Giáo án chủ đề môn Địa lý Lớp 6 - Chủ đề: Lớp đất và sinh vật
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Hãy nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sự phân bố thực, động vật trên Trái đất?
Câu 2: Con người có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái đất như thế nào?
I. Kiến thức trọng tâm
1. Lớp vở sinh vật
Lớp vỏ sinh vật là những sinh vật sống trong các lớp đất đá, không khí và lớp nước, tạo thành một lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái đất.
Sinh vật xâm nhập trong lớp đá, khí quyển, thủy quyển
2. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật
a. Đối với thực vật
Khí hậu có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm của thực vật.
Ngoài ra, địa hình, đất cũng ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật.
b. Đối với động vật
Động vật ít chịu ảnh hưởng của khí hậu hơn thực vật ( vì động vật có thể di chuyển được hoặc tự thay đổi để thích nghi với môi trường).
Sự phân bố của động vật có ảnh hưởng lớn của thực vật.
c. Mối quan hệ giữa động vật và thực vật
Sự phân bố các loài thực vật ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố các loài động vật. Thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
Thành phần, mức độ tập trung của thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố các loài động vật.
CHỦ ĐỀ LỚP ĐẤT VÀ SINH VẬT Nội dung 1 : Đất. Các nhân tố hình thành đất Nội dung bài gồm: I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI Câu 1: Quan sát mẫu đất ở hình 66, nhận xét về màu sắc và độ dày... Câu 2: Dựa vào những kiến thức đã học ở Tiểu học, hãy cho biết nguồn gốc... Câu 3: Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã có nhiều biện pháp làm tăng độ phì... III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC Câu 1: Đất (hay thổ nhưỡng) gồm những thành phần nào? Câu 2: Chất mùn có vai trò như thế nào trong lớp thổ nhưỡng? Câu 3: Độ phì của đất là gì? Câu 4: Con người có vai trò như thế nào đối với độ phì trong lớp đất? I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Lớp đất trên bề mặt các lục địa Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa, được đặc trưng bởi độ phì. Mẫu đất gồm có nhiều tầng khác nhau Trên cùng là tầng chứ mùn ( mỏng, màu xám) Giữa là tầng tích tụ sét, sỏi.(dày, màu vàng đỏ) Dưới cùng là đá mẹ ( xuống sâu, màu tùy loại đá). 2. Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng Khoáng: có tỉ lệ lớn ( 90 – 95%), các hạt màu loang lổ ( do đá gốc tạo ra hoặc do bồi tụ, lắng lại). Hữu cơ: Tỉ lệ nhỏ, chủ yếu ở tầng trên, màu xám hoặc đen ( sinh vật phân hủy -> chất mùn cho cây). Nước và không khí trong các khe hổng của đất. Đất có tính chất quan trọng là độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển. 3. Các nhân tố hình thành đất Đá mẹ: Sinh ra thành phần khoáng trong đất. Sinh vật: Sinh ra thành phần hữu cơ. Khí hậu: Gây thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải chất khoáng và hữu cơ trong đất. Ngoài ra, sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của địa hình và thời gian. II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI Câu 1: Quan sát mẫu đất ở hình 66, nhận xét về màu sắc và độ dày... Quan sát mẫu đất ở hình 66, nhận xét về màu sắc và độ dày của các tầng đất khác nhau. Trả lời: Quan sát hình 66 ta thấy có ba tầng đất có độ dày với màu sắc khác nhau. Về độ dày tầng đất: Tầng dày nhất là tầng B, đến tầng A và mỏng nhất là tầng C. Về màu sắc: Tầng A màu xám đậm Tầng B màu vàng, cam Tầng C màu vàng xen lẫn màu đen Câu 2: Dựa vào những kiến thức đã học ở Tiểu học, hãy cho biết nguồn gốc... Dựa vào những kiến thức đã học ở Tiểu học, hãy cho biết nguồn gốc của thành phần khoáng trong đất. Trả lời: Nguồn gốc của thành phần khoáng trong đất: Nguồn gốc thành phần khoáng trong đất là từ đá gốc. Do phong hoá, đá gốc bị vỡ vụn thành các sản phẩm phong hoá. Các khoáng vật cấu tạo nên đá trở thành khoáng vật trong đất. Câu 3: Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã có nhiều biện pháp làm tăng độ phì... Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã có nhiều biện pháp làm tăng độ phì của đất (làm cho đất tốt). Hãy trình bày một số giải pháp làm tăng độ phì mà em biết. Trả lời: Các biện pháp làm tăng độ phì của đất: Làm đất (cày, bừa, xáo, xới..ệ). Bón phân hữu cơ, vô cơ cho đất. Bón vôi cải tạo đất. Thau chua, rửa mặn. Làm thuỷ lợi để tưới tiêu cho đất. III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC Câu 1: Đất (hay thổ nhưỡng) gồm những thành phần nào? Trả lời: Đất gồm có các thành phần: Khoáng: có tỉ lệ lớn ( 90 – 95%), các hạt màu loang lổ ( do đá gốc tạo ra hoặc do bồi tụ, lắng lại). Hữu cơ: Tỉ lệ nhỏ, chủ yếu ở tầng trên, màu xám hoặc đen ( sinh vật phân hủy -> chất mùn cho cây). Nước và không khí trong các khe hổng của đất. Câu 2: Chất mùn có vai trò như thế nào trong lớp thổ nhưỡng? Trả lời: Chất mùn có vai trò rất quan trọng trong đất vì chúng là nguồn thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sống trên mặt đất. Câu 3: Độ phì của đất là gì? Trả lời: Độ phì của đất là khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng, nước, nhiệt, khí để cho thực vật sinh sống. Độ phì có thể cao hay thấp tùy thuộc vào điều kiện và vai trò của con người trong canh tác là rất quan trọng. Câu 4: Con người có vai trò như thế nào đối với độ phì trong lớp đất? Trả lời: Trong sản xuất nông nghiệp các hoạt động kinh tế có vai trò làm độ phì của đất tăng hoặc giảm đi: Nếu con người biết trồng cây,chăm sóc,bảo vệ,bón phân và canh tác đúng phương pháp độ phì sẽ tăng lên đất trở nên tốt. Tuy nhiên, ngược lại nếu việc khai thác bừa bãi không có kế hoạch, không đúng pương pháp độ phì sẽ giảm đất sẽ giảm đi. Nội dung 2 : Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái đất Nội dung bài gồm: I. Kiến thức trọng tâm II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI Câu 1: Hãy quan sát các hình 69, 70 và cho biết tên các loài động vật trong mỗi miền?... Câu 2: Hãy kể tên một số động vật ngủ đông và di cư theo mùa mà em biết? Câu 3: Hãy nêu một số ví dụ cụ thể về mối quan hệ giữa thực vật và các loài động vật? Câu 4: Tại sao khi môi trường rừng bị phá hoại thì động vật quý hiếm,... II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC Câu 1: Hãy nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sự phân bố thực, động vật trên Trái đất? Câu 2: Con người có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái đất như thế nào? I. Kiến thức trọng tâm 1. Lớp vở sinh vật Lớp vỏ sinh vật là những sinh vật sống trong các lớp đất đá, không khí và lớp nước, tạo thành một lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái đất. Sinh vật xâm nhập trong lớp đá, khí quyển, thủy quyển 2. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật a. Đối với thực vật Khí hậu có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm của thực vật. Ngoài ra, địa hình, đất cũng ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật. b. Đối với động vật Động vật ít chịu ảnh hưởng của khí hậu hơn thực vật ( vì động vật có thể di chuyển được hoặc tự thay đổi để thích nghi với môi trường). Sự phân bố của động vật có ảnh hưởng lớn của thực vật. c. Mối quan hệ giữa động vật và thực vật Sự phân bố các loài thực vật ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố các loài động vật. Thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại. Thành phần, mức độ tập trung của thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố các loài động vật. 3. Ảnh hưởng của con người tới sự phân bố các loài động vật, thực vật trên Trái Đất a. Tích cực Mang giống cây trồng, vật nuôi từ nơi khác nhau để mở rộng sự phân bố. Cải tạo nhiều giống cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. b. Tiêu cực Phá rừng bừa bãi ảnh hưởng tiêu cực thực vật, động vật mất nơi cư trú sinh sống. Ô nhiễm môi trường do phát triển công nghiệp, phát triển dân số, dẫn đến thu hẹp môi trường sống sinh vật. II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI Câu 1: Hãy quan sát các hình 69, 70 và cho biết tên các loài động vật trong mỗi miền?... Hãy quan sát các hình 69, 70 và cho biết tên các loài động vật trong mỗi miền? Vì sao các loài động vật giữa hai miền có sự khác nhau? Trả lời: Quan sát hình 69, 70 ta thấy, đây là hai khung cảnh của hai miền khác nhau: Hình 69 là đài nguyên và hình 70 là đồng cỏ nhiệt đới. Ở đài nguyên có các loại động vật: tuần lộc, sư tử biển, cáo trắng, vịt biển, chim lặn, hải âu, cổ rụt Ở đồng cỏ nhiệt đới có các loại động vật: voi, sư tử, hươu cao cổ, đại bàng, ... Ta thấy, ở hai miền khác nhau có động vật khác nhau. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do khí hậu ở đài nguyên khô và lạnh, khí hậu miền đồng cỏ nhiệt đới lại nóng và phân ra mùa mưa và mùa khô rõ rệt. => Như vậy, chính sự khác nhau về khí hậu dẫn đến sự khác nhau về loài động vật của mỗi miền. Câu 2: Hãy kể tên một số động vật ngủ đông và di cư theo mùa mà em biết? Trả lời: Một số động vật ngủ đông như: chuột, dơi, sóc, rắn, ếch nhái... Một số động vật di cư theo mùa như: Linh dương, chim cánh cụt, bướm Monarch, dơi mexico, tuần lộc bắc cực, cá mập voi, chim hồng hạc, cua đỏ Câu 3: Hãy nêu một số ví dụ cụ thể về mối quan hệ giữa thực vật và các loài động vật? Trả lời: Trên các đồng cỏ nhiệt đới, do thực vật hoà thảo (cỏ) rất phong phú, nên có nhiều loài động vật ăn cỏ sinh sống như: voi, sơn dương đầu bò, ngựa vằn, linh dương, bò... Chính những động vật ăn cỏ này lại là mồi của các động vật ăn thịt như: sư tử, báo, linh miêu, chim ăn xác chết... Câu 4: Tại sao khi môi trường rừng bị phá hoại thì động vật quý hiếm,... Tại sao khi môi trường rừng bị phá hoại thì động vật quý hiếm, hoang dã trong rừng cũng bị diệt vong ? Trả lời: Rừng la nơi sinh sống của nhiều loại động vật quý hiếm và hoang dã. Ở đó, các loại động vật có thể cư trú, tìm thức ăn sinh sống và sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, khi môi trường sống mất đi, nguồn thức ăn ngày càng hiếm hoi và cạn kiệt, nơi cư trú cùng dần thu hẹp nhỏ lại thậm chí mất đi thì làm sao các loại động vật có thể tồn tại và sinh sống. Vì vậy, rừng bị phá hoại thì động vật quý hiếm, hoang dã trong rừng cũng bị diệt vong là điều diễn ra theo quy luật tự nhiên. II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC Câu 1: Hãy nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sự phân bố thực, động vật trên Trái đất? Trả lời: Ảnh hưởng của khí hậu tới sự phân bố thực, động vật thế giới rất rõ rệt, thể hiện ở chỗ: Tuỳ theo đặc điểm khí hậu mà mỗi nơi có các loại thực vật đặc trưng. Khí hậu quyết định sự phong phú hay nghèo nàn của thực vật. Ví dụ: Vùng xích đạo nóng quanh năm, thuận lợi với sự sinh sống của nhiều loại thực vật, nên các loại thực vật mọc chen chúc thành nhiều tầng. Miền cực có khí hậu giá lạnh gần quanh năm nên thực vật sinh sống rất khó khăn; chỉ có một số rất ít thực vật ià tồn tại được ở đây (như rêu, địa y...) Câu 2: Con người có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái đất như thế nào? Trả lời: Con người ảnh hưởng rất lớn tới sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất. Điều này thể hiện ở hai mặt, đó là có thể mở rộng nơi sinh sống hoặc làm thu hẹp nơi sinh sống : Mở rộng sự phân bố của thực, động vật: Ví dụ người châu Âu mang cừu từ châu Âu sang nuôi ở ô-xtrây-li-a, đem cao su từ Bra-xin sang trồng ở Đông Nam Á. Thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài thực, động vật: con người khai thác rừng bừa bãi làm nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đến nơi khác, săn bắn làm nhiều loài động vật quý hiếm bị diệt vong. Bài 26. ĐẤT. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT. Câu 1: Trong cấu tạo bên trong của Trái Đất, lớp đất phân bố ở đâu ? A. Lớp vỏ B. Lớp trung gian C. Nhân Trái Đất D. Cả 3 lớp đều có đất. Câu 2: cấu tạo của đất bao gồm có mấy tầng chính ? A. Hai tầng B. Ba tầng C. Bốn tầng D. Năm tầng. Câu 3: Thành phần chiếm khối lượng lớn nhất trong đất là: A. Chất hữu cơ B. Chất khoáng C. Nước D. Không khí. Câu 4: Đặc điểm lớn nhất, có giá trị nhất của đất là: A. Giàu khoáng chất B. Giàu nước. C. Độ phì cao D. Đất cứng. Câu 5: Trong các nhân tố hình thành đất, nhân tố giữ vai trò quyết định là : A. Đá mẹ B. Sinh vật C. Khí hậu D. Con người. Câu 6. Trong quá trình canh tác, nếu không chú ý bảo vệ đất, đất sẽ : A. Phì nhiêu B. Bạc màu C. Thoái hóa D. Câu b, c đúng. Bài 27. LỚP VỎ SINH VẬT. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ THỰC, ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT. Câu 1: Lớp vỏ sinh vật phân bố ở đâu ? A. Trên mặt đất và trong đất B. Dưới nước C. Trong không khí D. Tất cả các môi trường trên. Câu 2: Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng quyết đinh đến sự phân bố của sinh vật là : A. Chất đất B. Lượng nước C. Ánh sáng D. Khí hậu. Câu 3 : Hải cẩu, gấu tuyết, chim cánh cụt là những sinh vật phân bố ở môi trường nào ? A. Đới nóng B. Đới ôn hòa C. Đới lạnh D. Tất cả các đới. Câu 4: Bọ cạp, xương rồng, bao báp, lạc đà là những sinh vật điển hình cho môi trường: A. Vùng Bắc cực B. Đồng bằng C. Vùng núi D. Hoang mạc. Câu 5: Sự phân bố của động vật chịu ảnh hưởng quyết đinh của yếu tố tự nhiên nào ? A. Thực vật B. Khí hậu C. Ánh sáng D. Nguồn thức ăn. Câu 6 : Tại sao vùng Bắc cực, Nam cực rất giá lạnh nhưng vẫn có nhiều loài động vật sinh sống ? A. Động vật thích nghi tốt B. Thực vật nhiều C. Nguồn thức ăn dồi dào D. Ít gặp nguy hiểm. Câu 7 : Ngày nay, nhân tố quyết định nhất đối với sự phân bố của động vật, thực vật là : A. Khí hậu B. Nguồn nước C. Con người D. Nguồn thức ăn.
File đính kèm:
- Chu de Lop sinh vat va Dat_12787169.doc