Giáo án Chính tả, Kể chuyện Lớp 1 - Chương trình cả năm - Bùi Sinh Huy

1.Kiểm tra bài cũ:

_Cho HS kể lại câu chuyện “Sư Tử và Chuột Nhắt” (dựa vào tranh và ý gợi ý dưới tranh)

2.Giới thiệu bài:

 Hôm nay các em sẽ nghe kể một câu chuyện cổ tích Nhật Bản có tên là “Bông hoa cúc trắng”. Câu chuyện về một bạn nhỏ nhà nghèo rất hiếu thảo, yêu thương người mẹ đang ốm nặng. Tấm lòng hiếu thảo của bạn nhỏ đã làm cảm động cả thần tiên, khiến thần tiên giúp bạn chữa khỏi bệnh cho mẹ. Vì sao truyện có tên là “Bông hoa cúc trắng”? Các em hãy nghe thầy (cô) kể lại câu chuyện để biết điều đó nhé!

3. Giáo viên kể:

*Cho HS tự nhìn tranh và kể

 GV kể với giọng thật diễn cảm

_Kể lần 1: để HS biết câu chuyện

_Kể lần 2, 3 kết hợp với từng tranh minh hoạ- giúp HS nhớ câu chuyện

* Chú ý kĩ thuật kể:

_Biết chuyển giọng kể linh hoạt từ lời người kể sang người mẹ, lời cụ già, lời cô bé:

+Lời người dẫn chuyện: chậm rãi, cảm động

+Lời người mẹ: mệt mỏi, yếu ớt

+Lời cụ già: ôn tồn

+Lời cô bé: ngoan ngoãn, lễ phép khi trả lời cụ già; lo lắng khi đếm cánh hoa

_Có thể thêm thắt lời miêu tả làm câu chuyện thêm sinh động nhưng không làm thay đổi nội dung và ý nghĩa câu chuyện

3. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:

_Tranh 1: GV hỏi

+Tranh vẽ cảnh gì?

+Câu hỏi dưới tranh là gì?

+Cho các tổ thi kể

_Tranh 2, 3, 4 làm tương tự với tranh 1

4. Hướng dẫn HS phân vai kể toàn truyện

_Cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện

_Cho các nhóm thi kể lại toàn câu chuyện

 GV cần tế nhị khi hướng dẫn HS kể chuyện. Nếu HS quên truyện, nên gợi ý để các em nhớ lại

_Để HS nhớ câu chuyện, kể được toàn bộ câu chuyện, GV nên tăng dần yêu cầu với mỗi nhóm:

+Nhóm 1: GV là người dẫn truyện, các nhân vật khác nhìn tranh và gợi ý trong SGK kể

+Nhóm 2: Người dẫn truyện nhìn sách

+Các nhóm sau: kể thoát li sách, thực sự nhập vai

5. Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:

_GV hỏi:

+Câu chuyện này giúp em hiểu ra điều gì?

_Cuối cùng, cả lớp bình chọn HS kể hay nhất trong tiết học

4. Củng cố- dặn dò:

_Nhận xét tiết học

_Dặn dò:

 

docx81 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chính tả, Kể chuyện Lớp 1 - Chương trình cả năm - Bùi Sinh Huy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
än cổ tích Nhật Bản có tên là “Bông hoa cúc trắng”. Câu chuyện về một bạn nhỏ nhà nghèo rất hiếu thảo, yêu thương người mẹ đang ốm nặng. Tấm lòng hiếu thảo của bạn nhỏ đã làm cảm động cả thần tiên, khiến thần tiên giúp bạn chữa khỏi bệnh cho mẹ. Vì sao truyện có tên là “Bông hoa cúc trắng”? Các em hãy nghe thầy (cô) kể lại câu chuyện để biết điều đó nhé!
3. Giáo viên kể:
*Cho HS tự nhìn tranh và kể
 GV kể với giọng thật diễn cảm
_Kể lần 1: để HS biết câu chuyện
_Kể lần 2, 3 kết hợp với từng tranh minh hoạ- giúp HS nhớ câu chuyện
* Chú ý kĩ thuật kể:
_Biết chuyển giọng kể linh hoạt từ lời người kể sang người mẹ, lời cụ già, lời cô bé:
+Lời người dẫn chuyện: chậm rãi, cảm động
+Lời người mẹ: mệt mỏi, yếu ớt
+Lời cụ già: ôn tồn
+Lời cô bé: ngoan ngoãn, lễ phép khi trả lời cụ già; lo lắng khi đếm cánh hoa
_Có thể thêm thắt lời miêu tả làm câu chuyện thêm sinh động nhưng không làm thay đổi nội dung và ý nghĩa câu chuyện
3. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
_Tranh 1: GV hỏi
+Tranh vẽ cảnh gì?
+Câu hỏi dưới tranh là gì?
+Cho các tổ thi kể
_Tranh 2, 3, 4 làm tương tự với tranh 1 
4. Hướng dẫn HS phân vai kể toàn truyện
_Cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện
_Cho các nhóm thi kể lại toàn câu chuyện 
 GV cần tế nhị khi hướng dẫn HS kể chuyện. Nếu HS quên truyện, nên gợi ý để các em nhớ lại
_Để HS nhớ câu chuyện, kể được toàn bộ câu chuyện, GV nên tăng dần yêu cầu với mỗi nhóm:
+Nhóm 1: GV là người dẫn truyện, các nhân vật khác nhìn tranh và gợi ý trong SGK kể
+Nhóm 2: Người dẫn truyện nhìn sách
+Các nhóm sau: kể thoát li sách, thực sự nhập vai
5. Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:
_GV hỏi:
+Câu chuyện này giúp em hiểu ra điều gì?
_Cuối cùng, cả lớp bình chọn HS kể hay nhất trong tiết học
4. Củng cố- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: 
_4 HS tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn câu chuyện
_Quan sát tranh 1, trả lời câu hỏi:
+Trong một túp lều, người mẹ ốm nằm trên giường, trên người đắp một chiếc áo. Bà nói với con gái ngồi bên: “ Con mời thầy thuốc về đây”
+Người mẹ ốm nói gì với con?
+Mỗi tổ cử đại diện thi kể đoạn 1
Cả lớp lắng nghe, nhận xét
_1, 2 HS
_Mỗi nhóm 4 em đóng vai: người dẫn chuyện, người mẹ, cụ già, cô bé
+Là con, phải yêu thương cha mẹ
+Con cái phải chăm sóc, yêu thương khi cha mẹ ốm đau
+Tấm lòng hiếu thảo của cô bé đã làm cảm động cả thần tiên
+Tấm lòng hiếu thảo của cô bé giúp cô chữa khỏi bệnh cho mẹ
+Bông hoa cúc trắng tượng trưng cho tấm long hiếu thảo của cô bé với mẹ
_Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân
_Chuẩn bị: Niềm vui bất ngờ
CHÍNH TẢ:
HOA SEN
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
_Chép lại chính xác, trình bày đúng bài ca dao Hoa sen
_Làm đúng các bài tập chính tả: điền vần en hoặc oen, điền chữ g hoặc gh
_Nhớ quy tắc chính tả: gh + i, ê, e
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
_Bảng phụ viết sẵn bài ca dao “Hoa sen”, các bài tập 2, 3
_Bảng nam châm
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
_Chấm vở của những HS về nhà phải chép lại khổ thơ 2 bài “Quà của bố”
_Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập 2 (1 em đọc, 2 em làm)
Nhận xét
2. Hướng dẫn HS tập chép:
_GV viết bảng nội dung bài ca dao
_Cho HS đọc thầm
_GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai: trắng, chen, xanh, mùi, 
_Tập chép
 GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang
+Tên bài: Đếm vào 5 ô
+Chép khổ thơ cách lề 2, 1 ô
+Viết hoa chữ đầu câu 
_Chữa bài
+GV chỉ từng chữ trên bảng
+Đánh vần những tiếng khó
+Chữa những lỗi sai phổ biến
_GV chấm một số vở
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
 Chọn 1 trong 2 bài sau:
a) Điền vần en hoặc oen?
_GV treo bảng phụ đã viết nội dung bài tập
_Cho HS lên bảng làm: thi làm nhanh 
_Từng HS đọc lại bài. GV sửa lỗi phát âm cho các em
_GV chốt lại trên bảng
_Bài giải: đèn bàn, cưa xoèn xoẹt
b) Điền chữ: g hay gh?
_Tiến hành tương tự như trên
_Bài giải: đường gồ ghề, con ghẹ, chiếc ghim áo, tủ gỗ lim
c) Quy tắc chính tả: (gh + i, ê, e)
_GV hướng dẫn HS nắm quy tắc chính tả:
“Âm đầu gờ đứng trước i, ê, e viết là gh (gh + i, ê, e); đứng trước các nguyên âm khác viết là g (g + a, o, ô, ơ, u, ư  )”
4. Củng cố- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp
_Dặn dò: 
_Điền chữ s hay x
_Điền vần im hay iêm
_2, 3 HS
_2, 3 HS nhìn bảng đọc 
_HS tự nhẩm và viết vào bảng các tiếng dễ sai
_HS chép vào vở
_Dùng bút chì chữa bài
+Rà soát lại
+Ghi số lỗi ra đầu vở
+HS ghi lỗi ra lề
_Đổi vở kiểm tra
_Lớp đọc thầm yêu cầu của bài
_4 HS lên bảng: 2 em viết bên trái, 2 em viết bên phải bảng (lớp làm vào vở)
_2, 3 HS đọc lại kết quả
_Lớp nhận xét
_3, 4 HS nhắc lại quy tắc chính tả
_Về nhà học thuộc quy tắc chính tả, chép lại sạch, đẹp bài ca dao (đối với HS chưa đạt yêu cầu)
_Chuẩn bị bài chính tả: Mời vào
CHÍNH TẢ: 
MỜI VÀO
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
_Chép lại chính xác, trình bày đúng các khổ thơ 1, 2 của bài Mời vào
_Làm đúng các bài tập chính tả: điền vần ong hoặc oong, điền chữ ng hoặc ngh
_Nhớ quy tắc chính tả: ngh + i, ê, e
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
_Bảng phụ viết sẵn các khổ thơ 1, 2 của bài “Mời vào”, các bài tập 2, 3
_Bảng nam châm
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
_Chấm vở của những HS về nhà phải chép lại bài ca dao “Hoa sen”
_Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập 2 (1 em đọc, 2 em làm)
_Cho HS nhắc lại quy tắc chính tả
Nhận xét
2. Hướng dẫn HS tập chép:
_GV treo bảng ghi 2 khổ thơ đầu của bài “Mời vào”
_Cho HS đọc thầm
_GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai: nếu, tai, xem, gạc, 
_Tập chép
 GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang
+Tên bài: Đếm vào 5 ô
+Chép khổ thơ cách lề 2, 1 ô
+Viết hoa chữ đầu câu 
_Chữa bài
+GV chỉ từng chữ trên bảng
+Đánh vần những tiếng khó
+Chữa những lỗi sai phổ biến
_GV chấm một số vở
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
 Chọn 1 trong 2 bài sau:
a) Điền vần ong hoặc oong?
_GV treo bảng phụ đã viết nội dung bài tập
_Cho HS lên bảng làm: thi làm nhanh 
_Từng HS đọc lại đoạn văn. GV sửa lỗi phát âm cho các em
_GV chốt lại trên bảng
_Bài giải: Nam học giỏi. Bố thưởng cho em một chuyến đi tham quan vịnh Hạ Long. Đứng trên boong tàu, ngắm mặt biển rộng, Nam mong lớn lên sẽ trở thành thủy thủ
b) Điền chữ: ng hay ngh?
_Tiến hành tương tự như trên
_Bài giải: nghề dệt vải, nghe nhạc, đường đông nghịt, ngọn tháp 
c) Quy tắc chính tả: (gh + i, ê, e)
_GV hướng dẫn HS nắm quy tắc chính tả:
“Âm đầu gờ đứng trước i, ê, e viết là ngh (gh + i, ê, e); đứng trước các nguyên âm khác viết là ng (g + a, o, ô, ơ, u, ư  )”
4. Củng cố- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp
_Dặn dò: 
_Điền vần en hay oen
_Điền chữ g hay gh
_2, 3 HS
_2, 3 HS nhìn bảng đọc 
_HS tự nhẩm và viết vào bảng các tiếng dễ sai
_HS chép vào vở
_Dùng bút chì chữa bài
+Rà soát lại
+Ghi số lỗi ra đầu vở
+HS ghi lỗi ra lề
_Đổi vở kiểm tra
_Lớp đọc thầm yêu cầu của bài
_4 HS lên bảng: 2 em viết bên trái, 2 em viết bên phải bảng (lớp làm vào vở)
_2, 3 HS đọc lại kết quả
_Lớp nhận xét
_3, 4 HS nhắc lại quy tắc chính tả
_Về nhà học thuộc quy tắc chính tả, chép lại sạch, đẹp bài ca dao (đối với HS chưa đạt yêu cầu)
_Chuẩn bị bài chính tả: “Chuyện ở lớp”
KỂ CHUYỆN: 
NIỀM VUI BẤT NGỜ
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
_HS dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn, sau đó kể toàn bộ câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể để phân biệt lời các nhân vật và lời người dẫn chuyện
_Hiểu được truyện: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, thiếu nhi rất yêu Bác Hồ
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
_Tranh minh họa truyện trong SGK - phóng to tranh 
_Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
_Cho HS kể lại câu chuyện “Bông hoa cúc trắng” (dựa vào tranh và ý gợi ý dưới tranh)
2.Giới thiệu bài:
 Đầu tuần này, các em đã học một bài thơ về Bác Hồ. Hôm nay, cô kể cho các em nghe một chuyện có thật về Bác
 Bác là Chủ tịch nước, bận trăm công nghìn việc, nhưng lúc nào cũng nhớ đến thiếu nhi. Thiếu nhi cả nước cũng rất yêu Bác, lúc nào cũng mong gặp Bác. Mong ước của các em đi cả vào giấc ngủ:
Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ
Râu Bác dài, tóc Bác bạc phơ
 Có nhiều bạn thiếu nhi may mắn đã được gặp Bác không phải trong mơ mà trong đời thực. Câu chuyện cô sắp kể nói về một cuộc gặp như vậy
3. Giáo viên kể:
*Cho HS tự nhìn tranh và kể
 GV kể với giọng thật diễn cảm
_Kể lần 1: để HS biết câu chuyện
_Kể lần 2, 3 kết hợp với từng tranh minh hoạ- giúp HS nhớ câu chuyện
* Chú ý kĩ thuật kể:
+Lời người dẫn chuyện: lúc khoan thai, hồi hộp, khi lưu luyến, tùy theo sự phát triển của nội dung
+Lời Bác: cởi mở, âu yếm
+Lời các cháu mẫu giáo: phấn khởi, hồn nhiên
_Có thể thêm thắt lời miêu tả làm câu chuyện thêm sinh động nhưng không làm thay đổi nội dung và ý nghĩa câu chuyện
3. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
_Tranh 1: GV hỏi
+Tranh vẽ cảnh gì?
+Câu hỏi dưới tranh là gì?
+Cho các tổ thi kể
_Tranh 2, 3, 4 làm tương tự với tranh 1 
4. Hướng dẫn HS phân vai kể toàn truyện
_Cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện
_Cho các nhóm thi kể lại toàn câu chuyện 
 GV cần tế nhị khi hướng dẫn HS kể chuyện. Nếu HS quên truyện, nên gợi ý để các em nhớ lại
5. Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:
_GV hỏi:
+Câu chuyện này giúp em hiểu ra điều gì?
_Cuối cùng, cả lớp bình chọn HS kể hay nhất trong tiết học
4. Củng cố- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: 
_2 HS tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn câu chuyện
_Quan sát tranh 1, trả lời câu hỏi:
+Các bạn nhỏ đi qua cổng Phủ Chủ tịch, xin cô giáo cho vào thăm nhà Bác
+Các bạn nhỏ xin cô giáo điều gì khi đi qua cổng Phủ Chủ tịch?
+Mỗi tổ cử đại diện thi kể đoạn 1
Cả lớp lắng nghe, nhận xét
_1, 2 HS
+Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi rất yêu Bác Hồ
+Bác Hồ và thiếu nhi rất yêu quý nhau
+Bác Hồ rất gần gũi, thân ái với thiếu nhi
_Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân
_Chuẩn bị: Sói và Sóc
CHÍNH TẢ:
CHUYỆN Ở LỚP
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
_Chép lại chính xác khổ thơ cuối bài Chuyện ở lớp. Biết cách trình bày thể thơ năm chữ
_Điền đúng vần uôt hoặc uôc, điền chữ c hoặc k
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
_Bảng phụ viết sẵn khổ thơ cuối bài “Chuyện ở lớp”
_Bảng nam châm
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
_Chấm vở của những HS về nhà phải chép lại bài thơ “Mời vào”
_Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập 2 (1 em đọc, 2 em làm)
_Cho HS nhắc lại quy tắc chính tả
Nhận xét
2. Hướng dẫn HS tập chép:
_GV treo bảng ghi khổ thơ cuối của bài “Chuyện ở lớp”
_Cho HS đọc thầm
_GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai: vuốt, nói, ngoan, 
_Tập chép
 GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang
+Tên bài: Đếm vào 5 ô
+Chép khổ thơ cách lề 3 ô
+Viết hoa chữ đầu câu 
_Chữa bài
+GV chỉ từng chữ trên bảng
+Đánh vần những tiếng khó
+Chữa những lỗi sai phổ biến
_GV chấm một số vở
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
 Chọn 1 trong 2 bài sau:
a) Điền vần uôt hoặc uôc?
_GV treo bảng phụ đã viết nội dung bài tập
_Cho HS lên bảng làm: thi làm nhanh 
_Từng HS đọc lại bài. GV sửa lỗi phát âm cho các em
_GV chốt lại trên bảng
_Bài giải: buộc tóc, chuột đồng
b) Điền chữ: c hay k?
_Tiến hành tương tự như trên
_Bài giải: túi kẹo, quả cam 
4. Củng cố- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp
_Dặn dò: 
_Điền vần ong hay oong
_Điền chữ ng hay ngh
_2, 3 HS
_2, 3 HS nhìn bảng đọc 
_HS tự nhẩm và viết vào bảng các tiếng dễ sai
_HS chép vào vở
_Dùng bút chì chữa bài
+Rà soát lại
+Ghi số lỗi ra đầu vở
+HS ghi lỗi ra lề
_Đổi vở kiểm tra
_Lớp đọc thầm yêu cầu của bài
_4 HS lên bảng: 2 em viết bên trái, 2 em viết bên phải bảng (lớp làm vào vở)
_2, 3 HS đọc lại kết quả
_Lớp nhận xét
_Về nhà chép lại sạch, đẹp bài thơ (đối với HS chưa đạt yêu cầu)
_Chuẩn bị bài chính tả: “Mèo con đi học”
CHÍNH TẢ: 
MÈO CON ĐI HỌC
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
_Chép lại đúng 8 dòng đầu bài thơ Mèo con đi học
_Điền đúng vần iên hoặc in, điền chữ r, d hoặc gi
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
_Bảng phụ viết sẵn 8 dòng đầu bài thơ “Mèo con đi học” và hai bài tập
_Bảng nam châm
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
_Chấm vở của những HS về nhà phải chép lại bài thơ “Chuyện ở lớp”
_Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập 2 (1 em đọc, 2 em làm)
_Cho HS nhắc lại quy tắc chính tả
Nhận xét
2. Hướng dẫn HS tập chép:
_GV treo bảng ghi 8 dòng thơ đầu của bài “Mèo con đi học”
_Cho HS đọc thầm
_GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai: buồn bực, trường, kiếm, đuôi, cừu, toáng, 
_Tập chép
 GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang
+Tên bài: Đếm vào 5 ô
+Chép khổ thơ cách lề 3 ô
+Viết hoa chữ đầu câu 
_Chữa bài
+GV chỉ từng chữ trên bảng
+Đánh vần những tiếng khó
+Chữa những lỗi sai phổ biến
_GV chấm một số vở
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
 Chọn 1 trong 2 bài sau:
a) Điền chữ: r, d hay gi?
_GV treo bảng phụ đã viết nội dung bài tập
_Cho HS lên bảng làm: thi làm nhanh 
_Từng HS đọc lại bài. GV sửa lỗi phát âm cho các em
_GV chốt lại trên bảng
_Bài giải: Thầy giáo dạy học, Bé nhảy dây, Đàn cá rô lội nước
b) Điền vần iên hoặc in?
_Tiến hành tương tự như trên
_Bài giải: Đàn kiến đang đi, Ông đọc bảng tin
4. Củng cố- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp
_Dặn dò: 
_Điền vần uôc hay uôt
_Điền chữ k hay c
_2, 3 HS
_2, 3 HS nhìn bảng đọc 
_HS tự nhẩm và viết vào bảng các tiếng dễ sai
_HS chép vào vở
_Dùng bút chì chữa bài
+Rà soát lại
+Ghi số lỗi ra đầu vở
+HS ghi lỗi ra lề
_Đổi vở kiểm tra
_Lớp đọc thầm yêu cầu của bài
_4 HS lên bảng: 2 em viết bên trái, 2 em viết bên phải bảng (lớp làm vào vở)
_2, 3 HS đọc lại kết quả
_Lớp nhận xét
_Về nhà chép lại sạch, đẹp bài thơ (đối với HS chưa đạt yêu cầu)
_Chuẩn bị bài chính tả: “Ngưỡng cửa”
KỂ CHUYỆN:
SÓI VÀ SÓC
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 _HS hào hứng nghe GV kể chuyện Sói và Sóc
_HS nhớ và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa và câu hỏi gợi ý dưới tranh. Sau đó phân vai kể lại toàn bộ câu chuyện
_HS nhận ra Sóc là con vật thông minh nên đã thoát khỏi tình thế nguy hiểm
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
_Tranh vẽ trong SGK - phóng to tranh 
_Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện
_Mặt nạ Sói và Sóc
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
_Cho HS kể lại câu chuyện “Niềm vui bất ngờ” (dựa vào tranh và ý gợi ý dưới tranh)
2.Giới thiệu bài:
 Một lần Sóc bị rơi trúng người Sói. Sóc bị Sói bắt. Tình thế thật nguy hiểm. Liệu Sóc có thể thoát khỏi tình thế nguy hiểm đó không? Các em hãy theo dõi câu chuyện để tìm câu trả lời
3. Giáo viên kể:
*Cho HS tự nhìn tranh và kể
 GV kể với giọng thật diễn cảm
_Kể lần 1: để HS biết câu chuyện
_Kể lần 2, 3 kết hợp với từng tranh minh hoạ- giúp HS nhớ câu chuyện
Nội dung:
 1.Một chú Sóc đang chuyền trên cành cây bỗng rơi trúng đầu một lão Sói đang ngái ngủ. Sói chồm dậy, định chén thịt Sóc. Sóc van nài:
_Hãy thả tôi ra nào!
 Sói nói:
_Được, ta sẽ thả, nhưng ngươi hãy nói cho ta biết: Vì sao bọn Sóc các ngươi cứ nhảy nhót vui đùa suốt ngày, còn ta, lúc nào cũng thấy buồn bực?
Sóc bảo: 
_Thả tôi ra đã, rồi tôi sẽ nói
2. Sói thả Sóc ra. Sóc nhảy tót lên cây cao, rồi đáp vọng xuống:
_Anh buồn vì anh độc ác. Sự độc ác thiêu đốt tim gan anh. Còn chúng tôi lúc nào cũng vui vì chúng tôi tốt bụng, không làm điều ác cho ai cả
* Chú ý kĩ thuật kể:
+Lời mở đầu chuyện: kể thong thả. Dừng lại ở các chi tiết Sói định ăn thịt Sóc. Sóc van nài
+Lời Sóc: mềm mỏng, nhẹ nhàng (khi còn trong tay Sói), ôn tồn nhưng rắn rỏi, mạnh mẽ (đứng trên cây giải thích)
+Lời Sói: thể hiện sự băn khoăn
_Có thể thêm thắt lời miêu tả làm câu chuyện thêm sinh động nhưng không làm thay đổi nội dung và ý nghĩa câu chuyện
3. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
_Cho HS quan sát tranh, đọc câu hỏi dưới tranh
_Cho các tổ thi kể lại đoạn truyện dựa theo tranh
4. Hướng dẫn HS phân vai kể toàn truyện
_Cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện
_Cho các nhóm thi kể lại toàn câu chuyện. Mỗi nhóm gồm 3 em đóng các vai: người dẫn chuyện, Sói, Sóc. Các em có thể đeo mặt nạ Sói, Sóc để tạo thêm hứng thú
5. Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:
_GV hỏi:
+Sói và Sóc, ai là người thông minh? Hãy nêu một việc chứng tỏ sự thông minh đó
4. Củng cố- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: 
_2 HS tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn câu chuyện
_Quan sát tranh, đọc câu hỏi dưới tranh
_Mỗi tổ cử đại diện thi kể đoạn 1
Cả lớp lắng nghe, nhận xét
_1, 2 HS
+ Sóc là nhân vật thông minh. Khi Sói hỏi, Sóc hứa trả lời nhưng đòi được thả trước, trả lời sau. Nhờ vậy Sóc đã thoát khỏi nanh vuốt của Sói sau khi trả lời
_Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân
_Chuẩn bị: Dê con nghe lời mẹ
CHÍNH TẢ:
NGƯỠNG CỬA
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
_Chép lại đúng khổ thơ cuối bài Ngưỡng cửa
_Điền đúng vần ăt hoặc ăc, điền chữ g hoặc gh
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
_Bảng phụ viết sẵn khổ thơ cuối bài “Ngưỡng cửa” và các bài tập
_Bảng nam châm
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
_Cho HS viết trên bảng hai dòng thơ:
Nhận xét
2. Hướng dẫn HS tập chép:
_GV treo bảng ghi khổ thơ cuối bài “Ngưỡng cửa”
_Cho HS đọc thầm
_GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai: buổi, tiên, đường, tắp
_Tập chép
 GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang
+Tên bài: Đếm vào 5 ô
+Chép khổ thơ cách lề 3 ô
+Viết hoa chữ đầu câu 
_Chữa bài
+GV chỉ 

File đính kèm:

  • docxCHÍNH TẢ + KỂ CHUYỆN.docx
Giáo án liên quan