Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 25 Năm học 2015-2016

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Nhận biết được về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian).

- Xem đồng hồ chính xác đến từng phút (cả trường hợp mặt đồng hồ ghi chữ số La Mã). Biết thời điểm làm công việc hằng ngày của HS. HSvận dụng làm BT1, 2, 3.

- Có thói quen làm việc đúng giờ giấc.

II/ ĐỒ DÙNG:

GV: Mô hình đồng hồ.

HS: Bộ đồ dùng toán.

III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

- GV dùng đồng hồ xoay để HS đọc số giờ trên đồng hồ.

- GV gọi HS lên bảng quay kim đồng hồ theo yêu cầu của GV.

- HS, GV nhận xét.

2. Bài mới:

 

doc26 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 25 Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây Nguyên qua đó cho thấy nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên. Sự thú vị và bổ ích của hội đua voi.(trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
- Yêu thích môn học
II/ ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, màn hình ti vi, bài giảng trình chiếu Powerpoint.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: Hội vật
- GV: Câu chuyện nói lên điều gì? -> GV nhận xét 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu trực tiếp vào bài.
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Luyện đọc:
. GV đọc mẫu. HS theo dõi SGK.
. Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu:
- HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 1 câu đến hết bài.
- GV phát hiện từ sai sửa lỗi phát âm cho HS.
+ Đọc từng đoạn trước lớp:
- 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài (3 lượt).
- GV chiếu lên màn hình hướng dẫn cách đọc và giải nghĩa 1 số từ khó có trong bài.
- HS đọc bài trong nhóm, trước lớp.
+ Cả lớp đọc đồng thanh.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
+ Đoạn 1: - 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK.- >GV nêu câu hỏi 1 (61). 
- Tìm những chi tiết tả công việv chuẩn bị cho cuộc đua ?-> Mười con voi dàn hàng ngang trước vạch xuất phát, mỗi con voi có 2 người ăn mặc đẹp ngồi trên lưng, 
+ Đoạn 2: - GV nêu câu hỏi 2+3 (61).
- Cuộc đua diễn ra như thế nào ?->Chiêng trống vừa nổi lên 10 con voi lao đầu hăng máu phóng như bay bụi cuốn mù mịt.. . 
- Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh dễ thương ?
-> Ghìm đà huơ vòi chào khán giả nhiệt liệt khen ngợi chúng. 
 *Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm đoạn 2.-> HS thi đọc theo đoạn.
- GV nhận xét tuyên dương HS đọc.- 2 HS thi đọc toàn bài.- Lớp, GVNX, tuyên dương.
3. Củng cố- dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài.- Bài văn nói lên điều gì? 
- Em hãy kể thêm một số lễ hội mà em biết? 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
Tiết 2: 	TOÁN
TIẾT 123: LUYỆN TẬP
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Biết giải toán có liên quan đến việc rút về đơn vị, tính chu vi hình chữ nhật.
- Rèn kĩ năng giải toán và trình bày bài giải.
- Có tinh thần hăng say học tập.
II/ ĐỒ DÙNG:- HS: Vở nháp
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS nêu các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- HS, GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu trực tiếp vào bài.
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Thực hành.
Bài 2(129):
- 1 HS đọc đề bài. GV đặt câu hỏi phân tích đề bài.
 + Bài toán cho biết gì? 
 + Muốn biết 5 thùng có bao nhiêu quyển vở chúng ta cần biết gì? 
 + Muốn tính một thùng có bao nhiêu quyển vở ta làm thế nào? 
 + Bước này gọi là gì? 
- HS giải nháp, 1 HS giải bảng lớp.
- GV chữa bài và củng cố dạng toán rút về đơn vị.
Bài 3(129):
- GV yêu cầu HS tự lập đề toán qua tóm tắt và giải theo hai bước.
	 + Bước 1: Tìm số gạch trong mỗi xe.
	 + Bước 2: Tìm số gạch trong 3 xe.
- HS làm bài và đọc đề bài trước lớp.
- GV chữa bài và củng cố dạng toán rút về đơn vị.
*Bài 4(129):
- 1 HS đọc đề bài. GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài. 
- GV thu1 số bài, n/xét.
 - GV củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật (HS nêu quy tắc).
 3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- GV nhấn mạnh lại cách giải dạng toán có liên quan đến rút về đơn vị.
- HS nêu các bước giải dạng toán vừa học.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
ĐẠO ĐỨC
	THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ 2
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố các kiến thức đã học từ tuần 19 tuần 25. 
- Có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học, xử lí 1 tình huống. 
- Có tình yêu quê hương, đất nước.
II/ ĐỒ DÙNG:
 - Vở BT Đạo đức 3.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao phải tôn trọng đám tang? 
- Em làm gì để thể hiện thái độ tôn trọng đám tang? 
- Lớp; GV nhận xét, đánh giá.
 2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu trực tiếp vào bài.
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Nêu tên các bài đạo đức đã học từ tuần 19 tuần 25. 
+ Mục tiêu: HS nhớ lại các bài đạo đức đã học từ đầu học kì 2.
+ Cách tiến hành: 
 - HS lần lượt nêu. 
 - GV tổng kết ghi bảng.
* Hoạt động 2: Thực hành
+ Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức, xử lí tình huống có liên quan.
+ Cách tiến hành: 
- GV nêu một số câu hỏi, bài tập, tình huống.
- GV lần lượt giải quyết yêu cầu từng bài.
 	 + Tại sao phải đoàn kết với thiếu nhi Quốc Tế? 
 	 + Tại sao phải tôn trọng khách nước ngoài?
 	 + Nêu những việc làm thể hiện tôn trọng đám tang?
- HS thảo luận, trình bày trước lớp.
- Cho HS liên hệ thực tế từng tình huống.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố- Dặn dò:
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương
CHIỀU
Tiết 1 	 TOÁN*
ÔN: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC. GIẢI TOÁN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố về cách tính giá trị của biểu thức, giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
- Rèn kĩ năng giải toán hợp.
- Tích cực tự giác trong học tập.
II/ ĐỒ DÙNG:
	- HS: Vở BT toán.
 - GV: VBTT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. 
- HS, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Thực hành
*Bài 1: Tính giá trị của biểu thức :
 a. 3753 + 5418 : 6 b. 7432 - 1346 x 6
 3478 + 564 - 543 568 : 2 x 5
- HS nhắc lại các cách tính giá trị biểu thức. 
- HS làm vào vở, 2 HS lên bảng.
- Lớp nhận xét, chữa bài .
*Bài 2: Người ta đem 48 cái cốc xếp đều lên 8 bàn. Hỏi trên ba bàn đó có bao nhiêu cái cốc?
- HS đọc yêu cầu BT. GV HD tìm hiểu bài và tóm tắt.-> HS nêu phương án giải.
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng. 
- HS, GV cùng chữa bài.
*Bài 3: May 4 bộ quần áo như nhau hết 16 m vải. Chị nhận may 7 bộ quần áo thì phải nhận về bao nhiêu m vải ?
- HS đọc yêu cầu BT. HS tự giải vào vở.
- 1 HS lên bảng, cả lớp nhận xét.
*Bài 4: Đi bộ 3 km thì hết 36 phút. Hỏi đi bộ 5 km thì hết bao nhiêu phút (giải bằng 2 cách) ?
- Y/c HS tự làm vào vở. 
- Giáo viên nhận xét, chữa bài. 
3. Củng cố- Dặn dò:
- HS nhắc lại các bước để giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. 
- GV củng cố chốt lại kiến thức.
- GV nhận xết tiết học, tuyên dương.
Tiết 2:	TIẾNG VIỆT*
ÔN : TỪ NGỮ VỀ NGHỆ THUẬT. DẤU PHẨY
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố từ ngữ về nghệ thuật. Cách dùng dấu phẩy
- HS làm tốt các bài tập theo yêu cầu
- HS yêu quý sự trong sáng của Tiếng Việt
II/ ĐỒ DÙNG:
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1 Kiểm tra bài cũ:
- Tìm một số từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật? 
- HS, GV nhận xét..
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động:
*Hoạt động1: Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 1: 
a. Nêu tên người làm nghệ thuật
	b.Nêu hoạt động nghệ thuật
	c. Nêu môn nghệ thuật mình biết.
- HS nêu y/c bài tập.
- HS tự làm sau đó GV gọi lên bảng chữa bài.
*Bài 2: Thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:
a) Muốn là con ngoan trò giỏi các em phải siêng học siêng làm.
b) Khi đi học em cần mang đủ sách vở đồ dùng học tập.
 - HS đọc yêu cầu BT. GV hướng dẫn cách làm. HS tự làm.
- Nhận xét củng cố cách dùng dấu phẩy
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV chốt lại kiến thức.
- Nhận xét tiết học
NHÂN HOÁ. ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: NHƯ THẾ NÀO?
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Tìm được những vật được nhân hoá, các cách nhân hóa trong bài thơ bài văn
- Biết cách trả lời câu hỏi như thế nào? Đặt câu hỏi và trả lời được câu hỏi ntn?
 - HS hứng thú trong giờ học 
II/ĐỒ DÙNG:
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cho học sinh nêu từ chỉ người tri thức, đặt câu với mỗi từ.
 - HS, GV nhận xét đánh giá.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm BT
Bài 1: Đọc những dòng thơ sau rồi điền vào chỗ tróng từ ngữ thích hợp 
Phì phò như bễ b. Ngàn con sóng khoẻ 
Biển mệt thở rung Lon ta lon ton
 	Từ ngữ chỉ các sự vật được nhân hoá trong những dòng thơ trên. .....(biển ,con sóng)
Bài 2: Ghi lại từng từ ngữ chỉ đặc điểm và chỉ hoạt động của người được lấy để tả đặc điểm và hoạt động của sự vật trong các dòng thơ nêu ở BT1. Cho biết nghĩa của từng từ đó 
Đáp án : Mệt thở rung: nổi sóng
 Khoẻ : (sóng ) to
 Lon ta lon ton : Sóng xô nhanh vào bờ như trẻ con chạy 
Bài 3: Đặt câu cho bộ phận gạch chân dưới trong mỗi câu sau:
Khi còn bé ,Anh xtanh rất tinh nghịch .
Mô - da là một nhạc sĩ thiên tài.
Cầu thủ Hồng Sơn đi bóng rất điêu luyện.
M: Khi còn bé Anh xtanh như thế nào ?
3. Củng cố- Dặn dò :
- HS nêu cách nhân hoá, đặt và trả lời câu hỏi ntn?
- GV chốt kiến thức nhận xét tiết học.
TIẾNG VIỆT *
ÔN: LTVC: NHÂN HOÁ. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: VÌ SAO ?
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận ra hiện tượng nhân hoá, nêu được cảm nhận bước đầu về cái hay của những hình ảnh nhân hoá BT1.
- Xác định được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao ?BT2. Trả lời đúng 2- 3 câu hỏi: Vì sao ? trong BT3.
- Biết vận dụng để viết văn.
II/ĐỒ DÙNG:
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:- Tìm các từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật?
- Tìm từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật?-> HS, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động1: Hướng dẫn HS làm các bài tập:
*Bài 1: Tìm mỗi từ ngữ trong đoạn thơ sau để điền vào chỗ trống cho phù hợp:
a. Dòng sông mới điệu làm sao 
 Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
b. Mặt trời lặn xuống bờ ao 
Ngọn khói xanh lên lúng liếng 
Vườn sau gió chẳng đuổi nhau
 Lá vẫn bay vàng sân giếng
Từ ngữ chỉ sự vật được nhân hoá
Từ ngữ nói về người được dùng để nói về sự vật
a........................................................ b.......................................................
a.......................................................... 
b.........................................................
- HS đọc yêu cầu BT. -> GV hướng dẫn HS làm bài. HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng chữa bài. HS, GV cùng chữa bài.
*Bài 2: Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao? trong mỗi câu sau.
Trẻ em thích đi xem hội vì được biết nhiều điều lạ.
Trong những ngày Hội Thể thao Đông Nam Álần thứ 22 Việt Nam rất vui vì được đón nhiều bạn bè từ khắp nơi đến.
- HS tự làm bài tập. GV chữa bài.
*Bài 3: Đặt câu nói về việc sau và nguyên nhân của từng việc đó:
 a. Em bé bị ngã 
 b. Bạn Hùng được chọn đi thi cờ vua ở trường 
 c. Lớp 3A hoãn tổ chức Hội vui học tập 
 M: Lớp 3A hoãn tổ chức Hội vui học tập vì chưa chuẩn bị xong các trò chơi 
- GV cho HS làm bài sau đó chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố-Dặn dò:
- HS nhắc lại thế nào là nhân hoá?-> GV chốt kiến thức, nhận xét tiết học. 
Tiết 3:	 TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA S
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU:
- Củng cố cấu tạo và cách viết hoa chữ S. 
- HS viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa S (1 dòng), C, T (1 dòng); viết đúng tên riêng Sầm Sơn (1 dòng) và câu ứng dụng: Côn Sơnrì rầm bên tai (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. (HS viết nhanh viết cả bài trên lớp).
- Có ý thức giữ gìn VS - CĐ; yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên tạo ra.
II/ ĐỒ DÙNG:- GV: chữ mẫu viết hoa S, T, C; phấn màu; tên riêng: Sầm Sơn.
	 - HS: bảng con, phấn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS nêu cấu tạo, 1 HS cách viết chữ hoa R.
 - HS viết bảng lớp, bảng con: Phan Rang, Rủ. -> HS, GV nhận xét..
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động1: Hướng dẫn viết trên bảng con.
+ Luyện viết chữ hoa: 
	- HS tìm các chữ hoa có trong bài: S, T, C.
	- GV đưa ra chữ mẫu cho cả lớp cùng quan sát.
	- 3 HS nhắc lại cấu tạo và cách viết các chữ hoa đó.
	- GVnhắc lại cách viết, sau đó viết trên bảng lớp.
	- HS theo dõi GV viết, sau đó viết trên bảng con.
+ Luyện viết từ ứng dụng:
- HS đọc từ ứng dụng.
- GV giảng từ ứng dụng: Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hoá là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng của nước ta.	
- Từ ứng dụng có chữ cái nào được viết hoa?
- Chữ cái nào cao 1 ô li?
- GV viết mẫu trên bảng lớp.
- HS theo dõi sau đó viết ở bảng con: Sầm Sơn. 
- GV nhận xét sửa sai.
+ Luyện viết câu ứng dụng:
	- HS đọc câu ứng dụng; HS nêu ND câu ứng dụng.
	- GV giảng nội dung câu ứng dụng và hướng dẫn HS viết câu ứng dụng.
	- HS viết bảng con: Côn Sơn, Ta.
 - GV nhận xét, sửa sai cho HS.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vở.
- GV nêu yêu cầu cần viết trong vở tập viết. HS viết bài vào vở.
- GV quan sát tư thế ngồi viết, cách trình bày bài của HS.
*Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá.
- GV thu 1 số bài, nhận xét bài viết của HS.
3. Củng cố-Dặn dò :
- 1 HS nêu cấu tạo chữ hoa S.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
 Ngày soạn :19/ 2/2016
 Ngày dạy:Thứ năm, ngày 25 tháng 2 năm 2016
SÁNG
Tiết 1:	CHÍNH TẢ
NGHE - VIẾT: HỘI VẬT 
I/. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nghe - viết đúng một đoạn trong bài: Hội vật. Làm bài tập tìm các từ gồm hai tiếng bắt đầu bằng tr/ch.
- Viết chính xác, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi, viết đúng tiếng có âm đầu tr/ ch.
- Có ý thức giữ gìn vở sạch, viết chữ đẹp.
II/ ĐỒ DÙNG:
- HS: Vở nháp 
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc các từ: xã hội, san sẻ, xúng xính, san sát.
- HS viết giấy nháp và bảng lớp. 
- GV nhận xét HS viết.- >2 HS đọc lại các từ.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe- viết.
+ Hướng dẫn chuẩn bị:
- GV đọc đoạn viết. 1 HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK.
- GV hỏi: Hãy thuật lại cảnh thi vật giữa ông Cản Ngũ và Quắm Đen?
- 1HS thuật lại. GV nhận xét.
+ GV hướng dẫn HS trình bày bài:
- Đoạn văn có mấy câu? 
- Giữa hai đoạn ta viết thế nào cho đẹp? 
- Trong đoạn viết có những chữ nào viết hoa? Vì sao? 
- Nêu cách trình bày bài chính tả thuộc hình thức văn xuôi? 
+ Viết từ khó
- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.-> GV nhận xét HS viết
+ Viết bài
- GV lưu ý HS cách trình bày đoạn văn, đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS
+ Nhận xét, đánh giá, chữa bài
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- HS ghi số lỗi ra lề.
Hoạt động 2. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 2a- 1HS đọc yêu cầu đề bài và làm bài cá nhân.
- GV đọc từng yêu cầu cảu bài tập.
- HS trả lời nhanh các câu đó.
3. Củng cố- Dặn dò:
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
- Về nhà xem lại bài tập
Tiết 3:	TOÁN
TIẾT 124: LUYỆN TẬP
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết giải toán có liên quan đến việc rút về đơn vị. Viết và tính được giá trị của biểu thức.
- HS vận dụng kiến thức làm BT 1,2,3,4 (a,b). HS làm thêm BT4 (c,d).
- HS có ý thức làm BT.
II/ĐỒ DÙNG
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. HS nhắc lại.
- HS, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Thực hành
*Bài 1:1HS đọc đề bài.
- GV đặt câu hỏi phân tích đề bài.
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? 
- Muốn biết mua 3 quả trứng hết bao nhiêu tiền ta phải tính được gì? 
- Muốn tính mua 1 quả trứng hết bao nhiêu tiền ta làm ntn? 
- Bước này gọi là gì? 
- HS tóm tắt, giải nháp, 1HS giải bảng lớp.
- GV chữa bài và củng cố dạng toán rút về đơn vị.
*Bài 2: Cách tiến hành tương tự BT1. HS làm vào vở. 1HS lên bảng làm. 
- HS, GV nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cách trình bày. 
*Bài 3: 1HS đọc đề bài.
- GV treo bảng phụ. HS lên bảng nối tiếp điền kết quả. Chữa bài, chốt kết quả đúng.
*Bài 4 (a,b): HS đọc đề. HS làm phần a, b.
- Gọi HS lên bảng viết và tính giá trị của biểu thức. 
- HS khác làm vào vở. 
- HS làm nhanh làm bài 4.
- Lớp, Gv nhận xét chữa bài: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức. 
3. Củng cố- Dặn dò:
- HS nhắc lại các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- HS nhắc lại cách tính gí trị biểu thức. 
- GV nhấn mạnh lại cách giải dạng toán có liên quan đến rút về đơn vị.
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: 	THỦ CÔNG
LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG ( TIẾT 1)
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- HS bước đầu biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường.
- Bước đầu làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối. Với HS khéo tay: Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối.
- HS có hứng thú với giờ học làm đồ chơi.
II/ ĐỒ DÙNG:
- GV: Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công.
 Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường.
- HS: Đồ dùng bộ môn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra đồ dùng của HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
- GV cho HS quan sát mẫu lọ hoa gắn tường được làm bằng giấy thủ công và đặt câu hỏi để HS rút ra nhận xét.
- GV gợi ý để HS suy nghĩ tìm ra cách làm lọ hoa gắn tường.
*Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
- GV treo quy trình và HDHS: 
 + Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp cách đều.
 + Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi nếp gấp làm thân lọ hoa.
 + Bước 3: làm thành lọ hoa gắn tường.
- 2 HS nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường.
- GV tổ chức cho HS tập gấp lọ hoa gắn tường.
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.
3. Củng cố- Dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài học.
- HS nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường. 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
CHIỀU
Tiết 2: 	CHÍNH TẢ
NGHE - VIẾT: HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT2 a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- Có ý thức viết đẹp, giữ vở sạch.
II/ ĐỒ DÙNG: 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc các từ: Trong trẻo, chông chênh, chênh chếch, trầm trồ.
- 1HS viết bảng lớp, ở dưới viết giấy nháp.
- HS, GV nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe- viết
+ Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc đoạn viết. 2HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK.
- Nắm nội dung đoạn viết: Cuộc đua voi diễn ra như thế nào? 
- Hướng dẫn trình bày:
+ Đoạn văn có mấy câu? 
+Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? 
+ Viết từ khó
- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
- GV nhận xét HS viết.
+ Viết bài:
 - GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS
+ Nhận xét, đánh giá, chữa bài
- GV đọc cho HS soát lỗi. HS ghi số lỗi ra lề. HS đổi vở, KT chéo. GV thu 1 số bài. Nhận xét chung.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 2/a:
- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài, làm bài cá nhân.
- 1HS đọc yêu cầu đề bài, sau đó làm bài.
- GV gọi HS chữa bài.
- HS làm bảng lớp, HS ở dưới theo dõi và chữa bài.
- GV chốt lời giải đúng.
- 1HS đọc lại bài làm đúng.
3. Củng cố- Dặn dò:
- HS nhắc lại cách trình bày bài chính tả văn xuôi. HS nhắc lại
GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: 	 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 50: CÔN TRÙNG
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng quan sát được. Kể tên một số côn trùng có lợi và một số côn trùng có hại đối với con người. Nêu được một số cách tiêu diệt những côn trùng có hại. 
- Nêu và chỉ được các bộ phận bên ngoài của 1 số côn trùng trên hình vẽ hoặc vật thật.
- Biết yêu quý và bảo vệ các côn trùng có lợi.
II/ ĐỒ DÙNG:- GV: Tranh vẽ một số loại côn trùng.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Hãy nêu tên các bộ phận chính của động vật
- Nêu lợi ích của động vật.
- HS trả lời-> HS- GV nhận xét tuyên dương.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
+ Mục tiêu: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng quan sát được.
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi quan sát các hình SGK trang 96, 97 và thảo luận câu hỏi trang 96.-> HS thảo luận.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, mỗi nhóm giới thiệu về một con vật.
- GV kết luận: Côn trùng là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các loài côn trùng đều có cánh.
* Hoạt động 2: Làm việc với côn trùng.
+ Mục tiêu: Kể tên một số côn trùng có lợi và một số côn trùng có hại đối với con người. Nêu được một số cách tiêu diệt những côn trùng có hại. 
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm kể tên một số loại côn trùn

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_25_nam_hoc_2015_20.doc