Giáo án Mỹ thuật 5 - Lê Khánh Điệp - Bài 11-15

I/ Mục tiêu :

Yêu cầu cần đạt :

- Về kiến thức :- Hiểu được đặc điểm hình dáng của một số dáng người đang hoạt động.

- Về kỹ năng :- Nặn được một, hai dáng người đơn giản.

 - Về thái độ :- Cảm nhận được vẽ đẹp của các bức tượng thể hiện về con người.

 * Học sinh khá giỏi :- Hình nặn cân đối, giống hình dáng người đang hoạt động.

II/ Chuẩn bị :

 1) Giáo viên :- SGV, SGK

 - Tranh ảnh về các dáng người đang hoạt động.

 - Đất nặn

 2) Học sinh :- SGK, đất nặn

 - Dụng cụ học nặn

 III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :

 -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra đồ dùng học tập.

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 5 - Lê Khánh Điệp - Bài 11-15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	: 11	Ngày : 
BÀI 11	:	 Vẽ tranh đề tài
NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11
I/ Mục tiêu : 
Yêu cầu cần đạt :
 - Về kiến thức:- Hiểu được cách chọn nội dung và cách vẽ tranh đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam. 
- Về kỹ năng :- Vẽ được tranh về đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam.
- Về thái độ :- Yêu quý và kính trọng thầy giáo, cô giáo
* Học sinh khá giỏi : Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên : - SGV, SGK
 - Một số bài vẽ của HS các lớp trước.
 2) Học sinh : - SGK,vở tập vẽ
	 - Dụng cụ học vẽ
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Để tỏ lòng biết ơn của Hs với các thầy cô giáo, hôm nay chúng ta vẽ tranh về đề tài :Ngày nhà giáo Việt Nam 20 -11
* Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài
GV nêu yêu cầu :
- Em hãy kể lại những hoạt động kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 của trường, lớp mình. 
(Hs tăïng hoa cô giáo, lễ kỉ niệm 20/11, tiết học tốt chào mừng 20/11…)
- Không khí trong ngày nhà giáo VN như thế nào ? Có những họat động gì? Màu sắc ra sao?
( Quang cảnh đông vui nhộn nhịp, màu sắc rực rỡ…)
- Em hãy miêu tả môït số dáng người trong ngày lễ
- em sẽ chọn họat động nào để vẽ tranh.
* Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh
- Cho Hs xem một số tranh đề tài Ngày Nhà Giáo VN.
Đặt câu hỏi để Hs nhận ra cách vẽ :
+ Để vẽ tranh đề tài Ngày Nhà giáo VN 20-11, trước hết em phải làm gì?
+ Khi tìm được ý tưởng :
+ Vẽ hình ảnh chính trước (vẽ rõ nội dung) 
+ Vẽ hình ảnh phụ sau (Cho tranh sinh động )
+ Vẽ màu tươi sáng
- Cho HS nhận xét các bức tranh và hình tham khảo để các em nhận ra các hình ảnh phụ và cách sử dụng màu sắc để tranh sinh động, tươi vui.
- Nhắc HS không vẽ quá nhiều hình ảnh hoặc hình ảnh quá nhỏ sẽ làm cho bố cục tranh rườm rà, vụn vặt
* Hoạt động 3 : Thực hành
- Gợi ý các nhóm tìm nội dung khác nhau về đề tài này.
- GV đến từng bàn gợi ý thêm cho HS về cách sắp xếp các hình ảnh, cách vẽ hình, vẽ màu. 
- Góp ý cụ thể để những Hs còn lúng túng hoàn thành được bài vẽ.
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
-Gv cùng cầu Hs chọn một số bài gợi ý nhận xét, xếp loại. 
- Gv nhận xét chung, tuyên dương 
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau: Mẫu vẽ có 2 vật
û lời câu hỏi
- Hs kể một số hoạt động về 20 -11
- Hs nhận ra cách vẽ
- Hs quan sát Gv minh hoạ
- Hs vẽ vào vở tập vẽ 
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 12	Ngày : 
BÀI 12	:	 Vẽ theo mẫu: MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU
I/ Mục tiêu : 
Yêu cầu cần đạt :
- Về kiến thức :- Hiểu hình dáng, tỉ lệ và đậm nhạt đơn giản ở hai vật mẫu.
- Về kỹ năng :- Biết vẽ mẫu có hai vật mẫu; vẽ được hình hai vật mẫu có đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu.
- Về thái độ :- Quan tâm, tìm hiểu và yêu quý đồ vật xung quanh.
* Học sinh khá giỏi:- Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên :- SGV, SGK
	 - Mẫu vẽ
 - Một số bài vẽ của HS các lớp trước.
 2) Học sinh :- SGK,vở tập vẽ
	 - Dụng cụ học vẽ
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Chỉ hai vật mẫu
=> Giới thiệu bài học.
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
Yêu cầu Hs quan sát mẫu và đặt câu hỏi :
+ Tỉ lệ chung của mẫu và tỉ lệ giữa hai vật mẫu.
+ Vị trí của các vật mẫu. 
+ Hình dáng của từng vật mẫu.
+ ĐoÄ đậm nhạt chung của mẫu và độ đậm nhạt của từng vật mẫu
=> Tóm ý
* Hoạt động 2 : Cách vẽ 
- GV gợi ý bằng các câu hỏi về cách vẽ.
Dựa trên các ý trả lời của HS, GV sửa chữa, bổ sung cho đầy đủ, kết hợp với vẽ lên bảng theo thứ tự các bước :
+ Vẽ khung hình chung và khung hình của từng vật mẫu 
(chiều cao, chiều ngang).
+ ước lượng tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu, sau đó vẽ nét chính bằng các nét thẳng. 
+ Vẽ nét chi tiết, chỉnh hình cho giống mẫu.
+ Phác các mảng đậm, mảng nhạt.
+ Vẽ đậm nhạt và hoàn chỉnh bài vẽ 
Cho Hs xem một số bài vẽ của HS.
* Hoạt động 3 : Thực hành
- GV đến từng bàn nhắc nhở HS thường xuyên quan sát mẫu và gợi ý cho những em còn lúng túng khi thực hành (gợi ý cách vẽ khung hình chung, khung hình của từng vật mẫu và xác định tỉ lệ các bộ phận cho hình vẽ
cân đối, hợp lí,...). 
- Yêu cầu HS nhìn mẫu để vẽ và chú ý đến đặc điểm riêng của mẫu ở những vị trí quan sát khác nhau.
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn một số bài đã hoàn thành và gợi ý HS nhận xét, xếp loại về :
+ BoÁ cục
+ Hình, nét vẽ
+ Đậm nhạt
- Gv nhận xét chung, tuyên dương 
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau: Chuẩn bị đất nặn : Nặn dáng người
û lời câu hỏi
- Hs quan sát trả lời câu hỏi
- Hs nhận ra cách vẽ
- Hs quan sát Gv minh hoạ
- Hs vẽ vào vở tập vẽ 
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 13	Ngày : 
BÀI 13	:	Tập nặn tạo dáng: NẶN DÁNG NGƯỜI
I/ Mục tiêu : 
Yêu cầu cần đạt :
- Về kiến thức :- Hiểu được đặc điểm hình dáng của một số dáng người đang hoạt động.
- Về kỹ năng :- Nặn được một, hai dáng người đơn giản.
 	- Về thái độ :- Cảm nhận được vẽ đẹp của các bức tượng thể hiện về con người.
 * Học sinh khá giỏi :- Hình nặn cân đối, giống hình dáng người đang hoạt động.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên :- SGV, SGK
	 - Tranh ảnh về các dáng người đang hoạt động.
 - Đất nặn
 2) Học sinh :- SGK, đất nặn
	 - Dụng cụ học nặn
 III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Khi hoạt động dáng người luôn thay đôỉ. để hiểu được điều đó, hôm nay chúng ta sẽ tập nặn tạo dáng : Nặn dáng người
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh về dáng người và đặt câu hỏi: 
- Nêu các bộ phận chính của cơ thể con người.
( Đầu, mình, tay, chân..)
- Mỗi bộ phận cơ thể người có dạng hình gì ? 
( Đầu: khối tròn; Thân: khối chữ nhật ; Tay, chân : khối trụ)
- Nêu một số dáng hoạt động của con người.
( Chạy, nhảy, đi, đứng, ngồi …)
- Nhận xét về tư thế của các bộ phận cơ thể người ở một số 
dáng hoạt động.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách nặn
- GV nêu các bước nặn và nặn mẫu :
+ Nặn các bộ phận chính trước, nặn các chi tiết sau rồi ghép, dính và chỉnh sửa lại cho cân đối.
+ CoÙ thể nặn hình người từ một thỏi đất và nặn thêm các chi tiết như tóc, mắt, áo,... rồi tạo dáng theo ý thích.
- Gv gợi ý Hs sắp xếp các hình nặn theo đề tài.
Ví dụ : kéo co, đấu vật, bơi thuyền,...
* Hoạt động 3 : Thực hành
- Cho HS nặn theo nhóm
-Hs có thể vẽ trước một vài dáng người trên giấy nháp để chọn dáng nào đẹp, sinh động trứơc khi nặn
- Gv gợi ý nặn từng dáng người hoặc nhóm người ví dụ:
 người đứng, người ngồi,... nặn nhiều người trong cùng một họat động : kéo co, đấu vật
- Hs thực hành, GV góp ý, hướng dẫn thêm cho từng em ; khuyến khích các em tìm dáng người và cách nặn khác nhau 
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- GV cùng Hs chọn một số bài đã hoàn thành và gợi ý Hs nhận xét, xếp loại về :
+ Tỉ lệ của hình nặn (hài hoà, thuận mắt).
+ Dáng hoạt động (sinh động, ngộ nghĩnh).
- Gv nhận xét chung, tuyên dương 
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau: Trang trí đường diềm ở đồ vật
û lời câu hỏi
- Hs quan sát trả lời câu hỏi
- Hs nhận ra cách nặn
- Hs quan sát Gv minh hoạ
- Hs nặn theo nhóm 
- Hs tìm ra bài nặn đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 14	Ngày : 
BÀI 14	:	 Vẽ trang trí
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Ở ĐỒ VẬT
I/ Mục tiêu 
Yêu cầu cần đạt :
 	- Về kiến thức:- Hiểu cách trang trí đường diềm ở đồ vật.
 	 - Về kỹ năng :- Biết cách trang trí và vẽ được đường diềm vào đồ vật.
 	 - Về thái độ :- Tập HS có tính tích cực suy nghĩ, sáng tạo trong tạo hình nghệ thuật. 
* Học sinh khá giỏi :- Chọn và sắp xếp hoạ tiết đường diềm cân đối phù hợp với đồ vật, tô màu đều, rõ hình trang trí.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên :- SGV, SGK
 - Sưu tầm một số đồ vật có trang trí đường diềm.
 - Một số bài vẽ đường diềm ở đồ vật của HS lớp trước. 
 2) Học sinh :- SGK, vở tập vẽ
	 - Dụng cụ học nặn
 III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Có nhiều cách để trang trí đồ vật, hôm nay chúng ta sẽ dùng đường diềm để trang trí đó cũng chính là nội dung của bài học này.
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
- Giới thiệu một số đồ vật có trang trí đường diềm và các hình tham khảo ở SGK. Đặt câu hỏi :
+ Đường diềm thường được dùng để trang trí cho những đồ vật nào ?
( Túi xách, chén, bát, đĩa..)
- Có thể sử dụng những họa tiết nào để t/ trí đường diềm ?
( Hoa lá, côn trùng, chim thú…)
Cho Hs xem hai cách trang trí đường diềm, đặt câu hỏi: 
- Các họa tiết ở đường diềm được sắp xếp như thế nào ?
(+Hoạ tiết giống nhau thì sắp xếp lặp đi lặp lại 
 +Hoạ tiết khác nhau thì sắp xếp xen kẽ )
* Hoạt động 2 : Cách trang trí
Cho Hs xem gợi ý cách vẽ đường diềm. Gv minh hoạ 
+ Tìm vị trí phù hợp để vẽ đường diềm ơÛ đồ vật và kích thước của đường diềm, kẻ hai đường thẳng hoặc hai đường cong cách đều.
+ Chia các khoảng cách để vẽ hoạ tiết.
+ Tìm hình mảng và vẽ hoạ tiết.
+ Vẽ màu theo ý thích ở hoạ tiết và nền.
- Có thể trang trí cho đồ vật bằng một, hai hoặc nhiều đường diềm nhưng cần phải sắp xếp sao cho cân đối, hài hoà với hình dáng đồ vật.
- Gv cho Hs xem bài vẽ của Hs năm trước
* Hoạt động 3 : Thực hành
 - GV gợi ý cụ thể hơn cho những HS còn lúng túng để các em có thể hoàn thành bài. Có thể gợi ý một số hoạ tiết để các em lựa chọn và sắp xếp vào đường diềm.
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
GV cùng HS lựa chọn một số bài đẹp và chưa đẹp và gợi ý HS nhận xét, xếp loại về :
+ Cách bố cục (hài hoà, cân đối).
+ Vẽ hoạ tiết (đều, đẹp).
+ Vẽ màu (có đậm, có nhạt).
- Gv nhận xét chung về tiết học.Tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau: Sưu tầm tranh ảnh về quân đội
û lời câu hỏi
- Hs quan sát trả lời câu hỏi
- Hs nhận ra cách vẽ
- Hs quan sát Gv minh hoạ
- Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 15	Ngày : 
BÀI 15	:	 Vẽ tranh đề tài: QUÂN ĐỘI
I/ Mục tiêu :
Yêu cầu cần đạt :
 - Về kiến thức :- Hiểu một vài hoạt động của bộ đội trong chiến đấu, sản xuất và trong sinh hoạt hằng ngày.
 - Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài Quân đội.
- Về thái độ :- Thêm quan tâm, yêu quý các cô, các chú bộ đội.
	 * Học sinh khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên : - SGV, SGK
Tranh về đề tài Quân đội của thiếu nhi.
 2) Học sinh : - SGK, vở tập vẽ
	 - Dụng cụ học vẽ
 III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
- Hình ảnh quân đội được các nhà thơ, nhà văn, nhà hoạ sĩ làm đề tài sáng tác.Hôm nay, chúng ta sẽ vẽ tranh vêø đề tài này: Đề tài quân đội 
* Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài
Giới thiệu một số tranh ảnh về đề tài Quân đội và đặt câu hỏi :
+ Tranh vẽ về đề tài Quân đội thường có hình ảnh chính là gì? ( Các cô, chú bộ đội )
+ Trang phục (mũ, quần, áo) của quân đội giữa các binh chủng như thế nào ?.
+ Hãy kể các trang bị vũ khí và phương tiện của quân đội, 
( Súng, xe, pháo, máy bay…)
+ Em thấy cô, chú bộ đội ở đâu và đang làm gì?
( Gặt lúa, chống bão, vui chơi với thiếu nhi, đứng gác,,, )
- Gv cho Hs nhớ lại các h/ ảnh màu sắc, không gian cụ thể.
+ Em sẽ hình ảnh gì trong tranh của mình?
* Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh
- Cho HS xem hình gợi ý cách vẽ để các em nhận ra cách vẽ tranh :
+ Vẽ hình ảnh chính là các cô, các chú bộ đội trong một hoạt động cụ thể nào đó (tập luyện, chống bão lụt,...).
+ Vẽ các hình ảnh phụ sao cho phù hợp với nội dung (bãi tập, nhà, cây, núi, sông, xe, pháo)
 + Vẽ màu có đậm, có nhạt phù hợp với nội dung đề tài.
- Cho Hs nhận xét về cách sắp xếp hình ảnh, cách vẽ hình, vẽ màu ở một số bức tranh để HS nắm vững kiến thức. 
- Gv cho Hs xem tranh của các em Hs năm trước 
* Hoạt động 3 : Thực hành
 - Nhắc Hs vẽ theo từng bước như đã hướng dẫn ở các bài trước.
- Gv bao quát lớp, gợi ý, hướng dẫn bổ sung, đặc biệt là đối với những Hs còn lúng túng về cách chọn đề tài và cách vẽ. 
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
GV cùng HS lựa chọn một số bài đẹp và chưa đẹp và gợi ý HS nhận xét, xếp loại về :
+ Nội dung (rõ chủ đề). 
+ BôÁ cục (có hình ảnh chính, hình ảnh phụ).
+ Hình vẽ, nét vẽ (sinh động).
+ Màu sắc (hài hoà, có đậm, có nhạt).
- Gv nhận xét chung về tiết học.Tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau: Vẽ theo mẫu “ Mẫu vẽ có 2 vật “
û lời câu hỏi
- Hs quan sát trả lời câu hỏi
- Hs nhận ra cách vẽ
- Hs quan sát Gv minh hoạ
- Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 

File đính kèm:

  • docK5 Bai 11 - Bai 15.doc