Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2015-2016

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Hướng dẫn HS nhớ – viết:

- Mời 1-2 HS đọc thuộc lòng bài thơ.

- Cho HS cả lớp nhẩm lại 3 khổ thơ để ghi nhớ.

- GV nhắc HS chú ý những từ khó, dễ viết sai

- Nêu nội dung chính của bài thơ?

- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài:

+ Bài gồm mấy khổ thơ?

+ Trình bày các dòng thơ như thế nào?

+ Những chữ nào phải viết hoa?

- HS tự nhớ và viết bài.

- Hết thời gian GV yêu cầu HS soát bài.

- GV thu một số bài để nhận xét.

c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:

* Bài 2:

- Mời một HS nêu yêu cầu.

- GV cho HS làm bài. Gạch dưới những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu, giải thưởng; nêu cách viết hoa các cụm từ đó.

- GV phát phiếu riêng cho 3 HS làm bài.

- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. GV mời 3 HS làm bài trên phiếu, dán bài trên bảng lớp.

- Cả lớp và GV NX, chốt lại ý kiến đúng.

* Bài 3:

- Mời một HS nêu yêu cầu.

- GV gợi ý hướng dẫn HS làm bài.

- Cho HS làm bài theo nhóm 4.

- Mời đại diện một số nhóm trình bày.

- Cả lớp và GV NX, chốt lại ý kiến đúng.

 3. Củng cố dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.

 

doc26 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,906
 _________________________________
Luyện từ và câu:
Tiết 57: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
 (Dấu chấm, dấu hỏi, chấm than)
I. Mục tiêu:
- Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện (BT1); đặt đúng các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm (BT2); sửa được dấu câu cho đúng (NT3).
II. Đồ dùng dạy học: Bút dạ, bảng nhóm hoặc giấy A3.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Không
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. HD làm bài tập:
Bài 1 (110):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui.- GV gợi ý: BT 1 nêu 2 yêu cầu:
+ Tìm 3 loại dấu câu (dấu chấm, dấu hỏi, chấm than) có trong mẩu chuyện. Muốn tìm các em 
+ Nêu công dụng của từng loại dấu câu, mỗi dấu câu ấy được dùng để làm gì? 
- Cho HS làm việc cá nhân.
- Mời một số học sinh trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Hỏi HS về tính khôi hài của mẩu chuyện vui.
Bài 2 (111):
- Mời 1 HS đọc nội dung BT 2, cả lớp theo dõi.
+ Bài văn nói điều gì?
- GV gợi ý: Các em đọc lạ bài văn, phát hiện một tập hợp từ nào diễn đạt một ý trọn vẹn, hoàn chỉnh thì đó là câu. ; điền dấu chấm vào cuối tập hợp từ đó.
- GV cho HS trao đổi nhóm hai. GV phát phiếu cho 3 nhóm.
- Các nhóm làm vào phiếu dán lên bảng lớp và trình bày kết quả. 
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 3 (111):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài theo nhóm 4, ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
- Mời một số nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
Câu 1 là câu hỏi
Hai dấu? ! dùng ở dòng cuối là đúng. Dấu chấm hỏi dùng để diễn tả điều thắc mắc cần được giải đáp, dấu chấm than diễn tả cảm xúc của Nam.
Hỏi: Em hiểu Tỉ số chưa được mở là như thế nào?
3. Củng cố, dặn dò: 
- Dấu chấm? dấu chấm hỏi? dấu chấm than được dùng để làm gì?
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và CB bài sau.
- Đọc yêu cầu.
*Lời giải :
-Dấu chấm đặt cuối câu 1, 2, 9 ; dùng để kết thúc các câu kể. (câu 3, 6, 8, 10 cũng là câu kể, nhưng cuối câu đặt dấu hai chấm để dẫn lời nhân vật.
- Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu 7, 11 ; dùng để kết thúc các câu hỏi.
- Dấu chấm than đặt ở cuối câu 4, 5 ; dùng để kết thúc câu cảm (câu 4), câu khiến (câu 5).
- Vài em nêu..
- 1 em đọc.
*Lời giải:
Câu 2: Ơ đây, đàn ông có vẻ mảnh mai 
Câu 3: Trong mỗi gia đình
Câu 5: Trong bậc thang xã hội
Câu 6: Điều này thể hiện
Câu 7: Chẳng hạn, muốn tham gia 
Câu 8: Nhiều chàng trai mới lớn 
- Nêu yêu cầu
*VD về lời giải:
Nam : - Hùng này, bài kiểm tra TV và Toán hôm qua cậu được mấy điểm?
Hùng: - Vẫn chưa mở được tỉ số.
Nam: - Nghĩa là sao?
Hùng: - Vẫn đang hoà không – không.
Nam: ?!
- Nghĩa là Hùng được điểm 0 cả 2 bài kiểm tra Tiếng Việt và Toán.
_________________________________
Chính tả:
Tiết 29: ĐẤT NƯỚC
I. Mục tiêu:
- Nhớ-viết đúng CT 3 khổ thơ cuối bài Đất nước.
- Tìm được những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong BT2, BT3 và nắm được cách viết hoa những cụm từ đó.
II. Đồ dùng dạy học: Kẻ bảng phân loại để học sinh làm bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn HS nhớ – viết:
- Mời 1-2 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Cho HS cả lớp nhẩm lại 3 khổ thơ để ghi nhớ.
- GV nhắc HS chú ý những từ khó, dễ viết sai 
- Nêu nội dung chính của bài thơ?
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài:
+ Bài gồm mấy khổ thơ?
+ Trình bày các dòng thơ như thế nào?
+ Những chữ nào phải viết hoa?
- HS tự nhớ và viết bài.
- Hết thời gian GV yêu cầu HS soát bài.
- GV thu một số bài để nhận xét.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài 2:
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS làm bài. Gạch dưới những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu, giải thưởng; nêu cách viết hoa các cụm từ đó.
- GV phát phiếu riêng cho 3 HS làm bài.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. GV mời 3 HS làm bài trên phiếu, dán bài trên bảng lớp. 
- Cả lớp và GV NX, chốt lại ý kiến đúng.
* Bài 3:
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV gợi ý hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài theo nhóm 4.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV NX, chốt lại ý kiến đúng.
 3. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
- HS nêu ý kiến.
- HS theo dõi, ghi nhớ, bổ sung.
- HS nhẩm lại bài.
- HS trả lời câu hỏi để nhớ cách trình bày.
- 1 em nêu.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
- HS còn lại đổi vở soát lỗi.
- Nêu yêu cầu.
*Lời giải:
a) Các cụm từ:
- Chỉ huân chương: Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động.
- Chỉ danh hiệu: Anh hùng Lao động.
- Chỉ giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh.
b) NX về cách viết hoa: Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành các tên này đều được viết hoa. Nếu trong cụm từ có tên riêng chỉ người thì viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người.
- Nêu yêu cầu.
*Lời giải:
Anh hùng / Lực lượng vũ trang nhân dân
Bà mẹ / Việt Nam / Anh hùng
________________________________
Địa lí:
Tiết 29: CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC 
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS:
- Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của châu Đại Dương, châu Nam Cực:
+ Châu Đại Dương nằm ở bán cầu Nam gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở trung tâm và Tây Nam Thái Bình Dương.
+ Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực.
+ Đặc điểm của Ô- xtrây- li- a: khí hậu khô hạn, thực vật, động vật độc đáo.
+ Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới.
- Sử dụng quả Địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương, châu Nam Cực.
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương:
+ Châu lục có số d6an ít nhất trong các châu lục. 
+ Nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa; phát triển công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim,...
* Đối với HS HTT: Nêu được sự khác biệt của tự nhiên giữa phần lục địa Ô-xtrây-li-a với các đảo, quần đảo: lục địa có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa van; phần lớn các đảo có khí hậu nóng ẩm, có rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ.
II. Đồ dùng dạy hoc:
Bản đồ.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ:
- Dân cư Châu Mĩ sống tập trung ở đâu?
- GV nhận xét .
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Châu Đại Dương:
* Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn:
- HS dựa vào bản đồ, lược đồ và kênh chữ trong SGK, trả lời câu hỏi:
+ Châu Đại Dương gồm những phần đất nào?
+ Cho biết lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu Nam hay bán cầu Bắc?
+ Đọc tên và chỉ vị trí một số đảo, quần đảo thuộc châu Đại Dương?
- GV giới thiệu vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương trên quả Địa cầu
* Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên 
- Cho HS dựa vào tranh ảnh, SGK để hoàn thành bảng trong phiếu học tập.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận:
* Hoạt động 3: Dân cư và hoạt động kinh tế: 
- Về số dân, châu Đại Dương có gì khác các châu lục đã học?
+ Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau?
+ Trình bày đặc điểm kinh tế của
 Ô-xtrây-li-a?
c. Châu Nam Cực:
* Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm.
- Cho HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi:
+ Cho biết vị trí địa lí của châu Nam Cực? Nêu đặc điểm tự nhiên tiêu biểu của châu Nam Cực?
+Vì sao châu Nam Cực không có dân cư sinh sống thường xuyên?
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu vị trí giới hạn của Châu Đại Dương, Châu Nam Cực?
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời
- Lục địa Ô-xtrây-li-a; các đảo và quần đảo.
- Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở Nam bán cầu có đường chí tuyến đi qua lãnh thổ
- Đảo Niu Ghi-Nê, quần đảo Bi-Xăng-Ti-Mé-tác, Niu-Di-Len
- 2 HS trả lời và chỉ vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương trên bản đồ.
- HS thảo luận theo nhóm đôi
 Khí hậu
Thực, động vật
Lục địa Ô-xtrây-li-a
 khôhạn
Bạch đàn, keo mọc nhiều nơi;
Có các loài thú có túi
Các đảo và quần đảo
Nóng ẩm
Rừng rậm hoặc rừng dừa
- Châu Đại dương có số dân ít nhất trong các châu lục, đứng thứ 6 về số dân trên thế giới.
- Dân cư chủ yếu là người da trắng còn trên các đảo khác thì dân cư chủ yếu là người bản địa có da màu sẫm, mắt đen, tóc xoăn
- Có nền kinh tế phát triển, nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò, sữa .
- HSthảo luận theo nhóm 4
- Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực phía Nam. Là châu lục lạnh nhất thế giới, quanh năm nhiệt độ dưới 00C.
- Vì điều kiện sống không thuận lợi
- 2 HS nhắc lại
_________________________________________________________
 Ngày soạn: 28/3 /2016
 Ngày giảng: Thứ tư ngày 30/3/2016
Toán:
Tiết 143: ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN (tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
- Biết viết số thập phân và một phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm; viết các số đo dưới dạng số thập phân; so sánh các số thập phân. Bài 1, bài 2 (cột 2, 3), bài 3 (cột 3, 4), bài 4
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu cách so sánh số thập phân.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. HD ôn tập:
Bài 1 (151):
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài theo nhóm 2.
- Mời 1 số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2 (151):( cột 2,3) 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 3 (151):( Cột 3,4) 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào phiếu cột 3,4
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 4 (151): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vở. 
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 5** 
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Nhận xét – sửa sai.
3. Củng cố, dặn dò:
- Muốn viết các phân số dưới dạng số thập phân ta làm như thế nào ?
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các KT vừa luyện tập.
- HS nêu ý kiến.
- Nêu yêu cầu.
* Kết quả: 
a. 0,3 = ; 0,72 = ; 1,5 = 
b. = ; = ; = 
 = 
- Nêu yêu cầu.
* Kết quả:
 a. 0,35=35 % ; 0,5 = 50 % ; 8,75 = 875 %
b. 45 % = 0,45 ; 5 % = 0,05 ; 625% = 6,25
- Nêu yêu cầu.
* Kết quả:
 a) 0,5 giờ ; 0,75 giờ ; 0,25 phút
 b) 3,5 m ; 0,3 km ; 0,4 kg
- Đại diện các nhóm chữa bài.
- Nêu yêu cầu
- Làm bài.
* Kết quả:
 a) 4,203 ; 4,23 ; 4,5 ; 4,505
 b) 69,78 ; 69,8 ; 71,2 ; 72,1 
- HS làm bài.
+ 0,1 < 0,15 < 0,2
____________________________________ 
Tập đọc:
Tiết 58: CON GÁI
I. Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm được toàn bộ bài văn.
- Hiểu ý nghĩa: Phê phán quan niệm trọng nam, khinh nữ; khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
*GDKNS: Kĩ năng tự nhận thức( nhận thức về sự bình đẳng nam nữ), kĩ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp giới tính, ra quyết định)
* Quyền trẻ em và giới: Mọi trẻ em đều có quyền bình đẳng
II. Đồ dùng dạy học: Tranh SGK, 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài Một vụ đắm tàu và trả lời các câu hỏi về bài 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Luyện đọc:
- Mời 1 HS đọc.
- Chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
c.Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn 1:
+ Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?
- Em có ý kiến gì về vấn đề này?
+Rút ý 1:
- Cho HS đọc đoạn 2,3,4:
+ Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?
+Rút ý 2:
- Cho HS đọc đoạn còn lại:
+ Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về con gái không? Những chi tiết nào cho thấy điều đó?
+ Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì?
+Rút ý 3:
Ý nghĩa bài?
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Cho HS luyện đọc DC đoạn 5 trong nhóm 2.
- Thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về đọc bài và CB bài sau.
* GD Quyền trẻ em và giới: Mọi trẻ em đều có quyền bình đẳng
- HS đọc.
- Một em đọc.
- Mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
+ Câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh con gái: Lại một vịt trời nữa, cả bố và mẹ Mơ đều
- Trình bày ý kiến.
+ Tư tưởng xem thường con gái ở quê Mơ.
+ Mơ luôn là học sinh giỏi. Đi học về, Mơ tưới rau, chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ
+ Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn
+ Có thay đổi, các chi tiết thể hiện: bố ôm Mơ chặt đến nghẹt thở, cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt thương Mơ ; dì Hạnh nói:
+ Bạn Mơ là con gái nhưng rất giỏi giang
+ Sự thay đổi quan niệm về “con gái”.
- Nêu ý kiến.
- HS đọc.
- HS tìm giọng đọc DC cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc.
______________________________________
Tiếng Anh:
(Cô Thương soạn giảng)
_____________________________________
Tập làm văn:
Tiết 57: TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I. Mục tiêu:
- Viết tiếp được lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý của SGK và hướng dẫn của GV; trình bày lời đối thoại của từng nhân vật phù hợp với diễn biến câu chuyện.	
* GDKNS: Thể hiện sự tự tin( đối thoại hoạt bát, tự nhiên, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn thành giao tiếp), kĩ năng hợp tác có hiệu quả để hoàn chỉnh màn kịch, tư duy sáng tạo. 
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Không
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. HD làm bài tập:
Bài 1: 
- Mời 1 HS đọc nội dung bài 1.
- Hai HS đọc nối tiếp hai phần của truyện Một vụ đắm tàu đã chỉ định trong SGK.
+ Em hãy nêu tên nhân vật có trong đoạn chuyện.
+ Em hãy tóm tắt lại nội dung chính của phần I.
+ Dáng điệu, vẻ mặt của họ lúc đó ra sao?
- Yêu cầu HS đọc phần II của truyện.
- Hỏi:
+ Em hãy nêu tên nhân vật có trong đoạn chuyện.
+ Em hãy tóm tắt lại nội dung chính của phần II?
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, gợi ý lời đối thoại của màn 1 và màn 2.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm: 
+ Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
+ Yêu cầu HS thảo luận và làm bài.
- Nhận xét bài làm của HS.
- Tuyên dương nhóm viết đạt yêu cầu.
- Gọi các nhóm khác đọc màn kịch của nhóm mình.
- Nhận xét nhóm viết đạt yếu cầu.
- Nhận xét, tổng kết tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Bài 3:
- Một HS đọc yêu cầu của BT3.
- GV nhắc các nhóm có thể đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch.Động viên các em để tự tin làm việc.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS viết lại đoạn kịch của nhóm mình vào vở.
- HS đọc.
- Nối tiếp nhau trả lời:
+ Có 2 nhân vật là Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô.
+ Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô làm quen với nhau. Giu-li-ét-ta kể cho Ma-ri-ô nghe về cuộc sống, và về chuyến đi của cô. Ma-ri-ô lặng lẽ không nói gì. Bất thình lình một con sóng ập đến làm Ma-ri-ô bị ngã. Giu-li-ét-ta đã chăm sóc Ma-ri-ô.
+ Giu-li-ét-ta lúc đầu vui vẻ, hồn nhiên khi nói chuyện, sau đó hoảng hốt, ân cần, dịu dàng chăm sóc Ma-ri-ô. Ma-ri-ô giọng hơi buồn, mắt luôn nhìn xa.
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn từ Cơn bão dữ dội bất ngờ đến “Vĩnh biệt Ma-ri-ô”.
+ Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta, một số phụ nữ, trẻ em và người thuỷ thủ.
+ Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô nhắc nhau cẩn thận vì vơn bão có thể làm chìm tàu. Tàu dần chìm. Một thuỷ thủ nói rằng chỉ còn 1 chỗ cho một đứa trẻ nhỏ. Ma-ri-ô hét to giục Giu-li-ét-ta hãy xuống thuyền vì bạn còn bố mẹ. Ma-ri-ô gào lên, ôm Giu-li-ét-ta thả xuống biển. Giu-li-ét-ta bật khóc, nói lời vĩnh biệt Ma-ri-ô.
- HS nối tiếp đọc yêu cầu.
- HS viết theo nhóm 4.
- HS thi trình bày lời đối thoại tự tin trình bày.
- HS thực hiện như hướng dẫn của GV.
- Đọc yêu cầu.
- HS đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch.
____________________________________
Hoạt động giáo dục kĩ thuật:
Tiết 29: LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (Tiết 3)
I. Mục tiêu:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp máy bay trực thăng.
- Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Tiến trình: Nhóm trưởng lên lấy đồ dùng.
A. HĐ cơ bản:
1. Khởi động: Trưởng ban VN lên điều khiển.
2. GTB:
3. HS đọc mục tiêu:
4. Bài mới:
Hoạt động 1: Gọi HS nêu quy trình lắp máy bay trực thăng.
B. HĐ thực hành:
*Hoạt động 1: HS thực hành lắp máy bay trực thăng.
- Tổ chức cho HS hoàn thành lắp ráp máy by trực thăng.
- Nhắc nhở, giúp đỡ HS.
*Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm.
- Đánh giá sản phẩm
- Nêu tiêu chuẩn đánh giá.
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm.
C. HĐ ứng dụng: 
- Lắp máy bay trực thăng cần mấy bộ phận?
- Nhắc HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí.
IV. Đánh giá
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- HS thực hành lắp ghép.
- Đánh giá sản phẩm.
- Sản phẩm chắc chắn
- Máy bay di chuyển được.
_________________________________________________________________
 Ngày soạn: 29/3/2016
 Ngày giảng: Thứ năm ngày 31/3/2016
Hoạt động giáo dục thể chất:
(Thầy Đăng soạn giảng)
_____________________________________
Toán:
Tiết 144: ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. Mục tiêu: 
- Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng.
- Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. Bài 1, bài 2 (a), bài 3 (a, b, c; mỗi câu một dòng)
II. Đồ dùng dạy học: Kẻ bảng đơn vị.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu bảng đơn vị đo độ dài, đo khối lượng.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. HD ôn tập:
Bài 1 (152):
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài theo nhóm 2. 
- Mời 2 HS lên bảng và trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2 (152):( Làm ý a) 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- ý b dành cho học sinh khá, giỏi.
Bài 3 (152):( Làm ý a,b,c mỗi câu một dòng) còn lại dành cho học sinh khá, giỏi. 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 3 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu nhận xét về bảng đơn vị đo độ dài và khối lượng?
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các KT vừa luyện tập.
- HS nêu ý kiến.
- Nêu yêu cầu.
- HS làm bàu theo hướng dẫn của GV.
- 2 HS lên bảng điền bảng kể sẵn.
- Nêu yêu cầu.
* Kết quả:
1m = 10dm = 100cm = 1000mm
1km = 1000m
1kg = 1000g
1tấn = 1000kg
b) 1m = 1/10dam = 0,1dam
 1m = 1/1000km = 0,001km
 1g = 1/1000kg = 0,001kg
 1kg = 1/1000tấn = 0,001tấn
- Nêu yêu cầu.
* Kết quả:
a) 1827m = 1km 827m = 1,827km
 2063m = 2km 63m = 2,063km
 702m = 0km 702m = 0,702km
34dm = 3m 4dm = 3,4m
786cm = 7m 86cm = 7,86m
408cm = 4m 8cm = 4,08m
2065g = 2kg 65g = 2,065kg
8047kg = 8tấn 47kg = 8,047tấn 
____________________________________ 
Luyện từ và câu:
Tiết 58: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU 
(Dấu chấm, dấu hỏi, chấm than)
I. Mục tiêu:
- Tìm được dấu câu thích hợp để điền vào đoạn văn (BT1), chữa được các dấu câu dùng sai và lí giải được tại sao lại chữa như vật (BT2), đặt câu và dùng dấu câu thích hợp (BT3).
II. Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm hoặc giấy A3
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Dấu chấm dùng khi nào?
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. HD làm bài tập:
Bài 1 (115):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
- GV hướng dẫn: Các em đọc từng câu văn: nếu đó là câu kể thì điền dấu chấm ; câu hỏi thì điền dấu chấm hỏi; câu cảm, câu khiến thì điền dấu chấm than.
- Cho HS làm việc cá nhân.
- Mời một số học sinh trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2 (115):
- Mời 1 HS đọc nội dung BT 2, cả lớp theo dõi.
- GV gợi ý: Các em đọc từng câu văn xem đó là câu kể, câu hỏi , câu cảm, câu khiến. Trên cơ sở đó, em phát hiện lỗi rồi sửa lại, nói rõ vì sao em sửa như vậy.
- GV cho HS trao đổi nhóm hai. GV phát phiếu cho 3 nhóm.
- Các nhóm làm vào phiếu dán lên bảng lớp và trình bày kết quả. 
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 3 (116):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hỏi: Theo nội dung được nêu trong các ý a, b, c, d em cần đặt kiểu câu với những dấu câu nào?
- Cho HS làm bài vào vở, 3 HS làm vào bảng nhóm.
- Mời một số HS trình bày. 3 HS treo bảng nhóm
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Chúng ta vừa ôn tập dấu câu nào?
- GV nhận xét giờ. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Nêu yêu cầu.
*Lời giải :
Tùng bảo Vinh:
- C

File đính kèm:

  • docTUAN 29(15-16).doc