Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2015-2016

Đồ dùng dạy học:

 Hình 94,95,97 SGK.

 III. Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

 - Sử dụng năng lượng điện vào việc gì?

- Nhận xét đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Hoạt động 1: Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện vật cách điện.

* Mục tiêu: HS làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện Pin để phát hiện vật dẫn điện vật cách điện.

* Tiến hành:

- Cho các nhóm làm thí nghiệm như trong SGK-96.

- GV theo dõi nhận xét kết luận:

+ Khi dùng một số vật bằng kim loại ( đồng , nhôm , sắt .) chèn vào chỗ hở của mạch điện- bóng đèn Pin sẽ sáng

+ Khi dùng một số vật bằng cao su, sứ , nhựa .chèn vào chỗ hở của mạch điện , bóng đèn Pin không sáng.

c. Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận.

* Mục tiêu: Giúp HS củng cố về mạch kín, mạch hở; về dẫn điện cách điện. HS hiểu được vai trò của cái ngắt điện.

* Tiến hành:

- GV cho HS chỉ ra và quan sát một số cái ngắt điện và cho HS thảo luận về vai trò của cái ngắt điện.

- Yêu cầu HS làm cái ngắt điện cho mạch

điện mới nắp.

- GV theo dõi HD giúp HS hoàn thiện.

3. Củng cố dặn dò:

- Để lắp được mạch điện đơn giản cần những vật liệu nào?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- 2 HS trả lời.

- HS làm thí nghiệm và nêu kết luận.

+ Các vật bằng kim loại cho dòng điện chạy qua nên mạch đang hở chở thành mạch kín, vì vậy đèn sáng.

+ Các vật bằng cao su, sứ, nhựa không cho dòng điện chạy qua nên mạch vẫn bị hở, vì vậy đèn không sáng.

- HS làm thí nghiệm như trong SGK.

- HS nghe về nhà thực hiện.

 

doc23 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sau:
+ Đường Trường Sơn là đường nối liền hai miền Nam - Bắc của nước ta.
+ Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam kháng chiến, ngày 19-5-1959 trung ương đảng quyết định mở đường Trường Sơn.
+Vì đường đi giưa rừng khó bị địch phát hiện,quân ta dựa vào rừng để che mắt quân thù.
- HS làm viêc theo nhóm. 
+Lần lượt từng HS dựa vào SGK tập kể lai câu chuyện của anh Nguyễn Viết Sinh. 
+2 HS thi kể trước lớp.
- HS nghe trả lời câu hỏi .
_________________________________
Khoa học:
Tiết 47: LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN
I. Mục tiêu:
Sau bài học HS biết:
- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn.
	-** Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin để phát
hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.
	II. Đồ dùng dạy học:
 	Hình 94,95,97 SGK.
	III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Sử dụng năng lượng điện vào việc gì?
- Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động 1: Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện vật cách điện.
* Mục tiêu: HS làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện Pin để phát hiện vật dẫn điện vật cách điện.
* Tiến hành:
- Cho các nhóm làm thí nghiệm như trong SGK-96.
- GV theo dõi nhận xét kết luận:
+ Khi dùng một số vật bằng kim loại ( đồng , nhôm , sắt ...) chèn vào chỗ hở của mạch điện- bóng đèn Pin sẽ sáng 
+ Khi dùng một số vật bằng cao su, sứ , nhựa ...chèn vào chỗ hở của mạch điện , bóng đèn Pin không sáng.
c. Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố về mạch kín, mạch hở; về dẫn điện cách điện. HS hiểu được vai trò của cái ngắt điện.
* Tiến hành: 
- GV cho HS chỉ ra và quan sát một số cái ngắt điện và cho HS thảo luận về vai trò của cái ngắt điện.
- Yêu cầu HS làm cái ngắt điện cho mạch
điện mới nắp.
- GV theo dõi HD giúp HS hoàn thiện.
3. Củng cố dặn dò:
- Để lắp được mạch điện đơn giản cần những vật liệu nào?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trả lời.
- HS làm thí nghiệm và nêu kết luận.
+ Các vật bằng kim loại cho dòng điện chạy qua nên mạch đang hở chở thành mạch kín, vì vậy đèn sáng.
+ Các vật bằng cao su, sứ, nhựa không cho dòng điện chạy qua nên mạch vẫn bị hở, vì vậy đèn không sáng.
- HS làm thí nghiệm như trong SGK.
- HS nghe về nhà thực hiện.
__________________________________________________________________ 
 Ngày soạn: 21/2/2016
 Ngày giảng: Thứ ba ngày 23/2/2016
Hoạt động giáo dục thể chất:
(Thầy Đăng soạn giảng)
_________________________________
Toán:
Tiết 117: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.
- Biết tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác. Bài 1, bài 2
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu quy tắc tính tỉ số phần trăm của một số và thể tích của HLP.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. HD làm bài tập:
Bài 1 (124): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2 (124): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài. 
- Làm bài vào phiếu hoặc bảng nhóm.
- Mời HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các KT vừa luyện tập.
- HS nêu ý kiến.
- Nêu yêu cầu.
*Bài giải:
a)Nhận xét:17,5% = 10% + 5% + 2,5%
 10% của 240 là 24
 5% của 240 là 12
 2,5% của 240 là 6
 Vậy: 17,5% của 240 là 42
b) Nhận xét: 35% + 5%
 10% của 520 là 52
30% của 520 là 156
5% của 520 là 26
 Vậy: 35% của 520 là 182
- Nêu yêu cầu.
*Bài giải:
a) Tỉ số thể tích của HLP lớn và HLP bé là 3/2. Như vậy, tỉ số phần trăm thể tích của HLP lớn và thể tích của HLP bé là: 3 : 2 = 1,5
 1,5 = 150%
b) Thể tích của HLP lớn là:
 64 = 96 (cm3)
 Đáp số: a) 150% ; b) 96 cm3.
 _________________________________
Luyện từ và câu:
Tiết 47: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẬT TỰ - AN NINH
I. Mục tiêu:
- Làm được BT1; làm được BT4.
II. Đồ dùng dạy học: Giấy A3
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. HD làm bài tập:
Bài 1 (59):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu. 
- Cho HS làm việc cá nhân.
- Mời một số học sinh trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 4 (59):
- Mời 1 HS đọc yêu cầu và các đoạn văn.
- Yêu cầu thảo luận trình bày giấy A3.
- Mời một số HS trình bày kết quả. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại lời giải đúng. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Em làm gì để góp phần giữ an ninh ở địa phương?
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và CB bài sau.
- Đọc yêu cầu.
*Lời giải :
b) Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội.
- Đọc yêu cầu và nội dung.
- HS thảo luận nhóm.
*VD về lời giải:
- Từ ngữ chỉ việc làm: Nhớ số ĐT của cha mẹ, số ĐT của người thân,
- Từ ngữ chỉ cơ quan, tổ chức: nhà hàng, cửa hiệu, trường học, đồn công an, 113,
- Từ ngữ chỉ người có thể giúp em tự bảo vệ khi không có bố mẹ ở bên: ông bà, chú bác, người thân, hàng xóm,
_________________________________
Chính tả:
Tiết 24: NÚI NON HÙNG VĨ
I. Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng bài CT, viết hoa đúng các tên riêng trong bài.
- Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ (BT2). HS khá, giỏi giải được câu đố và viết đúng tên các nhân vật lịch sử (BT3
II. Đồ dùng dạy học: 
Giấy A3.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS viết bảng con: Hai Ngàn, Ngã Ba, Pù Mo, Pù Xai.,
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn HS nghe – viết:
- GV Đọc bài viết.
+ Đoạn văn ca ngợi điều gì?
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: tày đình, hiểm trở, lồ lộ, Phan-xi-păng, Ô Quy Hồ,
- Em hãy nêu cách trình bày bài? 
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để NX.
- Nhận xét chung.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
 Bài 2:
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- Cho cả lớp làm bài cá nhân.
- Mời HS phát biểu ý kiến
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng,mở bảng phụ tên người,địa lí Việt Nam...
 Bài 3:
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS thi làm vào giấy A3.
- Mời một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét. 
- GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
- HS viết.
- HS theo dõi SGK.
- Ca ngợi cảnh núi non hùng vĩ.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
*Lời giải:
- Tên người, tên dân tộc: Đăm Săn, Y Sun, Nơ Trang Lơng, A-ma Dơ-hao, Mơ-nông.
- Tên địa lí: Tây Nguyên, sông Ba.
- Nêu yêu cầu.
- Làm theo nhóm 4.
*Lời giải:
1. Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo,
2. Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ)
3. Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh)
4. Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn)
5. Lê thánh Tông (Lê Tư Thành)
________________________________
Địa lí:
Tiết 24: ÔN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Tìm được vị trí châu Á, châu Âu trên bản đồ.
- Khái quát đặc điểm châu Á, châu Âu về: diện tích, địa hình, khí hậu, dân cư, hoạt động kinh tế.
II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi của bài 23.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
- GV yêu cầu HS quan sát bản đồ thực hiện yêu cầu bài 1-115.
+ Tên châu Á, châu Âu, Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ân Độ Dương, Đại Tây Dương, Địa Trung Hải.
+ Tên một số dãy núi: Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-ran, An-pơ.
b. Hoạt động 2: Thảo luện nhóm 4.
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- Các nhóm trao đổi để thống nhất kết quả rồi điền vào phiếu.
- Nhóm nào điền xong thì lên dán trên bảng lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá, kết luận nhóm thắng cuộc. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về học bài.
- HS thực hiện theo cặp.
- 1 số HS lên bảng.
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Nhận xét, đánh giá.
_________________________________________________________
 Ngày soạn: 22/2 /2016
 Ngày giảng: Thứ tư ngày 24/2/2016
Toán:
Tiết 118: ÔN TẬP
( Thay bài giới thiệu hình trụ, hình cầu)
I. Mục tiêu:
- Ôn tính Sxq, V hình hộp, tỉ số phần trăm của một số.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu quy tắc tính tỉ số phần trăm của một số và thể tích của HLP.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn HS ôn tập: 
Bài 1:Viết số đo thích hợp vào ô trống 
Chiều dài
Chiều rộng
Chiều cao
Sxq
V
10cm
8cm
5cm
2m
m
m
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp
- Gọi HS đọc yêu cầu	
- Tổ chức cho HS làm bài vào bảng con 
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
a)25% của 240 là ....
b) 40% của 300 là ......
c) 0,5 % của 12 là ......
d) 75% của 60 là ..
b. Hướng dẫn đọc thêm bài: Hình trụ, hình cầu.
- GV hướng dẫn, giảng giải cho HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu cách tính tỉ số phần trăm của một số.
- Nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
Chiều dài
Chiều rộng
Chiều cao
Sxq
V
10cm
8cm
5cm
180cm2
400cm3
2m
m
m
2
1 cm3
- Nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
a)25% của 240 là 60
b) 40% của 300 là 120
c) 0,5 % của 12 là 0,06
d) 75% của 60 là 45
____________________________________ 
Tập đọc:
Tiết 48: HỘP THƯ MẬT
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện được tính cách nhân vật.
- Hiểu được những hành động dũng cảm, mưu trí của anh Hai Long và những chiến sĩ tình báo (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu đọc bài.
- Nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Luyện đọc:
- Mời 1 HS đọc.
- Chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm.
- Cho tốp học sinh khác đọc và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
c. Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc và thảo luận câu hỏi. 
+ Người liên lạc nguỵ trang khéo léo như thế nào?
+ Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì?
+ Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long. Vì sao chú làm như vậy?
+ Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.
*Ý nghĩa bài?
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Cho HS luyện đọc DC đoạn 1 trong nhóm
- Thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Em hiểu hộp thư mật là gì?
- GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về đọc bài và CB bài sau.
- HS đọc và TL các câu hỏi về bài Luật tục xưa của người Ê-đê.
- Đoạn 1: Từ đầu đến đáp lại.
- Đoạn 2: Tiếp cho đến ba bước chân.
- Đoạn 3: Tiếp cho đến chỗ cũ.
- Đoạn 4: Đoạn còn lại.
- 4 em đọc.
- 4 em đọc nối tiếp.
+ Đặt hộp thư ở nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý
+ Người liên lạc muốn nhắn gửi TY Tổ quốc của mình và lời chào chiến thắng.
+ Chú dừng xe, tháo bu-gi ra xem, giả vờ  Chú làm như vậy để đánh lạc hướng chú ý
+ Có ý nghĩa vô cùng to lớn vì cung cấp cho ta những tin tức bí mật về kẻ địch để chủ động
- HS đọc.
- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc.
______________________________________
Tiếng Anh:
(Cô Thương soạn giảng)
_____________________________________
Tập làm văn:
Tiết 47: ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu:
- Tìm được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); tìm được các hình ảnh nhân hoá, so sánh trong bài văn (BT1).
- Viết được đoạn văn tả một đồ vật quen thuộc theo yêu cầu của BT2.
II. Đồ dùng dạy học: Giấy A3.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
GV kiểm tra đoạn văn đã được viết lại của 4 – 5 HS.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. HD làm bài tập: 
Bài 1:
- Mời 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV giới thiệu chiếc áo quân phục. Giải nghĩa thêm từ ngữ: vải tô Châu – một loại vải SX ở TP Tô Châu, Trung Quốc.
- Cho HS thảo luận nhóm 4.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- GV treo bảng phụ đã ghi những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả đồ vật. Một vài HS đọc.
Bài 2:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
- GV nhắc HS: 
+ Đoạn văn các em viết thuộc phần TB.
+ Các em có thể tả hình dáng hoặc công dụng
+ Chú ý quan sát kĩ và sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi miêu tả.
- Một vài HS nói tên đồ vật em chọn tả.
- HS viết bài vào vở.
- HS nối tiếp đọc đoạn văn
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS ghi nhớ những kiến thức về văn tả đồ vật vừa ôn luyện.
- HS nêu đầu bài.
- HS thảo luận nhóm.
- Trình bày kết quả.
*Lời giải:
a) về bố cục của bài văn:
- Mở bài: Từ đầu đến màu cỏ úa – mở bài kiểu trực tiếp.
- Thân bài: Từ chiếc áo sờn vai đến quân phục cũ của ba
- Kết bài: Phần còn lại – kết bài kiểu mở rộng.
b) Các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài văn:
- So sánh: Những đường khâu đều đặn như khâu máy,
- Nhân hoá: người bạn đồng hành quý báu, cái măng sét ôm khít
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS nói tên đồ vật chọn tả.
- HS viết bài.
- HS nối tiếp đọc.
____________________________________
Hoạt động giáo dục kĩ thuật:
Tiết 24 : LẮP XE BEN ( Tiết 1) 
I. Mục tiêu:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben.
- Lắp được xe ben đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chitiết của xe ben.
II. Tài liệu: Bộ lắp ghép, Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
III. Tiến trình: Nhóm trưởng lên lấy đồ dùng.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 
1. Khởi động:
2. Giới thiệu bài:
3. Học sinh đọc mục tiêu:
4. Bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu
- Cho HS quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn.
- Để lắp được xe ben, theo em càn phải lắp mấy bộ phận?
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
*.Hướng dẫn chọn các chi tiết
- Gọi 1-2 HS lên bảng gọi tên và chọn từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
- GV nhận xét, bổ xung.
*. Lắp từng bộ phận
*Lắp khung sàn xe và các giá đỡ
- Yêu cấu HS quan sát kỹ hình 2 (SGK) để trả lời câu hỏi
- Để lắp khung sàn xe và các giá đỡ, em cần phải chọn những chi tiết nào?
- Gọi 1HS lên trả lời câu hỏi và chọn các chi tiết
- Gọi 1 HS khác lên lắp khung sàn xe
- GV tiến hành lắp các giá đỡ theo thứ tự
- Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ
- Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau.
- Lắp trục bánh xe trước
- Lắp ca bin( thực hiện tương tự phần lắp khung sàn xe và giá đỡ) 
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Hoạt động 1: Lắp ráp xe ben:
- GV gọi HS lên bảng lắp theo phần GV đã hướng dẫn
- Hướng dẫn tháo rời chi tiết và xếp vào hộp.
C. HĐ ứng dụng:
- Nêu lại các chi tiết để lắp xe ben?
Củng cố lại bài, dặn HS chuẩn bị bài sau
tiếp tục lắp xe ben .
IV. Đánh giá: NX tiết học, tiết sau tiếp tục TH lắp xe ben.
- Cần lắp 5 bộ phận: khung sàn xe và các giá đỡ; sàn ca bin và các thanh đỡ; hệ thống giá đỡ trục bánh xé sau; trục bánh xe trước; cabin.
- HS lên bảng chọn
- 2 thanh thẳng 11 lỗ, 2 thanh thẳng 6 lỗ, 2 thanh thẳng 3 lỗ, 2 thanh chữ L dài, 1 thanh chữ U dài.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
_________________________________________________________________
 Ngày soạn: 22/2 /2016
 Ngày giảng: Thứ năm ngày 25/2/2016
Hoạt động giáo dục thể chất:
(Thầy Đăng soạn giảng)
_____________________________________
Toán:
Tiết 119: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
- Biết tính diện tích hình tam giác, hình thang, HBH, hình thoi. Bài 2 (a), bài 3.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS nêu quy tắc tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. HD luyện tập:
Bài 1 (127): 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Gọi HS nêu cách làm. 
- GV hướng dẫn HS làm bài.
Bài 2 (127):(Phần a) 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm lời giải.
- Mời đại diện 2 nhóm lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 3 (127): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài. 
- Cho HS làm vào vở. Một HS làm vào bảng nhóm.
- Mời HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Quy tắc tính diện tích tam giác,...?
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các KT vừa luyện tập.
- HS nêu ý kiến.
- HS HTT làm vào nháp, 2 HS lên bảng chữa bài.
 Bài giải:
a. Diện tích hình tam giác ABD là:
 4 3 : 2 = 6 (cm2)
 Diện tích hình tam giác ABD là:
 5 3 : 2 = 7,5 (cm2)
b. Tỉ số phần trăm của diện tích hình tam giác ABD và diện tích hình tam giác BDC là:
 6 : 7,5 = 0,8
 0,8 = 80%
 Đáp số: a. 6 cm2 ; 7,5 cm2
 b. 80%
- Nêu yêu cầu.
*Bài giải:
Diện tích hình bình hành MNPQ là:
 12 6 = 72 (cm2)
Diện tích hình tam giác KQP là:
 12 6 : 2 = 36 (cm2)
Tổng diện tích của hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP là:
 72 – 36 = 36 (cm2)
Vậy S hình tam giác KQP bằng tổng S của hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP.
- Nêu yêu cầu.
*Bài giải:
Bán kính hình tròn là: 
 5 : 2 = 2,5 (cm)
Diện tích hình tròn là:
 2,5 x 2,5 x 3,14 = 19,625 (cm2)
Diện tích hình tam giác vuông ABC là:
 3 x 4 : 2 = 6 (cm2)
Diện tích phần hình tròn được tô màu:
 19,625 – 6 = 13,625 (cm2)
 Đáp số: 13,625 cm2.
____________________________________
Luyện từ và câu:
Tiết 48: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG CẶP QUAN HỆ TỪ HÔ ỨNG
I. Mục tiêu: 
- Làm được bài tập 1,2 (mục III).	
- Không cần gọi các từ nối các vế câu là từ hô ứng.
II. Đồ dùng dạy học: Giấy A3
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Cần làm gì giữ gìn an ninh ở địa phương?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Nhận xét+Ghi nhớ(Giảm tải)
c. Luyện tập:
Bài 1:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS TL nhóm 4, ghi KQ vào bảng nhóm.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 2:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm vào vở. Hai HS làm vào bảng nhóm.
- Hai HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét. 
3. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và xem lại toàn bộ cách nối các vế câu ghép bằng QHT.
- Đọc yêu cầu.
*Lời giải:
a) Ngày chưa tắt hẳn,/ trăng đã lên rồi.
b) chiếc xe ngựa vừa đậu lại,/ tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.
c) Trời càng nắng gắt, / hoa giấy càng hồng lên rực rỡ.
- Đọc yêu cầu.
*VD về lời giải:
a) Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.
b) Trời mới hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
c) Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu.
_____________________________________
Khoa học:
Tiết 48: AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết:
- Nêu được một số qui tắc cơ bản sử dụng an toàn, tiết kiệm điện.
- Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị theo nhóm: một vài dụng cụ, máy móc sử dụng pin ; tranh ảnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện và an toàn.
- Chuẩn bị chung: cầu chì. Hình trang 98, 99-SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra:
- Tại sao bóng điện sáng?
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài: 
b. Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật
*Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật.
*Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV cho HS làm việc theo nhóm 4:
+ Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp đề phòng điện giật.
+ Khi ở trường và ở nhà bạn cần làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác.
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ GV nhận xét, bổ sung: SGV – Trang 159.
c. Hoạt động 2: Thảo luyện phòng tránh gây hỏng đồ điện.
*Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện và đề phòng điện quá mạnh gây hoả hoạn, nêu được vai trò của công tơ điện.
 *Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 2.
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Mời 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ GV cho HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện (có ghi số vôn).
+ GV cho HS quan sát cầu chì và giới thiệu thêm: SGV – trang 159.
d.Hoạt động 3: Thảo luận về tiết kiệm điện.
*Mục tiêu: HS giải thích được lí do phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.
*Cách tiến hành

File đính kèm:

  • docTUAN 24(15-16).doc