Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 20 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh
I. MỤC TIÊU
- HS biết làm tính cộng không nhớ trong phạm vi 20; biết cộng nhẩm dạng: 14 + 3.
- HS làm đúng tính cộng không nhớ trong phạm vi 20. Cộng nhẩm chính xác dạng 14 + 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Màn hình chiếu, máy tính. Bộ đồ dùng Toán (HĐ1)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
- HS viết các số từ 10 đến 20 rồi đọc lại. Lớp viết bảng con.
- GV hỏi về số chục và số đơn vị của các số vừa viết. GV nhận xét.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: giới thiệu và ghi tên bài.
b. Các hoạt động:
S có thể đếm số que tính). - HS đặt bó 1 chục que tính ở bên trái và 4 que tính rời ở bên phải. - GV thể hiện ở trên màn hình chiếu: Có 1 chục bó, viết 1 ở cột chục; 4 que tính rời, viết 4 ở cột đơn vị. - HS lấy thêm 3 que tính nữa rồi đặt ở dưới 4 que tính rời. - GV thể hiện ở trên bảng: Thêm 3 que tính rời, viết 3 dưới 4 ở cột đơn vị”. + 14 3 - Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính, ta gộp 4 que tính rời với 3 que tính rời được 7 que tính rời. Có 1 chục và 7 que tính rời là 17 que tính. - Hướng dẫn HS cách đặt tính (từ trên xuống dưới): 17 - Viết 14 rồi viết 3 sao cho 3 thẳng cột với 4 (ở cột đơn vị) - Kẻ vạch ngang dưới hai số đó - Tính (từ phải sang trái) Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: - HS nêu yêu cầu của bài: Tính. - GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính và hướng dẫn HS tính sao cho đúng. - HS tự đặt tính và nêu cách đặt tính, cách tính. - Củng cố đặt tính, cộng nhẩm theo cột dọc không nhớ dạng 14 + 3. Bài 2: - HS nêu yêu cầu của BT. - GV hướng dẫn HS cách nhẩm. Lưu ý một số cộng với 0 bằng chính số đó. - HS chữa bài, đổi vở để kiểm tra bài của nhau. - Củng cố chgo HS về làm tính nhẩm trong phạm vi 20. Bài 3: - HS nêu yêu cầu bài. GV hướng dẫn mẫu. - HS làm bài vào vở, GV theo dõi và giúp HS hoàn thành bài tập. - HS chữa bài và nhận xét. Để viết các số vào ô trống em phải qua bước nào? - HS nhận xét kết quả các phép tính. (các số tăng dần và tăng một đơn vị). - Củng cố về viết các số và tính nhẩm các số trong phạm vi 20. 3. Củng cố, dặn dò: GV cho HS nêu miệng cách làm các phép tính cộng sau: 12 + 5 16 + 3 14 + 2 - GV nhận xét tiết học. HS nắm chắc cách đặt tính và làm tính cộng dạng 14 + 3. Tiết 2: Tiếng Việt (ôn) ÔN: LUYỆN TẬP CHÍNH TẢ VỀ NGUYÊN ÂM ĐÔI /IA/, /UA/, /ƯA/ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Rèn cho học sinh kĩ năng đọc, viết, thực hành ngữ âm và thực hành chính tả. - Củng cố cho HS biết thực hành ngữ âm; biết luật chính tả về nguyên âm đôi /iê/, /uô/, /ươ/ để làm đúng bài tập. - Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - T yêu cầu H mở vở Bài tập thực hành Tiếng Việt tập 2 trang 55. - T đọc yêu cầu từng bài tập, H thực hiện. GV quan sát, giúp đỡ, chữa bài, nhận xét. * Việc 1: Em luyện đọc - T hướng dẫn cho H đọc bài: Cây dừa miền Nam. H đọc nhóm cá nhân, cả lớp theo 4 mức độ (T-N-N-T). - GV nhận xét, sửa sai, đánh giá. *Việc 2: Em thực hành ngữ âm 1. Đúng viết đ, sai viết s vào hình tròn - H nêu yêu cầu rồi tự làm bài. T nhận xét, sửa sai. - H giải thích vì sao điền đ, s. 2. Em vẽ và đưa tiếng vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích (biển, dừa) - T hướng dẫn H vẽ và đưa tiếng vào mô hình rồi đọc trơn, phân tích. - H làm bài vào vở, H lên bảng làm bài. T, H nhận xét, chữa bài. - H đọc trơn và phân tích lại mô hình vừa vẽ. Nghỉ giải lao * Hoạt động 3: Em thực hành chính tả. - T đọc yêu cầu, hướng dẫn H cách làm bài. H làm vở BT. - T nhận xét, chữa bài. Củng cố luật chính tả về nguyên âm đôi /iê/, /uô/, /ươ/. * Củng cố, dặn dò: T củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học, tuyên dương và nhắc nhở H chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Thủ công* ÔN: GẤP CÁI VÍ I. MỤC TIÊU: - Củng cố cho HS cách gấp chiếc ví và hướng dẫn cách trang trí chiếc ví. - Gấp được cái ví bằng giấy đúng yêu cầu và trang trí đẹp. Ví có thể chưa cân đối. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. - Giáo dục học sinh tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo viên có bài mẫu. Học sinh có giấy gấp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: Giáo viên kiểm tra dụng cụ học sinh. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp. b. Các hoạt động: Hoạt động 1: Ôn lại cách gấp cái ví. - GV đưa bài mẫu. HS nêu lại cách gấp cái ví. - GV và HS nhận xét, GV chốt lại. Hoạt động 2 : Thực hành - Học sinh làm gấp bằng giấy màu. Sau khi hoàn thành sản phẩm thì dùng bút chì và bút màu để trang trí cho sản phẩm. - Giáo viên quan sát, giúp đỡ, uốn nắn, nhắc nhở. Nghỉ giải lao Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm. - HS lên trưng bày sản phẩm, dưới lớp quan sát, nhận xét, đánh giá chéo lẫn nhau. - GV đánh giá ưu nhược điểm chung của từng sản phẩm. - Biểu dương, khen ngợi những bạn có sản phẩm đẹp. 3. Củng cố, dặn dò: - 1HS nhắc lại cách gấp cái ví. - Giáo viên củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau. Thứ ba ngày 16 tháng 1 năm 2018 Buổi 1 - Tiết 1 + 2: Tiếng Việt MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC VẦN Theo thiết kế TV Công nghệ GD tập 2 ( trang 145 -147 ) Tiết 3: Toán T78: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Giúp HS củng cố về phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 20, cách thực hiện phép cộng nhẩm có dạng 14 + 3. - HS thực hiện đặt tính và cộng nhẩm chính xác, thành thạo. - HS chăm chỉ học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ (BT4). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - 3 HS đặt tính rồi thực hiện các phép cộng sau: 14 + 3; 12 + 1; 15 + 4. - Lớp làm bảng con. GV nhận xét 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng. b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1:- HS nêu yêu cầu: Đặt tính theo cột dọc rồi tính ( tính từ phải sang trái). - HS nhắc lại cách đặt tính và tính. - HS làm rồi chữa bài. GV nhận xét. Củng cố đặt tính, cộng nhẩm. Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài tập: Tính nhẩm. - Để tính nhẩm được các phép tính trong BT 2, chúng ta phải dựa vào đâu? - GV yêu cầu HS đứng tại chỗ nói lại cách nhẩm. Khuyến khích HS nhẩm theo cách nào thuận tiện nhất. - HS làm bài vào vở,lên bảng chữa lần lượt từng phép tính và nêu cách làm. - GV, HS nhận xét, sửa sai. Củng cố cộng nhẩm. Bài 3 : Tính - HS làm vở, GVđánh giá, nhận xét. HS lên bảng chữa và nêu cách làm. - GV củng cố cộng nhẩm các số với hai dấu phép tính. Bài 4: Nối - GV đưa bảng phụ, một HS lên bảng làm, lớp tự làm phiếu học tập, GV chữa bài. - Củng cố cộng nhẩm, nối đúng kết quả cho trước. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 4: LUYỆN VIẾT LUYỆN VIẾT CHÍNH TẢ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - HS viết đúng chính tả một số câu, tiếng, từ chứa các vần đã hoc đã học: oay, uây, iên, iêt, uya, uyên, uyêt, uôn, uôt, ưa,... - HS nghe viết đúng, đẹp đoạn văn chứa các vần oay, uây, iên, iêt, uya, uyên, uyêt, uôn, uôt, ưa,... - Giáo dục tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: HS có bảng con, phấn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Việc 1: Viết bảng con - T đọc cho HS viết bảng con các vần, tiếng, từ sau: + oay, uây, iên, iêt, uya, uyên, uyêt, uôn, uôt, ưa,... + loay hoay, ngoe nguẩy, bờ biển, bát đĩa, truyền thuyết, cuộn chỉ, nhảy múa, vườn hoa, cây dừa. - T quan sát, nhận xét, sửa sai cho H. Nghỉ giải lao Việc 2: Viết chính tả - T viết câu lên bảng, gọi H đọc nối tiếp. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. - T xoá câu, đọc cho H viết vào vở. - H thực hành nghe viết vào vở. T quan sát, nhận xét, nhắc nhở. - T đánh giá bài viết, nhận xét, tuyên dương. * Củng cố, dặn dò: GV củng cố bài, nhận xét tiết học. Buổi 2 - Tiết 1 + 2: Tiếng Việt VẦN /OĂN/, /OĂT/ Dạy theo thiết kế TV Công nghệ GD tập 2 ( trang 148 - 152) Tiết 3: Toán (ôn) ÔN: HAI MƯƠI, HAI CHỤC I. MỤC TIÊU: - Củng cố về hai mươi, hai chục. Viết các số trên tia số. Viết số liền sau, liền trước của một số. - HS làm thành thạo các dạng toán. - HS có ý thức tự giác trong giờ học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: HS đọc các số từ 10 đến 20. Hai mươi còn gọi là mấy chục? GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp. b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Viết các số từ 10 đến 20, từ 20 đến 10:( Bảng con). - HS nêu y/c làm bài chữa bài. đọc các số từ 10 đến 20 và ngược lại. - Các số từ 10 đến 20 là các số có mấy chữ số? số nào lớn nhất, số nào nhỏ nhất Bài 2: Trả lời câu hỏi. ( Miệng) - Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị? - Số 19 gồm mấy chục và mấy đơn vị? - Số 18 gồm mấy chục và mấy đơn vị? - Số 17 gồm mấy chục và mấy đơn vị? - Số 16 gồm mấy chục và mấy đơn vị? - Số 15 gồm mấy chục và mấy đơn vị? - Số 10 gồm mấy chục và mấy đơn vị? + GV nêu câu hỏi. HS trả lời. Nghỉ giải lao Bài 3: Viết theo mẫu:( Phiếu) Số liền sau của 15 là : 16 Số liền trước của 19 là: 18 Số liền sau của 11 là : ..... Số liền trước của 20 là:...... Số liền sau của 19 là :...... Số liền trước của 16 là:...... Số liền sau của 10 là :....... Số liền trước của 13 là:...... - HS nêu y/c rồi làm bài và chữa bài - Muốn tìm số liền sau( liền trước) ta làm thế nào? Bài 4: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số. ( vở) 12 ..................................................................................20. - HS tự làm vào vở,GV chữa bài. chấm một số bài tại lớp. - Nhận xét, sửa sai. HS đọc các số trên tia số. 3. Củng cố, dặn dò: GV củng cố nội dung bài, nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau. Thứ tư ngày 17 tháng 1 năm 2018 Buổi 1: Tiết 1 + 2: Tiếng Việt VẦN /UÂN/, /UÂT/ Dạy theo thiết kế TV Công nghệ GD tập 2 ( trang 152 - 156) Tiết 3: Toán T79: PHÉP TRỪ DẠNG 17 - 3 I / MỤC TIÊU: - Biết làm tính trừ ( không nhớ) trong phạm vi 20. Tập trừ nhẩm (dạng 17 - 3). - Học sinh tính đúng, chính xác. II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV, HS : que tính( HĐ 1) III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 / Bài cũ: - Học sinh tính: 11 + 3 - 1 = 15 - 2 + 3 = 14 - 3 - 1 = - HS làm bảng con. 3 HS làm bảng lớp. Giáo viên nhận xét, sửa sai. 2/ Bài mới: a- Giới thiệu bài: trực tiếp. b- Các hoạt động: Hoạt động 1: Giới thiệu cách làm tính trừ dạng 17 - 3 a. HS lấy 17 que tính (gồm 1 bó chục và 7 que rời) rồi tách thành hai phần: phần bên trái có 1 bó chục que tính và phần bên phải có 7 que tính rời. - Từ 7 que tính rời tách lấy ra 3 que tính , còn lại bao nhiêu que tính? ( Số que tính còn lại gồm 1 bó chục que tính và 4 que tính rời là 14 que tính). b. Hướng dẫn cách đặt tính trừ - Đặt tính từ trên xuống dưới: + Viết số 17 rồi viết 3 thẳng cột với 7 ( ở cột đơn vị) + Viết dấu - + Kẻ dấu vạch ngang dưới hai số đó. - Tính ( từ phải sang trái) 17 . 7 trừ 3 bằng 4, viết 4 3 . Hạ 1, viết 1 14 17 trừ 3 bằng 14 ( 17 - 3 = 14) - HS nêu lại cách đặt tính. Nghỉ giải lao * Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: - HS làm bảng con. GV chữa bài. - Củng cố đặt tính, trừ nhẩm. Bài 2: - GV nêu yêu cầu, HS tính nhẩm rồi làm bài vào vở. HS, GV chữa bài. GV nhận xét, đánh giá. - Củng cố trừ nhẩm (Chú ý : một số trừ đi 0, bằng chính số đó). Bài 3: - GV nêu yêu cầu, HS tự nhẩm, điền số, GV chữa bài. - Củng cố trừ nhẩm. 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên củng cố nội dung bài. - Nhận xét tiết học. tuyên dương HS. Tiết 4: Hoạt động ngoài giờ ÔN TRÒ CHƠI DÂN GIAN: DỪNG I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC: - Củng cố cho HS cách chơi trò chơi Dừng, biết cách chơi, tham gia trò chơi một cách chủ động. - Rèn cho HS khả năng nhanh trí, nhanh tay, nhanh mắt. - HS tham gia chơi vui vẻ, thực hiện chơi hằng ngày. II. PHƯƠNG TIỆN, ĐỊA ĐIỂM: Vệ sinh sân chơi sạch sẽ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS cách chơi trò chơi Dừng - GV nêu yêu cầu mục đích tiết học. - 1HS nhắc lại cách chơi, luật chơi. * Hoạt động 2: Học sinh tham gia chơi trò chơi. - GV tổ chức cho HS chơi vài lần theo hướng dẫn. - Y/c các nhóm chọn địa điểm chơi. - Các nhóm tự tổ chức chơi. GV quan sát, giúp đỡ nhóm còn lúng túng. - Tổ chức thi giữa các nhóm, GV làm trọng tài. * Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: - Tập trung HS theo tổ, củng cố nội dung tiết học, tuyên dương nhóm thắng. - Nhận xét, nhắc nhở HS. Buổi 2 - Tiết 1: Tiếng Việt (ôn) ÔN: MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC VẦN. VẦN /OĂN/, /OĂT/ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Rèn cho học sinh kĩ năng đọc, viết, thực hành ngữ âm, thực hành chính tả - Củng cố cho HS biết thực hành ngữ âm; biết làm các bài tập điền đúng sai, gạch dưới tiếng chứa vần có đủ âm đệm, âm chính, âm cuối, tìm và viết tiếng chứa chứa vần có đủ âm đệm, âm chính, âm cuối. - Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - H mở vở Bài tập thực hành Tiếng Việt tập 2 trang 56. - T đọc yêu cầu bài tập cho H thực hiện. T quan sát, giúp đỡ, chữa bài, nhận xét. Bài: Mối liên hệ giữa các vần Việc 1: Em luyện đọc - T hướng dẫn cho H đọc bài: Cây xoài, H đọc nhóm, cá nhân. - Cả lớp theo 4 mức độ đọc ( T - N - N - T). T nhận xét, sửa sai, đánh giá. Việc 2: Em thực hành ngữ âm 1. Em làm tròn môi các âm và các vần theo mẫu. - T nêu yêu cầu, hướng dẫn mẫu cho H: a - oa. - H tự làm tròn môi các âm và vần còn lại. H, T nhận xét, sửa sai. - Củng cố cách làm tròn môi các vần và âm bằng cách thêm âm tròn môi vào trước âm và vần không tròn môi. 2. Đúng viết đ, sai viết s. - T nêu yêu cầu của đề bài. H làm bài vào vở. H giải thích vì sao điền đúng, sai. - Củng cố cách thực hành ngữ âm. Việc 3: Em thực hành chính tả. - T đọc yêu cầu, hướng dẫn H cách làm bài. - H làm vở BT, T nhận xét, chữa bài Nghỉ giải lao Bài: Vần /oăn/, /oăt/ Việc 1: Đọc bài Chú thợ xây - T hướng dẫn cho H đọc bài, H đọc nhóm, cá nhân. - Cả lớp theo 4 mức độ đọc ( T - N - N - T). T nhận xét, sửa sai, đánh giá. Việc 2: Thực hành ngữ âm Em vẽ và đưa tiếng quắt, thoăn, thoắt vào mô hình rồi đọc trơn và phân tích. - T hướng dẫn H vẽ và đưa tiếng vào mô hình rồi đọc trơn, phân tích. - H làm bài vào vở, 2H lên bảng làm bài. T, H nhận xét, chữa bài. - H đọc trơn và phân tích lại mô hình vừa vẽ. Việc 3: Em thực hành chính tả a. Em viết vào mỗi dòng sau 3 tiếng chứa vần: - T đọc yêu cầu, hướng dẫn H cách làm bài. H nhắc lại luật chính tả. - H làm vở, T nhận xét, chữa bài, đánh giá: xoăn, quăn, thoăn; thoắt, choắt, quắt. b. Em khoanh vào các tiếng chứa vần oăn, oăt: - H tự làm. T kiểm tra H tự làm, nhận xét, tuyên dương. * Củng cố, dặn dò: T củng cố nội dung bài. Nhận xét tiết học, tuyên dương H. Tiết 2: Toán (ôn) ÔN: PHÉP CỘNG DẠNG 14 + 3 I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC - Củng cố cho HS về làm tính cộng dạng 14 + 3 - Rèn kĩ năng thực hiện tính và kĩ năng cộng nhẩm trong phạm vi 20( không nhớ). - GD HS chăm chỉ, cẩn thận, tự tin và hứng thú trong học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS làm bảng con: Viết số: Một chục, hai chục, mười tám, mười ba, mười bảy. - GV gọi HS đọc số đã viết. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu, viết tên bài lên bảng b. Thực hành: * Bài 1: Đặt tính tồi tính 16 + 3 15 + 4 14 + 2 18 + 1 - HS nêu yêu cầu bài. HS làm bảng con, 4 HS lên bảng làm - HS chữa bài và nhận xét. GV nhận xét và bổ sung. - Củng cố cho HS cách đặt tính và cách thực hiện phép tính. * Bài 2: Tính 13 + 2 + 3 = 13 + 1 + 4 = 12 + 5 + 1 = 10 + 5 + 2 = 18 + 0 + 1 = 11 + 5 + 3 = - HS nêu cách tính (Tính từ trái sang phải). - HS làm bài vào vở, sau đó 2 HS chữa bài. - GV nhận xét, củng cố cách tính nhẩm. Nghỉ giải lao * Bài 3: >, < , = 12 + 4 ... 18 12 + 5 ... 18 + 0 15 + 4 ... 19 7 + 12 ... 17 + 2 14 + 3 ... 11 + 3 16 + 2 ... 13 + 3 - HS nêu cách làm, tự làm bài. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. Củng cố các bước: tính, so sánh, điền dấu. * Bài 4: Số? 12 + ... = 16 18 +.... = 18 16 + ... = 19 ... + 3 = 17 5 + ... = 17 ... + 19 = 19 - GV hướng dẫn HS cách làm, sau đó 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò: - GV chốt kiến thức cơ bản của bài. - GV nhận xét chung tiết học và dặn dò HS. Tiết 3: Hoạt động giáo dục ngoài giờ TRÒ CHƠI DÂN GIAN: BÀN TAY KÌ DIỆU I. MỤC TIÊU: - HS nêu được tên trò chơi, chủ động trong trò chơi. Hiểu được tấm lòng yêu thương và sự quan tâm, chăm sóc mẹ đã dành cho - HS chơi trò chơi nhanh nhẹn, linh hoạt. - HS được hoạt động thư giãn, vui vẻ. II. CHUẨN BỊ: GV chuẩn bị một khoảng sân rộng để chơi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn chơi trò chơi - Gv phổ biến tên trò chơi và cách chơi: + Tên trò chơi: Bàn tay kỳ diệu. + Cách chơi: Cả lớp đừng thành 1 vòng tròn, người điều khiển trò chơi đứng ở giữa vòng tròn. Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ -> Tất cả xòe hai tay giơ ra phía trước. Người điều khiển hô: Bồng con hát ru -> Tất cả vòng hai tay ra phía trước và đung đưa như đang bế ru con. Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ -. Tất cả xòe hai bàn tay. Người điều khiển hô: Chăm chút con từng ngày -> Tất cả phải úp hai lòng bàn tay vào nhau, áp lên má trái và nghiêng dầu sang trái. Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ -Tất cả xòe hai bàn tay. Người điều khiển hô: Sưởi ấm con ngày đông -> tất cả phải đặt chéo hai tay lên ngực và khẽ lắc lư người. Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ -. Tất cả xòe hai bàn tay. Người điều khiển hô: Là gió mát đêm hè=> Tất cả xòe hai bàn tay. Người điều khiển hô: Là hai bàn tay kì diệu! => Tất cả phải giơ cao hai cánh tay lên trên đầu, xoay xoay cổ tay và hô to Bàn tay kì diệu! 2. Hoạt động 2: Tổ chức chơi trò chơi - GV tổ chức cho HS chơi thử. GV quan sát, nhận xét. - Tổ chức cho Hs chơi thật. GV nhận xét, tuyên dương. - Sau khi chơi, Gv tổ chức cho HS thảo luận theo các câu hỏi sau: + Bàn tay kì diệu trong trò chơi là bàn tay ai? + Vì sao bàn tay mẹ lại là Bàn tay kì diệu? 3. Củng cố, dặn dò: GV củng cố nội dung bài. Nhận xét giờ học, tuyên dương, nhắc nhở HS. Thứ sáu ngày 29 tháng 12 năm 2017 Buổi 2 - Tiết 1: Tiếng Việt* ÔN: VẦN /UÂN/, /UÂT/, /EN/, /ÊN/ I / MỤC TIÊU: - Rèn cho học sinh kĩ năng đọc, viết, thực hành ngữ âm và thực hành chính tả - Củng cố cho HS biết thực hành ngữ âm; điền vần uân hoặc uât vào chỗ trống, tìm và viết tiếng chứa vần uân, uât, en, ên. - Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - H mở vở Bài tập thực hành Tiếng Việt tập 2 trang 58, 59. - T đọc yêu cầu bài tập cho H thực hiện. T quan sát, giúp đỡ, chữa bài, nhận xét. Bài: Vần /uân/ , /uât/ Việc 1: Em luyện đọc - T hướng dẫn cho H đọc bài: Mùa xuân, H đọc nhóm cá nhân, cả lớp. - HS đọc theo 4 mức độ đọc ( T - N - N - T). T nhận xét, sửa sai, đánh giá. Việc 2: Em thực hành ngữ âm Em vẽ và đưa tiếng thuận, khuất, quân vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích - T hướng dẫn H vẽ và đưa tiếng vào mô hình rồi đọc trơn, phân tích. - H làm bài vào vở, H lên bảng làm bài. T, H nhận xét, chữa bài. - H đọc trơn và phân tích lại mô hình vừa vẽ. Nghỉ giải lao Việc 3: Em thực hành chính tả. 1. Em điền vần uân hoặc uât vào chỗ trống cho đúng - T đọc yêu cầu, hướng dẫn H cách làm bài. - H làm vở BT, T nhận xét, chữa bài: chuẩn bị, tuần lễ, mĩ thuật, xuất sắc - H đọc lại các từ vừa điền. 2. Em tìm và viết các tiếng chứa vần uân, uât có trong bài đọc trên - T đọc yêu cầu, hướng dẫn H cách làm bài. H làm vở BT, T nhận xét, chữa bài. Bài: Vần /en/ , /et/( Cách tiến hành tương tự) Củng cố, dặn dò: T củng cố nội dung bài. Nhận xét tiết học, tuyên dương H. Tiết 2: Toán* ÔN: PHÉP TRỪ DẠNG 17 - 3 I/ MỤC TIÊU TIẾT HỌC: - HS nắm chắc cách đặt tính và thực hiện tính các phép trừ dạng 17 - 3. - Làm tính trừ (đặt tính và cộng nhẩm) tốt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi bài 4 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ: - HS làm bảng con: 12 - 2= 15 - 3 = 16 - 4= - HS nhận xét, GV nhận xét. 2. Bài mới: a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài. b. Hướng dẫn HS làm BT: Bài 1 : Đặt tính rồi tính 14 - 1 16 - 2 17 - 3 18 - 2 13 - 2 19 - 1 - HS nêu yêu cầu: HS làm bài vào vở, lần lượtt gọi HS lên bảng làm bài.. - GV lưu ý HS cách đặt tính. Bài 2: Tính nhẩm 17 – 4 = 17 – 5 = 14 – 1 = 13 – 1 = 14 – 3 = 16 – 4 = 15 – 3 = 19 – 2 = 15 – 4 = - HS nêu yêu cầu rồi làm bài, chữa bài. - Lớp nhận xét, GV nhận xét. Củng cố cho HS cách tính nhẩm. Nghỉ giải lao Bài 3: Tính nhẩm 10 + 4 - 1 = 17 - 4 - 3 = 14 + 3 - 1 = 11 + 5 - 2 = 16 - 2 - 4 = 19 - 4 + 1 = - HS nêu yêu cầu rồi làm bài: GV hướng dẫn HS tính từ trái sang phải: - HS làm rồi chữa bài. Lưu ý HS thứ tự thực hiện các phép tính có 2 dấu tính. Bài 4 : Nối (theo mẫu) (GV treo bảng phụ) 17 16 - 4 15 - 4 15 13 18 - 3 17 - 5 12 14 - 1 19 -2 11 - HS nêu yêu cầu và cách làm. - Lần lượt gọi HS lên nối. Lớp theo dõi nhận xét. - Củng cố cho HS cách trừ nhẩm. 3. Củng cố, dặn dò: - GV chốt cách làm tính trừ dạng 17 - 3. - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về ôn bài. Tiết 4 Sinh hoạt tập thể SINH HOẠT SAO I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC: - HS hát bài Nhi đồng ca và
File đính kèm:
- giao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_20_nam_hoc_2017_20.doc