Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020 - Lê Thanh Hiền

I. Mục tiêu:

 Bước đầu có kĩ năng thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản, gần gũi với lứa tuổi.

1. Trong thuyết trình, tranh luận, nêu được những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục.

2. Biết trình bày, diễn đạt gãy gọn và có thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người cùng tranh luận.

*GDKNS : - Nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin.

- Lắng nghe tôn trọng người cùng tranh luận.

- Hợp tác luyện tập thuyết trình, tranh luận.

II. Đồ dùng dạy - học

- Bút dạ và giấy khổ to cho HS thảo luận nhóm.

- KTGDKNS :Phân tích mẫu , rèn luyện mẫu , đóng vai , tự bộ lộ

III. Các hoạt động dạy - học

 

doc44 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020 - Lê Thanh Hiền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghe GV giải nghĩa. 
- Hai HS ngồi cùng bàn nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
- Ba HS nối tiếp đọc nhau đọc từng đoạn của bài trước lớp. 
- HS theo dõi giọng đọc của GV.
+ sáng nắng chiều mưa, đang nắng đó mà mưa đổ ngay xuống đó.
+ Mưa rất phũ, hối hả, mưa một hồi rồi tạnh hẳn. 
+trong mưa thường nổi cơn giông.
- Vào mùa nắng, nắng ở Cà Mau cũng rất dữ dội đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt.
- Thiên nhiên về thời tiết khí hậu ở đây rất khắc nghiệt.
+ Cây cối không mọc riêng lẻ được phải mọc nương dựa vào nhau quây quần thành chòm, thành rặng.
+ Do nhiều giông gió nên rễ cây phải dài, phải cắm sâu vào lòng đất mới đứng vững được.
+ Cây mọc rất tốt đước mọc san sát, hàng đước xanh rì, 
- Nhà cửa dựng theo bờ kênh, nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.
+ Người dân Cà Mau thông minh, giàu nghị lực để chống chọi lại
+ Họ yêu thích những hành động dũng cảm chinh phục và chế ngự thiên nhiên. 
+ Họ đã giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc đó 
* Đoạn 1: Mưa ở Cà Mau.
* Đoạn 2: Cây cối trên đất Cà Mau. 
* Đoạn 3: Người dân Cà Mau.
- Ba HS đọc nối tiếp diễn cảm ba đoạn của bài. Cả lớp theo dõi bạn đọc.
Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “cá sấu cản trước mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc
+ HS lắng nghe và luyện đọc theo yêu cầu của GV.
- Hai HS một nhóm, luyện đọc cho nhau nghe.
- Hai đến ba nhóm HS thi đọc trước lớp.
- Thiên nhiên Cà Mau đã góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà mau.
- Vùng ven biển Cà Mau có rừng ngập mặn, biển có nhiều tôm, cá. Chúng ta cần bảo vệ và khai thác hợp lý.
- HS ghi nhớ về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.
 Tiết 2	 Môn: ÂM NHẠC 
 Tiết 3	 
Môn: Toán
Tiết 43: VIẾT CÁC SỐ ĐO DIỆN TÍCH
DƯỚI DẠNG SÔ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: 
 	 -Giúp HS ôn:
 +Bảng đơn vị đo diện tích.
 +Quan hệ giữa một số đơn vị đo diện tích thường dùng.
 +Luyện tập viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau. 
-HS khá giỏi: rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo diện tích bằng cách dịch chuyển dấu phẩy
II. Đồ dùng dạy học.
III. Các hoạt động dạy học:
 	A. Kiểm tra bài cũ: 
-Cho HS nhắc lại cách viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. 
-HS làm bài tập :
 	37ấn 235 kg = .tấn
9 tạ 76 hg = .tạ
5 tấn 2 kg = .tấn
 	 -GVnhận xét.
 	 B. Dạy bài mới:
 Hoạt động1 : Giới thiệu bài. 
 Hoạt động2 : Ôn lại hệ thống đơn vị đo diện tích.
 a) Đơn vị đo diện tích:
-Em hãy kể tên các đơn vị đo diện tích đã học lần lượt từ lớn đến bé?
 b) Quan hệ giữa các đơn vị đo:
-GV cho HS làm bài tập : Điền phân số hoặc số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
+Hai đơn vị đo diện tích tiếp liền nhau gấp kém nhau bao nhiêu lần?
+Hai đơn vị đo độ dài tiếp liền nhau gấp kém nhau bao nhiêu lần?
 Hoạt động 3: Ví dụ.
-GV nêu VD1: 3m2 5dm2 = m2
-GV hướng dẫn HS cách làm và cho HS tự làm : : Tương tự như cách viết số đo chiều dài dưới dạng số thập phân hãy viết hỗn số có đơn vị là m2 biểu diễn: 3m2 5dm2 = m2 sau đó viết số thập phân từ hỗn số có phân số thập phân.
 +Muốn viết số đo diieenj tích dưới dạng số thập phân ta làm như thế nào ?
 -GVchốt lại 2 bước làm: 
 + Đưa về hỗn số. 
 + Đưa ra dạng số thập phân.
 Hoạt động 4: Luyện tập:
 *Bài 1: Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét. 
 *Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán, cách giải.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 4 HS lên chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
 *Bài 3: (Dành cho HS khá giỏi) 
Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS chuyển đổi bằng cách dời dấu phẩy , mỗi đơn vị ứng với 2 hàng trong cách ghi số đo. 
-Cho HS làm vào vở.
-Chữa bài. 
-Các đơn vị đo độ dài:
 Km2, hm2 (ha), dam, m2, dm2, cm2, mm2
 1km2 = hm2
1h m2 = km2 = km2
1cm2 = mm2
1mm2 = cm2 = cm2
1km2 = ha
1ha = km2
1ha = m2
-100 lần
- 10 lần
*VD1: 3m2 5dm2 = m2 = 3,05m2
*VD2: 42dm2 = m2 = 0,42m2
 Bài 1:
*Lời giải:
56dm2 = 0,56m2
17dm2 23cm2 = 17,23dm2
23cm2 = 0,23dm2
2cm2 5mm2 = 2,05cm2
Bài 2:
*Kết quả:
a)0,1654ha
b),5ha
c) 0,01km2
d)0,15km2
Bài 3:
*Kết quả:
a)534ha
b)16m2 50dm2
c) 650ha
 d)76256m2
 	Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.
- HS nêu lại cách chuyển đổi số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
-HS làm bài tập:
 78 m2 3dm2 = .. m2
 15 dm2 = m2
- GV nhận xét giờ học.
------------------------------------------
 Tiết 4 Môn: Tập làm văn (tiết 17)
 Bài: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN
I. Mục tiêu:
 Bước đầu có kĩ năng thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản, gần gũi với lứa tuổi.
1. Trong thuyết trình, tranh luận, nêu được những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục. 
2. Biết trình bày, diễn đạt gãy gọn và có thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người cùng tranh luận. 
*GDKNS : - Nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin.
- Lắng nghe tôn trọng người cùng tranh luận.
- Hợp tác luyện tập thuyết trình, tranh luận.
II. Đồ dùng dạy - học 
Bút dạ và giấy khổ to cho HS thảo luận nhóm. 
KTGDKNS :Phân tích mẫu , rèn luyện mẫu , đóng vai , tự bộ lộ 
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu hai HS đọc lại mở bài và kết bài mà các em đã được học ở tiết trước và hoàn chỉnh ở nhà. Dưới lớp mở vở để GV kiểm tra.
- GV nhận xét việc làm bài của HS ở nhà và cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV ghi tên bài lên bảng.
2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1
- GV yêu cầu một HS đọc to toàn bộ nội dung Bài tập 1 trong SGK.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. 
- Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV lựa chọn bài làm đúng nhất trên bảng cho HS bổ sung chốt lại lời giải đúng.
- Hai HS đứng tại chỗ thực hiện theo yêu cầu của GV. HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.
- HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở
Bài tập 1
- Một HS đọc to Bài tập 1, cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK.
- HS thảo luận trong nhóm với nhau để làm bài.
- Đại diện từng nhóm dán bài làm lên bảng và đọc to kết quả làm bài của nhóm mình. 
- HS lắng nghe.
Đáp án:
a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề: Cái gì quý nhất trên đời?
b) ý kiến, lí lẽ và cách trình bày lí lẽ của từng bạn như sau:
ý kiến của mỗi bạn
Lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến của mình
Cách trình bày lí lẽ
Hùng:
- Quý nhất là lúa gạo.
- Ai cũng phải ăn mới sống được.
- Dùng câu hỏi có ý khẳng định.
Quý:
- Qúy nhất là vàng.
- Có vàng là có tiền, có tiền là sẽ mua được mọi thứ.
- Dùng câu hỏi có ý khẳng định; suy luận dẫn dắt từ vàng ra tiền từ tiền ra mọi thứ.
Nam:
- Quý nhất là thì giờ.
- Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo.
- Dẫn lời thầy giáo để khẳng định; suy luận...
c) Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận: Người lao động là quý nhất.
- Thầy lập luận: Lúa gạo, vàng , thì giờ đều đáng quý nhưng chưa phải là quý nhất vì không có người lao động thì lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị (phí phạm, không có ý nghĩa, không có giá trị gì cả).
 - ý kiến của thầy thể hiện thái độ tôn trọng người khác: Thầy công nhận những thứ Hùng, Quý, Nam đưa ra quả thật đều rất đáng quý như vẫn không phải là quý nhất. Thầy nêu câu hỏi: “ Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ?”, rồi ôn tồn giảng giải để HS bị thuyết phục bởi ý kiến của thầy: quý nhất trên đời là người lao động
Bài tập 2
- GV yêu cầu HS đọc to toàn bộ nội dung Bài tập 2 trong SGK.
- GV nhắc lại yêu cầu của bài tập; phân tích ví dụ để HS hiểu thế nào là mở rộng lí lẽ và dẫn chứng.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, 
- Yêu cầu từng tốp 3 HS đại diện cho 3 nhóm 
- GV và HS nhận xét ý kiến tranh luận của các bạn
Bài tập 3
- Yêu cầu HS đọc thầm bài tập và cho biết: Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. 
- Yêu cầu HS trình bày kết quả. 
- GV và HS nhận xét chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những nhóm và các em HS tích cực trong học tập.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh Bài tập 3 vào vở.
Bài tập 2
- Một HS đọc to Bài tập 2, cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Đại diện từng nhóm tranh luận đưa ra lí lẽ bảo vệ ý kiến của nhóm mình. Cả lớp theo dõi.
- HS nhận xét ý kiến tranh luận của từng bạn 
Bài tập 3: HSKG
- Sắp xếp các câu trả lời đúng theo một trình tự hợp lí và cho biết khi thuyết trình, tranh luận người nói cần phải có thái độ như thế nào?
- HS làm việc theo nhóm. 
- Đại diện mỗi nhóm dán kết quả bài làm trên lớp, trình bày kết quả bài làm của nhóm.
 Đáp án:
a) Những câu trả lời đúng được sắp xếp lại theo trình tự hợp lí (bắt đầu là điều kiện quan trọng, căn bản nhất)
 1- Phải có hiểu biết về vấn đề 
 2- Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận 
 3- Phải biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng:
b) Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ ôn tồn, S thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.
Buổi chiều
 -------------------------------------------
 Tiêt 1 Môn: Lịch sử (tiết 9)	 
 Bài : CÁCH MẠNG MÙA THU
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS nêu được:- Mùa thu năm 1945, nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ, cuộc cách mạng này được gọi là Cách mạng tháng Tám.
- Tiêu biểu cho Cách mạng tháng Tám là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội vào ngày 19-8-1945. Ngày 19-8 trở thành ngày kỉ niệm của Cách mạng tháng Tám.
- Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám. 
*GDKNS : thể hiện lòng yêu nước 
II. Đồ dùng:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Aûnh tư liệu về Cách mạng tháng Tám.
- Phiếu học tập cho HS .
- HS sưu tầm thông tin về khởi nghĩa giành chính quyền ở quê hương mình năm 1945.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
+ em biết gì về ngày 19-8?
2. Giới thiệu bài mới:
- GV giới thiệu: ngày 19-8 là ngày kỉ niệm cuộc Cách mạng tháng Tám. Diễn biến của cuộc cách mạng này ra sao, cuộc cách mạng có ý nghiã lớn lao như thế nào với lịch sử dân tộc ta. Chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
Hoạt động 1:Làm việc cả lớp.
Mục tiêu: Giúp HS biết thời cơ cách mạng. 
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ đầu tiên trong bài Cách mạng mùa thu.
- GV nêu vấn đề: tháng 3-1945, phát xít Nhật hất cẳng Pháp, giành quyền đô hộ nước ta. Giữa tháng 8-1945, quân phiệt Nhật ở châu á đầu hàng quân đồng minh. Đảng ta xác định đây là thời cơ để chúng ta tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước. Theo em, vì sao Đảng ta lại xác định đây là thời cơ ngàn năm có một cho cách mạng Việt Nam ?
- GV gợi ý thêm: tình hình kẻ thù của dân tộc ta lúc này như thế nào? 
- GV gọi HS trình bày trước lớp.
- GV hỏi: cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 đã cho thấy tinh thần đấu tranh của nhân dân Nghệ An-Hà Tĩnh như thế nào? 
- GV kết luận: Bác Hồ đã nói”Dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường sơn cũng cương quyết giành cho được độc lập”.
Hoat động 2:Làm việc nhóm.
Mục tiêu: giúp HS hiểu về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945.
Hoat động 3:Làm việc cá nhân.
Mục tiêu: giúp HS liên hệ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội với các cuộc khởi nghĩa giành chính quyên ở địa phương.
- GV yêu cầu HS nhắc lại kết quả của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
+ Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội không toàn thắng thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ ra sao? 
 + Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội có tác động như thế nào đến tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước?
Hoat động 4:Làm việc cá nhân.
Mục tiêu: giúp HS hiểu nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám.
+ Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám?(gợi ý: nhân dân ta có truyền thống gì? Ai là người lãnh đạo nhân dân làm cách mạng thắng lợi)
 + Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa như thế nào? 
- GV kết luận về nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám.
2. Củng cố –dặn dò:
- GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa cách mạng tháng 8
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài cũ và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Trong những năm 1930-1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ-Tĩnh diễn ra điều gì mới?
- HS trả lời.
- 1 HS đọc thành tiếng”cuối năm 1940đã giành được thắng lợi quyết định với cuộc khởi nghĩa ở các thành phố lớn Huế, Sài Gøòn, lớn nhất ở Hà Nội”.
- HS thảo luận tìm câu trả lời.
-Đảng ta lại xác định đây là thời cơ ngàn năm có một vì: từ 1940, Nhật và Pháp cùng đô hộ nước ta nhưng tháng 3-1945 Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm nước ta. Tháng 8-1945, quân Nhật ở châu Á thua trận và đầu hàng quân đồng minh, thế lực của chúng đang suy giảm rất nhiều, nên ta phải chớp thời cơ này làm cách mạng. 
- HS lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm
- 1 HS trình bày, lớp theo dõi bổ sung ý kiến.
- HS: chiều 19-8-1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
- HS trao đổi và nêu: 
+ Hà nội là nơi cơ quan đầu não của giặc, nếu Hà Nội không giành được chính quyền thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
+ Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội đã cổ vũ tinh thần nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành chính quyền.
- HS lắng nghe.
- HS đọc SGK và trả lời.
+ Nhân dân ta giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám là vì nhân dân ta có lòng yêu nước sâu sắc, đồng thời có Đảng lãnh đạo.
+ Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám cho thấy lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta đã giành được độc lập, dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ, ách thống trị của thực dân, phong kiến.
- HS trả lời. 
Lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân ta
 ---------------------------------------------
Tiết 2 Môn: Luyện Tập làm văn (tiết 9)
 Bài: CỦNG CỐ KĨ NĂNG THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN 
I. Mục tiêu :
 Giúp hs củng cố kĩ năng thuyết trình , tranh luận . Biết cách mở rộng lí lẻ và dẩn chứng trong thuyết trình , tranh luận .
II. Đồ dùng:
III. Hoạt động dạy- học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. GV ghi đề bài lên bảng.
Em hãy ghi lại cuộc tranh luận ấy .
2. HS làm bài độc lập.
 Gọi một số hs trình bày ý kiến của mình...
 Cả lớp cùng gv nhận xét ...
3. Củng cố - dặn dò .
 GV nhận xét chung giờ học.
Môn Toán , môn Tiếng Việt, môn nào cần thiết hơn ? Em và các bạn đã có một cuộc tranh luận rất sôi nổi về vấn đề này .
 -----------------------------------------
 Tiết 3	Môn: Khoa học (tiết 9)
Bài: THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
- Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.
- Luôn vận động,tuyên truyền mọi người không xa lánh;phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV và gia đình họ.
II. Đồ dùng:
- Hình minh hoạ trang 36,37 SGK.
- Tranh ảnh,tin bài về các hoạt động phòng tránh HIV/AIDS.
II. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- HIV/AIDS là gì?
- HIV có thể lây truyền qua con đường nào?
- Chúng ta phải làm gì để phòng tránh HIV/AIDS?
B. Bài mới:
Học sinh đọc yêu cầu của bài 
 Học sinh làm bài 
 Học sinh lên bảng sửa bài 
 Học sinh và giáo viên nhận xét
 Học sinh làm bài 
 Vài học sinh đọc bài văn
 Giáo viên nhận xét và sửa chữa câu văn cho học sinh
3. Củng cố -Dặn dò
Nhận xét tiết học.
Bài 1:
Hành vi
Có cơ nguy lây nhiễm
Không có nguy cơ lây nhiễm HIV
Ngồi học cùng bàn
X
Bơi ở bể bơi(hồ bơi)công cộng
X
Uống chung li nước
X
Dùng chung bơm kim tiêm không khử trùng
X
Dùng chung dao cạo
X
Băng bó vết thương chảy máu mà không dùng găng tay cao su bảo vệ
X
Xăm mình chung dụng cụ không khử trùng
X
Khoác vai
X
Dùng chung khăn tắm
X
Mặc chung quần áo
X
Ôm
X
Nghịch bơm kim tiêm đã sử dụng
X
Cầm tay
X
Bị muỗi đốt
X
Nằm ngủ cạnh nhau
X
Sử dụng nhà vệ sinh công cộng
X
Ăn cơm cùng mâm
X
Nói chuyện, an ủi bệnh nhân AIDS
X
Truyền máu(không rõ nguồn gốc)
X
Cùng chơi bi
X
Bài 2:
Tiếp xúc thông thường.
Bài 3:
a) Cả hai ý trên.
b) Thực hiện tất cả các điều trên.
Buổi sáng
 Thứ năm, ngày 24 tháng 10 năm 2019
	Tiết 1	 Môn: Chính tả ( nhớ, viết)	 
Bài: TIẾNG ĐÀN BA- LA- LAI- CA TRÊN SÔNG ĐÀ.
I. Mục tiêu:
- Nhớ và viết đúng chính tả bài thơ: Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà.Trình bày đúng khổ thơ,dòng thơ theo thể thơ tự do.
 - Làm được bài tập 2a/b , hoặc bài tập 3 a/b 
- Ôn lại cách viết những từ ngữ có tiếng chứa âm đầu n/l hoặc âm cuối n/ng.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi hai đội mỗi đội 4 HS thi tiếp sức viết trên bảng lớp các tiếng có chứa các tiếng có vần uyên, uyết.
- GV hướng dẫn HS nhận xét và cho điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
- Bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà là một bài thơ hay tràn đầy cảm xúc về vẻ đẹp của công trường dưới ánh trăng. Giờ học hôm nay các em sẽ nhớ và viết lại bài thơ này và ôn lại cách viết một số tiếng có chứa âm đầu n / l (hoặc âm cuối n/ng).
b) Hướng dẫn cách trình bày và viết từ khó
- GV đọc cho HS luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- GV hỏi: Trong bài có những danh từ riêng nào và khi viết bài thơ này ta cần chú ý trình bày thế nào?
c) Viết chính tả
- GV nhắc HS một số lưu ý khi viết chính tả như: tư thế ngồi viết, các hiện tượng chính tả cần lưu ý trong bài như: danh từ riêng, viết hoa đầu câu,.... 
d) Soát lỗi và chấm bài
- GV chấm nhanh từ 5 -7 bài của HS và nhận xét bài viết của các em.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 2 (lựa chọn)
- GV lựa chọn bài tập (bài 2a hay bài bài 2b ), gọi một HS đọc to yêu cầu của bài.
- Tổ chức HS chơi trò chơi “Tiếp sức”.
- GV gọi HS dưới lớp nhận xét,
- Gọi HS đọc lại các tiếng vừa tìm được trên bảng.
Bài tập 3
- GV (lựa chọn bài tập 3a hay bài bài tập 3b) nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. 
- Yêu cầu HS trình bày kết quả.
- GV và cả lớp nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS nhớ những từ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả.
- Cả lớp theo dõi, cổ vũ cho các đội.
- HS nhận xét, chọn ra đội thắng cuộc.
- HS ghi tên bài vào vở.
- Hai HS đọc thuộc lòng thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS trả lời: Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trường, sức mạnh của con người đang chế ngự, chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hòa quyện giữa con người và thiên nhiên.
- Ba HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp các từ ngữ mà HS dễ viết sai do ảnh hưởng của địa phương. 
- HS trả lời: Danh từ riêng trong bài là: Nga (tên nước), sông Đà (tên sông chỉ có tiếng Đà viết hoa). Bài viết gồm ba khổ thơ theo thể thơ tự do. Khi viết các câu viết cách lề hai ô, câu trên thẳng câu dưới. Mỗi khổ cách nhau một dòng.
- HS lắng nghe, tự nhớ và viết bài, khi viết xong dùng bút chì tự soát lỗi.
- Cả lớp theo dõi, lắng nghe, tự đối chiếu với SGK để sửa những lỗi sai.
- Một HS đọc to yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi đọc thầm.
- HS lần lượt lên bảng "bốc thăm", viết nhanh lên bảng 2 từ ngữ có chứa hai tiếng đó rồi đọc lên.
- HS dưới lớp thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Một vài HS đọc lại. HS dưới lớp viết vào vở ít nhất 6 từ ngữ vừa tìm được.
- Cả lớp lắng nghe và theo dõi trong SGK.
- HS các nhóm trao đổi, thảo luận 
- HS lắng nghe và về nhà làm theo yêu cầu của GV.
--------------------------------
 Tiết 2	Môn: Khoa học (tiết 18) 
 Bài: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI.
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại.
- Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại .
- Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại .
- HS khá, giỏi đóng vai ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
* RKNS: phán đoán các tình huố

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_5_tuan_9_nam_hoc_2019_2020_le_thanh_hien.doc