Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 34 - Năm học 2015-2016

1. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất?

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Ghi tên bài

b. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận

* Mục tiêu: HS biết nêu một số nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và đất bị ô nhiễm.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm

Quan sát hình trang 138SGK:

- Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và nước?

- Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ?

- Tại sao một số cây trong hình 5 bị trụi lá? Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường nước?

Bước 2: Làm việc cả lớp

* GV Kết luận:

c. Hoạt động 2: Thảo luận

* Mục tiêu: Giúp HS:

- Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí và nước ở địa phương.

- Nêu được tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.

* Cách tiến hành:

Cho cả lớp thảo luận:

- Liên hệ những việc làm của người dân địa phương dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường không khí và nước.

- Nêu tác hại của ô nhiễm không khí và nước?

3. Củng cố, dặn dò:

- Môi trường nước và không khí mà bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và sức khoẻ của con người?

- Em hãy nêu những biện pháp để làm giảm và ngăn chặn không gây ô nhiễm môi trường ?

- Nhận xét tiết học

- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.

 

doc28 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 34 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Thầy Đăng soạn giảng)
_________________________________
Toán:
 Tiết 167: LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố về:
 - Tính chu vi diện tích một số hình.
 - Biết giải bài toán có nội dung hình học. Bài 1, bài 3 (a, b) (tr172)
II.Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV mời HS nêu cách tính chu vi diện tích một số hình?
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. HD luyện tập:
Bài 1: 
- GV mời HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV cho HS tự làm bài toán, GV theo dõi giúp đỡ HS. 
- Gọi HS trình bày kết quả bài làm.
- GV Gợi ý cho HS các bước giải.
Ta có thể giải bài toán theo các bước sau:
 + Tính chiều rộng của căn nhà.
+ Tính diện tích căn nhà.
+ Tính diện tích mỗi viên gạch 
+ Tính số viên gạch.
+ Tính tiền mua gạch.
- GV nhận xét bài làm trên bảng.
Bài 2 ** (HSHTT)
- GV mời HS đọc đề bài.
- Nêu lại cách tính diện tích hình thang?
- Gợi ý HS dựa vào CT để tính chiều cao hình thang.
- Yêu cầu HS khá làm bài tập và trình bày kết quả.
- GV nhận xét.
Bài 3: 
Yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài tập.
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- Cần thực hiện thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV theo dõi giúp đỡ HS. Gọi HS nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét bài làm của HS.
3. Củng cố dặn dò:
- Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật ? S hình vuông ? S hình thang ?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS thực hiện.
- 1 HS đọc đề bài toán, HS cả lớp đọc thầm.
- HS tóm tắt bải toán.
1 HS làm bài trên bảng lớp. HS cả lớp làm vào vở.
 Bài giải:
Chiều rộng của nền nhà là :
8 = 6(m)
Diện tích của nền nhà :
6 8 = 48 (m2) hay 4800 dm2.
Mỗi viên gạch có diện tích là :
4 4 = 16 (dm2)
Số viên gạch cần để nát nền nhà:
4800 : 16 = 300 ( viên) 
Số tiền dùng để mua gạch là.
20000 300 = 6000000 ( đồng).
 Đáp số: 6000000 đồng.
- Đọc bài.
- HS nêu: S ht = ( a+ b ) h : 2
HS nêu : h = S ht 2 : ( a + b ) 
 Bài giải :
Cạnh của mảnh đất hình vuông là:
 96 : 4 = 24 (m).
Diện tích mảnh đất hình vuông hay chính là diện tích mảnh đất hình thang là:
 24 24 = 576 (m2)
Chiều cao của mảnh đất hình thang là :
 576 : 36 = 16 (m)
Tổng hai đáy của hình thang là:
 36 2 =72 (m)
Độ dài đáy lớn của hình thang là:
 ( 72 + 10 ) : 2 = 41 (m)
Độ dài đáy bé của hình thang là:
 72 – 41 = 31 (m)
 ĐS : 16 m ; 41 m ; 31 m
 - Đọc bài.
- HS làm bài tập 3:
 Bài giải:
Chu vi của hình chữ nhật ABCD là:
 ( 28 + 84 ) 2 = 224(cm).
Diện tích của hình thang EBCD là:
 ( 28 + 84 ) 28 : 2 = 1568 ( cm2) 
BM = MC = AD : 2 = 18 : 2 = 14 (cm)
Diện tích của hình tam giác vuông EBM là :
 28 14 : 2 = 196(m2)
Diện tích của hình tam giác vuôngCDM là:
 84 14 : 2 = 588(cm2)
Diện tích của hình tam giác EMD là .
 1568 – 196 – 588 = 784 (cm2 ).
 Đáp số: a) 224 cm ; 
 b) 1568 cm2 ; 
 c) 784 cm2.
___________________________________ 
Luyện tự và câu:
 Tiết 67: MỞ RỘNG VỐN TỪ: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN(Giảm tải)
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
DẤU HAI CHẤM-DẤU NGOẶC KÉP
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về dấu hai chấm, tác dụng của dấu hai chấm: để dẫn lời nói trực tiếp; dẫn lời giải thích cho điều đã nêu trước đó.
- Củng cố kĩ năng sử dụng dấu hai chấm.
- Nắm được tác dụng của dấu ngoạc kép.
	II. Đồ dùng dạy học: Giấy A3
 III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tác dụng của dấu hai chấm, dấu ngoặc kép?
- Nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn ôn tập:
Bài 1: Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong mỗi câu sau:
a. Bình nói:
- Tớ không đi chơi được vì tớ phải trông em.
b. Trong vườn nhà ông em có đủ thứ rau: rau muống, rau ngót, rau đay, rau mồng tơi
- Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
- Mời HS nêu nội dung ghi nhớ về dấu hai chấm.
- GV treo bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu hai chấm, mời một số HS đọc lại.
- Cho HS suy nghĩ, phát biểu.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: Có thể đặt dấu hai chấm vào chỗ nào trong các câu sau:
a) Thầy ôn tồn giải thích
- “ Lá lành đùm lá rách” là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.
b) Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn cơm trắng, dẻo và không có cháy.
- Mời 1 HS đọc nối tiếp nội dung bài tập 2, cả lớp theo dõi.
- GV hướng dẫn: Các em đọc thầm từng câu văn, xác định chỗ dẫn lời trực tiếp hoặc báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích để đặt dấu hai chấm.
- Cho HS trao đổi nhóm 2.
- Mời một số HS trình bày kết quả. 
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bài 3: Em hãy viết một đoạn văn ngắn 4 đến 5 câu có sử dụng dấu hai chấm.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS nhớ lại tác dụng của dấu hai chấm : (để dẫn lời nói trực tiếp; dẫn lời giải thích cho điều đã nêu trước đó.) để làm bài.
- Cho HS làm bài cá nhân vào giấy A3.
- Mời một số em trình bày. 
- Các HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 4: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về quyền của trẻ em(trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép để dẫn lời nói trực tiếp hoặc đánh dấu những từ ngữ có ý đặc biệt.) 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài giấy A3.
- Mời một số HS nối tiếp trình bày.
- GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
- Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép dùng làm gì trong câu?
- Nhận xét giờ học, dặn HS tiếp tục ôn tập các dấu câu.
- HS nêu ý kiến.
- HS nêu yêu cầu bài.
- Đọc bài.
- HS thảo luận theo cặp phát biểu.
*Lời giải :
Câu văn
Tác dụng của dấu hai chấm
Câu a
-Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
Câu b
-Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
- Nêu yêu cầu.
- HS đọc bài trao đổi theo cặp.
- Nêu ý kiến trình bày bài.
*Lời giải:
a) Thầy ôn tồn giải thích:
- “ Lá lành đùm lá rách” là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.
- Dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vât.
b) Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn: cơm trắng, dẻo và không có cháy.
-Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS nghe hướng dẫn.
- HS làm bài cá nhân vào giấy A3.
- Một số em trình bày. 
1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
- HS làm bài vào giấy A3.
- Một số HS nối tiếp trình bày.
- Cả lớp nhận xét.
 _________________________________
Chính tả:
Tiết 34: SANG NĂM CON LÊN BẢY
	I. Mục tiêu:
- Nhớ-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài thơ 5 tiếng.
- Tìm đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn và viết hoa đúng các tên riêng đó (BT2); viết được một tên cơ quan, xí nghiệp, công ti, ở địa phương (BT3).
	II. Đồ dùng dạy-học:
	- Bảng nhóm (Giấy A3)
	III. Các hoạt động dạy-học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp tên một số các cơ quan, tổ chức ở bài 9 trang 147 SGK.
- Nhận xét chữ viết của HS.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn viết chính tả:
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài Sang năm con lên bảy.
+ Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên?
+ Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
- Yêu cầu HS tìm các từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS luyện viết các từ đó.
- Nhắc HS lưu ý lùi vào 2 ô viết rồi mới chữ đầu dòng thơ. Giữa hai khổ thơ để cách một dòng.
- Yêu câu HS viết bài.
- Soát lỗi, nhận xét bài.
c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV hỏi: Đề bài yêu cầu em làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
Gợi ý HS: Kẻ vở làm 2 cột. Cột bên trái ghi các tên viết chưa đúng, cột bên phải ghi tên viết đúng.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hỏi: khi viết tên các cơ quan, xí nghiệp, công ty em viết như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét – bổ sung.
3. Củng cố dặn dò:
- Hãy nhắc lại cách viết tên các cơ quan xí nghiệp, công ti?
- Nhận xét tiết học, dặn HS về học bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng.
- 3HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- Thế giới tuổi thơ sẽ không còn nữa khi ta lớn lên. Sẽ không còn những thế giới tưởng tượng, thần tiên trong những câu chuyện thần thoại, cổ tích.
- Con người tìm thấy hạnh phúc ở cuộc đời, do chính hai bàn tay mình gây dựng nên.
- HS tìm và nêu các từ khó.
- 1 em đọc cho 2 bạn viết bảng lớp.
- HS theo dõi.
- HS viết bài.
- HS soát nỗi chính tả.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm bài vào bảng nhóm, đại diện các nhóm lên trình bày, HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Tên cơ quan, xí nghiệp, công ty được viết hoa các chữ cái đầu mỗi tiếng.
_________________________________
Địa lí:
Tiết 34 : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
I. Mục tiêu: 
- Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới.
- Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế (một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
II. Đồ dùng dạy học 
 - GV: Bản đồ Thế giới. 
III. Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài: 
b. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- GV cho cả lớp thảo luận các câu hỏi:
+ Châu Á tiếp giáp với các châu lục và đại dương nào?
+ Nêu một số đặc điểm về dân cư, kinh tế của châu Á?
+ Nêu những đặc điểm tự nhiên của châu Phi?
c. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- Phát phiếu học tập cho mỗi nhóm. Nội dung phiếu như sau:
+ Nêu một số đặc điểm chính về Liên Bang Nga.
+ Hoa Kì có đặc điểm gì nổi bật?
+ Hãy kể tên những nước láng giềng của Việt Nam?
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương những nhóm thảo luận tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu ý kiến nhận xét của em về các nước trên thế giới?
- GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về học bài để giờ sau kiểm tra.
- HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- HS nối tiếp nhau trình bày kết quả.
- HS trong nhóm trao đổi để thống nhất kết quả rồi điền vào phiếu.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS viết bài vào vở.
_________________________________________________________
 Ngày soạn: 2/5/2016
 Ngày giảng: Thứ tư ngày 4/5/2016
Toán:
 Tiết 168: ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ.
 I. Mục tiêu.
Biết đọc số liệu trên b iểu đồ, bổ sung tư liệu trong một bảng thống kê số liệu. Bài 1, bài 2 (a), bài 3(tr173)
 II. Đồ dùng dạy học:
 III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ.
- Mời HS nêu QT và CT tính chu vi và diện tích các hình?
- GV kiểm tra nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó cho 2 HS ngồi cùng bàn làm bài một HS hỏi HS kia trả lời sau đó đổi lại .
- GV cho HS trình bày từng câu hỏi và câu trả lời trước lớp. GV nhận xét.
Bài 2a.Yêu cầu HS đọc phần a.
-Lớp 5a có bao nhiêu bạn thích ăn táo ?
- GV HD cách ghi của 4 HS thích ăn táo 
- GV tất cả có bao nhiêu gạch , mỗi cụm biểu diễn mấy HS.?
- GV mời HS nhận xét, GV nhận xét và chữa bài.
Bài 2b: HD tương tự bài 2a.( HSHTT)
- GV nhận HS .
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài .
- Nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
- Muốn đọc các số liệu chính xác trên biểu đồ em cần phải làm gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS phát biểu.
- HS đọc đề bài và làm bài tập :
a; Có 5 HS trồng cây .
+ Bạn Lan trồng được 3 cây. 
+ Bạn Hoà trồng được 2 cây.
+ Bạn Liên trồng được 5 cây.
+ Bạn Mai trồng được 8 cây.
+ Bạn Dũng trồng được 4 cây .
b; Bạn trồng được ít nhất là bạn Hoà (2 cây )
c; Bạn trồng được nhiều cây nhất là bạn Mai 8 cây.
d; Các bạn Liên 5 cây, Bạn Mai 8 cây trồng được nhiều hơn bạn dũng 5 cây.
e; Bạn Hoà và Lan trồng được cây hơn bạn Liên.
- HS đọc đề bài 
+ Lớp 5a có 8 bạn thích ăn táo.
+ Ghi thành 2 cụm kí hiệu cụm thứ nhất gồm 4 gạch thẳng và 1 gạch chéo đi qua cả 4 gạch thẳng ; cụm thứ 2 là 3 gạch thẳng .
+ HS : 2 cụm có 8 gạch ,cụm 1 có 5 gạch biểu diễn 5 HS . Cụm 2 có 3 gạch biểu diễn 3 HS, tổng só 8 gạch biểu diễn 8 HS.
- 1 HS lên bảng lớp làm, dưới lớp làm vào vở .
- HS nhận xét cả lớp theo dõi và bổ sung.
2b – HS làm như phần a.
- HS đọc đề bài và làm bài tập .
Số HS thích chơi bóng đá có tỉ số phần trăm lớn nhất nên sẽ có nhiều HS thích chơi bóng đá nhất .Số HS thích chơi bóng đá là 25 em . Khoanh tròn vào đap án C.
____________________________________ 
Tập đọc:
 Tiết68: NẾU TRÁI ĐẤT THIẾU TRẺ CON
 I. Mục tiêu
- Đọc diễn cảm bài thơ, nhấn giọng được ở những chi tiết, hình ảnh thể hiện tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.
- Hiểu ý nghĩa: Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
* Giáo dục quyền trẻ em và giới cho học sinh.
 II.Đồ dùng dạy hoc
	* Tranh minh hoạ trang 153, SGK.
	III. Các hoạt động dạy-học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS đọc lớp học trên đường và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét HS.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn luyện đọc: 
- Yêu cầu 1 HS đọc.
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ, GV chú ý sửa nỗi phát âm , ngắt giọng cho từng HS.( 2 lần )
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc.
c. Tìm hiểu bài:
- Nhân vật tôi và nhân vật anh trong bài thơ là ai? 
- Tại sao chữ anh lại được viết hoa?
- Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào?
+)Rút ý 1: 
- Tranh vẽ của các bạn có gì ngộ nghĩnh?
- Ba dòng thơ cuối là lời nói của ai?
- Em hiểu ba dòng thơ cuối đó như thế nào?
+)Rút ý 2:
- Nội dung bài nói lên điều gì?
c. Thi đọc diễn cảm:
- Yêu cầu HS đọc nói tiếp từng khổ thơ. Cả lớp tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 2 và 3:
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Bài thơ muốn gửi đến chúng ta điều
 gì ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về ôn tập tất cả các bài tập đọc từ kì II.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc và lần lượt trả lời từng câu hỏi theo SGK.
- 1 HS đọc cho cả lớp nghe.
- HS luyện đọc theo yêu cầu.
- 1 HS đọc cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc nối tiếp đọc 2 vòng.
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS cùng trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Nhân vật tôi là nhà thơ Đỗ Trung Lai; nhân vật anh là phi công vũ trụ Pô - pốp.
- Viết hoa chữ anh là để bày tỏ lòng kính trọng phi công vũ trụ Pô - pốp đó hai lần được phong danh hiệu anh hùng Liên Xô.
- Cảm giác thích thú được bộc lộ qua các chi tiết:
+ Qua lời mời xem tranh.
+ Qua các từ ngữ thể hiện thái độ ngạc nhiên sung sướng.
+ Qua vẻ mặt.
+) Sự thích thú của vị khách về phòng tranh.
- Các bạn vẽ đầu phi công vũ trụ Pô - pốp rất to, đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt, trông đó tô rất nhiều sao trời. Ngựa xanh nằm trên cỏ, ngựa hồng nằm trên lửa, mọi người đều quàng khăn đỏ, các anh hùng là những đứa trẻ lớn hơn.
- Ba dòng thơ cuối bài là lời của anh hùng Pô - pốp nói với nhà thơ Đỗ Trung Lai.
- Nếu không có trẻ em mọi hoạt động trên trái đất đều vô nghĩa 
+) Tranh vẽ của các bạn nhỏ rất ngộ nghĩnh.
- 4 HS đọc 4 đoạn thơ, nêu cách đọc hay
+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.
- 3 đến 5 HS thi luyện đọc.
______________________________________
Tiếng Anh:
(Cô Thương soạn giảng)
_____________________________________
Tập làm văn:
Tiết 67: TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
	I. Mục tiêu:
 	 - Nhận biết và sửa được lỗi trong bài văn; viết lại được một đoạn văn cho đúng 
hoặc hay hơn.
	II. Đồ dùng dạy-học: Bài văn của HS đã nhận xét.
	III. Các hoạt động dạy-học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét dàn ý bài tả người của HS.
- Nhận xét ý thức học của HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Nhận xét chung bài làm của HS:
- Gọi HS đọc lại đề tập làm văn.
- Nhận xét chung về bài của HS.
* Ưu điểm:
+ HS hiểu bài, viết đúng yêu cầu của đề như thế nào?
+ Bố cục của bài văn.
+ Diễn đạt câu, ý.
+ Dùng từ nhữ, hình ảnh sinh động làm nổi bật lên vẻ đẹp của cảnh vật được tả.
* Nhược điểm:
+ GV nêu lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày văn bản, lỗi chính tả.
+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến, yêu cầu thảo luận, phát hiện lỗi, tìm cách sửa lỗi.
- Trả bài cho HS.
c. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự chữa bài của mình trao đổi với bạn bên cạnh về nhận xét của GV.
- GV đi giúp đỡ từng cặp HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Gợi ý HS viết lại HS khi:
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.
+ Đoạn văn diễn đạt chưa rõ ý.
+ Đoạn văn dùng từ chưa hay.
+ Mở bài kết bài đơn giản.
+ Đoạn văn chưa sử dụng phép so sánh hoặc nhân hoá.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà mượn bài của bạn viết tốt để đọc và viết lại bài văn.
- Dăn HS chuẩn bị bài sau.
- 3 HS mang vở lên cho GV nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Lắng nghe.
- Xem lại bài của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi để cùng chữa bài.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình.
____________________________________
Hoạt động giáo dục kĩ thuật:
Tiết 34: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN 
I. Mục tiêu: 
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được một mô hình tự chọn.
Với HS khéo tay:
 - Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn.
 - Có thể lắp được mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong SGK.
II. Tài liệu phương tiện: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. Tiến trình:	
	Nhóm trưởng lên lấy đồ dùng.
 A. HĐ cơ bản: 
1. Khởi động:
2. Giới thiệu bài:
3. Học sinh đọc mục tiêu:
4. Bài mới:
 Hoạt động 1: GV cho HS nêu những mô hình mà các em thích.
 - Vì sao các em thích? Các em có thể lắp ghép được không?
 B. HĐ thực hành: 
Hoạt động 1: HS thực hành lắp mô hình đã chọn:
 + Chọn chi tiết
 + Lắp từng bộ phận
 + Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh
Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm:
- Nêu tiêu chuẩn đánh giá.
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.
- Nhắc HS tháo rời chi tiết và để vào đúng vị trí các ngăn hộp.
C. HĐ ứng dụng: 
- Vận dụng tự lắp ghép đồ chơi mô hình.
D. Đánh giá: Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị gìơ sau tiếp tục lắp ghép mô hình tự chọn.
- HS nêu ý kiến.
- Chọn chi tiết và lắp ghép.
- Trưng bày sản phẩm
- Nhận xét
_________________________________________________________________
 Ngày soạn: 3/5/2016
 Ngày giảng: Thứ năm ngày 5 /5/2016
Hoạt động giáo dục thể chất:
(Thầy Đăng soạn giảng)
_____________________________________
Toán:
Tiết 169: LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ.
- Biết vận dụng để tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính. Bài 1, bài 2, bài 3(tr175)
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS -Nêu quy tắc tính diện tích hình thang.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Luyện tập:
 Bài 1 (175): 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS nêu cách làm.
- Cho HS tự làm bài.
- GV nhận xét.
Bài 2 (175): 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS tự làm bài.
- GV nhận xét.
Bài 3 (175): 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Gọi HS nêu cách làm. 
- Cho HS tự làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
 Bài 4*(175): (HSHTT)
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 5*: (HSHTT)
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn cách làm.
- Cho HS tự làm bài.
- GV nhận xét sửa sai
3. Củng cố dặn dò: 
- Gọi HS nêu lại bài
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
- 2 HS nêu.
- 1 HS đọc
- 1HS nêu
- HS làm vào bảng con
a. 85793 – 36841 + 3826 
 = 48952 + 3826
 = 52 778
b. 
c. 325,97 + 86,54 + 103, 46 
 = 412,51 + 103,46 = 515,97
- 1 HS đọc.
- HS làm bảng con:
a. x + 3,5 = 4,72 + 2,28 b. x – 7,2 = 3,9 + 2,5
 x + 3,5 = 7 x – 7,2 = 6,4
 x = 7 – 3,5 x = 6,4 + 7,2
 x = 3,5 x = 13,6
- 1 HS nêu
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. 
Bài giải:
Độ dài đáy lớn của mảnh đất hình thang là:
 150 = 250 (m)
Chiều cao của mảnh đất hình thang là:
 250 = 100 (m)
Diện tích mảnh đất hình thang là:
 (150 + 250) 100 : 2 = 20 000 (m2)
 20 000

File đính kèm:

  • docTUAN 34(15-16).doc