Giáo án Chính tả Lớp 4 - Tuần 27, Nhớ viết: Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Năm học 2015-2016 - Huỳnh Thị Kim Chi

1.Hướng dẫn viết chính tả:

-GV gọi HS đọc 3 khổ thơ cuối trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.

-Sau khi bạn đọc xong bài chính tả, các em hãy đọc thầm lại 3 khổ thơ và cho cô biết:

+ Hình ảnh nào trong đoạn thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?

+ Gọi học sinh nhận xét.

+ GV nhận xét.

+ Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện qua những câu thơ nào?

-Gọi học sinh nhận xét.

-GV nhận xét.

a. Hướng dẫn viết từ khó:

 Em nào có thể cho cô biết trong 3 khổ thơ cuối bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”có những từ nào mà khi viết các em dễ viết sai.

 Học sinh nêu ,GV viết lên bảng.

 GV cho HS đọc, GV phân tích âm dầu vần , vần ,dấu thanh.

 Gọi một học sinh lên bảng viết lại từ khó,cả lớp viết vào bảng con.

-GV nhận xét và sửa lỗi

-Như vậy chúng ta đã vừa tìm hiểu xong nội dung của bài chính tả và biết được sự dũng cảm cũng như tinh thần lạc quan của các chú bộ đội lái xe.Bây giờ chúng ta đi vào phần viết chính tả.

-Trước khi viết chính tả các em cần chú ý:

+Trình bày rõ ràng ,sạch đẹp.

+Tựa bài thì lùi vào hai ô,viết hoa chữ cái đầu dòng, giữa 2 khổ thơ để trống 1 hàng.

+Ngồi viết phải thẳng lưng, ngồi ngay ngắn

b. Viết chính tả:

 GV gọi 1 HS nói về hình thức trình bày.

 GV cho cả lớp viết bài

 GV theo dõi, kiểm tra.

 GV đọc bài lại cho học sinh kiểm tra lại bài viết.

c. Soát lỗi, sữa lỗi:

 GV cho học sinh quan sát bảng phụ viết mẫu 3 khổ thơ.

 GV cho cả lớp đổi vở chéo cho nhau,cả lớp soát lỗi bài của bạn.

 GV tổng hợp lỗi: Khảo sát lớp bằng hình thức giơ tay: Em nào sai 1 lỗi? 2 lỗi?

 

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 838 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chính tả Lớp 4 - Tuần 27, Nhớ viết: Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Năm học 2015-2016 - Huỳnh Thị Kim Chi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	CHÍNH TẢ (NHỚ VIẾT)
Tiết: 27	BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
Phạm Tiến Duật
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Nhớ và viết lại đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
Biết phân biệt các tiếng có âm đầu bằng s/x
Kĩ năng:
Rèn kĩ năng nhớ. Trình bài theo khổ thơ.
Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ 2b, 3b (Phân biệt dấu hỏi, dấu ngã).
Tìm đúng ,viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng s/x
Thái độ:
HS có ý thức học tập tốt.
Thích học môn chính tả.
Rèn chữ đẹp ,giữ vở sạch.
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
Giáo viên: SGK, bảng phụ 
Học sinh :vở bài tập, bảng con.
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Ổn định lớp (1 phút)
Kiểm tra bài cũ (4 phút)
GV gọi 2 học sinh lên bảng viết những từ có chứa vần in/inh.
Cả lớp viết vào bảng con.
HS nhận xét.
GV nhận xét.
 3. Dạy bài mới:(35 phút)
Giới thiệu bài mới:(1 phút)
Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nhớ - viết lại 3 khổ thơ cuối trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính và làm bài tập chính tả tìm các từ có âm bắt đầu là s/x, phân biệt thanh dấu dấu hỏi/dấu ngã.
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
7 phút
8 phút
12 phút
1.Hướng dẫn viết chính tả: 
-GV gọi HS đọc 3 khổ thơ cuối trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
-Sau khi bạn đọc xong bài chính tả, các em hãy đọc thầm lại 3 khổ thơ và cho cô biết:
Hình ảnh nào trong đoạn thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?
Gọi học sinh nhận xét.
GV nhận xét.
+ Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện qua những câu thơ nào?
-Gọi học sinh nhận xét.
-GV nhận xét. 
Hướng dẫn viết từ khó:
Em nào có thể cho cô biết trong 3 khổ thơ cuối bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”có những từ nào mà khi viết các em dễ viết sai.
Học sinh nêu ,GV viết lên bảng.
GV cho HS đọc, GV phân tích âm dầu vần , vần ,dấu thanh.
Gọi một học sinh lên bảng viết lại từ khó,cả lớp viết vào bảng con.
-GV nhận xét và sửa lỗi
-Như vậy chúng ta đã vừa tìm hiểu xong nội dung của bài chính tả và biết được sự dũng cảm cũng như tinh thần lạc quan của các chú bộ đội lái xe.Bây giờ chúng ta đi vào phần viết chính tả.
-Trước khi viết chính tả các em cần chú ý:
+Trình bày rõ ràng ,sạch đẹp.
+Tựa bài thì lùi vào hai ô,viết hoa chữ cái đầu dòng, giữa 2 khổ thơ để trống 1 hàng.
+Ngồi viết phải thẳng lưng, ngồi ngay ngắn
Viết chính tả:
GV gọi 1 HS nói về hình thức trình bày.
GV cho cả lớp viết bài 
GV theo dõi, kiểm tra.
GV đọc bài lại cho học sinh kiểm tra lại bài viết.
Soát lỗi, sữa lỗi:
GV cho học sinh quan sát bảng phụ viết mẫu 3 khổ thơ.
GV cho cả lớp đổi vở chéo cho nhau,cả lớp soát lỗi bài của bạn.
GV tổng hợp lỗi: Khảo sát lớp bằng hình thức giơ tay: Em nào sai 1 lỗi? 2 lỗi? 
GV chấm và nhận xét một số vở.
GV nhận xét chung.
2.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2:
-GV yêu cầu 1hs đọc bài tập 2a.
Tìm 3 trường hợp chỉ viết với s, không viết với x
 M: sai (không có xai)
Tìm 3 trường hợp chỉ viết với x, không viết với s.
-Các em chỉ tìm cho cô những tiếng có nghĩa.Có thể tìm những tiếng không có nghĩa nhưng khi kết hợp với tiếng khác thì nó phải có nghĩa.
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi tìm ra kết quả.
-Gọi 1 học sinh nhận xét.
-GV nhận xét.
-Tương tự ở bài tập 2b
Tìm 3 tiếng không viết với dấu ngã. 
 M: ảnh (không có ãnh). 
Tìm 3 tiếng không viết với dấu hỏi. 
 M: đũa (không có đủa). 
GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2b.
GV hỏi: Bài tập yêu cầu ta tìm gì?
GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4. Phát giấy và bút cho từng nhóm.
Yêu cầu HS tìm các từ chỉ viết với dấu ngã không viết với dấu hỏi ( tổ 1) và các từ chỉ viết với dấu hỏi không viết với dấu ngã (tổ 2, tổ 3).
Yêu cầu mỗi tổ nhóm nào nhanh nhất lên dán kết quả của nhóm lên bảng.
GV gọi đại diện các nhóm còn lại nhận xét bài nhóm bạn.
GV nhận xét. 
GV gọi các nhóm còn lại bổ sung các từ khác mà các em biết.
GV nhận xét.
Đáp án: 
Tiếng không viết với dấu ngã: ảnh, ảo, ẳng, ẩn, ẩu, bản, bảng, bảnh, bảy, bẩn, bẻm, biển, bổn, bởi, bủn, bưng, buổi, bưởi, bửu, cả, cảm, cản, cổng, đổi, điểm, điển, đoàn, gửi, giảng, giỏ, gửi, hả, hiểu, hỏa, hỏi,
Tiếng không viết với dấu hỏi: ẵm, cõng, cỗi, cưỡi, những, dẫm, diễu, đũa, lũy, liễu, mão, miễn, muỗi, muỗm, muỗng, nghĩa, nhiễu,sẵn, phiễu, sẵn, giữa, đẽo, hữu,
Bài 3
-Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
-Câu a: Các em hãy đọc thầm đoạn văn và chọn các tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn.
-câu b:
Thế giới dưới đáy biển
Đáy (biển, biễn) cũng có núi non, thung (lũng, lủng) đồng bằng như trên mặt đất. Người ta đã quan sát được một rặng núi chạy thẳng từ Bắc Băng Dương xuống trung tâm Đại Tây Dương và kéo dài tới tận Nam Cực.
GV gọi HS đọc yêu cầu.
GV yêu cầu HS đọc thầm, trao đổi theo nhóm đôi.
GV gọi HS đọc kết quả, rồi đoạn văn hoàn chỉnh theo kết quả nhóm mình.
GV gọi HS nhận xét, bổ sung. GV nhận xét.
Đáp án: biển – lũng. 
Gọi HS đọc lại kết quả đúng.
GV nói: Nước Việt Nam với 2/3 diện tích là tài nguyên biển rất quan trọng đối với nước ta. Nhưng biển đang bị ô nhiễm, các tài nguyên ở biển của chúng ta giảm dần. 
Vậy lớp chúng ta có bạn nào đi du lịch biển rồi?
Vậy khi đi đến đó em đã làm gì để bảo vệ môi trường biển nào?
GV nhận xét.
Qua hai bài tập, các em đã tìm và viết đúng những tiếng bắt đầu bằng s/x .Phân biệt dấu hỏi/ngã. Khi viết chính tả các em cần hiểu nghĩa của từ phân biệt để viết đúng chính tả những này. 
HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
HS trả lời:
Hình ảnh trong đoạn thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe: Không có kính, ừ thì ướt áo. Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời. Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa.
Học sinh nhận xét
Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện qua những câu thơ: Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới. Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.
-Học sinh nhận xét.
HS đọc các từ khó, dễ nhầm lẫn khi viết chính tả: xoa mắt , sa, ùa vào, ướt áo, tiểu đội.
HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
-HS lắng nghe.
HS nói: Tựa bài lùi vào 2 ô, viết hoa chữ cái đầu dòng, giữa 2 khổ thơ để trống 1 hàng.
HS viết bài vào vở chính tả.
HS tổng hợp lỗi của nhau.
Cả lớp thực hiện.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe.
-Học sinh đọc 
-Học sinh thảo luận nhóm đôi và trả lời:
+Trường hợp chỉ viết với s: soạn, suối, sẽ, sáu, sau, sớm, suy, sợ, sợi, sóng. 
+Trường hợp chỉ viết với x: xuân, xem, xóa, xòe, xối, xóm, xé, xuống.
-Học sinh nhận xét.
HS đọc bài tập 2b.
HS trả lời: Bài tập yêu cầu ta tìm 3 tiếng không viết với dấu ngã, 3 tiếng không viết với dấu hỏi.
Nhận giấy A3, bút lông; hoạt động theo nhóm.
Làm việc theo yêu cầu của GV.
HS dán kết kết quả lên bảng.
HS nhận xét.
HS lắng nghe.
Bổ sung từ chưa có trên bảng.
HS lắng nghe.
Học sinh đọc: Chọn các tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh câu văn:
-Học sinh đọc thầm và trả lời:
+sa mạc – xen kẽ.
HS đọc: “Chọn các tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh câu văn”.
HS làm việc theo nhóm, dùng bút chì gạch dưới từ thích hợp.
HS đọc.
HS lắng nghe.
HS đọc lại kết quả bài tập 3b.
HS lắng nghe.
HS trả lời: Em đã đi du lịch biển rồi.
Để bảo vệ môi trường biển: để rác đúng nơi qui định, 
HS lắng nghe.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe, thực hiện.
4.Củng cố, dặn dò(2 phút)
-Vừa rồi các em đã được học bài gì nào?
Học sinh trả lời: chính tả bài thơ về tiểu đội xe không kính.
-Trong tiết học hôm nay các em đã tìm những tiếng có âm đầu là gì,phân biệt dấu gì nào?
-Các em về nhà xem lại bài chính tả và sửa lại những lỗi mà mình đã viết sai.
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu học sinh về xem lại các bài tập và chuẩn bị bài mới.
 RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày tháng năm 2016 Ngày 29 tháng 02 năm 2016
 GVHD SVTT
(kí ghi rõ họ tên) (kí ghi rõ họ tên)

File đính kèm:

  • docTuan_27_Nhoviet_Bai_tho_ve_tieu_doi_xe_khong_kinh.doc
Giáo án liên quan