Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 01 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh

I. MỤC TIÊU:

 - HS nắm được đồ dùng học toán gồm những gì, các ký hiệu

 - Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán, các hoạt động học tập trong giờ học toán. Tạo không khí vui vẻ trong lớp học, HS tự giới thiệu về mình.

- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn sách Toán 1 và bộ đồ dùng Toán 1 bền đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh SGK. Bộ đồ dùng toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra đồ dùng, sách vở của HS.

2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi tên bài lên bảng.

 b. Các hoạt động:

 Hoạt động 1: Hhướng dẫn HS sử dụng sách Toán 1

 

doc82 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 01 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong vở Tập viết.
- Học sinh tô chữ e trong vở Tập viết.
	- Giáo viên quan sát, uốn nắn học sinh.
 b. Luyện đọc: 18 phút
	- Giáo viên gọi học sinh đọc cá nhân, cả lớp.
* Đọc bài trong SGK.
	- Học sinh đọc theo nhóm đôi, cá nhân, cả lớp.
	- Giáo viên sửa lỗi phát âm cho học sinh.
* Giải lao: 5 phút
 c. Luyện nói:7 phút
	- Học sinh quan sát tranh minh họa trong SGK.
	- Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý ( SGV trang 15 ) - Học sinh luyện nói( HS TB trả lời 2 – 3 câu hỏi, HS K,G luyện nói 4- 5 câu )
	- Giáo viên sửa lỗi cho học sinh.
3. Củng cố, dặn dò: 5 phút
	- GV viết bảng: me, xe, sẻ, bé... HS lên bảng chỉ chữ e.
	- Giáo viên nhận xét chung tiết học và dặn học sinh luyện đọc bài.
Ngày soạn: 24 / 8 / 2015
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 28 tháng 8 năm 2015
HỌC VẦN
Bài 3: Dấu sắc
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Học sinh nhận biết dấu sắc và thanh sắc.
- Học sinh nhận biết được dấu sắc và thanh sắc;đọc được: bé; trả lời 2- 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. Luyện nói 4-5 câu xoay quanh sinh hoạt thường gặp của các em bé ở tuổi đến trường qua các bức tranh trong SGK.
- GD HS ngoài các hoạt động học tập, các em còn tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi và giúp đỡ bố mẹ.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Tranh minh họa trong SGK
	- HS: Bộ chữ HVTH.
III. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
1. Kiểm tra bài cũ: 4 phút
	- 5, 6 HS đọc bài: b, be
2. Bài mới: 32 phút
 1) Giới thiệu bài: 5 phút
- GV cho HS quan sát tranh trong SGK; HS trả lời câu hỏi: Các tranh này vẽ gì?
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
 2) Hướng dẫn HS phát âm: 24 phút 
 * Nhận diện dấu: 
- GV viết bảng: và nói dấu này là dấu sắc.
- GV chỉ vào dấu sắc, HS đọc cá nhân, cả lớp.
- HS nhận diện dấu:
+ Dấu sắc gồm mấy nét, là nét gì ?
- HS lấy dấu sắc trong bộ đồ dùng.
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
 * Ghép chữ và phát âm:
- GV: Khi thêm dấu sắc vào tiếng be, ta được bé, GV viết bảng bé, sau đó hướng dẫn HS ghép tiếng bé
- HS ghép tiếng bé.
- GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân, cả lớp.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS.
* Giải lao: 3 phút
 3) Hướng dẫn viết dấu sắc: 3 phút
	- Giáo viên viết mẫu, nêu quy trình viết dấu sắc.
	- GV gọi học sinh tô dấu sắc 
	- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, sửa lỗi.
TIẾT 2
 4) Luyện tập: 32 phút
 a. Luyện viết: 5 phút
	- GV hướng dẫn HS tô chữ bé trong vở Tập viết 1, tập một.
- Học sinh viết bài trong vở Tập viết.
	- Giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ học sinh.
 b. Luyện đọc: 20 phút
 * Đọc bài trên bảng lớp:
	- Giáo viên gọi học sinh đọc cá nhân, cả lớp.
 * Đọc bài trong SGK:
	- Học sinh đọc theo nhóm, cá nhân, cả lớp.
	- Giáo viên sửa lỗi phát âm cho học sinh.
* Giải lao: 3 phút
 c. Luyện nói: 7 phút
	- Học sinh quan sát tranh minh họa trong SGK.
	- Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý, HS trả lời:
 +Quan sát tranh, các em thấy những gì?
 +Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao?
 + Ngoài giờ học tập em thích làm gì nhất?
	- Giáo viên sửa lỗi cho học sinh.
3. Củng cố, dặn dò: 5 phút
- 3, 4 HS đọc: , bé
	- HS tìm các tiếng có dấu sắc.
	- Giáo viên nhận xét chung tiết học và dặn học sinh luyện đọc bài.
TOÁN
Tiết 4: Hình tam giác
I. Mục đích, yêu cầu:
 - HS nhận biết hình tam giác.
 - HS nhận biết được hình tam giác, nói đúng tên hình. 
- GD HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Một số hình tam giác có màu sắc, kích thước khác nhau.
	- Học sinh : Bộ đồ dùng học toán.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
- GV gắn các hình vuông, hình tròn, sau đó chỉ vào hình, 4, 5 HS đọc tên hình.
2. Bài mới: 30 phút
 a. Giới thiệu bài: 1 phút
GV giới thiệu, ghi tên bài lên bảng
 b. Hình thành kiến thức: 14 phút 
 * Giới thiệu hình tam giác:
- GV gắn các tấm bìa hình tam giác lên bảng cho HS quan sát, mỗi lần gắn một hình GV đều nói: Hình tam giác.
- HS nhìn vào hình tam giác và nhắc lại: Hình tam giác.
- HS lấy hình tam giác trong bộ đồ dùng.
- HS xem các hình tam giác trong phần bài học.
* Giải lao: 3 phút
 c. Thực hành: 12 phút
* Thực hành xếp hình
- GV hướng dẫn HS xếp hình.
- HS thực hành theo nhóm đôi xếp các hình như SGK và nêu tên hình đó.
3. Củng cố, dặn dò: 5 phút
*Trò chơi: Thi chọn nhanh các hình.
- GV hướng dẫn cách chơi, HS thi chọn nhanh các hình theo yêu cầu.
- GV nhận xét , động viên.
- Giáo viên nhận xét chung tiết học, dặn học sinh ôn lại bài.
SINH HOẠT TẬP THỂ
Ôn định tổ chức lớp
Giáo dục HS theo chủ điểm: Truyền thống nhà trường
I. Mục tiêu:
	- Học sinh nắm được nội quy của lớp học, bầu ban cán sự lớp
	- Học sinh thực hiện tốt các nề nếp học tập, có ý thức tự giác cao trong học tập.
- HS nghe giới thiệu về truyền thống nhà trường.
II. Cách tiến hành:
 1. Nhận xét hoạt động tuần qua:
	- Giáo viên nhận xét,đánh giá ưu điểm, nhược điểm trong tuần.	
	- Giáo viên tuyên dương các em tiêu biểu, nhắc nhở các em thực hiện chưa tốt.
 2. GV phổ biến nội quy của lớp, kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS:
 3. Bầu ban cán sự lớp:	
+ Lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn nghệ, tổ trưởng.
- GV nêu vai trò, trách nhiệm của ban cán sự lớp.
 4. Sinh hoạt sao: 
- Đặt tên cho các sao, số nhi đồng trong các sao, bầu sao trưởng
- GV giới thiệu nhà trường: Tên trường, các thầy cô trong nhà trường, truyền thống của nhà trường trong các năm qua.
 5. Phương hướng:
	- Thi đua học tập tốt.
- Ôn định nề nếp học tập.
	- Phát huy tốt các ưu điểm, khắc phục các mặt còn tồn tại.
	- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, trang phục gọn gàng. Vệ sinh lớp sạch sẽ.
Ngày soạn: 19 / 8 / 2011
Ngày dạy: Thứ tư ngày 24 tháng 8 năm 2011
HỌC VẦN
Bài 1: e
I. Mục đích, yêu cầu:
	- HS nhận biết chữ và âm e.
- HS nhận biết được chữ và âm e; trả lời được 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK ( Phần in đậm là chuẩn KT- KN bài dạy). Luyện nói 4-5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong SGK.
	- HS thêm yêu quý lớp học của mình, đi học đều và chăm học.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Chữ mẫu e
	- HS: Bộ chữ HVTH.
III. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
1. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
	- GV viết các nét cơ bản- HS đọc tên các nét cơ bản.
2. Bài mới: 35 phút
a. Giới thiệu bài:
- GV cho HS quan sát tranh trong SGK và trả lời câu hỏi: Các tranh này vẽ ai? Vẽ gì? ( HS TB )
b. Hướng dẫn HS phát âm: 
- GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân.
- GV: Âm e được ghi bằng chữ cái e.
- HS TB nhắc lại.
- HS nhận diện chữ cái e, HS lấy chữ cái e trong bộ đồ dùng.
- HS đọc cá nhân ( HS TB, K), cả lớp.
- GV: âm e là nguyên âm
* Giải lao:
c. Hướng dẫn tô chữ e: 
- GV giới thiệu 4 kiểu chữ e
	- Giáo viên viết mẫu chữ e lên bảng, GV tô và nêu quy trình tô chữ e.
	- Một số HS TB, KT lên bảng tô chữ e. 
	- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, sửa lỗi.
TIẾT 2
d. Luyện tập: 35 phút
 * Luyện viết: 5 phút
	- GV hướng dẫn HS tô chữ e trong vở Tập viết.
- Học sinh tô chữ e trong vở Tập viết.
	- Giáo viên quan sát, uốn nắn học sinh.
 * Luyện đọc: 18 phút
	- Giáo viên gọi học sinh đọc cá nhân, cả lớp.
* Đọc bài trong SGK.
	- Học sinh đọc theo nhóm đôi, cá nhân, cả lớp.
	- Giáo viên sửa lỗi phát âm cho học sinh.
* Giải lao: 5 phút
 * Luyện nói:7 phút
	- Học sinh quan sát tranh minh họa trong SGK.
	- Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý ( SGV trang 15 ) - Học sinh luyện nói( HS TB trả lời 2 – 3 câu hỏi, HS K,G luyện nói 4- 5 câu )
	- Giáo viên sửa lỗi cho học sinh.
3. Củng cố, dặn dò: 5 phút
	- GV viết bảng: me, xe, sẻ, bé... HS lên bảng chỉ chữ e.
	- Giáo viên nhận xét chung tiết học và dặn học sinh luyện đọc bài.
TOÁN
Tiết 3: Hình vuông, hình tròn
I. Mục đích, yêu cầu:
 - HS nhận biết hình vuông, hình tròn.
 - HS nhận biết được hình vuông, hình tròn, nói đúng tên hình. Biết cách gấp hình tạo thành hình vuông.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Một số hình vuông, hình tròn có màu sắc, kích thước khác nhau.
Tấm bìa vẽ hình bài 4
	- HS : Bộ đồ dùng học toán.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
- GV đưa một số bút chì, que tính... HS so sánh
2. Bài mới: 30 phút
a. Giới thiệu bài: 1 phút
	GV giới thiệu, viết tên bài lên bảng
b. Giới thiệu hình vuông:
- GV giơ từng tấm bìa hình vuông cho HS quan sát, mỗi lần giơ một hình GV đều nói: Hình vuông.
- HS TB, K nhìn vào hình vuông và nhắc lại: Hình vuông.
- HS lấy hình vuông trong bộ đồ dùng.
c. Giới thiệu hình tròn:
- GV giới thiệu theo các bước tương tự như giới thiệu hình vuông.
* Giải lao
d. Thực hành:
- GV hướng dẫn HS mở sách Toán, GV nêu yêu cầu từng bài 1, 2, 3 và hướng dẫn HS tô màu
* Bài 4: ( Dành cho HS K, G ) GV đưa tấm bìa có dạng hình H1, H2 như SGK, sau đó gọi HS K, G gấp các hình vuông chồng lên nhau để có hình vuông như trong SGK.
3. Củng cố, dặn dò: 5 phút
	- 2, 3 HS K, G nêu tên các vật có dạng hình vuông, hình tròn.
	- Giáo viên nhận xét chung tiết học và dặn học sinh ôn bài.
 Ngày soạn 7/ 9 / 2009
Ngày dạy: Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2009
Bài 8: b
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Học sinh nhận biết chữ và âm b; trả lời 2- 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK( Phần in đậm là chuẩn KT- KN của bài dạy)
- Rèn kĩ năng đọc: b, be; trả lời đúng 2- 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
- HS có ý thức tự giác, say mê học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Tranh minh họa trong SGK
	- HS: Bộ chữ HVTH.
III. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
1. Kiểm tra bài cũ: 4 phút
	- 5, 6 HS HS đọc bài: e
+ HS KT đọc: e.
2. Bài mới: 32 phút
 1) Giới thiệu bài: 5 phút
- GV cho HS quan sát tranh trong SGK và HS trả lời câu hỏi: Các tranh này vẽ gì?
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
 2) Hướng dẫn HS phát âm: 24 phút 
 * Nhận diện dấu: 
- GV viết bảng: b, đọc mẫu.
- GV chỉ vào b, HS đọc cá nhân cả lớp.
- HS nhận diện chữ:
+ Chữ b gồm mấy nét, là nét gì ? 
- HS lấy chữ b trong bộ đồ dùng.
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
 * Ghép chữ và phát âm:
- GV: Khi thêm âm e vào sau âm b, ta được tiếng be, GV viết bảng be, sau đó hướng dẫn HS ghép tiếng be.
- HS ghép tiếng be.
- GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân, cả lớp.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS.
* Giải lao: 3 phút
 3) Hướng dẫn tô chữ be: 3 phút
	- Giáo viên viết mẫu chữ be lên bảng, GV tô và nêu quy trình tô chữ be.
	- Một số HS lên bảng tô chữ be. 
	- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, sửa lỗi.
TIẾT 2
 4) Luyện tập: 32 phút
 a. Luyện viết: 5 phút
	- GV hướng dẫn HS tô chữ be trong vở Tập viết 1, tập một.
- Học sinh viết bài trong vở Tập viết.
	- Giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ học sinh.
 b. Luyện đọc: 20 phút
 * Đọc bài trên bảng lớp:
	- Giáo viên gọi học sinh đọc cá nhân, cả lớp.
 * Đọc bài trong SGK:
	- Học sinh đọc theo nhóm, cá nhân, cả lớp.
	- Giáo viên sửa lỗi phát âm cho học sinh.
* Giải lao: 3 phút
 c. Luyện nói: 7 phút
	- Học sinh quan sát tranh minh họa trong SGK.
	- Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý, HS trả lời:
 + Ai đang học bài? Ai đang tập tô chữ e? Bạn voi đang làm gì? Bạn ấy có biết đọc chữ không?Ai đang kẻ vở? Hai bạn gái đang làm gì? 
 + Các bức tranh này có gì giống nhau và khác nhau? 
	- Giáo viên sửa lỗi cho học sinh.
3. Củng cố, dặn dò: 5 phút
- 3, 4 HS đọc:e, b, be
	- HS tìm các tiếng có âm b.
	- Giáo viên nhận xét chung tiết học và dặn học sinh luyện đọc bài.
THỦ CÔNG
Giới thiệu một số loại giấy bìa và dụng cụ học thủ công
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ( thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán) để học thủ công. Biết một số vật liệu khác có thể thay thế giấy, bìa để làm thủ công như: giấy báo, họa báo; giấy vở HS ; lá cây...
- GD HS biết giữ gìn dụng cụ để học thủ công.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Các loại giấy màu, bìa, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 3 phút
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
2. Bài mới: 24 phút
 a. Giới thiệu bài: 1 phút
- GV giới thiệu, ghi tên bài lên bảng.
 b. Giới thiệu giấy, bìa: 10 phút
- GV đưa giấy, bìa cho HS quan sát và giới thiệu về giấy, bìa ( SGV trang 173 ).
* GIải lao: 3 phút
 c. Giới thiệu dụng cụ học thủ công: 13 phút
- GV đưa lần lượt các dụng cụ học thủ công( thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán) cho HS quan sát, sau đó GV giới thiệu từng dụng cụ ( SGV trang 173 ).
3. Củng cố, dặn dò: 3 phút
- 2, 3 HS nhắc lại các dụng cụ học thủ công.
- GV nhận xét chung tiết học và dặn dò HS.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Cơ thể chúng ta
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS nhận biết 3 phần chính của cơ thể: đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng.
- HS nhận ra 3 phần chính của cơ thể: đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng. Phân biệt được bên phải, bên trái cơ thể; làm được một số cử động của đầu và cổ, mình, chân, tay.
- Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 3 phút
- GV kiểm tra SGK của HS.
2. Bài mới: 24 phút
 1) Giới thiệu bài: 1 phút
- GV giới thiệu, ghi tên bài lên bảng.
 2) Các hoạt động: 23 phút
 a. Hoạt động 1:Quan sát tranh
 *Mục tiêu: Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
 *Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động theo cặp:
- GV yêu cầu HS: Quan sát các hình ở trang 4SGK. Hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
- HS làm việc theo cặp, GV theo dõi và giúp đỡ các em.
 Bước 2: Hoạt động cả lớp
 - GV gọi một số HS TB, K lên nói tên các bộ phận của cơ thể.
 - HS dưới lớp theo dõi bổ sung.
* Giải lao: 3 phút
 b.Hoạt động 2: Quan sát tranh
 *Mục tiêu: HS quan sát tranh về các hoạt động của một số bộ phận của cơ thể và nhận biết được cơ thể của chúng ta gồm 3 phần: đầu, mình và tay, chân.
 * Cách tiến hành:
Bước1: Làm việc theo nhóm nhỏ
- GV đưa ra chỉ dẫn: Quan sát các hình ở trang 5 SGK. Hày chỉ và nói xem các bạn trong từng hình đang làm gì.
+ Qua các hoạt động của các bạn trong từng hình, các em hãy nói với nhau xem cơ thể của chúng ta gồm mấy phần.
- HS làm việc theo nhóm, GV giúp dỡ các nhóm.
 Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV gọi một số HS lên biểu diễn các hoạt động như các bạn trong hình vẽ. Cả lớp quan sát.
- GV hỏi: Cơ thể chúng ta gồm mấy phần?( HS K, G )
- GV kết luận: SGV trang 21.
 c. Hoạt động 3: Tập thể dục
 * Mục tiêu: Gây hứng thú rèn luyện thân thể.
 * Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS học bài hát ( SGV trang 22)
- GV làm mẫu từng động tác, HS tập theo. ( SGV trang 22 )
- GV gọi một số HS lên trước lớp thực hiện các động tác thể dục để cả lớp nhìn theo và cùng làm.
- Cả lớp vừa tập thể dục vừa hát.
- GV kết luận: SGV trang 22
3. Củng cố, dặn dò: 5 phút
- GV cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”( SGV trang 22 )
- GV nhận xét chung tiết học, dặn dò HS.
HỌC VẦN
Bài 8: l - h
I. Mục đích yêu cầu:
 - HS biết đọc, viết: l, h, lê, hè; đọc từ và câu ứng dụng; luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: le le. Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh họa trong SGK. 
 + HS KT biết đọc, viết: l, h, lê, hè.
 - HS đọc được: l, h, lê, h, từ và câu ứng dụng. Viết được 2 dòng trong vở Tập viết 1, tập một.Viết được đủ 4 dòng trong vở Tập viết 1, tập một. Nói được từ 2-3 câu theo chủ đề: le le.
 + HS KT: đọc được: l, h, lê, hè. Viết 2 dòng trong vở Tập viết 1 tập một.
 - Giáo dục HS biết bảo vệ động vật.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Chữ mẫu l, h; tranh phóng to: lễ, hẹ, le le
 - HS: Bộ chữ HVTH.
III. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
1. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
 - GV đọc, HS viết bảng con: ê, v
 - 2, 3 HS TB đọc bài : v, ê, bệ, bể, bế, vé, vẽ, vẻ.
 - HS KT đọc bài: ê, v
 - 2 HS K, G đọc bài trong SGK, GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 32 phút
 1) Giới thiệu bài: 1 phút
 GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng
 2) Hướng dẫn HS phát âm: 24 phút
 a) Âm l
 * Nhận diện chữ:
 - GV: Âm l được ghi bằng chữ cái e- lờ
 - 2, 3 HS K nhắc lại.
 - GV viết bảng: l
 - HS lấy chữ cái l trong bộ chữ.
 * Phát âm và đánh vần tiếng:
 - GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân( HS KT, TB, K, G )
 - GV sửa lỗi phát âm.
 - GV: Âm l là phụ âm. 
 ? Có âm l muốn có tiếng lê ta cần thêm âm nào? ( HS K, G:Thêm âm ê sau âm l )
 - HS lấy chữ cái trong bộ chữ ghép tiếng lê.
 - HS đọc cá nhân, cả lớp: đánh vần, đọc trơn.
 - HS K, G phân tích tiếng lê.
 - HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, trả lời câu hỏi:
 + Tranh vẽ quả gì? (HS TB: Tranh vẽ quả lê).
 - GV giới thiệu về quả lê.
 - HS K, G đọc: l / lê / lê; vài HS TB đọc.
b) Âm h
 - GV tiến hành dạy theo quy trình tương tự âm l.
 * Đọc tiếng ứng dụng:
 - GV viết bảng: lê, lề, lễ; he, hè, hẹ
 - 1 HS G đọc bài
 - GV đọc mẫu, GV hướng dẫn HS G nhận biết nghĩa của từ : lễ, hẹ ( GV sử dụng tranh phóng to: lễ, hẹ)
 - HS TB đánh vần, đọc trơn.
 - GV sửa lỗi phát âm cho HS.
 - HS K, G đọc toàn bài: 2- 3 em.
* Giải lao: 3 phút
 3) Hướng dẫn viết chữ l, h: 7 phút
 - GV giới thiệu 4 kiểu chữ.
 - GV gắn chữ mẫu l, h lên bảng, HS quan sát. 
 - HS G nhận xét cấu tạo chữ l, h.
 - GV viết mẫu, nêu quy trình viết.
 - HS viết bảng con: l, h.
 - GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi.
TIẾT 2
 4) Luyện tập: 34 phút
 a) Luyện viết: 12 phút
 - GV hướng dẫn HS viết chữ: lê, hè.
 - GV viết mẫu chữ: lê, hè lên bảng, HS quan sát.
 - HS G nhận xét cấu tạo chữ.
 - GV viết mẫu, nêu quy trình viết.
 - HS viết bảng con: lê, hè.
 - GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi.
 - HS viết bài trong vở Tập viết( HS KT, TB viết 2 dòng, HS K, G viết 4 dòng ) 
 - GV quan sát, giúp đỡ HS.
* Giải lao: 3 phút
 b) Luyện đọc:17 phút
 * Đọc bài trên bảng lớp:
 - Luyện đọc các âm, tiếng ở tiết 1: GV chỉ bảng, HS đọc cá nhân., cả lớp.
 - Đọc câu ứng dụng:
 + HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK:
 . Tranh vẽ các bạn đang làm gì? ( HS K )
 . Khi ve kêu báo hiệu mùa gì? ( HS G )
 + GV viết bảng: ve ve ve, hè về, HS đọc thầm.
 + HS TB: Tìm tiếng có âm h.
 + GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân, cả lớp.
 + 2, 3 HS K, G đọc toàn bài.
 * Đọc bài trong SGK:
 - HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - GV sửa lỗi phát âm cho HS. 
 c) Luyện nói: 5 phút
 - GV treo tranh phóng to( le le ); HS quan sát tranh.
 - GV nêu câu hỏi gợi ý, HS luyện nói.
 + Hai con vật đang bơi giống con gì? ( HS TB )
 + Vịt ngan được con người nuôi ở ao, hồ. Nhưng có loài vịt sống tự do không có người nuôi được gọi là vịt gì? ( HS G: Vịt trời. )
 - GV giới thiệu trong ảnh chụp là con le le.
3. Củng cố, dặn dò: 3 phút
 - 2 HS TB đọc bài.
 - HS K, G tìm tiếng mới có âm l, h.
 - GV nhận xét chung tiết học, dặn HS ôn lại bài.
Ngày soạn: 5 / 9 / 2008
Ngày dạy: Thứ tư ngày 10 tháng 9 năm 2008.
HỌC VẦN
Bài 1: e
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Học sinh biết cách phát âm e và nhận biết được chữ và âm e. Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật.
	- Học sinh đọc và tô đúng âm và chữ e. 
	+ HS trả lời được 2-3 câu hỏi về các bức tranh trong SGk.
+ HS K, G luyện nói 4-5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong SGK.
	- HS thêm yêu quý lớp học của mình, đi học đều và chăm học.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Chữ mẫu e
	- HS: Bộ chữ HVTH.
III. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
1. Kiểm tra bài cũ:
	- GV viết các nét cơ bản- HS đọc tên các nét cơ bản.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV cho HS quan sát tranh trong SGK và trả lời câu hỏi: Các tranh này vẽ ai? Vẽ gì? ( HS TB )
b. Hướng dẫn HS phát âm: 
- GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân.
- GV: Âm e được ghi bằng chữ cái e.
- HS TB nhắc lại.
- HS nhận diện chữ cái e, HS lấy chữ cái e trong bộ đồ dùng.
- HS đọc cá nhân ( HS KT, TB, K), cả lớp.
- GV: âm e là nguyên âm
* Giải lao:
c.Hướng dẫn viết chữ e:
- GV giới thiệu 4 kiểu chữ e
	- Học sinh quan sát chữ mẫu e( chữ viết thường), HS K, G nhận xét cấu tạo chữ e.
	- Giáo viên viết mẫu, nêu quy trình viết chữ e. 
	- Học sinh viết bảng con: e 
	- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, sửa lỗi.
TIẾT 2
d. Luyện tập:
 * Luyện viết:
	- GV hướng dẫn HS tô chữ e trong vở Tập viết.
- Học sinh viết bài trong vở Tập viết.
	- Giáo viên quan sát, uốn nắn học sinh.
 * Luyện đọc:
	- Giáo viên gọi học sinh đọc cá nhân, cả lớp.
* Đọc bài trong SGK.
	- Học sinh đọc theo nhóm đôi, cá nhân, cả lớp.
	- Giáo viên sửa lỗi phát âm cho học sinh.
* Giải lao
 * Luyện nói:
	- Học sinh quan sát tranh minh họa trong SGK.
	- Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý ( SGV trang 15 ) - Học sinh luyện nói.
	- 

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_31_nam_hoc_2017_20.doc
Giáo án liên quan