Giáo án Chính tả 3 kì 1

Môn : CHÍNH TẢ

Tiết : 3

Tuần : 10

NGHE VIẾT: "QUÊ HƯƠNG RUỘT THỊT "

Phân biệt: oai/ oay, l/ n, dấu hỏi/ dấu ngã

I.Mục tiêu:

 - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài " Quê hương hương ruột thịt ". Biết viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng trong bài.

 - Luyện viết tiếng khó (có vần oai / oang), tiếng có âm đầu dễ lẫn l / n.

II.Đồ dùng:

 - Bảng phụ, phấn màu.

III. Hoạt động:

 

doc65 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chính tả 3 kì 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạy
Phương pháp-hình thức
 tổ chức các hoạt động dạy
3'
22'
8'
2’
A.Bài cũ:
- Nhận xét bài viết trước
- Đọc thuộc 11 chữ cuối trong bảng,đọc thuộc 38 chữ
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bàI :
2.Hướng dẫn hs nghe viết:
* Tìm hiểu ND đoạn viết
- Đọc đoạn viết:
- Gv hỏi :
+ Bé bận làm gì?
+ Vì sao tuy bận nhưng ai cũng vui? (Vì mỗi việc làm đều làm cho cuộc đời chung vui hơn)
* Hướng dẫn trình bày
+Bài thơ viết theo thể thơ gì?(Thơ bốn chữ)
+Những chữ nào cần viết hoa ? ( Các chữ đầu mỗi dòng thơ)
+Con trình bày như thế nào? ( lùi vào 3ô so với lề vở)
* Từ khó: 
Tập viết các từ dễ viết sai: thổi nấu ,ánh sáng, biết chăng
* Viết bài:
* Chấm, chữa:
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 1: Điền vần en hoặc oen vào chỗ trống:
-Nhanh nhẹn - Sắt hoen gỉ
-Nhoẻn miệng cười - hèn nhát
Bài tập 2: Tìm và viết vào chỗ trống những tiếng có thể ghép vào trước hoặc sau mỗi tiếng dưới đây:
- Trung: trung thành, trung thực, tập trung, trung kiên, trung hậu, trung niên,...
- Chung: chung thuỷ, chung sức, chung lòng, của chung, chung lòng,...
- trai: con trai,ngọc trai,trai tráng,...
- chai: cái chai,chai sạn,chai tay,chai lọ,...
- trống: trống rỗng,trống trải,trống vắng,trống trơn,gà trống,...
- chống: chống chọi,chống đỡ,chống trả,chèo chống,...
4.Củng cố,dặn dò:
- VN: Chuẩn bị bài: Các em nhỏ và cụ già
* Gv nhận xét bài viết của hs và cho xem một số bài viết đẹp.
- Gọi 2hs đọc thuộc, nhận xét
* Gv nêu yêu cầu của bài
 và ghi đề bài
* Gv đọc, 2hs đọc lớp theo dõi SGK và đọc thầm.
* Gv vấn đáp, hs theo dõi SGK và trả lời, nhận xét.
* Gv đọc cho hs viết nháp, 2hs viết bảng lớp, nhận xét và sửa.
* Gọi 1hs nhắc lại tư thế ngồi viết và cách cầm bút.
+ Cả lớp viết bài, Gv uốn nắn và sửa sai (nếu có)
* GV đọc cho học sinh soát lỗi.
+ Học sinh ghi số lỗi vào lề vở.
+ Gv chấm một số bài, nêu từ viết sai, hs nêu cách sửa.
* Gọi hs đọc yêu cầu bài tập
Lớp làm bài, 2hs làm bảng, lớp nhận xét và chữa bài.
* 1hs đọc yêu cầu
Hs làm bài theo nhóm đôi, đại diện 2 nhóm lên bảng thi ghép, lớp nhận xét và sửa
* Gv nhận xét giờ học
IV. Rút kinh nghiệm,bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn : Chính tả
Tiết : 2
Tuần : 8 
Nghe viết: "Các em nhỏ và cụ già "
Phân biệt: d/ r/ gi, uôn/ uông
I.Mục tiêu:
 - Nghe viết chính xác,trình bày đúng đoạn 4 của truyện " Các em nhỏ và cụ già " 
 -Làm đúng bài tập chính tả tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi theo nghĩa đã cho
II. Tài liệu phương tiện
- Giáo viên: + SGK, SGV TV3, máy tính, máy chiếu
- Học sinh: + Vở viết.
III.Hoạt động:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy
Phương pháp - hình thức
tổ chức các hoạt động dạy
2'
23'
8’
2'
A. Bài cũ:
- Nhận xét bài viết trước.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn học sinh nghe viết:
* Tìm hiểu ND đoạn viết: 
- Đọc bài:
- GV hỏi:
+ Đoạn này kể chuyện gì? ( cụ già nói với các bạn nhỏ lí do khiến cụ buồn: cụ bà ốm nặng phải nằm viện, khó qua khỏi. Cụ cảm ơn lòng tốt của các bạn. Các bạn làm cho cụ cảm thấy lòng nhẹ hơn.)
* Hướng dẫn cách trình bày
+ Đoạn viết có mấy câu?(7 câu)
+ Những chữ nào trong đoạn viết hoa? (các chữ đầu câu)
+ Lời ông cụ được đánh dấu bằng những dấu câu gì? (dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng, viết lùi vào 1ô)
* Từ khó :
Tập viết từ khó: nghẹn ngào, xe buýt, nặng lắm
* Viết bài:
* Chấm, chữa:
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
* Bài tập 2: Tìm các từ:
a/ Chứa tiếng bắt đầu bằng d, r hoặc gi có nghĩa như sau:
- Làm sạch quần áo, chăn màn, giặt bằng cách vò, chải, giũ trong nước: giặt
- Có cảm giác khó chịu ở da như bị bỏng: rát
- Trái nghĩa với ngang: dọc
b/ Chứa tiếng có vần uôn/ uông, có nghĩa như sau:
- Trái nghĩa với vui: buồn
- Phần nhà được ngăn bằng tường, vách kín đáo: buồng
- Vật bằng kim loại, phát ra tiếng kêu để báo hiệu : Chuông
4.Củng cố,dặn dò:
* Tìm một số từ có tiếng chứa vần uôn, uông? (mong muốn, luống rau)
* VN: Xem trước bài : Tiếng ru
* Gv nhận xét và cho hs xem một số bài viết đẹp.
* Nêu yêu cầu giờ học
* Gv đọc mẫu,2hs đọc lớp theo dõi SGK và đọc thầm.
* Gv vấn đáp, hs theo dõi và trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
* Gv cho hs viết nháp, 2hs viết bảng lớp nhận xét và sửa.
* Gọi hs nhắc lại tư thế ngồi viết và cách cầm bút.
+ Gv đọc cho hs viết bài, uốn nắn HS
* GV đọc cho học sinh soát lỗi.
+ Học sinh ghi số lỗi vào lề vở.
* Gv nhận xét bài viết.
* 1hs đọc đề bài,lớp đọc thầm bài tập, hs làm bài, 1 hs làm bảng,lớp nhận xét chữa bài.
* HS đọc yêu cầu,lớp làm bài, 3hs làm bảng, lớp nhận xét và chữa bài.
* GV gọi học sinh trả lời.
+ GV nhận xét
* Nhận xét giờ học
IV.Rút kinh nghiệm,bổ sung:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn : Chính tả
Tiết : 3
Tuần : 8 
Nhớ viết: "Tiếng ru "
Phân biệt: d/ r/ gi, uôn/ uông
I.Mục tiêu:
 - Nhớ và viết lại chính xác khổ thơ 1 và 2 của bài" Tiếng ru".Trình bày đúng hình thức của bài thơ viết theo thể lục bát.
 - Làm đúng bài tập tìm từ chứa tiếng bắtđầu bằng r/ d / gi theo nghĩa đã cho.
II. Tài liệu phương tiện
- Giáo viên: + SGK, SGV TV3, máy tính, máy chiếu
- Học sinh: + Vở viết.
III. Hoạt động:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy
Phương pháp - hình thức 
tổ chức các hoạt động dạy
3'
22'
8’
2'
A.Bài cũ
* Nhận xét bài viết
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn học sinh nhớ - viết:
* Tìm hiểu ND đoạn viết
- Đọc khổ thơ 1 và 2:
- GV hỏi:
+ Con người muốn sống phải làm gì?
+ Đoạn thơ khuyên chúng ta điều gì? (Phải sống cùng cộng đồng và thương yêu nhau)
* Hướng dẫn trình bày
+ Bài viết theo thể thơ gì? (thơ lục bát)
+ Khi viết con trình bày như thế nào?( câu 6 lùi 2ô,câu 8 viết lùi 1ô)
+ Dòng thơ nào có dấu chấm phẩy? (dòng thứ hai)
+ Dòng thơ nào có dấu gạch nối? (dòng thứ 7)
+ Dòng thơ nào có dấu chấm hỏi?(dòng thứ 7)
+ Dòng thơ nào có dấu chấm than?(dòng thứ 8)
* Từ khó: sáng đêm, sống chăng
* Nhớ viết:
* Chấm, chữa bài
3.Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả:
Bài tập 2: Tìm các từ:
a/ Chứa tiếng bắt đầu bằng r/ d hoặc gi có nghĩa như sau:
- Làm chín vàng thức ăn trong dầu mỡ sôi : rán
- Trái nghĩa với khó : dễ
- Thời điểm chuyển từ năm cũ sang năm mới: giao thừa
b/ Chứa tiếng có vần uôn/ uông, có nghĩa như sau:
- (Sóng nước) nổi lên rất mạnh, từng lớp nối tiếp nhau: cuồn cuộn
- Nơi nuôi, nhốt các con vật: chuồng
- Khoảng đất dài được vun cao lên để trồng trọt: Luống
4,Củng cố,dặn dò:
* VN: Ôn các bài đã học để ôn thi giữa kì I. 
* Gv nhận xét bài viết trước và cho hs xem một số bài viết đẹp.
* Nêu yêu cầu giờ học
* GV đọc, 2hs đọc, lớp lắng nghe để nhớ lại bài.
* Gv vấn đáp, hs nhìn SGK trả lời.
* Hs lấy nháp viết tiếng khó và nhẩm lại cho thuộc bài thơ.
* Học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết và cách cầm bút.
+ Hs gấp sách, viết vào vở 2 khổ thơ.
* GV đọc lại cho học sinh soát lỗi.
+ Học sinh ghi số lỗi vào lề vở.
* Gv nhận xét.
* Hs đọc yêu cầu và làm bài, 3hs điền bảng, lớp nhận xét và chữa.
* Gv nhận xét giờ học.
IV.Rút kinh nghiệm, bổ sung :
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn : Chính tả
Tiết : 3
Tuần : 10
Nghe viết: "Quê hương ruột thịt "
Phân biệt: oai/ oay, l/ n, dấu hỏi/ dấu ngã
I.Mục tiêu:
 - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài " Quê hương hương ruột thịt ". Biết viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng trong bài.
 - Luyện viết tiếng khó (có vần oai / oang), tiếng có âm đầu dễ lẫn l / n.
II.Đồ dùng:
 - Bảng phụ, phấn màu.
III. Hoạt động:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy
Phương pháp - hình thức 
tổ chức các hoạt động dạy
3'
22'
8’
2'
A.Bài cũ:
* Nhận xét bài viết trước.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn học sinh viết chính tả:
* Tìm hiểu ND đoạn viết
- Đọc đoạn viết:
Quê hương ruột thịt
 Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt, tráI sai đã thắm hồng da dẻ chị. Chính tại nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ. Và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa
Anh Đức
- Nắm nội dung:
+ Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình? (vì đó là nơi chị sinh ra và lớn lên, là nơi có lời hát ru con của mẹ chị và của chị )
* Hướng dẫn trình bày
+Chỉ ra những chữ viết hoa có rong bài và cho biết vì sao phải viết hoa? (các chữ đầu tên bài, đầu câu và tên riêng phải viết hoa: Quê, Chị, Sứ, Và)
*Viết các tiếng khó: trái sai, da dẻ, oa oa.
*Viết bài:
* Chấm , chữa:
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 1: Tìm 3 từ có tiếng chứa vần oai,3 từ chứa tiếng có vần oay:
- Các từ chứa tiếng có vần oai : củ khoai, khoan khoáI, bà ngoại, ngoáI lại, thoảI mái
- Các từ có tiếng chứa vần oay: gió xoay, ngó ngoáy, hí hoáy, nhoay nhoáy, khoáy đầu
Bài 2: Thi đọc, viết đúng và nhanh
a/ Lúc Thuyên đứng lên, chợt có một thanh niên bước lại gần anh.
b/ Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, vẻ mặt buồn bã xót thương.
4.Củng cố,dặn dò:
* VN: Chuẩn bị trước bài : Quê hương
* Gv nhận xét bài viết trước và cho hs xem một số bài viết đẹp.
* Nêu yêu cầu giờ học.
* Gv đọc, 2hs đọc lớp theo dõi SGK và đọc thầm.
* Gv vấn đáp, hs theo dõi SGK và trả lời.
* Gv đọc cho hs viết nháp, 2hs viết bảng lớp, nhận xét và sửa.
* Gọi 1hs nhắc lại tư thế ngồi viết và cách cầm bút.
+ Gv nhắc hs chú ý cách trình bày và viết đúng dấu chấm lửng (dấu ba chấm)
+ Gv đọc cho hs viết bài.
* Gv đọc cho hs soát lỗi và ghi ra lề vở.
* Gv sửa lỗi khoảng 5 – 7 bài và nhận xét (nội dung, cách trình bày, chữ viết)
* Gọi 1hs đọc yêu cầu bài tập
+ Gv cho các tổ thi tìm từ (viết trên bảng phụ nhóm), tổ nào tìm được nhiều hơn thắng cuộc.
+ Nhận xét bài làm của các tổ.
* 1hs đọc đề bài.
+ Thi đọc: GV chia lớp thành các nhóm, luyện đọc trong nhóm.
+ Sau đó, mỗi nhóm cử một đại diện thi đọc.
+ GV nhận xét.
+ Thi viết : GV đọc, 3 em viết trên bảng, học sinh dưới lớp viết vào vở.
+ GV nhận xét.
* Gv kết hợp củng cố cách phân biệt l / n .
* Nhận xét giờ học.
IV.Rút kinh nghiệm,bổ sung:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn : Chính tả
Tiết : 3
Tuần : 10
Nghe viết: "Quê hương "
Phân biệt: et/ oet, l/ n, dấu hỏi/ dấu ngã
I.Mục tiêu:
 - Nghe viết chính xác,trình bày đúng 3 khổ thơ đầu bài " Quê hương ".Biết viết hoa đúng chữ đầu tên bài,đầu dòng thơ.
 - Luyện đọc,viết các chữ có vần khó(et / oet),tập giải câu đố để xác định cách viết một số chữ có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương:nặng- nắng,lá - là.
II.Đồ dùng :
 Tranh minh hoạ giải đố.
III. Hoạt động:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy
Phương pháp - hình thức
 tổ chức các hoạt động dạy
5'
20'
8’
2'
A.Bài cũ: 
* Nhận xét bài viết trước.
- Học sinh viết : xoáy nước, thanh niên
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn học sinh viết chính tả:
* Tìm hiểu ND đoạn viết:
- Đọc mẫu:
Quê hương
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.
 Quê hương là cầu tre nhỏ
 Mẹ về nón lá nghiêng che
 Quê hương là đêm trăng tỏ
 Hoa cau rụng trắng ngoài hè.
Đỗ Trung Quân
- GV hỏi :
+ Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương? (chùm khế ngọt, đường đi học rợp bướm vàng bay, con diều biếc thả trên đồng, con đò nhỏ khua nước ven sông, cầu tre nhỏ, nón lá nghiêng che, đêm trăng tỏ, hoa cau rụng trắng ngoài hè)
* Hướng dẫn trình bày
+ Những chữ nào phải viết hoa?
+ Khi viết con trình bày như thế nào?
* Từ khó: trèo hái,rợp,nghiêng che
* Viết bài:
* Chấm chữa:
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 1: Điền vào chỗ trống et hay oet:
- em bé toét miệng cười, mùi khét, cưa xoèn xoẹt, xem xét.
Bài tập 2: Viết lời giải câu đố:
a/ Để nguyên, ai cũng lặc lè
Bỏ nặng, thêm sắc – ngày hè chói chang
(Chữ : nặng – nắng)
+ Có sắc – mọc ở xa gần
Có huyền – vuốt thẳng áo quần cho em
(Chữ : lá - là)
b/ Để nguyên – giữa đầu và mình
Đổi sang dấu ngã sẽ thành bữa ngon
(Chữ : cổ – cỗ)
Không dấu – trời rét nằm cong
Thêm huyền bay lả trên đồng quê ta
Có hỏi – xanh tươI mượt mà
Trâu bò vui gặm nhẩn nha từng đàn
(Chữ : co – cò – cỏ)
4.Củng cố , dặn dò:
* VN : Xem trước bài: Tiếng hò trên sông
* Gv nhận xét và cho hs xem một số bài viết và trình bày đẹp.
+ 2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
+ GV nhận xét .
* Nêu yêu cầu giờ học.
* Gv đọc đoạn viết, 2hs đọc, lớp theo dõi SGK và đọc thầm theo.
* Gv vấn đáp,hs theo dõi SGK và trả lời,lớp nhận xét.
* Gv cho hs viết nháp, 2hs viết bảng, lớp nhận xét và chữa .
* Gọi 1hs nhắc lại tư thế ngồi viết và cách cầm bút.
+ Gv nhắc hs cách trình bày. Gv đọc cho hs viết bài.
* GV đọc cho học sinh soát lỗi và ghi số lỗi.
+ Gv nhận xét bài viết của hs.
* Gọi 1hs đọc yêu cầu.
+ Hs làm bài, 2 hs làm bảng lớp nhận xét và chữa bài.
+ Gọi vài hs đọc lại bài làm.
* Gọi 1hs đọc yêu cầu
+ Hs làm bài, 1hs đọc câu đố, 1hs đọc lời giải, lớp nhận xét.
* Gv nhận xét giờ học.
IV.Rút kinh nghiệm,bổ sung:.
Môn : Chính tả
Tiết : 3
Tuần : 11
Nghe viết: "Tiếng hò trên sông "
Phân biệt: ong/ oong, s/ x, ươn/ ương
I.Mục tiêu:
 - Nghe- viết chính xác,trình bày đúng bài " Tiếng hò trên sông".Biết viết hoa đúng các chữ đầu câu và tên riêng trong bài( Gái,Thu Bồn ),ghi đúng dấu câu(dấu chấm, dấu phẩy,dấu chấm phẩy).
 - Luyện viết,phân biệt những tiếng có vần khó(ong / oong),thi tìm nhanh,viết đúng một số từ có tiếng chứa âm đầu hoặc vần dễ lẫn.
II.Đồ dùng:
 Bảng phụ,phấn màu.
III.Hoạt động:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy
Phương pháp - hình thức 
tổ chức các hoạt động dạy
5'
20'
8’
2'
A. Bài cũ:
* Nhận xét bài viết trước:
- Học sinh viết : bánh tét, xoèn xoẹt
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn học sinh viết chính tả:
* Tìm hiểu ND đoạn viết
- Đọc đoạn viết:
Tiếng hò trên sông
 Điệu hò chèo thuyền của chị Gái vang lên. Tôi nghe như có cơn gió chiều thổi nhè nhẹ qua đồng, rồi vút bay cao. Đôi cánh thần tiên như nâng tôi bay lên lơ lửng, đưa đến những bến bờ xa lạ. Trước mắt tôi, vừa hiện ra con sông giống như sông Thu Bồn từ ngang trời chảy lại 
Võ Quảng
- Gv hỏi:
+ Ai đang hò trên sông?
+ Điệu hò chèo thuyền của chị Gái gợi cho tác giả nghĩ đến những gì? ( tác giả nghĩ đến quê hương với hình ảnh cơn gió chiều thổi nhè nhẹ qua đồng và con sông Thu Bồn).
* Hướng dẫn trình bày
+ Bài có mấy câu? ( 4 câu )
+ Nêu các tên riêng trong bài?(Gái,Thu Bồn)
* Từ khó
Luyện viết tiếng khó: trên sông, gió chiều, lơ lửng, ngang trời.
* Viết bài:
* Chấm chữa bài:
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 1: Chọn chữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống cho thích hợp:
a/ ( cong, coong)
- chuông xe đạp kêu kính coong , vẽ đường cong.
b/ ( xong,xoong)
làm xong việc , cái xoong
Bài tập 2: Tìm nhanh viết đúng từ ngữ theo yêu cầu ở cột A rồi ghi vào chỗ trống ở cột B:
a/ Từ ngữ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s : sông, suối, sắn, sen, sim, quả sấu,...
- Từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm, tính chất có tiếng bắt đầu bằng x: xào nấu, xô đẩy, mang xách, xiên, xộc xệch, xôn xao,...
b/ Từ ngữ có tiếng mang vần ươn: vườn, trườn, sườn, thuê mướn, bay lượn, vượn, lươn,...
Từ ngữ có tiếng mang vần ương: ống bương, ương bướng, gương soi, giường, lương thực,...
4. Củng cố,dặn dò:
* VN : Xem trước bài : Vẽ quê hương.
* Gv nhận xét và cho hs xem một số bài viết và trình bày đẹp.
- Học sinh dưới lớp giải câu đố, 2 h/s viết bảng lớp.
+ GV nhận xét .
* Nêu yêu cầu giờ học.
* Gv đọc, 2hs đọc, lớp theo dõi SGK và đọc thầm theo.
* Gv vấn đáp, hs theo dõi SGK và nhận xét.
* Gv cho hs viết bảng con, 2hs viết bảng, lớp nhận xét và chữa.
* Gọi 1hs nhắc lại tư thế ngồi viết và cách cầm bút.
+ Gv đọc cho hs viết bài, gv quan sát và nhắc nhở hs.
* GV đọc cho học sinh soát lỗi.
+ Học sinh ghi số lỗi vào lề vở.
* Gv nhận xét.
* Gọi hs đọc yêu cầu.Hs làm bài vào vở.
2hs làm bảng, lớp nhận xét và chữa bài.
+ Gọi vài hs đọc.
* Gọi hs đọc yêu cầu
+ Phát cho 3 nhóm, mỗi nhóm 1 bảng phụ nhóm, kẻ sẵn, hs thi tìm từ, nhóm nào tìm được nhiều từ hơn trong cùng một thời gian sẽ thắng cuộc.
+ Nhận xét, khen các nhóm.
* Gv nhận xét giờ học
IV.Rút kinh nghiệm,bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn : Chính tả
Tiết : 3
Tuần : 11
Nhớ viết: "Vẽ quê hương "
Phân biệt: ươn/ ương, s/ x
I.Mục tiêu:
 - Rèn kĩ năng viết chính tả
 - Nhớ viết chính xác,trình bày đúng một đoạn trong bài " Vẽ quê hương"
 - Luyện đọc ,viết đúng một số chữ chứa âm đầu hoặc vần dễ lẫn s / x hoặc ươn / ương.
II.Đồ dùng:
 Bảng phụ,phấn màu.
III.Hoạt động:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy
Phương pháp - hình thức
 tổ chức các hoạt động dạy
5'
20'
8’
2'
A.Bài cũ:
* Nhận xét bài viết trước.
- Thi tìm nhanh các từ có tiếng bắt đầu bằng s/ x hoặc vần ươn / ương
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn học sinh viết chính tả:
* Tìm hiểu ND đoạn viết
- Đọc 

File đính kèm:

  • docchinh_ta_hkI.doc
Giáo án liên quan