Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 22 Năm học 2015-2016
Bài 1 ( 109)
- GV treo tờ lịch năm 2016 trên bảng lớp và yêu cầu HS quan sát tờ lịch SGK tháng 1, 2, 3
- GV nêu từng câu hỏi của bài tập 1.
- HS làm bài các nhân, 1 HS lên bảng lớp tra lịch và trả lời, các em khác ởdưới nhận xét.
- GV nhận xét và bổ sung.
Bài 2(109)
- HS mở SGK quan sát lịch năm 2013.
- GV nêu từng câu hỏi của bài tập 2.
- HS trả lời miệng.
- GV cho HS so sánh số ngày trong tháng hai của hai năm 2013 và 2014.
- HS nhận xét về số ngày trong hai tháng đó.
Bài 3(109)
- HS tự tìm các tháng có 30, 31 ngày trong năm và đọc trước lớp.
- GV nhận xét và bổ sung.
Bài 4(109)
- HS nêu y/c bài tập/
- HS làm bài theo nhóm đôi, thảo luận và khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng
/2016 Ngày dạy:Thứ tư, ngày 27 tháng 1 năm 2016 SÁNG Tiết 1: TẬP ĐỌC CÁI CẦU I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - Đọc đúng nhịp của từng dòng thơ. - Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ , khổ thơ. Hiểu nghĩa các từ: chum, ngòi, Sông Mã. Hiểu nội dung: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha. Học thuộc khổ thơ HS thích. - Yêu quý, giúp đỡ cha mẹ. II/ ĐỒ DÙNG: - GV: Máy tính, màn hình ti vi, bài giảng trình chiếu Powerpoint. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu 2 HS kể lại câu chuyện: Nhà bác học và bà cụ già. - GV nêu tiếp câu hỏi về nội dung toàn bài.-> Lớp, GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động: Hoạt động 1: Luyện đọc: . GV đọc mẫu, nêu cách đọc. HS theo dõi SGK. . Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ: + Đọc từng dòng thơ: - HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 1 dòng thơ. - GV phát hiện từ sai sửa lỗi phát âm cho HS. + Đọc từng khổ thơ trước lớp : - 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ của bài. - GV hướng dẫn cách đọc và giải nghĩa 1 số từ khó có trong bài. + Đọc từng khổ trong nhóm. + Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. *Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - GV nêu câu hỏi 1 (35).- >HS đọc thầm và trả lời. - GV hỏi thêm: Cha bạn nhỏ gửi cho bạn chiếc ảnh về cái cầu nào? được bắc qua dòng sông nào? - GV cho HS quan sát ảnh cây cầu Hàm Rồng. - Khổ 2 + 3 + 4: - >GV nêu tiếp câu hỏi 2 + 3 + 4(35) - HS trả lời; lớp, GV nhận xét, bổ sung. *Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - GV hướng dẫn các em học thuộc bài thơ bằng cách đọc nhẩm. - HS thi đọc thuộc khổ thơ, bài thơ trong nhóm. - HS thi đọc thuộc khổ thơ. - Vài HS thi đọc cả bài thơ trước lớp. - GV nhận xét tuyên dương HS đọc, cho điểm những HS đọc tốt. 3. Củng cố- Dặn dò: - 1 HS nhắc lại tên bài học.-> GV: Bài văn nói lên điều gì? - GV liên hệ giáo dục HS về công lao to lớn của cha mẹ vì vậy các em cần phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ? - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Tiết 2: TOÁN TIẾT 108: ÔN TẬP: PHÉP CỘNG, TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000. I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - Củng cố cho hs cách cộng, trừ các số trong phạm vi 10 000. - HS thực hiện thành thạo các phép tính cộng, trừ các số trong phạm vi 10 000. - HS yêu thích môn học. II/ ĐỒ DÙNG:- HS: Bảng con, vở nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu HS đặt tính và tính: 1825 + 455 8090 - 7131 - HS làm bảng con, 2 HS làm bảng lớp. - HS nêu cách đặt tính và cách tính. - GV nhận xét và củng cố lại cách nhân. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động: *Hoạt động 1: Thực hành. Bài1: Đặt tính và tính. 6927 - 4385 8493 - 6546 7106 + 978 4216 + 4207 9877 - 8983 3182 + 1989 - 1 HS nêu yêu cầu BT.-> HS tự làm bài vào vở, 3 HS lên bảng chữa bài. - Khi chữa bài yêu cầu vài HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính. - GV củng cố về cộng, trừ các số trong phạm vi 10 000. Bài 2: Tính giá trị biểu thức. 4532 - 2937 + 5006 (9700 + 100) - (5900 + 100) (4642 + 21) - (3021 - 21) 4 x (7358 - 6419) - 1 HS nêu yêu cầu BT.-> HS tự làm bài vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài. - Khi chữa bài yêu cầu vài HS nêu cách thực hiện phép tính. ? + Bài toán củng cố lại kiến thức gì? + Muốn tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn làm như thế nào? - GV củng cố về cách tính giá trị của biểu thức. Bài 3: Một cửa hàng có 9398 kg gạo. Buổi sáng bán 2700 kg, buổi chiều bán 3678 kg. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg gạo? - 2 HS nêu yêu cầu của bài và câu trả lời. - HS làm bài vào vở. Những HS làm nhanh có thể làm 2 cách. - 2 HS lên bảng làm bài (mỗi em làm 1 cách). - Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 4: Xe thứ nhất chở được 3240 kg hàng, xe thứ hai chở hơn xe thứ nhất 475 kg hàng. Hỏi cả hai xe chở được bao nhiêu kg hàng? - 2 HS đọc bài toán.- >HS nêu cách làm. HS làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng làm bài.-> Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 3. Củng cố-Dặn dò: - 1 HS nhắc lại tên bài học.-> Bài học hôm nay ôn lại kiến thức gì? - GV củng cố, chốt lại KT cần nhớ cho HS. - GV nhận xét giờ học, tuyên dương, dặn dò. Tiết 3: ĐẠO ĐỨC TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI( TIẾT 2) I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU: - HS biết các hành vi lịch sự với khách nước ngoài. - HS biết cư xử lịch sự khi gặp gỡ với khách nước ngoài. - HS có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài. II/ ĐỒ DÙNG:HS: - Vở Bài tập đạo đức III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài?-> HS, GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Các hoạt động: Hoạt động 1: Liên hệ thực tế *Mục tiêu: HS tìm hiểu các hành vi lịch sự với khách nước ngoài. * Cách tiến hành - Từng cặp HS trao đổi với nhau theo gợi ý sau: + Em hãy kể về một hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết ( qua chứng kiến, ti vi, đài báo) + Em có nhận xét gì về những hành vi đó? - Một số HS trình bày trước lớp, HS khác bổ sung ý kiến. - GV KL: Cư xử lịch sự với khách nước ngoài là một việc làm tốt, chúng ta nên học tập. Hoạt động 2: Đánh giá hành vi * Mục tiêu: HS biết nhận xét các hành vi ứng xử với khách nước ngoài. * Cách tiến hành :- GV chia nhóm và và yêu cầu các nhóm thảo luận nhận xét cách ứng xử với người nước ngoài trong 3 trường hợp sau a) Bạn Vi lúng túng, xấu hổ không trả lời khi khách nước ngoài hỏi chuyện. b) Các bạn nhỏ bám theo khách nước ngoài mời đánh giầy, mua đồ lưu niệm mặc dù họ đã lắc đầu từ chối. c) Bạn Kiên phiên dịch giúp khách nước ngoài khi họ mmua đồ lưu niệm. - HS thảo luận nhóm-> Đại diện từng nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ sung. - GV kết luận. Hoạt động 3: Xử lí tình huống và đóng vai * Mục tiêu: HS biết cách ứng xử trong các tình huống cụ thể - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận về cách ứng xử trong các tình huống: a) Có vị khách đến thăm trường em và hỏi em về tình hình học tập. b) Em nhìn thấy một số bạn tò mò vây quanh ô-tô của khách nước ngoài, vừa xem vừa chỉ trỏ. - Các nhóm thảo luận đóng vai - Các nhóm lên đóng vai, các bạn khác trao đổi, bổ sung. - Kết luận chung: Tôn trọng khách nước ngoài và sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần thiết là thể hiện lòng tự trọng và tự tôn dân tộc, giúp khách nước ngoài thêm hiểu và quí trọng đất nước, con người Việt Nam. - Gọi HS nhắc lại phần kết luận trong vở bài tập 3. Củng cố-Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS học bài và làm theo bài học. CHIỀU Tiết 1 TOÁN* LUYỆN TẬP: HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - Có biểu tượng về hình học. Biết được tâm, đường kính, bán kính của hình tròn - Xác định được đường kính, bán kính, dùng com pa vẽ được hình tròn. - Có tính cẩn thận trong học tập. II/ ĐỒ DÙNG: - GV: com pa, mô hình đồng hồ hình tròn. - HS: com pa III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - GV hỏi miệng nội dung bài tập 1 và 2SGK. - HS trả lời miệng câu hỏi GV nêu. - HS, GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động: *Hoạt động 1: Ôn tập + Giới thiệu hình tròn: - GV đưa ra một số vật có dạng hình tròn: đồng hồ và giới thiệu mặt đông hồ có dạng hình tròn. - GV vẽ một hình tròn lên bảng, giới thiệu tâm O, bán kính OM, đường kính AB. HS theo dõi và nhắc lại. + Giới thiệu com pa và cách vẽ hình tròn: - GV đưa ra chiếc com pa và giới thiệu cấu tạo của com pa, công dụng của chiếc com pa. - HS quan sát cái com pa. - GV giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm. - Xác định khẩu độ com pa bằng 2cm trên thước. - Đặt đầu có đinh nhọn đúng tâm O, đầu kia có bút chì được quay một vòng vẽ thành hình tròn. - HS tập vẽ trên giấy nháp, GV theo dõi, giúp đỡ HS. *Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1(111):- 1 HS nêu yêu cầu BT. - GV yêu cầu HS mở SGK tự đọc tên các đường kính, bán kính. - HS làm bài cá nhân, sau đó đọc trước lớp. GV nhận xét và sửa sai. Bài 2(111):- 1 HS nêu yêu cầu BT.-> HS vẽ ở vở nháp, 1HS nhắc lại cách vẽ. Bài 3(111):- 1 HS nêu yêu cầu BT. - HS quan sát hình vẽ và vẽ như nội dung yêu cầu SGK, sau đó trả lời các câu hỏi SGK. - GV hỏi vì sao lại chọn ý đó. 3. Củng cố-Dặn dò: - 1 HS nhắc lại tên bài học. - GV hệ thống lại nội dung bài học. - HS nhắc lại cấu tạo của com pa và cách vẽ hình tròn. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Tiết 2: TIẾNG VIỆT * ÔN TẬP: NHÂN HOÁ. CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Ở ĐÂU? I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Ôn tập về nhân hoá. Cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu? - HS làm tốt các bài tập theo yêu cầu - HS yêu quý sự trong sáng của Tiếng Việt II/ ĐỒ DÙNG : - Bảng phụ III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Nhân hoá là gì? - HS lên đặt câu có chứa hình ảnh nhân hoá. - Lớp, GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập: * Bài 1: Đọc bài thơ dưới đây và cho biết sự vật nào được nhân hoá? Trong vườn Bác xà cừ vươn cao Cam la đà mặt đất Chuối, hồng, cau gặp mặt Cùng chung sống chan hoà - HS nêu yêu cầu- >GV yêu cầu-> GV giúp HS nắm vững yêu cầu BT. - HS làm bài theo yêu cầu của GV- >Nhận xét chốt bài làm đúng. * Bài 2: Với mỗi từ dưới đây, em hãy viết một câu trong đó có sử dụng hình ảnh nhân hoá. - Cái bảng đen, chiếc hộp bút, bút chì. - HS nêu yêu cầu.- >HS làm bài vào vở. - 2- 3 HS đọc bài của mình trước lớp.-> Lớp, GV nhận xét. * Bài 3: Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ở đâu? a) Làng Cổ Đô nằm ở ven sông Hồng, thuộc huyện Ba Vì b) Ở Cổ Đô có nghề dệt lụa, nuôi tằm, ươm tơ. c) Ngày nay nghề nuôi tằm, dệt lụa ở Cổ Đô và các làng dọc sông Hồng vẫn được giữ gìn. - HS nêu yêu cầu.- >HS làm bài theo nhóm đôi. - 2,3 nhóm trình bày.-> Nhận xét chữa bài cho HS. Bài 5: Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi ở đâu? Trong bài văn sau. Kiến tìm xuống dòng suối ở chân núi để uống nước. Sóng nước chào lên cuốn kiến đi. Gà rừng đậu trên cây cao nhìn thấy kiến sắp chết đuối, bèn thả cây xuống suối cho kiến. Kiến bò được lên cành cây và thoát chết. Sáu này có người thợ săn chăng lưới ở cạnh tổ của gà rừng. Kiến bò đến, đốt vào chân người thợ săn. Người thợ săn giật mình đánh rơi lưới.Gà rừng cất cánh và bay thoát. - HS nêu yêu cầu.-> HS thảo luân nhóm đôi. - 1 HS lên bảng gạch bộ phận trả lời câu hỏi ở đâu.-> Lớp, GV nhận xét chốt. 3. Củng cố- Dặn dò: - Hôm nay chúng ta học bài gì? - GV và HS củng cố toàn bài Tiết 3: TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA P I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU: - Viết đúng đẹp và tương đối nhanh chữ viết hoa P1 dòng ,Ph,B 1dòng Viết đúng tên riêng Phan Bội Châu 1dòng và viết câu ứng dụng 1 lần - Giáo dục tình yêu quê hương đất nước qua câu ca dao Phá Tam Giang......vào Nam. - HS có ý thức tham gia học bài. II/ ĐỒ DÙNG: - Mẫu chữ viết hoa, BP viết tên riêng, câu ứng dụng III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - YC HS viết: Lãn Ông, Quảng Bá, Hồ Tây, Hoàng Đào - HS dưới lớp viết vào bảng con - HS, GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động: Hoạt động1: Hướng dẫn viết bảng con + Luyện viết chữ hoa: - Yc HS nêu các chữ hoa trong bài - YC HS viết PH ( đưa mẫu chữ) - Yc HS nêu cách viết. - YC HS viết P, PH, T, V + Luyện viết từ ứng dụng: - Gọi học sinh đọc từ ứng dụng - Giới thiệu về Phan Bội Châu - HS qsát, Nx chiều cao, k/c chữ - Yc HS viết từ ứng dụng + Luyện viết câu ứng dụng: - Gọi HS đọc câu ứng dụng. GV giới thiệu cảnh đẹp ? - Để làm đẹp cho cảnh đó là một học sinh em cần phải làm gì? -> HS trả lời. - HS quan sát Nx chiều cao, k/c chữ? - Yc HS viết từ: Phá, Bắc *Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vở. - GV nêu yêu cầu cần viết trong vở tập viết. HS viết bài vào vở. - GV quan sát tư thế ngồi viết, cách trình bày bài của HS. *Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá. - GV thu 1 số bài, nhận xét bài viết của HS. 3. Củng cố-Dặn dò : - 1 HS nêu cấu tạo chữ hoa P. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Ngày soạn :22/ 1/2016 Ngày dạy:Thứ năm, ngày 28 tháng 1 năm 2016 SÁNG Tiết 1: CHÍNH TẢ NGHE - VIẾT: Ê - ĐI - XƠN I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - Nghe viết chính xác đoạn văn về Ê - đi- xơn. Làm bài tập phân biệt âm, giải câu đố. - Trình bày đúng hình thức bài chính tả. Viết đúng tên riêng nước ngoài. - Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp, học tập tấm gương của Ê- đi- xơn. II/ ĐỒ DÙNG: - GV: Bảng phụ viết NDBT 2a. - HS: Vở nháp III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu HS viết 4 từ có âm đầu là tr, ch. - 1HS lên bảng viết, ở dưới viết vào nháp. - GV nhận xét HS viết bài. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động: *Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết. + Hướng dẫn chuẩn bị. - HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK. - GV nêu câu hỏi: - Những chữ nào trong bài được viết hoa? - Tên Ê- đi- xơn viết như thế nào? - Nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi? + Viết từ khó: - HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp. - GV nhận xét HS viết. + Viết bài: - GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS. - Nhận xét, đánh giá, chữa bài - HS tự soát lỗi. HS ghi số lỗi ra lề. - GV thu1 số bài nhận xét, đánh giá. HS đổi vở KT chéo. Nhận xét chung. *Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập *Bài 2(33)a: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân, quan sát 2 tranh minh hoạ để giải câu đố. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét bài làm và chốt lời giải đúng. - HS đọc lại câu đố. 3. Củng cố-Dặn dò: - 1 HS nêu cách viết hoa tên riêng nước ngoài. - 1 HS nhắc lại cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi? - GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Tiết 3: TOÁN TIẾT 109: NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - Biết nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ 1 lần). - Giải được bài toán có gắn với phép nhân. - Chăm chỉ, tự giác luyện tập. II/ ĐỒ DÙNG: - GV: Bảng phụ viết NDBT 4. - HS: Bảng con III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con: Đặt tính rồi tính: 102 x 3 171 x 4 - Khi chữa bài 2 HS nhắc lại cách tính. - Lớp, GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động: *Hoạt động 1: Hình thành kiến thức. + Ví dụ 1: 1034 x 2 = ? - HS nêu cách đặt tính, tính. - GV viết bảng như SGK. + Ví dụ 2: 2125 x 3 = ? - Hướng dẫn tương tự như trên. - GV lưu ý cho HS : . Lượt nhân nào có kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì “phần nhớ” được cộng sang kết quả của phép nhân hàng tiếp theo. . Nhân rồi mới cộng với “phần nhớ” ở hàng liên tiếp (nếu có). *Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1(113):- 1 HS nêu yêu cầu. - Cả lớp làn bảng con theo dãy, 3 HS lên bảng làm. - Khi chữa bài vài HS nêu cách nhân. - GV nhận xét, chốt lại cách nhân. Bài 2a(113):- 1 HS nêu yêu cầu. - HS tự đặt tính rồi tính (HS làm nhanh làm thêm phần b). - HS làm vào vở sau đó đổi vở kiểm tra KQ. - GV nhận xét, chốt lại cách nhân. Bài 3(113):- 2 HS đọc đầu bài. - GV hướng dẫn làm bài. -> 1HS lên chữa bài. GV chấm 1 số bài, chốt KQ đúng. Bài 4a(113):- HS tự nhẩm theo mẫu rồi làm vào vở (HS làm nhanh làm thêm phần b). - 2 HS lên bảng làm.-> HS, GV nhận xét, chốt KQ đúng. - GV củng cố số tròn nghìn nhân với 1 số. 3. Củng cố-Dặn dò: - 1 HS nhắc lại tên bài. - 1 HS nêu cách đặt tính số có 4 chữ số với số có 1 chữ số. - 1 HS nêu cách nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương Tiết 3: THỦ CÔNG ĐAN NONG MỐT ( TIẾT 2) I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - HS tiếp tục củng cố cách đan nong mốt. - Đan được nong mốt, dồn được nan nhưng có thể chưa khít, dán được nẹp xung quanh tấm đan. HS khéo tay đan được tấm đan nong mốt, các nan đan khít nhau, nẹp được tấm đan chắc chắn, đúng quy trình kĩ thuật, phối hợp màu sắc hài hoà. - HS yêu thích sản phẩm mình làm ra. II/ ĐỒ DÙNG: - GV: Mầu, giấy thủ công, mẫu đan nong mốt bằng giấy thủ công. - HS: Đồ dùng bộ môn. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra đồ dùng của HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động: *Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hành: - 1 HS nhắc lại quy trình đan nong mốt. - GV nhận xét, hệ thống lại các bước. *Hoạt động 1:Thực hành: - HS thực hành trên giấy thủ công - 1 HS lên làm thử, vừa làm vừa nêu quy trình - GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng - HS trưng bầy sản phẩm - GV nhận xét một số sản phẩm, tuyên dương 3. Củng cố- Dặn dò: - HS nhắc lại tên bài học. - HS nhắc lại các bước đan nong mốt. - Gv cùng HS hệ thống lại ND bài. - GV nhận xét tiết học CHIỀU Tiết 2: CHÍNH TẢ NGHE - VIẾT: MỘT NHÀ THÔNG THÁI I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - Nghe viết bài: Một nhà thông thái. Làm bài tập tìm tiếng bắt đầu bằng âm d, r, gi. Tìm từ chỉ hoạt động có r, d, gi. - Trình bày đúng đoạn văn, làm đúng các bài tập theo yêu cầu. - Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. II/ ĐỒ DÙNG:- HS: Vở nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu HS viết 4 từ có tiếng bắt đầu bằng ch/ tr. - 2 HS lên bảng, ở dưới viết giấy nháp. - GV nhận xét và sửa sai. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động: * Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết. - Hướng dẫn chuẩn bị: - 2 HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi SGK, đọc chú giải từ mới. - GV giúp HS nhận xét: + Đoạn văn gồm có mấy câu? + Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa? + Nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi? - Viết từ khó - HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp. - GV nhận xét HS viết. - Viết bài: - GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết. - Nhận xét, đánh giá, chữa bài - HS tự soát lỗi. HS ghi số lỗi ra lề. - GV thu1 số bài nhận xét, đánh giá. HS đổi vở KT chéo. Nhận xét chung. *Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập Bài 2a:- 1 HS đọc yêu cầu a, sau đó tự làm bài vào vở nháp. - GV chia bảng làm 3 cột. - 3 HS lên bảng thi viết các từ bắt đầu bằng r, d, gi. - Lớp, GV nhận xét về nội dung chính tả, phát âm rồi chốt lời giải đúng. - Vài HS đọc lại bài tập. Bài 3a:- 1 HS đọc yêu cầu a. - HS làm bài tập theo nhóm đôi thi viết nhanh các tiếng bắt đầu bằng d, r, gi. - HS trình bày miệng trước lớp. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 3. Củng cố- Dặn dò: - 1 HS nhắc lại tên bài. - Nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi? - GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Tiết 3: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TIẾT 44: RỄ CÂY (TIẾP THEO) I/MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - Nêu chức năng của rễ cây và ích lợi của nó. - Phân biệt được chức năng của mỗi loại rễ cây. - Chăm sóc và bảo vệ cây trồng. II/ ĐỒ DÙNG:- HS: Một số loại rễ cây III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Rễ cây gồm có mấy loại? Đó là những loại nào? Lấy ví dụ. - Lớp; GV nhận xét và đánh giá. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động: * Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm. + Mục tiêu: Nêu chức năng của rễ cây + Cách tiến hành: - Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu HS quan sát và nói lại việc bạn đã làm theo yêu cầu SGK trang 82 và giải thích tại sao nếu không có rễ, cây không sống được. - Bước 2: Làm việc cả lớp. - Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung. =>GV kết luận: Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đông thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ. * Hoạt động 2: Làm việc theo cặp. + Mục tiêu: Kể ra những ích lợi của một số cây + Cách tiến hành: -Bước 1: Làm việc theo cặp - HS quan sát các rễ cây sưu tầm được. - GV yêu cầu HS quay mặt vào nhau thảo luận chỉ đâu là rễ, cây đó được sử dụng làm gì? - HS thảo luận theo nhóm đôi. - Bước 2: Hoạt động cả lớp - HS thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về việc con người sử dụng một số loại rễ cây để làm gì? => GV kết luận: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường. 3. Củng cố-Dặn dò: -1 HS nhắc lại tên bài học. - Kể tên một số loại rễ cây làm thức ăn, làm thuốc mà em biết? - GV liên hệ GDHS thông qua bài học. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Ngày soạn : 22/ 1/2016 Ngày dạy:Thứ sáu, ngày 29 tháng 1 năm 2016 SÁNG Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ VỀ SÁNG TẠO. DẤU PHẨY, DẤU CHẤM, CHẤM HỎI I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - Mở rộng vốn từ: sáng tạo. Ôn luyện dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi. - Tìm đúng từ vể chủ đề sáng tạo, điền đúng các
File đính kèm:
- giao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_22_nam_hoc_2015_20.doc