Giáo án chủ đề môn Địa lý Lớp 6 - Chủ đề: Địa hình bề mặt Trái Đất

I. Kiến thức trọng tâm

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Quan sát hình 34 hãy cho biết cách tính độ cao tuyệt đối của núi khác với độ cao tương đối ?

Câu 2: Quan sát hình 35, cho biết: các đỉnh núi, sườn núi và thung lũng của núi già và núi trẻ ?

Câu 3: Quan sát hình 38, hãy mô tả lại những gì em thấy ở trong hang động ?

III. Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Hãy nêu rõ sự khác biệt giữa cách đo độ cao tương đối và cách đo độ cao tuyệt đối.?

Câu 2: Trình bày sự phân loại núi theo độ cao ?

Câu 3: Núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào ?

Câu 4: Địa hình núi đá vôi có những đặc điểm gì ?

I. Kiến thức trọng tâm

1. Núi và độ cao của núi

Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên bề mặt đát, có độ cao trên 500m

Núi có 3 bộ phân: Đỉnh núi, sườn núi và chân núi.

Phân loại núi (theo độ cao tuyệt đối):

Núi thấp: dưới 1000m

Núi trung bình: 1000 – 2000m

Núi cao: Trên 2000m.

 

doc13 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án chủ đề môn Địa lý Lớp 6 - Chủ đề: Địa hình bề mặt Trái Đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ : ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
Nội dung 1: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt trái đất
Nội dung gồm:
I. Kiến thức trọng tâm
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1: Hãy nêu một số ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất ?
Câu 2: Quan sát hình 31, hãy chỉ và đọc tên từng bộ phận núi lửa?
Câu 3: Em hãy mô tả những gì em trông thấy ở hình 33 về tác hại của một trận động đất ?
III. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Tại sao người ta lại nói rằng: Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau ?
Câu 3: Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra ?
I. Kiến thức trọng tâm
1. Tác động của nội lực và ngoại lực:
a. Nội lực:
Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất
Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề
b. Ngoại lực:
Là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
Tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình.
=>Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau, xảy ra đồng thời cùng lúc
2. Núi lửa và động đất:
a. Núi lửa:
Là hình thức phun trào mác ma dưới sâu lên mặt đất.
Mác ma: Là những vật chất nóng chảy, nằm ở dưới sâu trong vỏ Trái Đất
b. Động đất:
Là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm sâu trong lòng đất, làm cho các lớp đá gần mặt đất rung chuyển
c. Tác hại của động đất và núi lửa: Những trận động đất lớn làm cho nhà cửa, đường sá, cầu cống... bị phá hủy và làm nhiều người chết, biến đổi khí hậu ...
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1: Hãy nêu một số ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất ?
Trả lời:
Một số ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất:
Nước chảy
Lũ quét
Sạt lở đất
Do tác động của con người
Câu 2: Quan sát hình 31, hãy chỉ và đọc tên từng bộ phận núi lửa?
Trả lời:
Núi lửa gồm có các bộ phận: Miệng phụ, Miệng, Mắc ma, Dung nham, Ống phun, Khói bụi...
Câu 3: Em hãy mô tả những gì em trông thấy ở hình 33 về tác hại của một trận động đất?
Trả lời:
Động đất gây thiệt hại nặng nề cho người dân: 
Làm rung chuyển đổ nhà cửa, đổ vỡ đồ đạc, gây thiệt hại về tính mạng con người. Có thể thấy, sau một trận động đất, tất cả mọi thứ đều vùi trong đống bê tông. Qua hình ảnh ta thấy, động đất rất đáng sợ, vì vậy cần phải sơ tán người dân kịp thời ở những vùng xảy ra động đất.
III. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Tại sao người ta lại nói rằng: Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?
Trả lời:
Địa hình bề mặt Trái đất rất phức tạp. Đó là kết quả của sự tác động lâu dài và liên tục của nội lực và ngoại lực.
Tác động của ngoại lực làm cho bề mặt trái đất được san bằng, hạ thấp địa hình.
Tác động của nội lực làm cho bề mặt trái đất nâng lên gồ ghề.
=> Chính điều đó người ta mới nói rằng : “ Nội lực và ngoại lực đối nghịch nhau”.
Câu 2: Núi lửa đã gây tác hại nhiều cho con người, nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống ?
Trả lời:
Núi lửa là hình thức phun trào mác ma dưới sâu lên mặt đất. Đây là hiện tượng gây nhiều tác hại đến con người về tính mạng cũng như của cải vật chất. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cư dân sinh sống xung quanh các núi lửa. Vì: Khi núi lửa phun trào sẽ phun ra các dung nham, sau khi bị phong hóa nó tạo thành những chất tốt ở trong đất, thuận lợi cho việc sản xuất thâm canh các loại cây trồng phát triển màu mỡ.
Câu 3: Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra?
Trả lời:
Để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra, con người cần phải có những biện pháp để phòng tránh. Cụ thể đó là:
Nghiên cứu và xây dựng nhà cửa chịu được những chấn động lớn.
Lập các trạm nghiên cứu, dự báo trước để kịp thời sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Nội dung 2: Địa hình bề mặt trái đất
Nội dung bài gồm:
I. Kiến thức trọng tâm
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Câu 1: Quan sát hình 34 hãy cho biết cách tính độ cao tuyệt đối của núi khác với độ cao tương đối ?
Câu 2: Quan sát hình 35, cho biết: các đỉnh núi, sườn núi và thung lũng của núi già và núi trẻ ?
Câu 3: Quan sát hình 38, hãy mô tả lại những gì em thấy ở trong hang động ?
III. Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Hãy nêu rõ sự khác biệt giữa cách đo độ cao tương đối và cách đo độ cao tuyệt đối.?
Câu 2: Trình bày sự phân loại núi theo độ cao ?
Câu 3: Núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào ?
Câu 4: Địa hình núi đá vôi có những đặc điểm gì ?
I. Kiến thức trọng tâm
1. Núi và độ cao của núi
Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên bề mặt đát, có độ cao trên 500m
Núi có 3 bộ phân: Đỉnh núi, sườn núi và chân núi.
Phân loại núi (theo độ cao tuyệt đối):
Núi thấp: dưới 1000m
Núi trung bình: 1000 – 2000m
Núi cao: Trên 2000m.
2. Núi già và núi trẻ
Căn cứ vào thời gian hình thành và hình dạng của núi người ta phân ra núi già và núi trẻ.
Loại núi
Núi trẻ
núi già
Đặc điểm hình thái
độ cao lớn
có các đỉnh cao nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu
độ cao thấp
đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng
thời gian hình thành
Cách đây vài chục triệu năm, có nâng lên
cách đây hàng trăm triệu năm
3. Địa hình Caxtơ và các hang động.
Địa hình Caxtơ là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.
Địa hình đá vôi có nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến là đỉnh nhọn, sườn dốc.
Trong vùng núi đá vôi có nhiều hang động đẹp, có thể phát triển du lịch
Ví dụ: Ở Việt Nam có động Phong Nha ở Quảng Bình, động Tam Thanh ở Lạng Sơn.
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Câu 1: Quan sát hình 34 hãy cho biết cách tính độ cao tuyệt đối của núi (3) khác với...
Quan sát hình 34 hãy cho biết cách tính độ cao tuyệt đối của núi (3) khác với cách tính độ cao tương đối (1) và (2) của núi như thế nào?
Trả lời:
Để tính độ cao của núi, thông thường ta có hai cách đó là tính độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối.
Để tính độ cao tương đối ta tính bằng cách đo theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi lên chân núi.
Để tính độ cao tuyệt đối ta tính bằng cách đo theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi đến mực nước biển trung bình.
Câu 2: Quan sát hình 35, cho biết: các đỉnh núi, sườn núi và thung lũng của núi già...
Quan sát hình 35, cho biết: các đỉnh núi, sườn núi và thung lũng của núi già và núi trẻ khác nhau như thế nào?
Trả lời:
Quan sát hình 35 ta thấy:
Ở núi trẻ: Có độ cao lớn, có các đỉnh cao nhọn, sườn dốc thung lũng sâu.
Ở núi già: Độ cao thấp, đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.
Câu 3: Quan sát hình 38, hãy mô tả lại những gì em thấy ở trong hang động?
Trả lời:
Quan sát hình 38 ta thấy: Đây là các dạng địa hình có hình thù rất đặc biệt. Các khối núi không cao, có vách dụng đứng, đỉnh nhọn và khá gồ ghề.
III. Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Hãy nêu rõ sự khác biệt giữa cách đo độ cao tương đối và cách đo độ cao tuyệt đối.
Trả lời:
Để đo độ cao của núi, người ta thường đo bằng hai cách, đo độ cao tuyệt đối hoặc đo độ cao tương đối. Hai cách đo này có sự khác biệt nhau và không giống nhau.
Đối với cách đo độ cao tương đối, người ta tiến hành đo theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi lên chân núi.
Trong khi đó, nếu muốn đo độ cao tuyệt đối người ta lại tiến hành đo theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi đến mực nước biển trung bình.
Câu 2: Trình bày sự phân loại núi theo độ cao?
Trả lời:
Căn cứ vào độ cao, người ta phân ra thành: Núi cao, núi trung bình và núi thấp.
Núi cao: Trên 2000m.
Núi trung bình: 1000 – 2000m
Núi thấp: dưới 1000m
Ngoài ra, người ta còn căm cứ vào thời gian chúng được hình thành để chia thành núi già và núi trẻ.
Câu 3: Núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào?
Trả lời:
Núi già
Núi trẻ
Đặc điểm hình thái
- Độ cao thấp, bị bào mòn nhiều
- Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng
Độ cao lớn, ít bị bào mòn
- Đình nhọn, sườn dốc, thung lủng sâu
Thời gian hình thành
Cách đây hàng triệu trăm năm
Cách đây hàng chục triệu năm
Màu sắc trên bản đồ
Màu vàng, da cam
Màu đỏ, nâu thẩm
Câu 4: Địa hình núi đá vôi có những đặc điểm gì ?
Trả lời:
Địa hình Caxtơ là địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi. Các ngọn núi ở đây thừng lởm chởm, sắc nhọn.  Địa hình chủ yếu là các hang động rộng và dài trong các khối núi. Đó là những cảnh đẹp tự nhiên, thu hút nhiều khách du lịch tham quan. Ví dụ ở nước ta có các hang động nổi tiếng như động Phong Nha, động Tam Thanh
Nội dung 3: Địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo)
Nội dung bài gồm:
I. Kiến thức trọng tâm
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Câu 1: Tìm trên bản đồ thế giới đồng bằng của sông Nin (châu Phi), sông Hoàng Hà...
Câu 2: Quan sát hình 40, tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên?
III. Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Bình nguyên có mấy loại? Tại sao gọi là bình nguyên bồi tụ?
Câu 2: Tại sao người ta lại xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi?
Câu 3: Địa phương nơi em ở có dạng địa hình nào? Đặc điểm của loại địa hình đó là gì?
I. Kiến thức trọng tâm
1. Bình nguyên (đồng bằng)
Địa hình thấp, bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng
Độ cao tuyệt đối thường dưới 500m (có những bình nguyên cao đến 500m)
Có hai loại bình nguyên:
Bình nguyên do băng hà bào mòn
Bình nguyên do phù sa sông, biển bồi tụ
=>Thuận lợi cho tưới tiêu, gieo trồng cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Dân cư tập trung đông đúc.
2. Cao nguyên
Địa hình bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng có sườn dốc
Độ cao tuyệt đối trên 500m
=>Thuận lợi co trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn
3. Đồi
Địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, đồi thoải
Độ cao tương đối không quá 200m
=>Thuận lợi trồng cây công nghiệp ngắn ngày chăn nuôi gia súc, trồng rừng.
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Câu 1: Tìm trên bản đồ thế giới đồng bằng của sông Nin (châu Phi), sông Hoàng Hà...
Tìm trên bản đồ thế giới đồng bằng của sông Nin (châu Phi), sông Hoàng Hà (Trung Quốc) và sông Cửu Long (Việt Nam)?
Trả lời:
Gợi ý trả lời: 
Trên tấm bản đồ thế giới, các em lần lượt tìm các vị trí Châu Phi, Trung Quốc, Việt Nam. Trên các khu vực đó, các em tìm tên của các con sông trên.
Câu 2: Quan sát hình 40, tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên?
Trả lời:
Địa hình bình nguyên và cao nguyên là một trong những dạng địa hình trên bề mặt trái đất. Cả hai dạng địa hình này có những điểm giống nhau và khác nhau.
Về giống nhau: Cả hai địa hình này đều có bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
Về khác nhau:
Độ cao:
Bình nguyên có độ cao tuyệt đối dưới 200m
Cao nguyên có độ cao tuyệt đối trên 500m
Đặc điểm:
Bình nguyên: Không có sườn, bằng phẳng, thấp.
Cao nguyên: Sườn dốc hơn, nhiều khi dựng đứng thành vách so với xung quanh. Đây là dạng địa hình miền núi.
III. Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Bình nguyên có mấy loại ? Tại sao gọi là bình nguyên bồi tụ ?
Trả lời:
Bình nguyên là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.
Bình nguyên có hai loại:
Bình nguyên do băng hà bào mòn
Bình nguyên do phù sa của biển hoặc sông bồi tụ.
Người ta gọi là bình nguyên bùi tụ bởi vì: Các bình nguyên (đồng bằng) được hình thành bởi sự bồi tụ phù sa từ các con sông hay biển.
Câu 2: Tại sao người ta lại xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi?
Trả lời:
Sở dĩ người ta xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi bởi vì: Đây là các dạng địa hình có độ cao tuyệt đối trên 500m, có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng so với vùng đất xung quanh.
Câu 3: Địa phương nơi em ở có dạng địa hình nào? Đặc điểm của loại địa hình đó là gì ?
Trả lời:
Gợi ý: 
An Giang về địa hình có 2 dạng chính :
a. Địa hình đồng bằng: chia làm 2 khu vực
– Khu vực 1: là đồng bằng hẹp của 4 huyện cù lao: An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới. Đất tốt phù sa sông bồi đắp hàng năm.
– Khu vực 2: là đồng bằng hữu ngạn sông Hậu, tiếp liền với khu vực 1, nằm trong khu vực tứ giác Long Xuyên. Khu vực này có nhiều nơi ngập nước về mùa mưa và bị nhiễm phèn.
b. Địa hình núi thấp:
Đây là nét đặc sắc, nổi bậc của An Giang giữa vùng đồng bằng mênh mông của vùng Tây Nam Bộ. Với vùng núi nhô lên giữa cánh đồng mênh mông tạo nên vẻ đẹp khác thường và sự cân bằng sinh thái của tỉnh.
Thành phố Châu Đốc thuộc vùng đồng bằng của tỉnh An Giang do phù sa sông Hậu bồi đắp. 
Địa hình thấp dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Ở trung tâm có Núi Sam nổi lên giữa đồng bằng tạo nên cảnh quan độc đáo. Phía đông có sông Châu Đốc và sông Hậu chảy theo chiều Bắc - Nam. Phía Tây có kênh Vĩnh Tế chạy song song với biên giới Campuchia, nối liền với thị xã Hà Tiên. Địa hình chia cắt bởi các kênh rạch ngang dọc. Với địa hình đa dạng, Châu Đốc có điều kiện phát triển về thương mại, dịch vụ, du lịch và nông nghiệp.
 (Với mỗi địa hình có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên, các em có thể nêu lên đặc điểm dựa trên những nội dung sau:
Nếu là dạng địa hình đồng bằng:
Thuộc loại nào (do sông, suối nào bồi tụ nên).
Đặc điểm bề mặt (bằng phẳng hay gợn sóng).
Có thuận lợi cho canh tác nông nghiệp không.
Dân cư đông đúc hay không.
Nếu là dạng địa hình cao nguyên:
Thuộc loại cao nguyên nào (do núi lừa hoặc do núi đá vôi tạo nên).
Đặc điếm bề mặt (bàng phang hay gợn sóng, có đồi hay không), đặc điểm sườn.
Có thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc không. + Dân cư đông đúc hay thưa thớt.
Nếu là dạng địa hình đồi:
Có nhiều đồi hay không, dạng đồi bát úp đơn độc, hay các dãy đồi kéo dài. + Đặc điếm đỉnh, sườn đồi.
Thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp hay không.
Dân cư có đông đúc hay không.
Nội dung 4: Các mỏ khoáng sản
Nội dung bài gồm:
I. Kiến thức trọng tâm
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Câu 1: Dựa vào bảng trang 49, em hãy kể tên một số khoáng sản và nêu công dụng của chúng.
Câu 2: Nêu tên một số khoáng sản ở địa phương em?
Câu 3: Tại sao gọi là mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh?
III. Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Khoáng sản là gì? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản?
Câu 2: Hãy trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng?
Câu 3: Qúa trình hình thành mỏ nội sinh và ngoại sinh khác nhau như thế nào?
I. Kiến thức trọng tâm
1. Các loại khoáng sản
a. Khái niệm:
Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên từ các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.
b. Phân loại:
Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản được chia làm 3 nhóm:
Khoáng sản năng lượng: than, dầu mỏ, khí đốt
Khoáng sản kim loại: sắt, Mangan, đồng, chì, kẽm.
Khoáng sản phi kim loại: Muối mỏ, A –pa –tit, đá vôi
2. Các mỏ khoáng sản nôi sinh và ngoại sinh
a. Khái niệm:
Mỏ khoáng sản là những nơi tập trung khoáng sản.
b. Phân loại:
Các mỏ khoáng sản nội sinh là các mỏ được hình thành do nội lực (quá trình mắc – ma)
Ví dụ: Vàng, đồng, chì
Các mỏ khoáng sản ngoại sinh là các mỏ được hình thành do các quá trình ngoại lực (quá trình phong hóa, tích tụ)
Ví dụ: than đá, dầu mỏ, đá vôi, cao lanh
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Câu 1: Dựa vào bảng trang 49, em hãy kể tên một số khoáng sản và nêu công dụng của chúng.
Trả lời:
Dựa vào bảng trang 49 ta có thể kể tên một số khoáng sản và công dụng của nó như:
Than đá, than bùn, dầu mỏlàm nhiên liệu cho các ngành công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất
Sắt, đồng, chì, kẽm. dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu.
Muối mỏ, apatit, đá vôidùng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón, đồ gốm, sứ, làm vật liệu xây dựng
Câu 2: Nêu tên một số khoáng sản ở địa phương em?
Trả lời:
Gợi ý: Khoáng sản phân bố rải rác ở nhiều nơi trên đất nước ta. Mỗi vùng miền chứa những loại khoáng sản khác nhau. Do đó, tùy vào nơi mà bạn sinh sống, bạn có thể tự liệt kê được những nguồn tài nguyên khoáng sản của quê hương mình.
Câu 3: Tại sao gọi là mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh?
Trả lời:
Sở dĩ người ta gọi là mỏ ngoại sinh và mỏ nội sinh là bởi vì nó được hình thành khác nhau.
Mỏ nội sinh được hình thành do mắc ma rồi được đưa lên gần mặt đất do tác động của nội lực. Ví dụ các loại khoáng sản như đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc,..
Ngược lại mỏ ngoại sinh được hình thành do quá trình tích tụ vật chất, thường ở những chỗ trũng do tác động của ngoại lực. Ví dụ các loại khoáng sản như than, cao lanh, đá vôi
III. Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Khoáng sản là gì? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản?
Trả lời:
Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích, được con người khai thác, sử dụng.
Mỏ khoáng sản là những nơi tập trung khoáng sản.
Câu 2: Hãy trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng?
Trả lời:
Dựa theo công dụng, ta có thể phân loại khoáng sản thành 3 nhóm chính.
Những khoáng sản được sử dụng làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất được phân vào loại khoáng sản năng lượng (than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt)
Những khoáng sản được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màuđược phân vào loại khoáng sản kim loại (sắt, đồng, chì, kẽm).
Những khoáng sản được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón, đồ gốm, sứ, làm vật liệu xây dựng được phân vào loại khoáng sản phi kim loại (muối mỏ, đá vôi, apatit).
Câu 3: Qúa trình hình thành mỏ nội sinh và ngoại sinh khác nhau như thế nào?
Trả lời:
Các mỏ nội sinh hay ngoại sinh đều được hình thành trong một thời gian dài hàng vạn, hàng triệu năm nên rất quý. Tuy nhiên, quá trình hình thành của các loại mỏ này khác nhau.
Mỏ nội sinh được hình thành do mắc ma, rồi được đưa lên gần mặt đất thành mỏ.
Mỏ ngoại sinh được hình thành trong quá trình tích tụ vật chất, thường ở những chỗ trống cùng với các loại đá trầm tích.
Nội dung 5: Thực hành đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn
Nội dung bài gồm:
1. Hãy cho biết:
2. Dựa vào các đường đồng mức, tìm các đặc điểm của địa hình trên lược đồ:
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
1. Hãy cho biết:
Đường đồng mức là những đường như thế nào?
Tại sao dựa vào các đường đồng mức trên bản đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng của địa hình?
Trả lời:
Dựa vào các dường đồng mức trên bân đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng địa hỉnh vì hình dạng và mật độ của các đường đồng mức phản ánh độ cao tuyệt đối các điểm, đặc điểm hình dạng và độ dốc, hướng nghiêng của địa hình.
Các đường đồng mức chạy dài theo một chiều nào đó: là dạng địa hình của một dãy núi hoặc một dãy đồi liên tục nhau.
Các đường đồng mức là những khoanh khép kín, chiều dài và rộng ít chênh lệch: là dạng địa hình của một ngọn núi hoặc một quả đồi đơn lẻ.
Các đường đồng mức gần nhau: sườn núi, hoặc đồi sẽ dốc; trái lại, các đường đồng mức xa nhau: sườn sỗ thoải. 
2. Dựa vào các đường đồng mức, tìm các đặc điểm của địa hình trên lược đồ:
Hãy xác định trên lược đồ hình 44  hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2.
Sự chênh lệch độ cao của hai đường đồng mức trên lược đồ là bao nhiêu?
Dựa vào các đường đồng mức để tìm độ cao của các đỉnh núi A1, A2, và các điểm B1, B2, B3.
Tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2
Quan sát các đường đồng mức ở hai sườn phía đông và phía tây của núi A1, cho biết sườn nào dốc hơn ?
Trả lời:
Hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2: Tây sang Đông.
Sự chênh lệch độ cao của hai đường đồng mức: 100m
Độ cao của các đỉnh núi là:
A1 = 900m
A2 = 600m
B1 trên 500m
B2 trên 650m
B3 trên 550m
Khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến đỉnh A2 là: 7,5 cm
Theo tỉ lệ bản đồ là: 1: 100000
=> Khoảng cách trên thực tế khoảng : 7,5km
Quan sát các đường đồng mức ở hai sườn phía đông và phía tây của núi A1, ta thấy: Sườn phía Tây dốc hơn vì khoảng cách các đường đồng mức ở sườn phíaTây nằm gần hơn sườn phía Đông.

File đính kèm:

  • docChu de dia hinh be mat trai dat_12763226.doc
Giáo án liên quan