Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 25 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách đặt tính, làm tính trừ nhẩm các số tròn chục; giải được bài toán có lời văn.
- Đặt tính đúng, làm tính trừ các số tròn chục chính xác. Giải bài toán có lời văn thành thạo.
- Học sinh ham thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS đặt tính rồi tính: 40 + 30 50 + 10
20 + 70 30 + 50
- Lớp làm bảng con, chữa bài, lớp nhận xét. GV nhận xét.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp.
b. Các hoạt động:
nữa? (bông hoa, con thỏ, con bướm). + Nhận xét xem, bông hoa và con thỏ nằm ở đâu? + Hãy lên bảng chỉ đâu là phía trong hình vuông? (1 HS lên bảng chỉ). + Con bướm nằm ở đâu? (nằm ngoài hình vuông) - GV chỉ bảng lại cho HS cả lớp biết phía trong hình vuông và nói, những phần còn lại không kể phần phía trong gọi là phía ngoài hình vuông. Bước 2: Giới thiệu điểm ở phía trong và điểm ở phía ngoài hình vuông. - GV chấm một điểm trong hình vuông và hỏi. Cô vừa vẽ cái gì? GV giải thích cho HS hiểu trong toán học người ta gọi đây là một điểm. Để gọi tên điểm đó người ta dùng chữ cái in hoa(VD: A, B,...) - GV cho HS đọc điểm A. - Điểm A nằm ở vị trí nào của hình vuông? (Nằm trong hình vuông). - HS đọc lại: Điểm A ở trong hình vuông. - GV vẽ tiếp điểm N ở ngoài hình vuông và cũng làm theo quy trình như vậy. * Giới thiệu điểm ở trong, ở ngoài hình tròn (quy trình tương tự như cách giới thiệu điểm ở trong, ở ngoài hình vuông). Nghỉ giải lao Hoạt động 2: Thực hành: Bài 1: - Đúng ghi đ, sai ghi s. - HS đọc yêu cầu, GV hướng dẫn. - HS tự làm phiếu, một HS lên bảng, GV chữa bài. - Củng cố xác định đúng điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình. Bài 2: - HS đọc yêu cầu, tự làm trong phiếu, 2 HS lên bảng vẽ. - GV chữa bài, củng cố cách vẽ điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình. Bài 3: Tính - HS nêu yêu cầu: Tính. - GV cho HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức có số trong BT. - HS làm vở, GV chữa, củng cố cộng, trừ các số tròn chục với hai dấu phép tính. Bài 4: - GV gọi HS đọc đề toán, nêu tóm tắt đề toán ( bằng lời). - HS làm vở, GV đánh giá, chữa bài, hỏi có câu lời giải khác? Cách viết phép tính khác? Củng cố giải toán có lời văn. 3. Củng cố, dặn dò: - GV cho HS chơi trò chơi: Nhanh mắt, khéo tay. - Yêu cầu HS nối điểm phía trong hình với nhau để được một ngôi sao và tô màu ngôi sao đó. - 5 HS tìm được cách vẽ đúng và tô màu đẹp được tuyên dương. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương, khen HS. Tiết 4: Tiếng Việt (ôn) ÔN: VẦN /IÊU/, /ƯƠU/, /OAM/, /OAP/, /OĂM/, /OĂP/, /UYM/, /UYP/ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Rèn kĩ năng đọc, viết, thực hành ngữ âm các vần iêu, ưou, oam, oap, oăm, oawp, uym, uyp. Viết đúng chính tả. - HS đọc đúng bài văn: Ghen ăn tức ở; biển Vũng Tàu. Tìm và viết các đúng tiếng có vần iêu, ươu. Biết điền vần iêu, ươu vào chỗ trống. Biết đưa tiếng vào mô hình. - Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - H mở vở Bài tập thực hành Tiếng Việt tập 2 trang 81, 82. - T đọc yêu cầu bài tập cho H thực hiện. T quan sát, giúp đỡ, chữa bài, nhận xét. 1 Ôn bài: Vần /iêu/, /ươu/ Việc 1: Luyện đọc - T hướng dẫn cho H đọc bài: Ghen ăn tức ở, H đọc nhóm, cá nhân. - Cả lớp theo 4 mức độ đọc ( T - N - N - T). T nhận xét, sửa sai, đánh giá. Việc 2: Thực hành ngữ âm Vẽ, đưa tiếng kiêu, bướu, nướu vào mô hình, đọc trơn, đọc phân tích các tiếng - T nêu yêu cầu, hướng dẫn H vẽ và đưa tiếng vào mô hình rồi đọc trơn, phân tích. - H làm bài vào vở. T, H n/ xét, chữa bài. H đọc trơn và phân tích lại mô hình vừa vẽ. Nghỉ giải lao Việc 3: Thực hành chính tả. 1. Em điền vần iêu hoặc ươu vào chỗ trống cho đúng: - T đọc yêu cầu, hướng dẫn H cách làm bài. H làm vở, T n/xét, chữa bài, đánh giá. - H đọc lại các tiếng vừa điền được: vải thiều, miêu tả, hươu sao, bươu đầu. 2. Em tìm và viết các tiếng chứa vần iêu có trong bài đọc - T đọc yêu cầu, hướng dẫn H cách làm bài. H làm vở BT. - T nhận xét, chữa bài, đánh giá. H đọc lại các tiếng chứa vần iêu: điều. 2. Ôn bài: Vần /oam/, /oap/, /oăm/, /oăp/, /uym/, /uyp/( HD tương tự) * Củng cố, dặn dò: T củng cố nội dung bài. Nhận xét tiết học, tuyên dương H. Buổi 2 - Tiết 1: Thủ công XÉ, DÁN HÌNH TAM GIÁC I / MỤC TIÊU: - Học sinh biết cách xé dán và xé dán được hình tam giác. - Học sinh xé đúng hình, dán đẹp, phẳng. - Giáo dục học sinh yêu thích nghệ thuật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên có bài mẫu, giấy dán, hồ. - Học sinh có chì, giấy màu, vở thủ công. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: Giáo viên kiểm tra đồ dùng học sinh. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp b. Các hoạt động: * Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét - Giáo viên đưa học sinh quan sát bài mẫu, học sinh quan sát, nhận xét hình. - Học sinh kể tên các đồ vật có dạng hình tam giác. (Chiếc khăn quàng) * Hoạt động 2 : Hướng dẫn vẽ, xé, dán. - Học sinh lấy giấy màu, lật mặt ô, vẽ một hình tam giác tuỳ ý. - Xé theo đường vẽ, xé, dán hình. - Phết hồ vào mặt giấy kẻ, dán vào vở, vuốt từ giữa ra ngoài, ta được hình tam giác. Nghỉ giải lao * Hoạt động 3. Thực hành: - Học sinh tự vẽ, xé, dán hình. - Giáo viên quan sát, uốn nắn giúp đỡ học sinh. - Đánh giá, nhận xét sản phẩm của học sinh, tuyên dương trước lớp. 4. Củng cố, dặn dò : - Giáo viên củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học. - Khen HS tích cực và có sản phẩm đẹp. Tiết 2: Toán T99: LUYỆN TẬP CHUNG I / MỤC TIÊU: - Biết cấu tạo các số tròn chục và cộng, trừ các số tròn chục; Biết giải toán có một phép tính cộng. - Học sinh tính đúng, chính xác. - Giáo dục học sinh tự giác học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: 1 / Bài cũ: - Tính 30 - 20 + 10 = 40 - 20 + 50 = 80 - 50 - 10 = - HS làm bảng con, Giáo viên nhận xét, sửa sai. 2/ Bài mới: a- Giới thiệu bài: b- Thực hành: Bài 1: - GV nêu yêu cầu, HS tự làm bài, chữa bài. - Củng cố cấu tạo các số có hai chữ số. Bài 2: - GV yêu cầu, HS nêu cách làm, HS tự làm, GV chữa bài. - Củng cố sắp thứ tự số. Nghỉ giải lao Bài 3: - HS tự làm, GV nhận xét, chữa bài (củng cố mối quan hệ cộng và trừ) a. Củng cố đặt tính, tính chất của phép cộng. b. Củng cố mối quan hệ giữ phép công và phép trừ, cộng, trừ các số có kèm theo danh số cm. Bài 4: - GV hướng dẫn tìm hiểu bài, 1 HS lên bảng, lớp tự làm. - HS, GV nhận xét, chữa bài. GV đánh giá một số bài của HS. - Củng cố giải toán có lời văn. 3/ Củng cố, dặn dò: GV củng cố nội dung bài. Nhận xét tiết học, tuyên dương nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau: Kiểm tra. Tiết 3 Hoạt động ngoài giờ TRÒ CHƠI TOÁN HỌC I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC: - Củng cố các kiến thức đã học trong Toán. - Rèn khả năng nhanh nhẹn, thông minh. - HS tự giác trong khi chơi. II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Bài mới: a. Giớí thiệu bài: trực tiếp. b. Các hoạt động: Hoạt động 1: Trò chơi Điền nhanh số thích hợp 13 + ... = 16 15 - 0 = 0 + ... 19 + ... = 19 14 - ... = 11 17 - ... = ... - 0 12 + ... = 18 a. Hướng dẫn cách chơi - GV chuẩn bị bảng phụ, lớp chọn ra 2 đội, mỗi đội 3 bạn tham gia chơi, khi GV hô bắt đầu và tính giờ thì hai đội bắt đầu tìm số thích hợp điền vào chỗ chấm. Đội nào xong trước thì hô xong thì đội kia phải dừng lại. Đội nào hô xong và kiểm tra kết quả hoàn toàn đúng thì đội đó thắng cuộc. Nếu đội nào hô xong mà kết quả kém hơn đội kia thì vẫn bị thua. b. Chơi trò chơi. - GV tổ chức cho HS chơi cả lớp. Tuyên dương những HS có câu trả lời đúng. * Chú ý: HS phải trung thực trong khi chơi trò chơi. Nghỉ giải lao Hoạt động 2: Trò chơi Ai nhanh, ai đúng 14 + 3 17 13 + 4 19 -1 18 11 + 7 12 + 7 19 15 + 4 a. Hướng dẫn cách chơi - GV treo bảng phụ chứa phép tính và kết quả của nó. GV chia lớp thành hai đội, mỗi đội chọn ra 6 bạn lên để nối phép tính với kết quả đúng. Mỗi bạn chỉ được nối một phép tính. Trong thời gian 20 phút nếu đội nào nối đúng và nhanh nhất thì đội đó sẽ là đội thắng cuộc. b. Chơi trò chơi. - GV tổ chức cho HS chơi. Tuyên dương đội tháng cuộc. * Chú ý: HS phải trung thực trong khi chơi trò chơi. 3. Củng cố, dặn dò. - GV củng cố nội dung bài. Nhận xét tiết học. Thứ sáu ngày 2 tháng 3 năm 2018 Buổi 2 - Tiết 1: Tiếng Việt* ÔN: VẦN /OĂNG, /OĂC/, /UÂNG/, /UÂC/, /UÊNH, /UÊCH/, /UYNH/, /UYCH/ I / MỤC TIÊU: - Rèn kĩ năng đọc, viết, thực hành ngữ âm các vần oăng, oăc, uâng, uâc, uênh, uêch, uynh, uych. - HS đọc đúng bài văn: Ông lão đánh cá và con cá vàng; Món ăn mầm đá. HS biết thực hành ngữ âm và thực hành chính tả, biết gạch dưới tiếng có vần oăng, oăc, viết được câu đầu tiên trong bài đọc. - Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - H mở vở Bài tập thực hành Tiếng Việt tập 2 trang 83, 84. - T đọc yêu cầu bài tập cho H thực hiện. T quan sát, giúp đỡ, chữa bài, nhận xét. 1 Ôn bài: Vần /oăng/, /oăc/, /uâng/, /uâc/ Việc 1: Em luyện đọc - T hướng dẫn cho H đọc bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng, H đọc nhóm, cá nhân. - Cả lớp theo 4 mức độ đọc ( T - N - N - T). T nhận xét, sửa sai, đánh giá. Việc 2: Em thực hành ngữ âm Vẽ và đưa tiếng ngoằng, khuâng, quầng, hoặc vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích các tiếng - T nêu yêu cầu, hướng dẫn H vẽ và đưa tiếng vào mô hình rồi đọc trơn, phân tích. - H làm bài vào vở, H lên bảng làm bài. T, H nhận xét, chữa bài. - H đọc trơn và phân tích lại mô hình vừa vẽ. Nghỉ giải lao Việc 3: Thực hành chính tả. Em gạch dưới tiếng chứa vần oăng, oăc - T đọc yêu cầu, hướng dẫn H cách làm bài. H làm vở, T n/xét, chữa bài, đánh giá. - H đọc lại các tiếng vừa gạch chân: hoăng, ngoặc, loăng. 2. Ôn bài: Vần /uênh/, /uêch/, /uynh/, /uych/(hướng dẫn tương tự) * Củng cố, dặn dò: T củng cố nội dung bài. Nhận xét tiết học, tuyên dương H. Tiết 2: Toán* LUYỆN TẬP: CÔNG, TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 20. VẼ ĐOẠN THẲNG. GIẢI TOÁN. I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC - Củng cố về làm tính cộng, trừ (đặt tính,tính) và cộng, trừ nhẩm các số trong phạm vi 20.Giải bài toán có lời văn. Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. - Rèn kĩ năng làm tính, giải toán và vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. - HS có ý thức tự giác trong giờ học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: Tính: 15 - 2 14 + 4 17 - 6 GV nhận xét, sửa sai.. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp b. Hướng dẫm làm bài tập: Bài 1: Đặt tính rồi tính.( bảng con) 14 + 5 18 + 1 13 + 3 17 - 3 15 - 4 19 - 9 - HS nhắc lại cách đặt tính, thực hiện đặt tính và tính vào bảng con. - GV nhận xét , sửa sai. Củng cố cách đặt tính và cách tính. Bài 2: , = ( vở) 12 - 2 ... 11 11 + 4.....14 + 1 15 - 5.... 15 17 - 2.....18 - 1 17 - 5.... 13 18 - 8.....12 + 3 - HS nêu y/c. Làm bài, chữa bài. - HS giải thích được cách làm. Củng cố cách nhẩm tính, so sánh, điền dấu. Nghỉ giải lao Bài 3: Tính. ( đoán số sau hoa) 11 + 2 - 3 = 15 - 4 + 6 = 14 + 2 - 4 = 18 - 3 + 4 = 13 + 3 - 5 = 19 - 9 + 7 = - HS nêu y/c. Làm bài, chữa bài.Đoán kết quả sau mỗi bông hoa. - HS giải thích được cách làm. - Củng cố cách tính với hai dấu phép tính. Bài 4: ( vở) An có 20 quyển vở, mẹ cho thêm 3chục quyển vở nữa.Hỏi An có tất cả bao nhiêu quyển vở? - HS đọc bài toán, nêu tóm tắt. GV HD cách giải, HS trình bày bài giải vào vở. - GV chữa, đánh giá một số bài tại lớp. Củng cố cách giải bài toán có lời văn. Tóm tắt: Bài giải: 3 chục quyển vở = 30 quyển vở An có : 20 quyển An có tất cả số vở là: Thêm : 30 quyển 20 + 30 = 50 ( quyển vở) Có tất cả:.....quyển? Đáp số : 50 quyển vở. * Bài 5: ( vở)Vẽ đoạn thẳng dài 7 cm. - HS nêu y/c, cách làm và làm bài vào vở. Củng cố cách vẽ đoạn thẳng. 3. Củng cố, dặn dò: GV củng cố nội dung bài. Nhận xét giờ học, tuyên dương HS. Tiết 3: Sinh hoạt tập thể SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC: - Đánh giá chung ưu, nhược điểm các mặt hoạt động trong tuần.. - Tuyên dương nhắc nhở HS. - Sinh hoạt văn nghệ theo chủ điểm Em yêu Tổ Quốc Việt Nam. - Phương hướng, biện pháp II. NỘI DUNG: * Hoạt động 1: Sinh hoạt Văn nghệ - Giáo viên cho học sinh hát tập thể - Học sinh hát, múa theo nhóm, cá nhân. * Hoạt động 2: Kiểm điểm trong tuần - Tổ trưởng phản ánh tình hình của tổ mình. - Lớp trưởng nhận xét chung. * Hoạt động 3: Giáo viên nhận xét: - Ưu điểm: + Các em đều ngoan, lễ phép, đoàn kết. + Hầu hết các em đi học đều, đúng giờ, thể dục, múa hát sân trường có ý thức tập tương đối tốt. + Vệ sinh cá nhân, lớp học sạch sẽ. + Đa số các em đều có đủ ĐDHT, giữ gìn sách vở sạch sẽ - Nhược điểm: Các hoạt động nề nếp duy trì đôi lúc còn chưa tốt, giờ truy bài có em chưa thật nghiêm túc. Một số em chữ viết cẩu thả, trình bày bài bẩn. - Tuyên dương:............................................................................................................................................................................... - Nhắc nhở riêng: ......................................................................................................................................................................... Phương hướng tuần 26: - Sinh hoạt theo chủ đề: Yêu quý mẹ và cô giáo. - Tiếp tục duy trì, ổn định mọi nề nếp như: Đi học đúng giờ, truy bài nghiêm túc, giữ vệ sinh chung và riêng, đồng phục đúng quy định. Khắc phục hạn chế của tuần 25 - Tiếp tục ổn định các hoạt chung như thể dục giữa giờ, chào cờ đầu tuần. - Tiếp tục rèn đọc và chữ viết trong các tiết học. * Biện pháp: - GVCN kết hợp với các GV khác thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc, kèm cặp những em lười học, tiếp thu bài chậm trong các tiết học, giờ truy bài. - Động viên HS kèm cặp HS chậm trong gìơ truy bài, giờ giải lao. - Thường xuyên trao đổi với PHHS để cùng kết hợp rèn cặp, đánh giá các em. Buổi chiều Luyện viết BÀI 15, BÀI 16 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - HS được củng cố cách viết chữ en, ên, khen ngợi, nền nhà, in, un, xin lỗi, mưa phùn. HS bước đầu nhận biết nét thanh, nét đậm khi viết chữ. - HS viết đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ, rõ ràng các chữ en, ên, khen ngợi, nền nhà, in, un, xin lỗi, mưa phùn. - HS có ý thức rèn luyện chữ viết. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Chữ mẫu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2HS lên bảng viết chữ khôn lớn, khăn rằn dưới lớp viết bảng con. - HS nói câu có từ bạn thân. - GV đánh giá bài viết của HS 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp. b. Luyện viết + Luyện viết chữ - GV viết bảng chữ en, ên, khen ngợi, nền nhà, in, un, xin lỗi, mưa phùn - HS đọc và đánh vần en, ên, khen ngợi, nền nhà, in, un, xin lỗi, mưa phùn - HS nhắc lại cách viết chữ en, ên, khen ngợi, nền nhà, in, un, xin lỗi, mưa phùn - GV gắn chữ mẫu, HS quan sát nhận xét. - GV lưu ý HS cách viết thanh đậm. - HS viết bảng con chữ en, ên, khen ngợi, nền nhà, in, un, xin lỗi, mưa phùn - HS tập viết nét thanh, nét đậm. GV uốn nắn, sửa lỗi cho các em. - Lớp, GV nhận xét. * Giải lao: hát c. Thực hành viết vở: - HS nêu nội dung bài viết trong vở Luyện viết lớp 1. - HS cả lớp viết bài, GV giúp HS hoàn thành bài viết. - GV chấm 7 – 8 bài viết và nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Chúng ta vừa luyện viết những chữ gì? - HS về nhà luyện viết lại. Chuẩn bị bài sau. *************************************** Tiếng Việt* LUYỆN TẬP VẦN /IU/, /ƯU/ I. MỤC TIÊU: - H nắm chắc cách đọc, viết các vần các tiếng từ câu chứa vần iu, ưu - H đọc, viết đúng các vần các tiếng từ câu chứa vần iu, ưu - H yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoàn thành bài học buổi sáng 2. Luyện đọc, viết: * Luyện đọc sách giáo khoa. * Luyện viết: + Luyện viết bảng con: cái rìu, hiu hiu, mưu trí, nghỉ hưu, lựu đạn, chịu đựng + Viết vở Em tập viết – CGD lớp 1 ( phần ở nhà) + Viết chính tả: Chú bé chăn cừu Ngày xưa có một chú bé chăn cừu thường hay thả cừu ở chân núi gần cánh rừng âm u.Một lần thấy buồn, chú chạy về bản kêu: “Sói, Sói”. Mọi người tưởng thật chạy đến. Cứ thế vài lần chú lại làm như thế khiến cho mọi người không còn tin chú nữa. Đến hôm có sói thật tới, dù chú kêu thật to nhưng không có ai tới giúp. 3. Hướng dẫn H hoàn thành vở Bài tập thực hành Tiếng Việt – CGD lớp 1. 4. Củng cố dặn dò: - H đọc lại các chữ vừa viết trong bài. - Về nhà đọc bài nhiều lần, tập đọc trước bài sau. *************************************** Toán* LUYỆN TẬP VỀ XĂNG – TI - MÉT I. MỤC TIÊU - HS được củng cố về xăngtimet và cách đo độ dài đoạn thẳng, giải bài toán có lời văn với đơn vị là số đo độ dài. - HS đo đúng độ dài đoạn thẳng, giải đúng bài toán có lời văn và trình bày bài giải sạch đẹp. - HS có ý thức tự học Toán tích cực. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - GV gắn bảng phụ ghi tóm tắt bài toán: Đoạn thẳng AB: 5 cm Đoạn thẳng CD: 4 cm Cả hai đoạn thẳng: cm? - 1 HS lên bảng chữa bài. Lớp làm bảng con - GV nhận xét. 2. Bài mới: a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài b.Nội dung: * Củng cố kiến thức: - Nêu cách đo độ dài đoạn thẳng. GV cho vài HS lên đo đoạn thẳng vẽ trên bảng. - Nêu các bước giải bài toán có lời văn. * Hướng dẫn HS làm BT: Bài 1: Tính. 14 + 5 = 10 cm + 3 cm = 17 – 7 = 15 cm – 4 cm = 18 + 1 = 19 cm – 7 cm = - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS nêu cách làm bài. 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở. - Lớp, GV nhận xét, chữa bài. Bài 2: a. Khoanh vào số bé nhất: 6, 17, 4, 15, 0, 19 b. Khoanh vào số lớn nhất: 13, 2, 20, 1, 5 - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS nêu cách làm bài. 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bảng con. - Lớp, GV nhận xét, chữa bài. Bài 3: Đoạn thẳng AB dài10 cm, đoạn thẳng MN dài 5 cm. Hỏi cả hai đoạn thẳng dài bao nhiêu cm? - HS đọc bài toán rồi giải bài toán. - GV lưu ý HS cần viết đầy đủ đơn vị đo vào kết quả phép tính. Bài 4: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 7 cm. - HS nêu cách đo. - Đo rồi ghi số đo độ dài. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài, nhắc lại cách đo độ dài đoạn thẳng. - GV chốt nội dung bài ôn. - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về ôn bài. **************************** Thứ ba ngày 28 tháng 2 năm 2017 Tự nhiên và xã hội (1B, 1C) CON CÁ I.MỤC TIÊU - HS biết các bộ phận bên ngoài của con cá trên hình vẽ; Biết một số loài cá và nơi sống của chúng; Biết một số cách đánh bắt cá và ích lợi của chúng. - HS chỉ và nói đúng các bộ phận bên ngoài của con cá. Nêu đúng một số loài cá nơi sống của cá và ích lợi của việc ăn cá. Có kĩ năng ra quyết định, kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về cá. Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua trò chơi. - HS có ý thức ăn cá và tránh hóc xương. II ĐỒ DÙNG. - Tranh minh hoạ SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ - HS nêu các bộ phận bên ngoài của cây gỗ. - HS nêu ích lợi của cây gỗ. - GV nhận xét đánh giá. 2. Bài mới a)Giới thiệu bài. - GVgiới thiệu bài và ghi bảng b. Giảng bài : HĐ1: HS quan sát con cá. * Mục tiêu : HS biết tên con cá mà các em mang đến lớp. HS chỉ và nói được các bộ phận bên ngoài của con cá. * Cách tiến hành : - Bước 1 : HS quan sát tranh có cá và thảo luận theo nhóm 4 các câu hỏi sau: + Tên con cá + Chỉ và nói được tên các bộ phận bên ngoài của con cá. + Cá sống ở đâu + Nó bơi bằng bộ phận nào. - Bước 2 : Kiểm tra kết quả hoạt động : + Mỗi HS trả lời một câu, HS nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV kết luận : Cá có đầu mình, đuôi, vây, cá bơi bằng vây, đuôi, và thở bằng mang. HĐ2 : Làm việc với SGK. * Mục tiêu : HS trả lời các câu hỏi tronh SGK ; Biết một số cách đánh bắt cá và ích lợi của cá. * Cách tiến hành - Bước 1 : GV tổ chức cho HS quan sát các bức tranh trong SGK và trả lời câu hỏi theo nhóm đôi. + Kể tên các loại cá có trong SGK. + Kể thêm một số loại cá mà em biết. + Cá có tác dụng gì? - Bước 2 : Kiểm tra kết quả hoạt động . + Đại diện các cặp lên trả lời, HS khác bổ sung. + Gv yêu cầu cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi : HS kể một số cách đánh bắt cá và ích lợi của việc đánh bắt cá ? - GV kết luận : + Có rất nhiều hình thức đánh bắt cá, bằng lưới, vó, nơm.. + Ăn cá có nhiều chất dinh dưỡng cho sức khoẻ giúp cho xương rắn chắc. Trò chơi : Đố bạn cá gì? - GV cho HS tự nhận làm cá một số HS trả lời câu hỏi. Ví dụ : Tên bạn là gì? bạn sống ở nước ngọt hay nước mặn - Tôi có tên là một loại mước mà các bạn dùng để viết bài tôi sống ở nước mặn. ( cá mực) - HS nói đúng sẽ được tán thưởng. - HS thi nói về các loài cá sống ở nước mặn, nước ngọt. GV nhận xét. 3.Củng cố dặn dò - HS nêu lại các bộ phận bên ngoài của cá. - Nhận xét chung giờ học. Về nhà chuẩn bị bài sau con gà. ********************** Buổi chiều Tiếng Việt VẦN /IÊU/, /ƯƠU/(việc 0,1,2) ( Dạy theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 C.GD) *****************************
File đính kèm:
- giao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_25_nam_hoc_2017_20.doc