Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2014-2015
A. Mục tiêu:
- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và vận dụng để tính giá trị của biểu thức, giải toán có lời văn.
- Giáo dục ý thức tự giác học tập
B. Chuẩn bị :
- GV: Kế hoạch bài dạy, SGK.
- HS: Đồ dùng cho tiết học
C. Phương pháp và hình thức:
- Phương pháp: Luyện tập - thực hành
- Hình thức: Cá nhân; nhóm đôi ; lớp
D. Các hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra:
Cách chia 1 số thập phân cho 1 số thập phân?
CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC A. Mục đích, yêu cầu: - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo , lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý của SGK; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện, biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. - Giáo dục ý thức học tập tốt, biết phấn đấu vươn lên. B. Chuẩn bị: - GV: Kế hoạch dạy học, SGK, tiêu chí đánh giá. - HS: Một số truyện có nội dung viết về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu. C. Phương pháp và hình thức - Phương pháp: Luyện tập - thực hành - Hình thức: Cá nhân; nhóm đôi; lớp D. Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra: - HS kể lại vắn tắt truyện Pa-xtơ và em bé. - Nêu ý nghĩa của câu chuyện? II. Bài mới: 1. Giới thiệu - ghi đề bài: * Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân 2. Hướng dẫn HS kể chuyện: a. Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề: - 3 HS đọc đề. - Nêu yêu cầu của đề bài? - GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài. Kể một câu chuyện . - Nêu những việc làm để chống lại đói nghèo, lạc hậu? - HS đọc gợi ý1. - HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể. - Nhắc lại dàn ý của câu chuyện sẽ kể. - HS đọc gợi ý 2. - HS nối tiếp giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể. - HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện. b. HS thực hành kể truyện, trao đổi về nội dung câu truyện. ( Với những truyện dài, các em chỉ cần kể 1-2 đoạn) - HS kể chuyện theo cặp. Trao đổi với với bạn về nhận vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. c. Kể chuyện trước lớp: - Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm, bình chọn: + Bạn tìm được chuyện hay nhất. + Bạn kể chuyện hay nhất. - Đại diện các nhóm lên thi kể. Khi kể xong đều trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa truyện. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn : Chuẩn bị cho tiết sau. Điều chỉnh - bổ sung: Tiết 4: Ngoại ngữ (GV chuyên) Unit 9: Our teacher’s day.Lesson 3:Part3.4.5 Chiều: Tiết 1: Hát ÔN MỘT SỐ BÀI HÁT ĐÃ HỌC KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC A. Mục tiêu: - Tập biểu diễn một số bài hát đã học. - Biết nội dung câu chuyện. - Qua tiết học giúp các em co thêm hiểu biết về âm nhạc hơn. B. Chuẩn bị: - Thanh phách, sách âm nhạc 5 - Chuyện kể C. Các hoạt động I. Kiểm tra bài cũ - Học sinh trình bày 2 bài hát: Ước mơ, những bông hoa những bài ca II. Bài mới Giới thiệu - ghi bài Các hoạt động Hoạt động 1: Ôn lại các bài hát đã học - Cho các em ôn lại các bài hát Hoạt động 2: Kể chuyện âm nhạc - Giáo viên đọc câu chuyện trong sách giáo khoa. - 1 học sinh đọc lại câu chuyện. - Khả năng âm nhạc của Cao Văn Lầu lúc còn nhỏ? - Bản nhạc hay nhất của nhóm nhạc huế tên là gì ? - Bản dạ cổ hoài lang ra đời đến nay khoảng được bao nhiêu năm? - Kết luận :Qua câu chuyện giáo dục các em yêu mến và bảo vệ các làn điệu dân ca, gợi nên lòng tự hào với nền âm nhạc dân tộc,qua tiết học động viên các em cố gắng học tập âm nhạc. - Ôn cá bài hát đã học theo nhóm; tổ ; lớp - Trình bày lần lượt các bài hát kết hợp các động tác phụ hoạ. - Lắng nghe - HS đọc (kể ) lại câu chuyện - Cao Văn Lầu sử dụng thành thạo các nhạc cụ như đàn tranh, cò, kìm, trống và trở thành nhạc sĩ nòng cốt trong ban nhạc - Bản dạ cổ hoài lang Khoảng gần 100 năm 3. Củng cố - dặn dò - Tóm tắt lại bài - Lớp hát lại 1 bài hát vừa ôn. - Dặn: Chuẩn bị cho tiết sau. Điều chỉnh - bổ sung: Tiết 2: Toán (ôn) ÔN: TỈ SỐ PHẦN TRĂM A. Mục tiêu: - Củng cố cho các em về tỉ số phần trăm. - Biết viết một số phân số dưới dạng tỉ số phần trăm. B.Chuẩn bị : - Nội dung bài ôn - HS: Đồ dùng cho tiết học C. Phương pháp và hình thức: - Phương pháp: Luyện tập - thực hành - Hình thức: Cá nhân; lớp D. Các hoạt động dạy học: 1. Thực hành làm và chữa bài trong VBT toán 2. Bài làm thêm. Bài 1: Viết dưới dạng tỉ số phần trăm Bài 2: Lớp học có 8 bạn nữ và 12 bạn nam. Hỏi a. Số bạn nữ chiếm bao nhiêu phần trăm các bạn trong lớp. b. Số bạn nam chiếm bao nhiêu phần trăm so với các bạn trong lớp? = 15 % ; = 37 % = = 80 % ; = = 35 % Bài giải Tổng số các bạn trong lớp là 8 + 12 = 20 ( bạn) a. Số bạn nữ chiếm số phần trăm so với các bạn trong lớp là = = 40 % a. Số bạn nam chiếm số phần trăm so với các bạn trong lớp là = = 60 % 3. Củng cố - dặn dò - Tóm tắt lại bài - Dặn: Chuẩn bị cho tiết sau. Điều chỉnh - bổ sung: Tiết 3: Tiếng Việt ( ôn ) LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả hoạt động) A. Mục đích, yêu cầu: - Hoàn thành bài văn tả hoạt động VBT TV5 T1 - Lập dàn bài cho đề văn miêu tả hoạt động của người thân B. Chuẩn bị: - Nội dung cho nài ôn - HS: Đồ dùng cho tiết học C. Phương pháp và hình thức - Phương pháp: Vấn đáp - Luyện tập - thực hành - Hình thức: Cá nhân; nhóm đôi; lớp D. Các hoạt động dạy học: 1. Hoàn thành bài văn tả hoạt động VBT - TV5 T1 - Một số HS trình bày - Lớp nhận xét - bổ sung 2. Đề bài thực hành Đề bài: Em hãy lập dàn ý cho bài văn tả người thân đang hoạt động ( quét nhà, rửa bát, làm vườn) Thể loại ? Nội dung ? ( Dàn bài đủ 3 phần, phần hình dáng tả những nét nổi bật , phần hoạt động tả kĩ ) - Đánh giá - bổ sung 2 em đọc đề tả người thân ; Nội dung tả hoạt động * Cá nhân thực hành lập dàn bài Cá nhân thực hành lập dàn bài * VD: Mở bài: Ngày nghỉ, em cùng mẹ lau nhà Thân bài: Mẹ lấy chổi quét từ trên tầng xuống Lưng khom khom Những đường chổi đến đâu, nhà sạch đến đấy Mẹ lấy chổi lau, nhúng nước. .. * Một số em trình bày - lớp bổ sung 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn dò : Về ôn bài Điều chỉnh - bổ sung: Thứ sáu ngày 28 tháng 11 năm 2014 Sáng Tiết 1: Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả hoạt động) A Mục tiêu : - Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người. - Dựa vào dàn ý đã lập, viết được đoạn văn tả hoạt động của của người. - Giáo dục ý thức học tập của học sinh B Chuẩn bị : - Bảng phụ để HS lập dàn ý. - HS: Đồ dùng cho tiết học C. Phương pháp và hình thức - Phương pháp: Luyện tập - thực hành - Hình thức: Cá nhân; lớp D. Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: - 2 em đọc lại đoạn văn tả hoạt động của một người em yêu quý II.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện tập: Bài tập 1: ( tr152) - GV treo bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người - GV nhắc HS chú ý tả hoạt động của nhân vật để qua đó bộc lộ phần nào tính cách nhân vật. - Cho HS lập dàn ý, 2 HS làm vào bảng nhóm. - Đánh giá - bổ sung Bài tập 2: ( tr152 ) cá nhân. Viết đoạn văn tả hoạt động của người mà em yêu mến - Cho HS làm cá nhân - Chữa bài - Đọc yêu cầu trong SGK - HS xem lại kết quả quan sát một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói. - 1 HS khá, giỏi đọc kết quả ghi chép. * Lập dàn ý Mở bài : Bé Bông là em gái tôi, đang tuổi tập nói, tâp đi Thân bài: - Ngoại hình: Bụ bẫm, mặc bộ váy hồng Tóc, má, miệng - Tả hoạt động : - Nghịch, lúc khóc, lúc cười, lúi húi với đống đồ chơi , cười khanh khách khi xép hình - Xem ti vi, bắt chước múa, hátngọng nghịu - Bám vào thành giường lần từng bước . Đi chập chững, ngã, mếu máo, dứng chạy đi như say rượu - làm nũng: đòi ăn,, dòi đi chơi Kết bài: Rất yêu Bông, hay vui đùa với Bông - Một số HS trình bày. - 2 HS làm bài vào bảng nhóm trình bày. - Cả lớp nhận xét. * VD: em trai của em tên là Nam. Nó đang tập đi nên những bước đi của nó rất chậm và không vững.. - 3- 4 HS đọc đoạn văn. - HS bình chọn bình chọn người viết đoạn văn tả hoạt động nhân vật hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học - Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. Điều chỉnh - bổ sung: Tiết 3: Toán $ 75: GIẢI BÀI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM A. Môc tiªu: - Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Giải được các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số. B.Chuẩn bị : - GV: Kế hoạch bài dạy, hình vẽ theo SGK - HS: Đồ dùng cho tiết học C. Phương pháp và hình thức: - Phương pháp: Giảng giải - Luyện tập - thực hành - Hình thức: Cá nhân; nhóm đôi ; lớp D. Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra: Tìm tỉ số phần trăm của 39 : 100 =? II. Bài mới: 1. Giới hiệu bài: 2. Kiến thức: Hoạt động 1: Hướng dẫn giải bài toán về tỉ số phần trăm: Ví dụ: ( Theo SGK ) - Viết tỉ số của số HS nữ và số HS toàn trường. - Thực hiện phép chia. 315 : 600 = ? - Nhân với 100 và chia cho 100. ( Thông thường ta viết gọn cách tính như sau: 315 : 600 = 0,525 = 52,5%) - HS thực hiện: 315 : 600 - 316 : 600 = 0,525 - 0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100 = 52,5% * Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600 ta làm như thế nào? - HS nêu kết luận SGK. Bài toán: Nêu theo SGK (Khi 80kg nước biển bốc hơi hết thì thu được 2,8 kg muối) Vở nháp + bảng lớp. Bài giải: Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là: 2,8 : 80 = 0,035 0,035 = 3,5% Đáp số: 3,5% Hoạt động 2: Thực hành: Bài 1 (75): Viết thành tỉ số phần trăm (theo mẫu): 0,57 = 57 % Vở ô li - bảng lớp - 1 HS đọc mẫu, nêu cách làm. - Thực hành làm bài 0,234 = 23,4% ; 0,3 = 30% 1,35 = 135% Bài 2 (75): Tính tỉ số phần trăm (theo mẫu): 19 và 30 19 : 30 = 6333 = 63,33 % Phần c: HS khá giỏi. - 1 HS đọc mẫu, nêu cách làm. - Cá nhân làm - chữa bài b. 45 : 61 = 0,7377= 73,77% c. 1,2 : 26 = 0,0461= 4,61% Bài 3 (75): Vở ô li + bảng lớp Bài giải: Tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS cả lớp là: 13 : 25 = 0,52 0,52 = 52% Đáp số: 52% 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn dò : Về ôn bài Điều chỉnh - bổ sung: Tiết 3: Mĩ thuật (GV chuyên) Vẽ tranh : Đề tài quân đội Tiết 4: Lịch sử CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950. A. Mục tiêu: - Tường thuật sơ lược được diễn biến chiến dịch biên giới trên lược đồ. - Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu. B. Chuẩn bị: - Bản đồ Hành chính Việt Nam. - Lược đồ chiến dịch Biên giới thu-đông 1950. - Tư liệu về chiến dịch Biên giới thu-đông 1950. Phiếu học tập cho HĐ 3 C. Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra : - Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947? II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Nội dung: Hoạt động 1: Mục đích của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950: Làm việc cả lớp - HS quan sát lược đồ vùng Bắc Bộ. - Vì sao địch âm mưu khoá chặt biên giới Việt - Trung? *Thực dân Pháp tăng cường lực lượng, khoá chặt biên giới Việt - Trung cô lập căn cứ địa Việt Bắc. - Nếu không khai thông biên giới thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta sẽ ra sao? * Căn cứ địa Việt Bắc bị cô lập, không liên lạc được với quốc tế. - Nhiệm vụ của Đảng ta lúc này là gì? * Phá tan âm mưu của giặc, khai thông biên giới, mở rộng quan hệ quốc tế. Hoạt động 2: Diễn biến, kết quả của chiến dịch Biên giới: Làm việc theo nhóm 4. - HS đọc SGK và thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: - Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào? Hãy thuật lại trận đánh đó? * Sáng 16-9-1950, ta tấn công cụm cớ điểm Đông Khê. Địch ra sức cố thủ Sáng ngày 18-9-1950, ta chiếm được cụm cứ điểm Đông Khê. - Mất Đông Khê, địch làm gì, quân ta làm gì trước hành động đó của địch? * Mất Đông Khê, quân Pháp ở Cao bằng bị cô lập, chúng theo đường số 4 chiếm lại Đông Khê. Cuối cùng chúng phải rút chạy. - Nêu kết quả của chiến dịch Biên giới? * Bắt sống 8000 tên, giải phóng 1 số thị xã, thị trấn, làm chủ 750 km biên giới Việt - Trung. Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. - GV nhận xét, tuyên dương. - Đại diện các nhóm lên chỉ lược đồ. - Nhận xét. Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu đông: Nhóm đôi. - Chiến thắng có tác động ra sao đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta? - Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. - Khai thông biên giới Việt trung nối liền đường dây liên lạc quốc tế. - Chiến thắng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta. Hoạt động 4: Bác Hồ trong chiến dịch và tấm gương chiến đấu của anh hùng La Văn Cầu: Cá nhân - Em có suy nghĩ gì về hình ảnh của Bác Hồ trong chiến dịch? - Anh La Văn Cầu đã chiến đấu như thế nào? Thể hiện tinh thần chiến đấu của bộ đội ta ra sao? - Đọc SGK và quan sát hình 1. * Bác Hồ trực tiếp ra trận. Bác đang quan sát mặt trận Biên giới. *Anh đã chiến đấu dũng cảm. Anh là tấm gương soi sáng cho thế hệ trẻ Việt Nam là niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Chuẩn bị tiết sau. Phần điều chỉnh: .......................................................................................................................................................................................................................................... Chiều: Tiết 1: Ngoại ngữ (GV chuyên) Unit 10:How I learn English.Lesson1:Part1.2 Tiết 2: Thể dục (GV chuyên) Bài thể dục phát triển chung - Trò chơi “Thỏ nhảy” Tiết 3 : Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP (tuần 15) A. Mục tiêu : Nhận xét đánh giá các mặt hoạt động trong tuần để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong tuần tới B.Chuẩn bị: - Họp ban cán sự lớp - Lớp trưởng: Tổng hợp ý kiến đánh giá . - GV: nhận xét bổ sung. c. Nội dung: Hoạt động 1: Thảo luận tổ - Các tổ trởng cho thành viên trong tổ tập trung, tự kiểm điểm đánh giá các hoạt động trong tuần cuả tổ mình về các mặt ; Đạo đức, học tập, thể dục vệ sinh, ăn bán trú, tham gia các hoạt động về đội - Bình xét trong tổ những thành viên tiêu biểu, gương mẫu Hoạt động 2 : - Các tổ báo cáo kết quả thảo luận tổ. - Lớp góp ý, bổ sung Hoạt đông 3 : Đánh giá các hoạt động trong tuần qua của giáo viên 1. Đạo đức : - Các em đều có ý thức tốt : ngoan ,có ý thức đoàn kết,giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động chung .Nói lời hay và làm việc tốt - Còn vài em chưa ngoan: Sang; Quyết 2. Học tập: - Các em có nhiều có gắng trong học tập ; Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ khi tới lớp, trong lớp ngoan,chú ý nghe giảng,tập trung thảo luận xây dựng bài, chữ viết sạch đẹp. Tuyên dương một số em: Hằng; My; Thảo - Còn vài em hay quên đồ dùng, chưa tích cực: Đức; Minh 3. Thể dục – vệ sinh - Xếp hàng đầu giờ và giữa giờ ra nhanh, tập đúng động tác. - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng . - Một số em còn ăn quà vứt rác bừa bãi Hoạt động 4 : Phương hướng tuần 16 - Nâng cao ý thức đội viên - Đi học đều,đúng giờ - Tới lớp có đầy đủ đồ dùng học tập - Trong lớp tập trung,học bài tốt TUẦN16 Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2012 Sáng Tiết 1 : Chào cờ ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Tiết 2: Tập đọc: THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN A. Mục đích yêu cầu : - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi: nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tấm lòng nhân hậu của Hải Thượng Lãn Ông. - Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.(trả lời được câu hỏi 1,2,3). - Học tập tấm lòng nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. B.Chuẩn bị : - Nội dung bài ; Tranh minh hoạ. - HS: Đồ dùng cho tiết học - HTTC: nhóm đôi, cá nhân. C Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: - Bài Về ngôi nhà đang xây. ( HS đọc và trả lời các câu hỏi về nội dung.) II. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - Chia đoạn : 3 đoạn Từ đầu đến cho thêm gạo củi.; Tiếp cho đến càng hối hận; Phần còn lại. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b.Tìm hiểu bài: - Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài? - Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ? -Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi? ( ông là thầy thuốc có lương tâm và có trách nhiệm) - Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào? c.Luyện đọc diễn cảm: - HD đọc diễn cảm đoạn 1: Giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi.nhấn giọng các từ : giàu lòng nhân ái , không màng danh lợi, không ngại khổ 3. Củng cố, dặn dò: - Qua bài nội dung nói nên điều gì? - GV nhận xét giờ học. - Dặn dò : về luyện đọc nhiều. - HS giỏi đọc toàn bài. - 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn - kết hợp sửa lỗi phát âm. - Đọc lần 2 hiểu một số từ (chú giải SGK). - Đọc nâng cao - Lãn Ông tự tìm đến thăm bệnh .Ông tận tuỵ cứu chữa, chăm sóc người bệnh suốt cả tháng, không ngại khổ, ngại bẩn,không lấy tiền còn cho thêm gạo củi - Lãn Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh dù không phải do ông gây ra - Ông được tiến cử vào chức ngự y nhưng đã khéo chối từ. - Lãn Ông không màng danh lợi , chỉ chăm làm việc nghĩa - 3 HS đọc nối tiếp các phần, tìm giọng đọc của mỗi phần. - HS luyện đọc diễn cảm đoạn - Luyện đọc trong nhóm bàn. -Thi đọc diễn cảm. Ý nghĩa :Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ôn Điều chỉnh - bổ sung ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Tiết 3: Toán $ 76 : LUYỆN TẬP A. Mục tiêu: - Biết tìm tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán. - Giáo dục ý thức học tập cho HS B.Chuẩn bị : - GV: Kế hoạch bài dạy, SGK. - HS: Đồ dùng cho tiết học C. Phương pháp và hình thức: - Phương pháp: Luyện tập - thực hành - Hình thức: Cá nhân; nhóm đôi ; lớp D. Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra: - Tìm tỉ số phần trăm của 5 và 20, nêu cách làm. ( 5 : 20 = 0,25 = 25 %) II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: Hoạt động 1: Hướng dẫn cách thực hiện các phép tính với tỉ số phần trăm: Bài1(76): Tính ( theo mẫu): - HS đọc mẫu và nêu cách làm. Vở nháp + bảng lớp a. 27,5% +38% =65,5% b. 30% -16% =14% c. 14,2% x 4 = 56,8% d. 216% : 8 = 27% Hoạt động 2: Vận dụng cách tính tỉ số phần trăm vào giải toán có lời văn: Bài 2(76): Bài giải: a. Theo kế hoạch cả năm, đến hết tháng 9 thôn Hòa An đã thực hiện được số phần trăm kế hoạch là: 18: 20 = 0,9 = 90% Vở ô li + bảng lớp b. Hết năm thôn Hòa An đã thực hiện được số phần trăm là: 23,5 : 20 = 1,175 =117,5% . Coi kế hoạch thực hiện là 100% Xã Hòa An đã vượt mức kế hoạch số phần trăm là: 117,5%- 100% = 17,5%. Đáp số: a. 90% b. 117,5% 17,5% Bài 3(76): HS khá giỏi. Bài giải - HS tự làm bài. - GV theo dõi, hướng dẫn. a. Tỷ số phần trăm của tiền bán rau và số tiền vốn là: - HS trình bày kết quả. 52500 : 4200 = 1,25 =125% b.Tỷ số phần trăm của tiền bán rau và số tiền vốn là 125% nghĩa là coi tiền vốn là 100% thì tiền bán rau là 125% Do đó số phần trăm tiền lãi là: 125% - 100% = 25% Đáp số: 125% ; 25% 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Điều chỉnh - bổ sung ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ ba ngày 4 tháng 12 năm 2012 Sáng Tiết 1 : Luyện từ và câu TỔNG KẾT VỐN TỪ A. Mục tiêu : -Tìm được một số từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù(BT1). -Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn Cô Chấm(BT2).
File đính kèm:
- Tuần 15.doc