Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020

- GV nêu bài toán.

- Yêu cầu HS nêu phép tính.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm cách tính (có đặt tính)

- Yêu cầu HS lên bảng trình bày.

- Yêu cầu HS nhận xét số đo ở kết quả.

- GV kết luận.

3 giờ 15 phút x 5 = 16 giờ 15 phút

- Yêu cầu HS đọc đề bài

- Gọi 2 HS lên bảng làm 2 phép tính

4 giờ 23 phút x 4 và 4,1 giờ x 6

HS dưới lớp làm bài vào vở.

- Yêu cầu HS nêu cách nhân số đo thời gian với một số đo tự nhiên.

- Yêu cầu HS nối tiếp đọc kết quả các phần còn lại.

- Yêu cầu HS nhận xét.

- GV đánh giá.

 

docx42 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Lớp làm vào vở bài tập
 Bài làm
a) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng rất quan trọng.
b) Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng.
c) Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người”.
- 3 HS làm bài vào giấy lên dán trên bảng lớp.
- HS chép lời giải đúng vào vở hoặc vở bài tập.
3. Củng cố, dặn dò. (3’)
? Vừa ôn tập những nội dung nào?
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà luyện đọc. Chuẩn bị bài sau: Ôn tập
Kể chuyện
Tiết 28: ÔN TẬP (Tiết 3 + 4)
I. Mục tiêu
- Tiếp tục kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1).
- Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kì II và làm bài tập 2.
II. Đồ dùng 
- GV: Phấn và 3 bảng nhóm để học sinh làm BT2.
- HS: Vở ghi, sgk.
III. Phương pháp 
- Vấn đáp, thảo luận, đàm thoại, thực hành, gợi mở, phân tích 
IV. Các hoạt động dạy – học
ND - TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC.
2. Bài ôn.(37’)
2.1.G thiệu bài
- Trong tiết ôn tập trước, các em đã được ôn tập về câu ghép; về những từ ngữ được lập lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn. 
- HS lắng nghe
 2.2. Luyện đọc, HTL
- Gọi từng HS lên bốc thăm.
- Cho HS chuẩn bị bài
- GV NX.
- HS lần lượt lên bốc thăm.
- Mỗi HS chuẩn bị bài 1’- 2’
- HS lên đọc bài + trả lời câu hỏi như đã ghi ở phiếu thăm.
2.3. Luyện tập
 Bài 2
 (Cá nhân)
 Bài 3
 (Cặp)
- Cho HS đọc y/c của BT2
- GV nhắc lại yêu cầu
- Cho HS làm BT
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại: 
- Cho HS đọc y/c của BT3
+ Em đọc kĩ bài vừa chọn và nêu dàn ý của bài văn đó.
+ Nêu chi tiết hoặc câu văn trong bài mà em thích và nói rõ vì sao?
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại và khen những HS làm dàn ý tốt chọn chi tiết hay, lý giải rõ nguyên nhân thích chi tiết đó.
- Cuối cùng GV dán 3 dàn ý đã chuẩn bị trước lên bảng lớp và giới thiệu rõ để HS nắm vững dàn ý của bài.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- HS mở mục lục sách tìm những bài văn miêu tả đã học từ đầu học kì II đến hết tuần 27.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
 Bài làm
- Các bài tập đọc là văn miêu tả:
Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn, Tranh làng Hồ.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- HS làm vở BT.
 Bài làm
1. Phong cảnh Đền Hùng
- Đoạn 1: Đền thượng nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.
- Đoạn 2: Phong cảnh xung quanh Đền: Bên trái là đỉnh Ba Vì; Chắn ngang bên phải là dãy Tam Đảo: phía xa là Sóc Sơn; Trước mặt là nghĩa Ba Hạc.
- Đoạn 3: Cảnh vật trong khu Đền: Cột đá An Dương Vương; Đền Trung; Đền Hạ; Chùa thiên Quang; Đền giếng.
2. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
- Mở bài: Nguồn gốc hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
- Thân bài: Hoạt động lấy lửa, chuẩn bị nấu cơm; Hoạt động nấu cơm.
- Kết bài: Chấm bài thi; niềm tự hào những người đạt giải.
3. Tranh làng Hồ.
- Đoạn 1: Cảm nghĩ chung của tác giả về tranh làng Hồ và nghệ sĩ dân gian.
- Đoạn 2: Sự độc đáo của tranh làng Hồ.
- Đoạn 3: Sự độc đáo của kĩ thuật tranh làng Hồ.
- Một số HS đọc dàn ý đã làm + nói rõ chi tiết, câu văn mình thích và lí do vì sao.
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe.
 3. Củng cố, dặn dò. (3’)
? Thế nào là miêu tả?
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại dàn ý của bài văn mình đã chọn. Chuẩn bị ôn tập.
- HS nêu
- HS lắng nghe.
Chiều thứ ba, ngày 2/6/2020.
Tập làm văn
Tiết 47: TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra viết) 
I. Mục tiêu 
 	- HS viết được một đoạn văn tả cây cối đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), đúng yêu cầu của đề bài; dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý.
II. Đồ dùng 
 	- GV: bảng viết sẵn
 	- HS: Giấy kiểm tra hoặc vở.
III. Phương pháp
 	- Luyện tập, thực hành
IV. Các hoạt động dạy – học
ND – TG
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC. ( 3’)
2. Bài mới. (35’)
2.1.G thiệu bài 
T- 2- HS đọc đoạn văn tả cây cối đã viết ở tiết trước
 	- Nhận xét
 Tro - Tiết Tập làm văn trước, thầy đã dặn các em về nhà chuẩn bị cho tiết kiểm tra hôm nay. Trong Tiết tập làm văn này, các em sẽ viết hoàn chỉnh một bài văn tả cây cối mà em yêu thích.
- 2 HS đọc
- HS lắng nghe.
2.2. Hướng dẫn HS làm bài
- GV viết đề bài lên bảng
- Cho HS đọc gợi ý trong SGK.
- GV: ở tiết trước các em đã viết đoạn văn tả một bộ phận của cây mà em chọn .
- Cho HS giới thiệu về cây mình tả.
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp lắng nghe.
- Một số HS lần lượt giới thiệu.
2.3. HS làm bài
- GV nhắc nhở HS cách trình bày bài, chú ý chính tả, dùng từ, đặt câu.
- - GV thu bài khi hết giờ
- HS làm bài
3. Củng cố, dặn dò. (2’) 
? Nêu cấu tạo của bài văn tả cây cối?
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS nêu
Ngày soạn: Ngày 01 tháng 6 năm 2020
Ngày giảng: Thứ tư, ngày 03 tháng 6 năm 2020
Tập đọc
Tiết 49: ÔN TẬP (Tiết 5)
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng chính tả đoạn văn tả Bà cụ bán hàng nước chè; Tốc độ viết khoảng 100 chữ/ 15phút.
- Viết được một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu) tả ngoại hình một cụ già, biết chọn những nột ngoại hình tiêu biểu để miêu tả.
II. Đồ dùng 
- GV: Một số tranh ảnh về các cụ già.
- HS: Vở ghi, sgk
III. Phương pháp 
 - Vấn đáp, thảo luận, đàm thoại, thực hành, phân tích 
IV. Các hoạt động dạy – học
ND - TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
1. KTBC.
2. Nội dung. (37’)
2.1.G thiệu bài
- Trong tiết ôn tập hôm nay, các em sẽ nghe - viết đúng chính tả đoạn văn Bà cụ bán hàng nước chè. Sau đó, các em sẽ luyện viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) tả ngoại hình một cụ già mà em biết. 
- HS lắng nghe
2.2. Viết chính tả
2.3. Bài tập
Viết 1 đoạn văn
3. Củng cố, dặn dò. (3’)
- GV đọc bài chính tả một lượt.
+ Các em hãy đọc thầm lại bài chính tả và cho cô biết nội dung của bài?
- Hướng dẫn HS viết những từ ngữ dễ viết sai: tuổi già, tiếng chèo...
- Cho HS viết chính tả
- GV đọc từng câu hoặc từng hộ phận câu cho HS viết.
- GV đọc bài chính tả cho HS soát lỗi.
- GV nhận xét 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV nhắc lại yêu cầu: Khi miêu tả ngoại hình của nhân vật, các em cần nhớ không nhất thiết phải tả đầy đủ các đặc điểm mà chỉ tả những đặc điểm tiêu biểu.
- GV nhắc HS về nhân vật em chọn tả.
- Cho HS làm bài + trình bày kết quả.
- GV nhận xét.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại cho hay
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm bài chính tả . 
 Nội dung
 Bài chính tả tả gốc cây bàng cổ thụ và tả bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc cây 
- HS viết những từ ngữ GV
 hướng dẫn.
- HS gấp SGK lại.
- HS viết chính tả.
- HS tự soát lỗi.
- HS đổi vở cho nhau sửa lỗi.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS phát biểu ý kiến về nhân vật mình chọn tả là cụ ông hay cụ bà.
- HS làm bài vào vở hoặc vở BT.
- HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
- Lớp nhận xét.
Toán
Tiết 118: LUYỆN TẬP ( Tr. 137 )
I. Mục tiêu 
 	Giúp HS:
 	- Biết nhân và chia số đo thời gian.
 	- Vận dụng tính giá trị biểu thức và giải các bài toán có nội dung thực tế.
 	- Bài tập cần làm: Bài 1( c, d), 2 (a, b), 3, 4
 	* HSK,G: Làm các phần còn lại.
II. Đồ dùng
- GV: Phiếu học tập, sgk
 	- HS: Vở ghi, đồ dùng học tập
III. Phương pháp
 	- Đàm thoại, luyện tập, thực hành, giải đáp
IV. Các hoạt động dạy- học
ND - TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC. (5’)
2. Bài mới. (32’)
2.1. G thiệu bài
2.2. Nội dung
Bài 1
(Cá nhân)
Bài 2
(Cá nhân)
Bài 3
(Cặp)
Bài 4
(Cá nhân)
3. Củng cố, dặn dò. (3’)
- Gọi HS lên bảng làm bài 3 trong vở bài tập
- GV nhận xét chữa bài
- Nêu mục tiêu của bài
- Yêu cầu HS đọc đề bài, tự làm bài
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- Y/c từng HS nêu cách làm
- GV đánh giá.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào vở
- Goi HS nhận xét chữa bài.
- GV đánh giá.
- Yêu cầu HS đọc đề bài rồi nêu tóm tắt
- Thảo luận nhóm đôi tìm cách làm.
- Gọi HS nêu cách làm.
- Ai có cách làm khác 
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp làm vào vở.
(Chọn 1 trong 2 cách để làm tại lớp về nhà làm cách còn lại)
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV: Cả 2 cách làm trên đều đúng nhưng cách 1 thuận tiện và nhanh hơn.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
+ BT yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS nối tiếp nhau trình bầy giải thích kết quả
- Yêu cầu HS nêu cách làm
- GV đánh giá.
- GV xác nhận: Muốn so sánh các số đo thời gian ta cần đưa về cùng đơn vị đo để so sánh chính xác.
? Nêu cách so sánh các số đo thời gian?
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau:
- 1 HS làm bảng lớp
- Lớp nhận xét 
 Bài làm
c) 7phút 26giây x 2 = 14 phút 52 giây
d) 14phút 28giây : 7 = 2 giờ 4 phút 
Bài làm
a) (3giờ 40phút + 2giờ 25phút) x 3 
 = 6giờ 5phút x 3 = 18giờ 15phút
b) 3giờ 40phút + 2giờ 25phút x 3
 = 3giờ 40phút + 7giờ 15phút 
 = 10 giờ 55 phút 
Tóm tắt
1 sảm phẩm: 1 giờ 8 phút 
Lần 1: 7 sảm phẩm 
 ? thời gian
Lần 2 : 8 sảm phẩm 
- HS thảo luận nêu các cách sau:
*Cách1: Tính tổng số sản phẩm rồi nhân với thời gian làm một sản phẩm.
*Cách 2: Tính thời gian mỗi lần làm rồi cộng kết quả lại với nhau
Bài giải:
*Cách 1:
Số sản phẩm làm được trong cả hai lần là:
 7 + 8 =15(sản phẩm)
Thời gian để làm 15 sản phẩm là:
 1 giờ 8 phút x 15 = 17 giờ
 Đáp số: 17 giờ
*Cách 2: 
Thời gian để làm 7 sản phẩm là:
 1 giờ 8 phút x 7 = 7 giờ 56 phút
Thời gian để làm 8 sản phẩm là:
 1 giờ 8 phút x 8 = 9 giờ 4 phút
Thời gian để làm số sản phẩm trong cả hai lần là:
7 giờ 56 phút +9 giờ 4 phút = 17 giờ 
 Đáp số: 17 giờ
- HS nhận xét.
 Bài làm
- Điền dấu(so sánh các số đo thời gian) 
4,5giờ > 4giờ 5phút
 8giờ 16phút – 1giờ 25phút
 = 2giờ 17phút x 3 
 26giờ 25phút : 5
 < 2giờ 40phút + 2giờ 45phút
- Thực hiện chuyển đổi hoặc tính toán trước khi so sánh.
- HS nêu
Tập làm văn
Tiết 48: KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
(Kiểm tra viết)
B. Kiểm tra viết ( 10 điểm)
I. Chính tả: ( Nghe – viết) (2 điểm) (20 phút)
Núi non hùng vĩ
Vượt hai con sông hùng vĩ của miền Bắc, qua đất Tam Đường núi nhu nhú như chín mươi chín cái bánh bao tày đình, băng qua dãy Hoàng Liên Sơn hiểm trở, chọc thủng xong mấy dặm sương mù buốt óc thì lồ lộ bên phải là đỉnh Phan-xi-păng. Mây Ô Quy Hồ đang đội mũ cho Phan-xi-păng. Hết đèo Ô Quy Hồ là qua Sa Pa, thẳng ruổi về thành phố biên phòng Lào Cai.
II Tập làm văn: (8 điểm) (35 phút)
Đề bài: Em hãy tả người bạn thân của em ở trường. 
Ngày soạn: Ngày 02 tháng 6 năm 2020
Ngày giảng: Thứ năm, ngày 04 tháng 6 năm 2020
Toán
Tiết 119: LUYỆN TẬP CHUNG ( Tr. 137 )
I. Mục tiêu 
 	Giúp HS:
 	- Biết cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
 	- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
 	- HS cần làm BT1; BT2 (a); BT3 ; BT4 (dòng 1, 2)
II. Đồ dùng
 	- GV: Phiếu học tập, sgk
 	- HS: Vở ghi, sgk
III. Phương pháp
 	- Đàm thoại, luyện tập, thực hành, giải đáp.
IV. Các hoạt động dạy- học 
ND - TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC. (5’)
2. Bài mới. (32’)
2.1. G thiệu bài
2.2. Nội dung
Bài 1
(Cá nhân)
Bài 2
(Nhóm)
Bài 3
(Cặp)
Bài 4
(Cặp)
3. Củng cố, dặn dò. (3’)
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 4 trong vở bài tập
- GV nhận xét.
- Nêu mục tiêu của bài
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Y/c HS nêu cách làm
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV đánh giá.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Gọi HS đại diện nhóm lên dán bài trên bảng
- Y/c HS nhận xét bài làm.
- Yêu cầu HS so sánh hai dẫy tính trong mỗi phần.
+ Vì sao kết quả lại khác nhau?
+ Nêu thứ tự thực hiện phép tính trong dẫy tính ? 
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tóm tắt BT.
- Y/c HS thảo luận nhóm đôi tìm cách làm bài.
- Y/c HS trình bầy kết quả.
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV đánh giá.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV treo bảng phụ.
- Yêu cầu HS đọc thời gian đến và đi của từng chuyến tàu.
- Yêu cầu HS mỗi tổ thảo luận nhóm đôi làm một trường hợp.
- Gọi đại diện lên trình bày.
- Yêu cầu HS đọc bài làm 
? Nêu cách cộng, trừ số đo thời gian?
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau:
- 1 HS làm - lớp nhận xét
 Bài làm
a) 17giờ 53phút + 4giờ 15phút
 = 22 giờ 8 phút
b) 45ngày 23giờ - 24ngày 17giờ
 = 21 ngày 6 giờ
c) 6giờ 15phút x 6 = 37giờ 30phút
d) 21phút 15giây : 5 = 4giờ 15 phút 
 Bài làm
a) (2giờ 30phút + 3giờ 15phút) x 3
 = 5giờ 45phút x 3
 = 15giờ 135phút = 17 giờ 15 phút 
 2giờ 30phút + 3giờ 15phút x 3
 = 2giờ 30phút + 9giờ 45phút
 = 11giờ 75phút = 12 giờ 15 phút 
- HS nhận xét.
- Các thành phần giống nhau, phép tình giống nhau, khác nhau ở dấu ngoặc và kết quả khác nhau.
- Vì thứ tự thực hiện các phép tính trong mỗi dẫy là khác nhau.
- Thực hiện trong ngoặc trước ngoài ngoặc sau.
- Thực hiện phép nhân trước, phép cộng sau.
- Khoanh tròn vào các chữ cái trước câu trả lời đúng.
 Tóm tắt
Hẹn : 10 giờ 40 phút
Hương đến: 10 giờ 20 phút
Hồng đến: Muộn 15 phút
Hương chờ Hồng....phút ?
a) 20 phút b) 35 phút
c) 55phút d) 1 giờ 20 phút
- HS thảo luận.
 B. 35 phút 
 Bài giải
Hương đến trước giờ hẹn là:
10 giờ 40 phút - 10 giờ 20 phút = 20 phút
Hương phải đợi Hồng là:
 20phút + 15phút = 35phút
Vậy khoanh vào đáp án B.
- HS đọc
- HS trả lời.
 Bài giải:
a) Thời gian đi từ Hà Nội đến Hải Phòng là:
 8 giờ 10 phút - 6 giờ 5 phút = 2 giờ 5 phút
b) Thời gian đi từ Hà Nội đến Quán Triều là
17 giờ 25 phút - 14 giờ 20 phút = 3 giờ 5 phút 
c) Thời gian đi từ Hà Nội đến Đồng Đăng là:
11 giờ 30 phút – 5 giờ 45 phút= 5h 45 phút
Thời gian đi từ Hà Nội đến Lào Cai 
 (24 giờ -22 giờ) + 6 giờ = 8 giờ
 Đáp số: a) 2giờ 5phút
 b) 3giờ 5phút
 c) 5giờ 45phút
 8giờ.
- HS nhận xét.
- HS nêu
Địa lí
Tiết 26: CHÂU PHI 
(MT)
I. Mục tiêu 
 - Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất chính của người dân Châu Phi 
 - Nêu được một số nét tiêu biểu về ai cập
 - Chỉ và đọc trên bản đồ tên nước, tên thủ đô Ai Cập.
 *GDMT: Giáo dục HS biết được biện pháp bảo vệ môi trường; giảm tỉ lệ sinh con; xử lý chất thải công nghiệp.
II. Đồ dùng 
 - GV: Bản đồ các nước trên thế giới; các hình minh hoạ trong SGK
 - HS: Phiếu học tập của HS; đồ dùng học tập.
III. Phương pháp
 - Đàm thoại, quan sát, thảo luận 
IV. Các hoạt động dạy- học
ND - TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC. ( 5’)
2. Bài mới. (32’)
2.1. G thiệu bài
2.2. Nội dung
a) Hoạt động 1. Dân cư Châu Phi
 (Cá nhân)
b) Hoạt động 2: Kinh tế Châu Phi 
 (Cặp)
c) Hoạt động 3: 
 Ai Cập 
+ Tìm và nêu vị trí địa lí Châu Phi trên bản đồ?
+ Tìm và nêu vị trí của sa mạc Xa-ha-ra và Xa-van? 
+ Chỉ các con sông lớn của Châu Phi trên lược đồ tự nhiên Châu Phi?
- GV nhận xét. 
- Nêu mục đích bài 
- Ghi đầu bài 
- Đọc SGK trang 103 
+ Nêu số dân của Châu Phi?
+ So sánh số dân của Châu Phi với các châu lục khác?
+ Quan sát hình minh hoạ 3 trang 118 mô tả đặc điểm bên ngoài của người Châu Phi? 
*GDMT: 
+ Vì sao người dân Châu Phi sinh nhiều con? Theo em cần làm gì?
+ Người dân Châu Phi sinh sống chủ yếu ở những vùng nào?
*KL: Năm 2004 dân số Châu Phi là 884 triệu người , hơn trong số họ là người da đen 
- Y/c Trao đổi và ghi vào phiếu bài tập 
Ghi chữ Đ trước ý kiến đúng chữ S trước ý kiến sai
a. Châu Phi là châu lục có nền kinh tế phát triển ....
b. Hầu hết các nước châu phi chỉ tập trung vào khai thác khoáng sản và cây trồng công nghiệp nhiệt đới...
c. Đời sống người dân Châu Phi còn rất nhiều khó khăn 
*KL: Hầu hết các nước ở Châu Phi có nền kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn thiếu thốn 
- Yêu cầu các nhóm làm việc vào phiếu bài tập 
- 3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV
- Năm 2004 số dân Châu Phi là 884 triệu người chưa bằng số dân Châu Á 
- Người Châu Phi có nước da đen tóc soăn, ăn mặc quần áo nhiều màu sắc sặc sỡ
- Bức ảnh cho thấy cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn, người lớn và trẻ con trông đều buồn bã, vất vả
- HS phát biểu ý kiến
- Chủ yếu sống ở vùng ven biển và các thung lũng sông, 
- sai
- Đúng
- Đúng 
Ai Cập
Các yếu tố
đặc điểm
Vị trí địa lí
Nằm ở Bắc Phi là cầu nối của 3 châu lục Á, Âu, Phi có kênh đào Xuy - ê nổi tiếng
Sông ngòi
Có sông Nin,là một con sông lớn cung cấp nước cho đời sống và sản xuất.
Đất đai
Đồng bằng được sông Nin bồi đắp nên rất màu mỡ 
Khí hậu
Nhiệt đới, nhiều mưa
Kinh tế
Kinh tế tương đối phát triển các ngành kinh tế: khai thác khoáng sản, trồng bông, du lịch
Văn hoá kiến trúc
Từ cổ xưa đã rất nổi tiếng với nền văn minh sông Nin
Kim tự tháp Ai Cập là công trình kiến trúc cổ vĩ đại
3. Củng cố, dặn dò: ( 3’)
- Gọi đại diện nhóm trả lời 
- GV nhận xét kết luận
? Nền kinh tế của Châu Phi phát triển như thế nào?
- Nhận xét tiết học, CB bài 
- Đại diện nhóm trả lời
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS nêu
Khoa học
Tiết 48: SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA 
I. Mục tiêu
 	Giúp HS hiểu: 
 	- Hiểu về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả
 	- Kể tên được một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió.
II. Đồ dùng 
 	- GV: Chuẩn bị phiếu học tập cá nhân, phiếu báo cáo nhóm.
 	- HS: Chuẩn bị tranh ảnh về các cây có hoa khác nhau 
III. Phương pháp
 	- Đàm thoại, quan sát, thảo luận nhóm
IV. Các hoạt động dạy- học
ND - TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC. (5’)
2. Bài mới. (32’)
2.1.G thiệu bài 
2.2. Nội dung:
a) Hoạt động 1.
Sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả
 (Cá nhân)
b) Hoạt động 2. Hoa và sự thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió.
 (Nhóm)
+ 1 HS lên bảng vẽ sơ đồ hoa lưỡng tính
+ Em hãy đọc thuộc mục bạn cần biết trang 105
+ Hãy kể tên những loài hoa có cả nhị và nhuỵ?
+ hãy kể tên những loài hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ?
- GV nhận xét 
Để biết được là nhờ bộ phận nào của hoa? bài học hôm nay các em cùng tìm hiểu về chức năng của nhị và nhuỵ trong quá trình sinh sản 
- Phát phiếu học tập cho HS 
- Các em hãy đọc kĩ thông tin ở mục thực hành, suy nghĩ và hoàn thành vào phiếu học tập của mình
- GV vẽ nhanh hình minh hoạ 1 lên bảng 
- Gọi HS chữa phiếu học tập 
- Gọi HS trả lời các câu hỏi : 
+ Thế nào là sự thụ phấn ?
+ Thế nào là sự thụ tinh?
+ Hạt và quả được hình thành như thế nào ? 
- Nhận xét câu trả lời của HS
- GV chỉ vào hình minh hoạ 1 trên bảng và giảng lại về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành quả và hạt như các thông tin trong SGK
- Phát phiếu báo cáo cho các nhóm
- Yêu cầu trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi trang 107 SGK
- Gọi 2 nhóm báo cáo kết quả 
- HS trả lời
- HS làm vào phiếu bài tập 
 Bài làm
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Hiện tượng đầu nhuỵ nhận được những hạt phấn của nhị gọi là gì?
 a. Sự thụ phấn b. Sự thụ tinh
2. Hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn gọi là gì?
 a. Sự thụ phấn b. Sự thụ tinh
3. Hợp tử phát triển thành gì?
 a. Quả b. Phôi
4. Noãn phát triển thành gì?
 a. Hạt b. Quả
5. Bầu nhuỵ phát triển thành gì?
 a. Hạt b. Quả
- HS thảo luận nhóm 
 Báo cáo kết quả
 Hoa thụ phấn nhờ côn trùng
 Hoa thụ phấn nhờ gió
Đặc điểm
Thường có màu sắc sặc sỡ hoặc có hương thơm, mật ngot...hấp dẫn côn trùng 
Không có màu sắc đẹp, cánh hoa. đài hoa thường nhỏ hoặc không có.
Tên cây
dong riềng, táo, râm bụt, vải, nhãn, bầu, mướp, phượng, bưởi. cam, bí, đào, mận, loa kèn, hồng
lau, lúa, ngô các loại cây cỏ.
3. Củng cố, dặn dò. (3’)
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 4, 5, 6 trang 107 và cho biết 
+ Tên loài hoa
+ Kiểu thụ phấn
+ Lí do của kiểu thụ phấn
- Nhận xét câu trả lời của HS
*KL: Các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có màu sắc sặc sỡ hương thơm hấp dẫn ngược lại hoa thụ phấn nhờ gió không manhg màu sắc đẹp, cánh hoa đài hoa thường nhở hoặc không có như ngô, lúa, các cây họ đậu
? Nêu sự sinh sản của thực vật có hoa? 
- Nhận xét tiết học 
- Về đọc thuộc mục bạn cần biết và ươm một hạt lạc, đỗ đen nhỏ vào bông ẩm, giấy vệ sinh hoặc đất vào cốc, chén nhỏ cho mọc thành cây con.
- HS quan sát 
- Hoa táo, thụ phấn nhờ côn trùng, hoa táo không có màu sắc sặc sỡ nhưng có mật ngọt hương thơm hấp dẫn côn trùng
- Hoa lau: thụ phấn nhờ gió vì hoa lau không có màu sắc sặc sỡ.
- Hoa râm bụt: thụ phấn nhờ côn trùng vì có màu sắc sặc sỡ.
- HS nêu
Đạo đức
Tiết 24: EM YÊU HÒA BÌNH 
(KNS)	
I. Mục tiêu

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_mon_lop_5_tuan_24_nam_hoc_2019_2020.docx