + 52 = 58
- Nói nhân xét về các số trong 2 phép tính này.
- Vị trí của các số có gì khác nhau?
- Kết quả ra sao?
- GV chốt: Khi ta tay đổi vị trí của các số trong phép tính cộng thì kết quả không đổi. HS nhắc lại.
Bài 3: (GV treo bảng phụ)
- HS đọc đề toán, nêu tóm tắt rồi giải bài toán.
 Tóm tắt Bài giải
 Bạn gái: 21 bạn Lớp em có tất cả là:
 Bạn trai: 14 bạn 21 + 14 = 35 (bạn)
 Có tất cả:  bạn? Đáp số: 35 bạn.
- Chữa bài, GV hỏi câu trả lời khác? Cách viết phép tính khác ?
- GVnhận xét.
Bài 4: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8 cm
- HS nhắc lại các bước vẽ đoạn thẳng. 
- HS dùng thước và bút vẽ đoạn thẳng có độ dài 8 cm.
- Chữa bài: Đổi vở để kiểm tra bài của nhau. 
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại các bước đặt tính và tính phép cộng không nhớ trong phạm vi 100.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về xem lại bài.
Đạo đức 
CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU
- HS nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi và tạm biệt.
- HS biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hàng ngày, được rèn luyện KN giao tiếp, ứng xử với mọi người, biết chào hỏi khi gặp gỡ và tạm biệt khi chia tay.
- Có thái độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi; thân ái với bạn bè và em nhỏ. Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện chào hỏi, tạm biệt một cách phù hợp. 
II.ĐỒ DÙNG: 
Tranh ĐĐ lớp 1.
	Đồ dùng để hoá trang đơn giản khi sắm vai.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1- Khởi động:
-HS hát tập thể bài Con chim vành khuyên
2.Bài mới : 
Hoạt động 1 : Học sinh làm bài tập 2:
Giáo viên nêu yêu cầu và tổ chức cho học sinh làm bài tập trong VBT.
- Giáo viên chốt lại:
Tranh 1: Các bạn cần chào hỏi thầy giáo cô giáo.
Tranh 2: Bạn nhỏ cần chào tạm biệt khách.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bài tập 3:
- Chia lớp thành 2 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận, cử đại diện nhóm trình bày, tổ chức cho lớp trao đổi thống nhất.
- Học sinh thảo luận theo nhóm 2 để giải quyết các tình huống.
*Nội dung thảo luận:
- Em sẽ chào hỏi như 

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_29_nam_hoc_2017_20.doc
Giáo án liên quan