Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2014-2015

A. Mục tiêu

 - Nhận biết một số tính chất của xi măng

 - Nêu được một số cách bảo quản xi măng

 - Quan sát nhận biết xi măng

B. Chuẩn bị

 - Nội dung bài; hình vẽ trong SGK trang 58, 59.

 - HS: Đồ dùng cho tiết học

C. Các hoạt động2

 I . Bài cũ

 - Gạch, ngói khác các đồ sành đồ sứ ở điểm nào?

 II. Bài mới

1. Giới thiệu - ghi bài

2. Các hoạt động

 

doc36 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đúng.
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét giờ học.
- Về xem lại bài
- Một HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS làm bài: HS trao đổi nhanh trong nhóm sau trình bày 
*Ví dụ về lời giải:
a. tranh ảnh - quả chanh;
 tranh giành - chanh chua
b.con báo - báu vật ; tờ báo - kho báu 
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm vào vở bài tập. 
- Một số HS trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung
Các tiếng cần điền lần lượt là: đảo, hào, dạo, trọng, tàu, vào, trước, trường, vào, chở, trả.
Điều chỉnh - bổ sung:
Chiều: 
Tiết 1: Khoa học 
BÀI 28: XI MĂNG
A. Mục tiêu 
 - Nhận biết một số tính chất của xi măng
 - Nêu được một số cách bảo quản xi măng
 - Quan sát nhận biết xi măng
B. Chuẩn bị
 - Nội dung bài; hình vẽ trong SGK trang 58, 59.
 - HS: Đồ dùng cho tiết học 
C. Các hoạt động2
 I . Bài cũ 
 - Gạch, ngói khác các đồ sành đồ sứ ở điểm nào?
 II. Bài mới
Giới thiệu - ghi bài
 Các hoạt động 
Hoạt động 1: Công dụng của xi măng 
* Thảo luận cặp 
- Xi măng thường được dùng để làm gì?
- Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta mà bạn biết ?
- GV Kết luận 
Hoạt động 2: Tính chất của xi-măng; cách bảo quản. 
- Xi măng có tính chất gì? Cách bảo quản xi măng? Giải thích.
- Tính chất của vữa xi măng? Tại sao vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, không được để lâu?
Nêu các vật liệu tạo thành bê tông. Tính chất và công dụng của bê tông? 
- Nêu các vật liệu tạo thành bê tông cốt thép. Tính chất và công dụng của bê tông cốt thép? 
*Kết luận: Xi măng dùng để sản xuất ra vữa xi măng; bê tông và bê tông cốt thép. Các sản phẩm từ xi măng được sử dụng trong xây dựng các công trình như: cầu, đường, nhà cao tầng, công trình thủy điện
- Thảo luận - trình bày
- Nhiều HS kể tên nhà máy xi măng
- Xi măng dùng để trát tường, xây nhà, các công trình xây dựng khác. Nhà máy xi măng: Hà Tiên (TP Hồ Chí Minh), Cẩm Phả (Quảng Ninh) Hoàng Thạch (Hải Dương), Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Bút Sơn (Hà Nam)
- Các cặp thảo luận - trình bày 
+ Tính chất: màu xám xanh (hoặc nâu đất, trắng). Xi măng không tan khi bị trộn với một ít nước mà trở nên dẻo, rất mau khô, khi khô, kết thành tảng, cứng như đá .
+ Cách bảo quản: để nơi khô, thoáng không để thấm nước. Vì khi bị ẩm hoặc bị thấm nước, xi măng sẽ kết lại thành tảng, cứng như đá và không dùng được nữa
+ Vữa xi măng khi mới trộn thì dẻo, khi khô thì trở nên cứng, không tan, không thấm nước. Vì vậy vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, không được để lâu
+ Các vật liệu tạo thành bê tông: xi măng, cát, sỏi hoặc đá trộn đều với nước. Bê tông chịu nén, dùng để lát đường.
+Bê tông cốt thép: Trộn xi măng, cát, sỏi với nước rồi đổ vào khuôn có cốt thép. Bê tông cốt thép chịu được các lực kéo, nén và uốn, dùng để xây nhà cao tầng, cầu đập nước
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị tiết sau.
Điều chỉnh - Bổ sung 
Tiết 2: Tiếng Việt (Ôn) 
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
A. Mục đích yêu cầu
 - Củng cố, hệ thống hóa kiến thức về từ loại : Danh từ, đại từ .
 - Củng cố về các kiểu câu kể.
 - Kĩ năng sử dụng danh từ, đại từ 
 - Giáo dục ý thức học tập bộ môn
B.Luyện tập 
 I. Lý thuyết:
 - Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? Cho ví dụ
 - Thế nào là đại từ ? đại từ xưng hô? Cho ví dụ?
 II. Bài tập
Bài 1: Cho đoạn văn
 Ở làng người Thái và người Xá, đến mùa đi làm nương thì trên sàn, dưới đất mọi nhà đều vắng tanhTrên nương, mỗi người một việc, người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ đốt láMấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắp bếp thổi cơm..Lũ chó nhung nhăng chạy sủa om cả rừng.
 Theo Tô Hoài
Hãy đọc và tìm: 
- Tìm danh từ riêng 
- Danh từ chung chỉ người, chỉ con vật, chỉ cây cối, chỉ vật, chỉ thời gian, chỉ đơn vị và danh từ trừu tượng.
Bài 2: Đặt câu kể: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? Rồi phân tích câu vừa đặt.
Bài 4: Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bố ( mẹ ) có nội dung về việc học tập của em.(Có sử dụng đại từ xưng hô, chỉ rõ đại từ đó giữ chức vụ gì trong câu)
- Cá nhân đọc , tìm theo yêu cầu
- Danh từ riêng: Thái, Xá
- Danh từ chung chỉ 
+ Người: Người, người lớn, cụ già, chú bé
+ Con vật: Trâu, chó
+ Cây cối: cỏ, lá , rừng
+ Sự vật: Làng, nương, sàn, đất, nhà, bếp, cơm , suối
+ Thời gian: Mùa
+ Đơn vị: Lũ
- Danh từ trừu tượng: Việc, chỗ
- Cá nhân đặt câu - trình bày 
- Phân tích trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu mình đặt.
- Lớp nhận xét - bổ sung
- Cá nhân thực hành viết đoạn văn - trình bày 
- Chỉ rõ đâu là đại từ; đại từ xưng hô có trong đoạn văn? Xác định đại từ đó giữ chức vụ gì trong câu ( CN; VN; TN)
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học
- Dặn : về ôn bài 
Điều chỉnh - Bổ sung 
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp (GV chuyên)
Giao lưu văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
Thứ tư ngày 19 tháng 11 năm 2014 
Sáng 
Tiết 1: Tập đọc
HẠT GẠO LÀNG TA
A. Mục tiêu
 - Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết.
 - Hiểu ý nghĩa bài thơ: Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
 - Thuộc lòng bài thơ.2- 3 khổ thơ
 - Giáo dục: yêu quý hạt gạo do người nông dân làm ra.
B. Chuẩn bị:
 - Nội dung bài;Tranh, ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - HS: Đồ dùng cho tiết học
C. Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp: Luyện tập - thực hành 
 - Hình thức: Cá nhân; nhóm đôi; lớp 
D. Các hoạt động dạy học:
 I. Kiểm tra 
 HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Chuỗi ngọc lam.
 II. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc
- Chia 5 khổ thơ. 
Chia đoạn: Từ đầu đến đắng cay; Tiếp cho đến xuống cấy; Tiếp cho đến giao thông; Tiếp cho đến quết đất. Đoạn còn lại
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b.Tìm hiểu bài:
- Em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?
- Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
(Hai hình ảnh đối lập: Cua sợ nước ngoi lên bờ / mẹ em bước xuông ruộng cấy)
- Kể những khó khăn của người nông dân gặp phải để làm ra hạt gạo?
- Tuổi nhỏ góp sức như thế nào để làm ra hạt gạo ?
 - Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
 - Tổ chức thi đọc diễn cảm và thuộc lòng ( 2 - 3 khổ thơ em thích ) 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nội dung của bài?
- 1 HS giỏi đọc.
- Cho 5 HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và cho HS hiểu nghĩa từ khó trong bài.
- 1 nhóm đọc nối tiếp nâng cao
- 1 HS đọc toàn bài.
- Hạt gạo được làm nên từ tinh tuý của đất, của nước, của hương sen, công lao vất vả của con người 
- “Giọt mồ hôi saMẹ em xuống cấy”
- Thiên nhiên khắc nghiệt, bom đạn nguy hiểm 
-Thiếu nhi đã thay cha anh ở chiến trường: tát nước, bắt sâu, gánh phân 
- Vì hạt gạo làm ra từ công sức của bao người, nhờ đất, nước,Hạt gạo đã góp phần làm lên chiến thắng của dân tộc- hạt gạo rất quý. 
- 5 HS nối tiếp đọc bài.
- Cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn trong nhóm và luyện đọc thuộc lòng
- Thi đọc trước lớp
- Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi công sức của nhiều người , là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
 3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học
- Dặn : về ôn bài 
Điều chỉnh - Bổ sung 
Tiết 2: Toán
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
A. Mục tiêu: 
 - Biết chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
 - Vận dụng giải các bài toán có lời văn.
 - Giáo dục ý thức tự giác học tập bộ môn
B.Chuẩn bị 
 - GV: Kế hoạch bài dạy, SGK.
 - HS: Đồ dùng cho tiết học 
C. Phương pháp và hình thức:
- Phương pháp: Giảng giải; làm mẫu - Luyện tập - thực hành 
- Hình thức: Cá nhân; nhóm đôi ; lớp 
D. Các hoạt động dạy học:
 I. Kiểm tra : 
 Làm nháp: 35,04 : 4 = ?
 II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Kiến thức:
HĐ 1: Hướng dẫn HS thực hiện chia một số tự nhiên cho một số thập phân:
Tính rồi so sánh kết quả tính: 
- Rút ra nhận xét.
- HS thực hiện phép tính ra nháp.
25: 4 = 6,25 ; (25 x 5) : (4 x 5) = 6, 25
4,2 : 7 = 0,6 ; (4,2 x 10) : (7 x 10) = 0,6
37,8 : 9 =4,2 ; (37,8 x 100) : (9 x 100) = 4,2
- HS đọc SGK.
* Ví dụ 1: ( SGK) 
- Muốn tính chiều rộng mảnh vườn ta làm thế nào?
- Hướng dẫn HS đặt tính rồi tính. 
570 9,5
 0 6 (m)
* Thực hiện phép chia 57 : 9,5
- HS thực hiện chia:
57 : 9,5 = ( 57 x 10) : (9,5 x 10) 
 = 570 : 95 = 6
Vậy 57 : 95 = 6
* Ví dụ 2: 99 : 8,25
- Số chia có mấy chữ số ở hàng thập phân?
- 2 chữ số.
- Khi bỏ dấu phẩy ở số chia, ta cần viết thêm mấy chữ số 0 vào bên phải số bị chia?
- 2 chữ số
- HS thực hiện:
 9900 8,25
 1650 12 
 0
* Kết luận:
- HS nêu lại cách chia.
- HS đọc SGK-Tr.69.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1-Tr 70: Đặt tính rồi tính : 
 Vở ô li - bảng lớp
 - Cá nhân đặt tính - tính - chữa bài
 a) 7 : 3,5 = 2 b) 702 : 7,2 = 97,5
 c) 9 : 4,5 = 2 c) 2 : 12,5 = 0,16
Bài 2-Tr 70 HS khá giỏi
 - HS tự làm bài.
 - GV theo dõi, hướng dẫn
 - HS nêu kết quả.
* Tính nhẩm
a. 32 : 0,1 = 320 32 : 10 = 3,2
b. 168 : 0,1 = 1680 168 : 10 = 16,8
c. 934 : 0,01 = 93400 934 : 100 = 9,34 
Bài 3-Trang 70
 Vở ô li + bảng lớp
 Bài giải
 1m thanh sắt đó cân nặng là:
 16 : 0,8 = 20 (kg)
 Thanh sắt cùng loại dài 0,18 m cân nặng là:
 20 x 0,18 = 3,6 (kg)
 Đáp số: 3,6 kg
3. Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn dò: Về chia cho thành thạo.
Điều chỉnh - Bổ sung 
..
Tiết 3: Ngoại ngữ (GV chuyên)
Unit 9: Our teacher’s day.. .Lesson 1:Part 1. 2
Tiết 4: Tập làm văn
LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
A. Mục đích yêu cầu
 - HS hiểu thế nào là biên bản cuộc họp; thể thứccủa biên bản, nội dung, 
 - Xác định trường hợp nào cần ghi biên bản
 - Biết đặt tên cho biên bản cần lập 
 - Giáo dục ý thức học tập bộ môn
B. Chuẩn bị 
 - Nội dung bài dạy: tranh SGK
 - HS: Đồ dùng cho tiết học
C. Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp: Giảng giải - Luyện tập - thực hành 
 - Hình thức: Cá nhân; cặp; lớp 
D. Các hoạt động dạy học:
	 I. Kiểm tra 
	 HS đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp.
	II. Bài mới:	
 1. Giới thiệu bài 
 2. Phần nhận xét
- Cho HS đọc nội dung bài tập 1
- Yêu cầu HS đọc bài tập 2. 
- Chi đội lớp 5A ghi biên bản để làm gì?
- Cách mở đầu và kết thúc biên bản có điểm gì giống, khác cách mở đầu và kết thúc đơn?
- Nêu tóm tắt những điều cần ghi vào biên bản?
* Phần ghi nhớ:
* Phần luyện tập:
Bài tập 1( tr 142):
- Cho thảo luận nhóm cặp 
- Chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2 (tr142): Tổ chức trao đổi (cặp)
Đặt tên cho các biên bản cần lập 
- Chốt lại lời giải đúng. 
- HS đọc toàn văn biên bản đại hội chi đội 
- HS đọc lướt biên bản đại hội chi đội
- Để nhớ sự việc đã xảy ra, ý kiến của mọi người, những điều đã thống nhất
- Cách mở đầu:
+ Giống: Có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản.
+ Khác: Biên bản cuộc họp không có tên nơi nhận, thời gian, địa điểm làm biên bản 
- Cách kết thúc:
+ Giống: Có tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
+ Khác: Biên bản cuộc họp có hai chữ kí, không có lời cảm ơn.
-Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, nội dung, chữ kí của chủ tịch và thư kí.
- 3 HS đọc nội dung cần ghi nhớ
- Một HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- HS trao đổi nhóm cặp
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung
- Trường hợp cần ghi biên bản: (a, c, e, g)
a) Đại hội chi đội. Vì cần ghi lại các ý kiến, chương trình công tác cả năm học và kết quả bầu cử để làm bằng chứng và thực hiện.
- Trường hợp không cần ghi biên bản: (b, d).
- Đọc yêu cầu - thảo luận - trình bày
- Biên bản đại hội chi đội.
- Biên bản bàn giao tài sản.
- Biên bản xử lí vi phạm pháp luật về GT.
- Biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học
 - Dặn: Chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh - Bổ sung 
Chiều: 
Tiết 1: Kĩ thuật (GV chuyên)
Cắt , khâu, thêu tự chọn (Tiết 3)
Tiết 2: Thể dục (GV chuyên)
Động tác điều hòa - Trò chơi “Thăng bằng”
Tiết 3: Toán (ôn)
ÔN BỐN PHÉP TÍNH VỀ SỐ THẬP PHÂN 
A. Mục tiêu:
 - Củng cố về chia một số tự nhiên cho một số thập phân
 - Vận dụng giải bài toán có lời văn.
 - Giáo dục ý thức học tập bộ môn
B. Chuẩn bị :
 - GV: Kế hoạch bài dạy, SGK.
 - HS: Đồ dùng cho tiết học 
C. Phương pháp và hình thức:
 - Phương pháp: Luyện tập - thực hành 
 - Hình thức: Cá nhân; nhóm đôi ; lớp 
D. Các hoạt động dạy học:
I. Thực hành làm và chữa bài trong VBT 
Bài 1(Tr 84) 
- Cá nhân thực hiện chia - Chữa bài 
Bài 2: Tính nhẩm 
- Cá nhân làm - chữa bài 
Bài 3: (Tr 84)
 3,5 giờ : 154 km 
 6 giờ: ? km 
- Cá nhân đặt tính - tính ( Chú ý thêm đủ các chữ số 0 vào bên phải số bị chia) 
 72:6,4 = 11,25 ; 55:2,5 = 22 
 12:12,5 = 0,96 
- Cá nhân làm - đổi vở - chữa bài 
24: 0,1 = 240 250 : 0,1 = 2500 425 : 0,01 = 4250
24 : 10 = 2,4 250 : 10 = 25 425 : 100 = 4,25
 Bài giải
 1 giờ ô tô chạy được là
 154 : 3.5 = 44 ( km ) 
 6 giờ ô tô chạy được là 
 44 x 6 = 264 ( km ) 
 Đáp số; 264 km 
II. Bài làm thêm 
Bài 1: Tính thuận tiện
- Cá nhân làm - chữa bài 
Bài 2: (Học sinh khá, giỏi) 
Tấm vải dài 36m Lần 1 người ta cắt ra 16 mảnh vải, mỗi mảnh dài 1 m. Lần 2 cắt được 6 mảnh dài như nhau thì vừa hết. Hỏi mỗi mảnh cắt ở lần 2 dài bao nhiêu mét ? 
a. 49,8- 48,5 + 47,2 - 45,9 +44,6 - 43,3 + 42- 40,7 
= ( 49,8-48,5)+(47,2-45,9)+(44,6- 43,3)+(42- 40,7) = 1,3 + 1,3 + 1,3 + 1,3 
= 1,3 x 4 = 5,2
 b. 1,3 - 3,2 + 5,1- 7+ 8,9 - 10,8 + 12,7 - 14,6 +16,5
 = (16,5-14,6)+(12,7-10,8)+(8,9-7)+(5,1-3,2)+1,3
 = 1,9 + 1,9 + 1,9 + 1,9 +1,3
 = 1,9 x 4 + 1,3 = 8,9
 Bài giải 
 Đổi 1 m = 1,2 (m)
 Số mét vải cắt ra lần đầu là : 
 16 x 1,2 = 19,2(m)
 Sau khi cắt lần 1 thì tấm vải còn lại dài là 
 36 - 19,2 = 16,8(m)
 Độ dài của mỗi mảnh vải cắt ra lần thứ 2 dài : 
 16,8 : 6 = 2,8(m)
 ĐS: 2,8(m)
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học
- Dặn : về ôn bài 
Điều chỉnh - Bổ sung 
Thứ năm ngày 20 tháng 11 năm 2014
Sáng 
Tiết 1: Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI ( Tiếp )
A. Mục đích yêu cầu
 - Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu BT1 
 - Dựa vào ý 2 khổ thơ trong bài “Hạt gạo làng ta”, viết được đoạn văn theo yêu cầu BT2 
 - Giáo dục ý thức học tập bộ môn.
B. Chuẩn bị:
 - Một tờ phiếu viết định nghĩa động từ, tính từ, quan hệ từ.
 - HS: Đồ dùng cho tiết học
C. Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp: Vấn đáp - Luyện tập - thực hành 
 - Hình thức: Cá nhân; nhóm đôi; lớp 
D. Các hoạt động dạy học:
 	I. Kiểm tra HS tìm DT chung, DT riêng trong các câu sau: 
 Bé Mai dẫn bác Tâm ra vườn. Mai khoe:
 - Tổ chim kia là chúng làm nhé. Còn tổ kia là cháu gài lên đó.
(Danh từ chung: bé, bác,vườn, chim, tổ; danh từ riêng: Mai, Tâm; đại từ: chúng, cháu)
 II. Bài mới:
 1.Giới thiệu bài: 
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: (tr142)
- Cho HS trình bày những kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ
- Nhận xét - bổ sung
Bài tập 2 (tr 142) 
- Cho HS làm việc cá nhân vào vở.
- Dựa vào ý khổ thơ, viết một đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng sáu nóng nực. Sau đó, chỉ ra một động từ, một tính từ, một quan hệ từ.
- GV nhận xét, chấm điểm.
- Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn hay nhất, chỉ đúng tên các từ loại trong đoạn văn.
- HS khá, giỏi: Chỉ ra một số ĐT,TT, QHT
- Cá nhân nêu lại lý thuyết về các từ loại và vận dụng là bài tập.
- 1 HS nêu yêu cầu; Xếp các từ in đậm vào bảng phân loại 
- HS làm vào vở bài tập.
- 3 HS lên thi làm, sau đó trình bày kết quả phân loại
 Động từ
 Tính từ
 Quan hệ từ
Trả lời, vịn, nhìn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ
xa, 
vời vợi, lớn
qua, ở, với
- HS đọc yêu cầu. 	
- Một vài HS đọc lại khổ thơ 2 của bài Hạt gạo làng ta.
- Cá nhân suy nghĩ và làm vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm: 
Ví dụ: 
 Tháng sáu, trời nắng chang chang, nóng như đổ lửa. nước ở các thửa ruộng như nấu. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh khắp mặt ruộng. Những con cua không chịu nổi sức nóng, ngoi lên bờ. Vậy mà mẹ em lội xuống ruộng cấy. Mẹ đội chiếc nón lá khuôn mặt mẹ đỏ bừng. mồ hôi ướt đẫm, chiếc áo nâu bạc màu. Mỗi hạt gạo làm ra chứa bao công sức của mẹ. 
- Chỉ ra một số ĐT,TT, QHT
 ĐT
Đổ, nấu, chết, ngoi
 TT
Nóng, lềnh bềnh, đỏ bừng 
 QHT
ở,như,khắp, vậy mà, của 
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học
 - Dặn: Chuẩn bị cho bài sau
Điều chỉnh - Bổ sung 
Tiết 3: Toán
$ 69: LUYỆN TẬP
A. Mục đích yêu cầu
 - Biết chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
 - Vận dụng để tìm x và giải các bài toán có lời văn.
 - Giáo dục ý thức học tập bộ môn
B.Chuẩn bị 
 - GV: Kế hoạch bài dạy, SGK.
 - HS: Đồ dùng cho tiết học 
C. Phương pháp và hình thức:
 - Phương pháp: Luyện tập - thực hành 
 - Hình thức: Cá nhân; nhóm đôi ; lớp 
D. Các hoạt động dạy học:
 I. Kiểm tra:
 Thực hiện phép chia: 27 : 0,1 97 : 0,01 2 : 0,1
 II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Luyện tập:
Bài 1-Tr 70 Tính rồi so sánh kết quả tính:
 Vở nháp + bảng lớp.
- Rút ra cách nhẩm khi chia cho 0,5 ; 0,2 ; 0,25
Bài 2-Tr 70. Tìm x
 Vở ô li + bảng lớp
 - Cá nhân thục hiện
 a) 5: 0,5 = 10 5 x 2 = 10
 52 : 0,5 = 104 52 x 2 = 104
 b) 3 : 0,2 = 15 3 x 5 = 15
 18 : 0,25 = 72 18 x 4 = 72
* Khi chia một số cho 0,5; 0,2 ; 0,25 ta có thể lần lượt nhân số đó với 2, 5 ,4.
 a. x x 8,6 = 387 b. 9,5 x x = 399
 x = 387 : 8,6 x = 399: 9,5
 x = 45 x = 42
Bài 3 -Tr 70 
 Vở ô li + bảng lớp
 Bài giải:
 Số dầu ở cả hai thùng là:
 21 + 15 = 36 (l)
 Số chai dầu là:
 36 : 0,75 = 48 (chai)
 Đáp số: 48 chai dầu.
Bài 4-Tr70 HS khá giỏi.
 Bài giải:
Diện tích hình vuông ( cũng là diện tích thửa ruộng hình chữ nhật) là:
 25 x 25 = 625 (m2)
Chiều dài thửa ruộng hình chữ nhật là:
 625 : 12,5 = 50 (m)
Chu vi thửa ruộng hình chữ nhật là:
 (50 + 12,5) x 2 = 125 (m)
 Đáp số: 125m
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học
- Dặn : Chuẩn bị bài tới. 
Điều chỉnh - Bổ sung 
 Tiết 4: Kể chuyện
PA - XTƠ VÀ EM BÉ
A. Mục đích yêu cầu
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện.
- Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo dục tình yêu thương, giúp đỡ đồng loại
B. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh hoạ SGK, SGK, câu chuyện.
- HS: Đồ dùng cho tiết học
C. Phương pháp và hình thức
 - Phương pháp: Vấn đáp - Luyện tập - thực hành 
 - Hình thức: Cá nhân; nhóm đôi; lớp 
D. Các hoạt động dạy học:
 I. Kiểm tra :
 HS kể một việc làm tốt (hoặc một hành động dũng cảm) bảo vệ môi trường em đã làm hoặc đã chứng kiến.
 II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. GV kể chuyện:
- GV kể lần 1
- Nêu tên những nhân vật có trong câu chuyện?
- GV kể lần 2
- Nội dung chính của từng tranh?
- HS quan sát tranh SGK.
* Bác sĩ Lu-i-pa-xtơ, cậu bé Giô-dép, 
người mẹ.
- HS quan sát tranh.; 6 HS nối tiếp nêu.
3. Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
a. Kể chuyện trong nhóm:
- HS nối tiếp đọc 3 yêu cầu trong SGK.
- HS kể chuyện trong nhóm 3 lần lượt theo từng tranh ( Mỗi em kể 2 tranh) 
- HS kể toàn bộ câu chuyện sau đó trao đổi với bạn trong nhóm về ý nghĩa câu chuyện.
b. Thi kể chuyện trước lớp:
- GV nhận xét, đánh giá.
- Vì sao Pa-xtơ phải suy nghĩ, day dứt rất nhiều trước khi tiêm vắc-xin cho Giô-dép?
- 2 nhóm kể từng đoạn theo tranh trước lớp.
- 2 HS kể chuyện toàn bộ câu chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Vì Vắc-xin chữa bệnh dại đã thí nghiệm có kết quả trên loài vật, nhưng  ông sợ có tai biến.
- Câu chuyện ca ngợi tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người của bác sĩ Pa - xtơ.
- Câu chuyện muốn nói điều gì?
3. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh - Bổ sung 
Tiết 4: Ngoại ngữ (GV chuyên)
Unit 9: Our teacher’s day.. .Lesson 1:Part 3. 4
Chiều:
Tiết 1: Hát
ÔN TẬP 2 BÀI HÁT
NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA; ƯỚC MƠ
A. Mục tiêu
 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca
 - Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát 
 - Biết hát kết hợp với vận động phụ hoạ
 - Giáo dục yêu thích bộ môn
B. Chuẩn bị
 - Nội dung hai bài hát. 
 - Thanh phách, sách âm nhạc 5 
C. Các hoạt động 
 I. Kiểm tra 
 - 2

File đính kèm:

  • docTUẦN 14.doc