Giáo án Các môn Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021

Kể chuyện

 LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự, an ninh

2. Kĩ năng: Biết sắp xếp chi tiết tương đối hợp lí, kể rõ ý; biết và biết trao đổi về nội dung câu chuyện.

3. Thái độ: Yêu thích kể chuyện

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

 - Giáo viên: SGK, một số sách truyện, bài báo viết về các chiến sĩ an ninh, công an,. .

 - Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết.

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc38 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 15/03/2024 | Lượt xem: 8 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành: (15 phút)
*Mục tiêu: HS làm bài 1, bài 2, bài 3a
*Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- HS tự làm bài. Nhắc HS dùng chữ số La Mã để ghi thế kỉ
- GV nhận xét và chữa bài
Bài 2: HĐ cặp đôi 
- HS đọc yêu cầu bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS tự làm bài, chia sẻ cặp đôi
- GV nhận xét và chốt cho HS về cách đổi số đo thời gian
Bài 3a: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS trình bày bài làm.
- GV nhận xét, đánh giá
Bài 3b(Bài tập chờ): HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài cá nhân

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- HS tự làm bài vào vở, chia sẻ kết quả
- Mỗi HS nêu một sự kiện, kèm theo nêu số năm và thế kỉ.
 VD: Kính viễn vọng - năm 1671- Thế kỉ XVII.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- Đổi các đơn vị đo thời gian
- HS làm vào vở, đổi vở để kiểm tra
6 năm 
= 72 tháng
4 năm 2 tháng 
= 50 tháng
3 năm rưỡi 
= 42 tháng
0,5 ngày
= 12 giờ
3 ngày rưỡi
= 84 giờ; 

- Viết số thập phân thích hợp điền vào chỗ trống.
- HS đọc và làm bài, chia sẻ kết quả
72 phút 
= 1,2 giờ
270 phút
= 4,5 giờ

- HS làm bài báo kết quả cho giáo viên
b) 30 giây = 0,5 phút
 135 giây = 2,25 phút
4. Hoạt động ứng dụng:(2phút)
- Tàu thủy hơi nước có buồm được sáng chế vào năm 1850, năm đó thuộc thế kỉ nào ?
- Vô tuyến truyền hình được công bố phát minh vào năm 1926, năm đó thuộc thế kỉ nào ? 
- Thế kỉ XIX
- Thế kỉ XX
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Chia sẻ với mọi người về mối liên hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
- HS nghe và thực hiện
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết một số từ liên quan đến truyền thống dân tộc.
2. Kĩ năng: Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt: Truyền thống gồm từ truyền ( trao lại, để lại cho người sau, đời sau) và từ thống (nối tiếp nhau không dứt); làm được các BT1, 2, 3.
3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào về truyền thống dân tộc.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, bảng nhóm, từ điển
 - Học sinh: Vở viết, SGK	, bút dạ, bảng nhóm.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" lấy VD về cách liên kết câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ 
- Gọi HS đọc thuộc lòng phần ghi nhớ
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS đọc
- HS nhận xét
- Ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết một số từ liên quan đến truyền thống dân tộc.
 - Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt: Truyền thống gồm từ truyền ( trao lại, để lại cho người sau, đời sau) và từ thống (nối tiếp nhau không dứt); làm được các BT2, 3. 
* Cách tiến hành:
Bài 2: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp, 1 nhóm làm vào bảng và nêu kết quả 
- GV chốt lại lời giải đúng và cho HS nêu nghĩa của từng từ 
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài
 - Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS dùng bút chì gạch một gạch ngang các từ ngữ chỉ người, hai gạch dưới từ chỉ sự vật.
- Gọi HS làm bảng dán lên bảng, đọc các từ mình tìm được, HS khác nhận xét và bổ sung .
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
- HS đọc yêu cầu 
- HS hoạt động theo cặp. 1 nhóm làm vào bảng nhóm gắn lên bảng.
 + Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác: truyền nghề, truyền ngôi; truyền thống.
+ Truyền có nghĩa là lan rộng: truyền bá , truyền hình; truyền tin; truyền tụng.
+ Truyền có nghĩa là nhập, đưa vào cơ thể: truyền máu; truyền nhiễm.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- HS tự làm bài vào vở.1 HS làm vào bảng nhóm, chia sẻ kết quả
+ Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc : các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản 
+ Những từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: nắm tro bếp thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa...
3.Hoạt động tiếp nối:(2 phút)
- Nêu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ?
- HS nêu: truyền thống cách mạng, truyền thông yêu nước, truyền thống đoàn kết,...
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà tìm các thành ngữ nói về truyền thống của dân tộc ta ?
- HS nghe và thực hiện: Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo,..
Kể chuyện
 LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự, an ninh
2. Kĩ năng: Biết sắp xếp chi tiết tương đối hợp lí, kể rõ ý; biết và biết trao đổi về nội dung câu chuyện.
3. Thái độ: Yêu thích kể chuyện
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng	
 - Giáo viên: SGK, một số sách truyện, bài báo viết về các chiến sĩ an ninh, công an,. ..
 - Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
1. Hoạt động Khởi động (3’)
- Cho HS thi kể lại câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi kể
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học: (8’)
* Mục tiêu: Chọn được câu chuyện đã nghe, đã đọc đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự, an ninh
* Cách tiến hành:
- Giáo viên chép đề lên bảng 
- Đề bài yêu cầu làm gì?
- Gọi học sinh đọc gợi ý trong SGK.
- Bảo vệ trật tự, an ninh gồm những hoạt động gì ?
- Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình định kể.
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe, hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự an ninh.
- HS nêu
- Học sinh nối tiếp nhau đọc gợi ý.
+ Đảm bảo trật tự, an ninh trong phố phường, lối xóm.
+ Đảm bảo trật tự giao thông trên các tuyến đường.
+ Phòng cháy, chữa cháy.
+ Bắt trộm, cướp, chống các hành vi vi phạm, tệ nạn xã hội.
+ Điều tra xét xứ các vụ án.
+ Hoạt động tình báo trong lòng địch
- HS giới thiệu câu chuyện mình định kể.
3. Hoạt động thực hành kể chuyện:(23 phút)
* Mục tiêu:
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự, an ninh
- Biết sắp xếp chi tiết tương đối hợp lí, kể rõ ý; biết và biết trao đổi về nội dung câu chuyện.
* Cách tiến hành:
- Kể trong nhóm - GV đi giúp đỡ từng nhóm. Gợi ý HS hỏi nhau:
+ Giới thiệu tên câu chuyện.
+ Cậu đọc, nghe truyện khi nào?
+ Nhân vật chính trong truyện là ai?
+ Nội dung chính mà câu chuyện đề cập đến là gì?
+ Tại sao cậu lại chọn câu chuyện đó để kể?
- Học sinh thi kể trước lớp 
- GV tổ chức cho HS bình chọn.
+ Bạn có câu chuyện hay nhất?
+ Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất?
- Giáo viên nhận xét và đánh giá.
- Học sinh nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình định kể trước lớp (nêu rõ câu chuyện đó nói về ai)
- HS kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Học sinh thi kể trước lớp và trao đổi cùng bạn. 
- HS khác nhận xét bạn kể chuyện theo các tiêu chí đã nêu.
- Lớp bình chọn
3. Hoạt động ứng dụng (2’)

- Chia sẻ với mọi người về những tấm gương đã góp sức để bảo vệ trạt tự an ninh mà em biết.
- HS nghe và thực hiện.

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Kể lại câu chuyện cho mọi người trong gia đình cùng nghe.
- HS nghe và thực hiện
Thứ 4 ngày 10 tháng 3 năm 2021
Toán
CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết thực hiện phép cộng số đo thời gian.
2. Kĩ năng:
 - Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
 - HS làm bài 1 (dòng 1, 2); bài 2.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Bảng phụ, SGK.
- Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu kết quả của các phép tính, chẳng hạn:
0,5ngày = ..... giờ 1,5giờ =..... phút
84phút = ..... giờ 135giây = ..... phút
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi 
- HS nghe
- Hs ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu: Biết thực hiện phép cộng số đo thời gian.
*Cách tiến hành:
1. Thực hiện phép cộng số đo thời gian.
+ Ví dụ 1:
- Giáo viên nêu ví dụ 1 SGK
- Yêu cầu HS nêu phép tính
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm cách đặt tính và tính.
+ Ví dụ 2:
- Giáo viên nêu bài toán.
- Yêu cầu HS nêu phép tính
- Giáo viên cho học sinh đặt tính và tính.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét rồi đổi.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét.
- HS theo dõi
- Học sinh nêu phép tính tương ứng.
3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút
Vậy 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút 
	= 5 giờ 50 phút
- HS theo dõi
- Học sinh nêu phép tính tương ứng.
- Học sinh đặt tính và tính.
83 giây = 1 phút 23 giây.
45 phút 83 giây = 46 phút 23 giây.
- Khi cộng số đo thời gian cần cộng các số đo theo từng loại đơn vị.
- Trong trường hợp số đo theo đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì cần đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề.
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: 
 - Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
 - HS làm bài 1 (dòng 1, 2); bài 2.
*Cách tiến hành:
 Bài 1 (dòng 1, 2):
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Giáo viên cho học sinh tự làm sau đó thống nhất kết quả.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cần chú ý phần đổi đơn vị đo.
Bài 2: HĐ nhóm
- Học sinh đọc đề bài 
- Cho HS thảo luận, tìm cách giải, chia sẻ kết quả.
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
Bài tập chờ
Bài 1(dòng 3,4): HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài rồi chia sẻ kết quả.
- GV nhận xét, kết luận
 
- Học sinh đọc: Tính 
- HS làm bài vào bảng, sau đó chia sẻ kết quả:
a) 7 năm 9 thỏng + 5 năm 6 thỏng
+
 7 năm 9 tháng 
 5 năm 6 tháng
 12 năm 15 tháng
(15 tháng = 1 năm 3 tháng)
Vậy 7 năm 9 tháng + 5 năm 6 tháng
= 13 năm 3 tháng)
3 giờ 5 phút + 6 giờ 32 phút
+
 3 giờ 5 phút 
 6 giờ 32 phút
 9 giờ 37 phút
Vậy 3 giờ 5 phút + 6 giờ 32 phút
= 9 giờ 37 phút
- Học sinh đọc , chia sẻ yêu cầu
- Học sinh làm bài theo nhóm, rồi chia sẻ kết quả trước lớp:
Bài giải
Thời gian Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo Tàng lịch sử là:
35 phút + 2 giờ 20 phút = 2 giờ 55 phút
 Đáp số: 2 giờ 55 phút
- HS làm rồi chia sẻ trước lớp
+
 12 giờ 18 phút 
 8 giờ 12 phút
 20 giờ 30 phút
Vậy 12 giờ 18 phút + 8 giờ 12 phút
= 20 giờ 30 phút
+
 4 giờ 35 phút 
 8 giờ 42 phút
 12 giờ 77 phút(77 phút = 1 giờ 17 phút)
Vậy 4 giờ 35 phút + 8 giờ 42 phút
= 13 giờ 17 phút
4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Gọi 2 HS nhắc lại cách cộng số đo thời gian.
- Dặn HS về nhà học thuộc cách cộng số đo thời gian.
- Nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau. 
- HS nêu
- HS nghe và thực hiện
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Tính tổng thời gian học ở trường và thời gian học ở nhà của em.
- HS nghe và thực hiện
Tập đọc
NGHĨA THẦY TRÒ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
3. Thái độ: Giáo dục các em lòng quý trọng và biết ơn thầy cô giáo. 
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc, bảng phụ ghi phần luyện đọc
	- Học sinh: Sách giáo khoa 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS thi đọc thuộc lòng bài Cửa sông và trả lời câu hỏi về nội dung bài 
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS thi đọc
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài
- Bài này chia làm mấy đoạn?
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm, tìm từ khó, luyện đọc từ khó
- Cho HS luyện đọc theo cặp, thi đọc đoạn trước lớp
- HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm bài văn
- 1 HS đọc to, lớp theo dõi
- HS chia đoạn: 3 đoạn
+ Đ1:Từ đầu.....rất nặng
+ Đ2: tiếp đến ...tạ ơn thày
+ Đ3: còn lại
- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.
- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó.
- HS đọc theo cặp, thi đọc đoạn trước lớp
- 1HS đọc cả bài
- HS theo dõi
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
* Cách tiến hành:
- Cho HS trưởng nhóm điều khiển nhóm nhau trả lời câu hỏi:
+Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
- Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy dỗ cho cụ từ thuở vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó?
- GV giảng thêm: Thầy giáo Chu rất yêu quý kính trọng người thầy đã dạy mình từ hồi vỡ lòng, người thầy đầu tiên trong đời cụ.
+ Những câu thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môm sinh đã nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
 - GV nhận xét và giải thích cho HS nếu HS giải thích không đúng
- GV: Truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi thế hệ người Việt Nam giữ gìn, bồi đắp và nâng cao. Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được tôn vinh trong xã hội. 
- Nêu nội dung chính của bài?
- HS thảo luân trả lời câu hỏi
+ Các môn sinh đến để mừng thọ thầy, thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy.
+ Chi tiết: Từ sáng sớm đã tề tựu trước sân nhà thầy dâng biếu thầy những cuốn sách quý...
 + Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng ..Thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ
- Tiên học lễ, hậu học văn: Muốn học tri thức phải bắt đầu từ lễ nghĩa, kỉ luật.
- 2 HS nêu
+ Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
* Cách tiến hành:
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm từng đoạn của bài. 
- Yêu cầu HS nêu cách đọc
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: Từ sáng .. dạ ran
- GV đọc mẫu
- Cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
- HS thi đọc

- HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này.
- 1 vài HS đọc trước lớp
- HS đọc diễn cảm trong nhóm.
- HS theo dõi
- HS luyện đọc diễn cảm 
- HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.
5. Hoạt động ứng dụng:(2phút)
- Cho HS liên hệ về truyền thống tôn sư trọng đạo của bản thân.
- HS nêu
 
6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Tìm đọc các câu chuyện nói về truyền thống tôn sư trọng đạo và kể cho mọi người cùng nghe.
- HS nghe và thực hiện
Tập làm văn
	ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Tìm được 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài ); tìm được các hình ảnh nhân hoá, so sánh trong bài văn (BT1).
2. Kĩ năng: Viết được đoạn văn tả một đồ vật quen thuộc theo yêu cầu của BT2.
3. Thái độ: Yêu thích văn miêu tả.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - GV: Tranh ảnh 1số đồ vật.
 - HS : Sách + vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận , ...
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Mời học sinh đọc đoạn văn tả hình dáng, công dụng của một đồ vật gần gũi.
- Gv nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS đọc
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Tìm được 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài ); tìm được các hình ảnh nhân hoá, so sánh trong bài văn (BT1).
 - Viết được đoạn văn tả một đồ vật quen thuộc theo yêu cầu của BT2.
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cặp đôi 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp để trả lời câu hỏi của bài 
- Yêu cầu HS trình bày kết quả
- GV nhận xét chữa bài
- GV gợi ý cho HS hỏi:
+ Bài văn mở bài theo kiểu nào?
+ Bài văn kết bài theo kiểu nào?
+ Bạn có nhận xét gì về cách quan sát để tả cái áo của tác giả?
+ Trong phần thân bài tác giả tả cái áo theo trình tự nào?
+ Để có bài văn miêu tả sinh động, có thể vận dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Bài 2: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu của bài
- Cho HS chia sẻ yêu cầu:
+ Đề bài yêu cầu gì?
+ Bạn chọn đồ vật nào để tả?
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS đọc bài của mình
- GV nhận xét chữa bài cho từng HS

- HS đọc yêu cầu của bài 
- 2 HS cùng bàn trao đỏi thảo luận, làm bài 
- HS trình bày kết quả 
a)+ Mở bài: Tôi có một người bạn... màu cỏ úa 
+ Thân bài: Chiếc áo sờn vai của ba. của ba
+ Kết bài: mấy chục năm qua . Và cả gia đình tôi.
b)+ Các hình ảnh so sánh là: Những đường khâu đều đặn như khâu máy, Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân; cái cổ áo như hai cái lá non; cái cầu vai y như chiếc; mặc áo vào tôi có cảm giác như vòng tay ba. 
+ Các hình ảnh nhân hoá: (cái áo),người bạn đồng hành quý báu; cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi.
+ Mở bài kiểu trực tiếp
+ Kết bài kiểu mở rộng
+Tác giả quan sát rất tỉ mỉ, tinh tế
+ Tả từ bao quát rồi tả từng bộ phận của cái áo
+ Có thể sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh
- HS đọc yêu cầu
- Cả lớp theo dõi
+ Đề bài yêu cầu viết một đoạn văn ngắn, tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật
+ HS nói tên đồ vật mình chọn
- HS cả lớp làm vào vở bài tập. Một HS làm vào bảng nhóm 
- HS làm bảng nhóm đọc bài của mình
- 3 đến 5 HS đọc bài của mình làm trong vở.
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Chia sẻ với mọi người cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
- HS nghe và thực hiện

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà lựa chọn một đồ vật thân thuộc khác để tả.
- HS nghe và thực hiện

Thứ 5 ngày 11 tháng 3 năm 2021
Toán
TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết thực hiện phép trừ 2 số đo thời gian.
2. Kĩ năng:
	- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
 - HS làm bài 1, bài 2.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Bảng phụ, SGK, hai băng giấy chép sẵn đề bài toán của ví dụ 1, ví dụ 2
 - Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Hái hoa dân chủ", câu hỏi:
+ Muốn cộng số đo thời gian ta làm thế nào?
+ Em cần chú ý điều gì khi cộng số đo thời gian ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
 - HS chơi trò chơi
- 

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_5_tuan_24_nam_hoc_2020_2021.doc