Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020

I.MUÏC TIEÂU: Hoïc xong baøi naøy, HS bieát:

1,Kiến thức: - Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam:

+ Trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Việt Nam vừa có đất liền, vừa có biển, đảo và quần đảo.

+ Những nước giáp phần đất liền nước ta: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.

- Ghi nhớ diện tích phần đất liền Việt Nam: khoảng 330.000 km2.

- HSKG: Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại.

+ Biết phần đất liền Việt Nam hẹp ngang chạy dọc theo chiều Bắc Nam, với đường bờ biển cong như hình chữ S.

2, Kỹ năng: Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ(lược đồ). Nhắc lại kiến thức đã học một cách to, rõ ràng, mạnh dạn, tự tin.

3,Thái độ: - Chăm học, qua bài học biết yêu quê hương, đất nước.

 - Giáo dục ý thức về chủ quyền lãnh hải

4,Năng lực: Biết kể với người thân nghe những hiểu biết của em về đất nước Việt Nam.

 

docx22 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Về nhà cùng bố mẹ và người thân tự suy nghĩ, đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5 
Thứ ba, ngày 27 tháng 8 năm 2019
TIẾT 1: TOÁN 
 ÔN TẬP: TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ
I.MỤC TIÊU: 
- Giúp học sinh nhớ lại tính chất cơ bản của phân số. 
- Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số ( Trường hợp đơn giản). Làm BT 1; 2. HS khá giỏi làm thêm các BT còn lại.
 - Giáo dục HS tính nhanh chính xác trong học toán .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Phiếu học tập.
- Học sinh: Vở bài tập, bảng con, SGK 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
A: Khởi động - CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động. 
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
B: Hoạt động cơ bản:
1. Hoạt động nhóm:
HĐ1: Tìm hiểu bài:
* Việc 1: HS lấy SGK, VBT.
* Việc 2: - Cá nhân đọc phần kiến thức cần ôn ở SGK.
- Cùng trao đổi với nhau để ôn lại : Tính chất cơ bản của phân số.
- Đọc bài cho bạn trong nhóm nghe. 
HĐ2: Cùng nhau kiểm tra lại kết quả của hoạt động 1.
- Đại diện 1- 2 nhóm đọc bài trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung kiến thức.
2. Hoạt động cá nhân: 
HĐ1: Luyện tập:
- Cá nhân giải vào vở các BT: 1; 2; (HS khá giỏi làm thêm các BT còn lại.)
Bài 1: Lưu ý HS kĩ năng rút gọn
Bài 2: Lưu ý quy đồng mẫu số các phân số và cách trình bày.
- Đổi chéo vở kiểm tra trong nhóm.
- Báo cáo kết quả trước nhóm.
HĐ2: Cùng nhau kiểm tra lại kết quả của hoạt động 1.
- Đọc bài làm cho bạn trong nhóm nghe.
- Nhóm bình chọn bạn có bài làm nhanh, đúng, sáng tạo.
- Đại diện nhóm trình bày bài trước lớp.
*Đánh giá thường xuyên:
-PP: Quan sát, vấn đáp
-KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
-TC: - Làm đúng BT; nắm được cách quy đồng MS các PS
 	a) Ta có: 
 	b) Vì 12 : 4 = 3 nên ta có: ; giữ nguyên PS 
	c)Ta có:
C.Hoạt động ứng dụng:
Về nhà cùng bố mẹ và người thân ôn và củng cố lại về tính chất cơ bản của phân số.
TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
 TỪ ĐỒNG NGHĨA
 I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Bước đầu hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn ( ND: ghi nhớ).
-2.Kĩ năng: Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu của bài 1; BT2 ( 2 trong số 3 từ); đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu( BT3).
* HS khá, giỏi đặt câu được với 2,3 cặp từ đồng nghĩa tìm được (BT3).
3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức học tập 
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Vở Thực hành Từ và câu lớp 5, tập 1, phiếu học tập.
 III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
A: Khởi động - CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi “ Thi tìm từ đơn, từ ghép” . 
- Giới thiệu qua chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 5
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
B: Hoạt động cơ bản:
1. Hoạt động nhóm:
HĐ1: Tìm hiểu bài:
* Việc 1: HS lấy SGK, VBT.
* Việc 2: - Cá nhân đọc phần nhận xét ở SGK.
- Cùng trao đổi với nhau để tìm hiểu kiến thức về Từ đồng nghĩa.
- Đọc bài cho bạn trong nhóm nghe. 
HĐ2: Cùng nhau kiểm tra lại kết quả của hoạt động 1.
- Đại diện 1- 2 nhóm đọc bài trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung kiến thức về Từ đồng nghĩa.
2. Hoạt động cá nhân: 
HĐ1: Luyện tập:
- Cá nhân giải vào vở các BT: 1; 2, 3.
- Đổi chéo vở kiểm tra trong nhóm.
- Báo cáo kết quả trước nhóm.
HĐ2: Cùng nhau kiểm tra lại kết quả của hoạt động 1.
- Nhóm bình chọn bạn có bài làm nhanh, đúng, sáng tạo.
- Đại diện nhóm trình bày bài trước lớp.
*Đánh giá thường xuyên:
-PP: Phân tích tổng hợp,
-KT: định hướng học tập
-Tiêu chí: + Đặt câu đúng yêu cầu và hay.
C: Hoạt động ứng dụng:
Về nhà cùng bố mẹ và người thân ôn và tìm thêm một số Từ đồng nghĩa.
TIẾT 3: CHÍNH TẢ (Nghe-viết) 
 VIỆT NAM THÂN YÊU
 I.MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Việt Nam thân yêu; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức thể thơ lục bát.
2.Kĩ năng: Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của bài tập 2, thực hiện đúng yêu cầu BT3.
3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Vở chính tả, phiếu học tập.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A: Khởi động - CTHĐTQ điều hành cho lớp hát 1 bài hát. 
- Giới thiệu qua chương trình phân môn chính tả lớp 5
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
B: Hoạt động cơ bản:
1. Hoạt động nhóm:
HĐ1: Tìm hiểu bài:
* Việc 1: HS lấy SGK, Vở chính tả.
* Việc 2: - Cá nhân chọn và viết các từ khó hay viết sai: mênh mông, dập dờn, nghèo, người.
- Đổi chéo bài kiểm tra.
 TL câu hỏi: Đoạn thơ đã nêu những cảnh đẹp gì của quê hương Việt Nam?
- Trao đổi theo cặp kết quả trả lời câu hỏi vừa tìm được.
- Báo cáo kết quả trước nhóm. 
HĐ2: Cùng nhau kiểm tra lại kết quả của hoạt động 1.
- Đại diện 1- 2 nhóm trả lời câu hỏi trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
2. Hoạt động cá nhân:
HĐ1: Nghe - viết chính tả.
- Cử một bạn đọc bài viết bài một lượt.
- Tìm từ khó viết vào bảng con và đổi chéo bảng để kiểm tra. 
- Nghe đọc để viết vào vở. 
- Nghe đọc lại để dò bài, soát lỗi.
* Đánh giá thường xuyên:
- PP: quan sát, viết 
- KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết nhận xét
- Tiêu chí đánh giá: Kĩ năng viết chính tả của HS.+Viết đảm bảo tốc độ, đúng chính tả, chữ đều, trình bày đẹp.
2.Làm bài tập: 
Bài 2: Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh bài văn:
 - Đọc và làm bài tập.
 - Đổi chéo bài kiểm tra kết quả.
 Đại diện 1- 2 HS đọc kq, lớp nhận xét.	
Bài 3: Tìm chữ thích hợp với mỗi chỗ trống:
 - Cá nhân làm bài
 - Chia sẻ kq
 - Thảo luận luật chính tả viết với e,ê,i. Rút ra kết luận: ( Đứng trước i,e,ê là k,gh, ngh)
 	C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ cùng bạn luật viết chính tả với i/e/ê.
Thứ tư, ngày 28 tháng 8 năm 2019
TIẾT 1: TOÁN 
 ÔN TẬP : SO SÁNH HAI PHÂN SỐ
 I.MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: Giúp học sinh nhớ lại cách so sánh hai PS có cùng mẫu số, khác mẫu số.
2.Kĩ năng: Biết sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
3. Thái độ:Giáo dục HS tính cẩn thận trong làm toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK, VBT, Phiếu học tập.
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
A: Khởi động - CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động: Tìm phân số bằng phân số đã cho. 
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
B: Hoạt động cơ bản:
1. Hoạt động nhóm:
HĐ1: Tìm hiểu bài:
* Việc 1: HS lấy SGK, VBT.
* Việc 2: - Cá nhân đọc phần kiến thức cần ôn ở SGK.
- Cùng trao đổi với nhau để ôn lại : So sánh hai phân số.
- Đọc bài cho bạn trong nhóm nghe. 
HĐ2: Cùng nhau kiểm tra lại kết quả của hoạt động 1.
- Đại diện 1- 2 nhóm trình bày cách so sánh hai phân số trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung kiến thức.
2. Hoạt động cá nhân: 
HĐ1: Luyện tập:
- Cá nhân giải vào vở các BT: 1; 2 ở SGK.
Bài 1: Lưu ý HS kĩ so sánh hai phân số.
Bài 2: Lưu ý kĩ năng so sánh ba phân số và cách trình bày.
- Đổi chéo vở kiểm tra trong nhóm.
- Báo cáo kết quả trước nhóm.
* Đánh giá thường xuyên:
- Phương pháp: , quan sát vấn đáp
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá: Bài 2
+ Xác định được MSC, xếp thứ tự đúng.
 b.Quy đồng mẫu số các phân số ta được:
 	= = ; = = ; giữ nguyên ps -> Xếp là: ;;
HĐ2: Cùng nhau kiểm tra lại kết quả của hoạt động 1.
- Đọc bài làm cho bạn trong nhóm nghe.
- Nhóm bình chọn bạn có bài làm nhanh, đúng, sáng tạo.
- Đại diện nhóm trình bày bài trước lớp.
C: Hoạt động ứng dụng:
Về nhà cùng bố mẹ và người thân ôn và củng cố lại về so sánh hai phân số.
TIẾT 2: TẬP ĐỌC 
QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Đọc lưu loát toàn bài: Đọc đúng các từ ngữ khó vàng xuộm, lắc lư, treo lơ lửng., ...; Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài; nhấn giọng những từ ngữ tả những màu vàng của cảnh vật.
* HS khá, giỏi đọc diễn cảm được toàn bài, nêu được tác dụng gợi tả của từ ngữ chỉ màu vàng.
2. Kĩ năng:Hiểu nội dung bài văn: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
3.Thái độ: Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK; Phiếu học tập.
 III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
A: Khởi động - CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động. 
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
B: Hoạt động cơ bản:
1. Hoạt động nhóm:
HĐ1: Luyện đọc:
* Việc 1: HS lấy SGK.
* Việc 2: - Cá nhân đọc bài tập đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa. 
- Cá nhân đọc các từ : vàng xuộm, lắc lư, treo lơ lửng., ... 
- Tìm thêm các từ cảm thấy khó đọc và cùng luyện đọc trong nhóm. 
- Đọc bài theo nhóm 2 (Lắng nghe bạn đọc và sửa sai cho bạn).
- Đọc bài theo nhóm 6 (Mỗi bạn đọc 1 đoạn lắng nghe bạn đọc nhận xét và sửa sai cho bạn). 
HĐ2: Cùng nhau kiểm tra lại kết quả của hoạt động 1.
- Đại diện 1-2 nhóm đọc bài trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
2. Hoạt động nhóm:
Việc 5: Các nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét.
* Đánh giá thương xuyên:
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
- Tiêu chí đánh giá: 
+ Hiểu được nghĩa của các từ: cây lụi, kéo đá, hợp tác xã.
+ Đọc trôi chảy, lưu loát. 
+ Ngắt nghỉ đúng
- Nhóm cử 1 bạn đọc chú giải.
- Cá nhân đọc thầm bài và trả lời câu hỏi ở sách giáo khoa.
- Nhóm cử một bạn đọc bài, trao đổi với nhau trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa.
* HS khá, giỏi nêu được tác dụng gợi tả của từ ngữ chỉ màu vàng.
- Thảo lận theo nhóm 2 và trả lời câu hỏi: Bài tập đọc nói lên điều gì?
- Đọc diễn cảm toàn bài.
* Yêu cầu: HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng. 
- Trao đổi theo cặp kết quả vừa tìm được.
- Báo cáo kết quả trước nhóm.
- Nhóm bình chọn bạn đọc hay nhất.
HĐ2: Cùng nhau kiểm tra lại kết quả của hoạt động 1.
- Đại diện 1-2 nhóm đọc bài và trả lời câu hỏi trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
C: Hoạt động ứng dụng:
Về nhà cùng bố mẹ và người thân luyện đọc lại bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” và viết một đoạn văn ngắn tả quang cảnh làng mạc ngày mùa ở quê em.
 TIẾT 3:	 TẬP LÀM VĂN 
CẤU TẠO BÀI VĂN TẢ CẢNH
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Nắm được cấu tạo gồm 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cảnh.
2.Kĩ năng:Chỉ rõ được cấu tạo ba phần của bài Nắng trưa( mục III)
3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức học tập tốt. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 + VBT, Phiếu học tập.
 III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A: Khởi động - CTHĐTQ điều hành cho lớp hát bài hát khởi động . 
- Giới thiệu qua chương trình phân môn Tập làm văn lớp 5
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
B: Hoạt động cơ bản:
1. Hoạt động nhóm:
HĐ1: Tìm hiểu bài:
* Việc 1: HS lấy SGK, VBT.
* Việc 2: - Cá nhân đọc phần nhận xét ở SGK.
- Cùng trao đổi với nhau để tìm hiểu kiến thức về cấu tạo gồm 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cảnh và rút ra ghi nhớ.
- Đọc bài cho bạn trong nhóm nghe. 
HĐ2: Cùng nhau kiểm tra lại kết quả của hoạt động 1.
- Đại diện 1- 2 nhóm đọc bài trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung kiến thức về cấu tạo của một bài văn tả cảnh và rút ra ghi nhớ.
2. Hoạt động cá nhân: 
HĐ1: Luyện tập:
- Cá nhân làm bài tậpvào vở.
- Đổi chéo vở kiểm tra trong nhóm.
- Báo cáo kết quả trước nhóm.
HĐ2: Cùng nhau kiểm tra lại kết quả của hoạt động 1.
- Nhóm bình chọn bạn có bài làm nhanh, đúng, sáng tạo.
- Đại diện nhóm trình bày bài trước lớp.
* Đánh giá thường xuyên:
-PP: Quan sát, vấn đáp
-KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
-Tiêu chí: Trình bày rõ ràng cấu tạo của bài “Nắng trưa”
 + Mở bài: (câu văn đầu)Nhận xét chung về nắng trưa
 + Thân bài: Cảnh vật trong nắng trưa
+ Kết bài: (câu cuối kết bài mở rộng) Cảm nghĩ về mẹ.
Về nhà cùng bố mẹ và người thân ôn lại cấu tạo của bài văn miêu tả.
Thứ năm, ngày 29 tháng 8 năm 2019
 TIẾT 1: TOÁN 
 ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ (Tiếp theo)
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Biết so sánh phân số với đơn vị, so sánh hai phân số có cùng tử số.
2.Kĩ năng: Vận dụng KT làm đúng các bài tập 1; 2. HS khá, giỏi làm thêm BT 3; 4.
3.Thái độ: Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK, VBT, Phiếu học tập.
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
A: Khởi động: - CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động: Nêu đáp án đúng: So sánh hai phân số. 
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
B: Hoạt động cơ bản:
 Hoạt động cá nhân: 
HĐ1: Luyện tập:
- Cá nhân giải vào vở các BT: 1; 2 ở SGK (HS khá, giỏi làm thêm BT 3; 4).
Bài 1: Lưu ý kĩ so sánh phân số với 1.
Bài 2: Lưu ý kĩ năng so sánh hai phân số cùng tử số và cách trình bày.
Bài 3: Lưu ý so sánh sau đó tìm phân số lớn hơn. 
Bài 4: Lưu ý thực hiện trừ hai phân số sau đó so sánh.
- Đổi chéo vở kiểm tra trong nhóm.
- Báo cáo kết quả trước nhóm.
HĐ2: Cùng nhau kiểm tra lại kết quả của hoạt động 1.
- Đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
- Đọc bài làm cho bạn trong nhóm nghe.
- Nhóm bình chọn bạn có bài làm nhanh, đúng, sáng tạo.
- Đại diện nhóm trình bày bài trước lớp.
 * Đánh giá thường xuyên:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá: 
+ Làm đúng các BT
 +Nêu cách so sánh hai phân số có cùng tử số: Trong hai PS có tử số bằng nhau, PS nào có MS bé hơn thì PS đó lớn hơn.
C. Hoạt động ứng dụng:
Về nhà cùng bố mẹ và người thân ôn và củng cố lại về so sánh hai phân số
 TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I.Mục tiêu: Giúp HS
 - Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc (3 trong số 4 màu nêu ở BT1) và đặt câu với 1 từ tìm được ở BT1(BT2). HNK đặt câu được với 2,3 từ tìm được ở BT1
 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học
 - Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh đoạn văn( BT3)
 - Sử dụng đúng từ đồng nhĩa trong nói và viết.
 - NL: PT năng lực ngôn ngữ. Vận dụng KT về từ đồng nghĩa vào việc hiểu văn bản văn học và thực hành nói, viết.
II. Chuẩn bị: - Từ điển TV; Bảng phụ.
III. Hoạt động học:	
 A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
 * Khởi động:
 - Ban học tập tổ chức một trò chơi củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa.
 - Nghe Giáo viên giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1: Tìm các từ đồng nghĩa:
Việc 1: Cá nhân đọc y/c, làm bài.
Việc 2: Chia sẻ kết quả trong nhóm.
Việc 3: Chia sẻ kết quả trước lớp. 
* Đánh giá thường xuyên:
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, ghi chép ngắn
- Tiêu chí đánh giá: Tìm được nhiều từ đồng nghĩa chỉ màu sắc:
+ Chỉ màu xanh: xanh biếc, xanh lè, xanh um, xanh lơ..
+ Chỉ màu đỏ: đỏ au, đỏ chói, đỏ bừng, đỏ ối, đỏ lừ
+Chỉ màu trắng: Trắng tinh, trắng muốt, trắng toát, trắng phau
+ Chỉ màu đen: Đen sì, đen thui,
 Bài 2: Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở BT 1:
- Cá nhân làm bài
- Chia sẻ kết quả trong nhóm.
 - Chia sẻ trước lớp, lớp nhận xét, đánh giá.
Bài 3: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh bài văn sau: 
+ Cá nhân làm bài.
+ Chia sẻ trước lớp.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:	
 - Đề xuất cùng bạn tìm một số từ đồng nghĩa chỉ màu sắc.
 BUỔI CHIỀU 
 TIẾT 1: KỂ CHUYỆN 
 LÝ TỰ TRỌNG
 I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể được toàn bộ câu chuyện; hiểu được ý nghĩa của câu chuyện.
* HS khá, giỏi kể được câu chuyện một cách sinh động, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện.
2.Kĩ năng:- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
3.Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu nước, dũng cảm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
A: Khởi động - CTHĐTQ điều hành cho lớp hát 1 bài hát . 
- Giới thiệu qua chương trình phân môn Kể chuyện lớp 5
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
B: Hoạt động cơ bản:
1. Hoạt động cả lớp: GV kể chuyện
* Việc 1: HS lấy SGK, VBT.
* Việc 2: - Nghe GV kể chuyện vừa kể vừa kết hợp giải nghĩa từ và chỉ tranh ở SGK.
2. Hoạt động nhóm:
HĐ1: HS kể chuyện
- Cá nhân kể lại câu chuyện theo gợi ý tranh.
- Kể cho nhau nghe theo N2.
- Kể cho nhau nghe trong nhóm.
HĐ2: Cùng nhau kiểm tra lại kết quả của hoạt động 1.
- Đại diện nhóm kể trước lớp và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Bình chọn nhóm kể hay.
* Đánh giá thường xuyên:
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật:nhận xét bằng lời.
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS kể được từng đoạn nội dung câu chuyện trước lớp.
+ Kể đúng toàn bộ nội dung câu chuyện, đúng trình tự, lời kể chuyện tự nhiên, có sáng tạo trong lời kể 
+ Nêu được ý nghĩa của câu chuyện:Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù. 
C. Hoạt động ứng dụng:	
Về nhà kể lại câu chuyện cho bố mẹ và người thân nghe. 
 TIẾT 2: KHOA HỌC 
 SỰ SINH SẢN
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS nhận ra mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, con cái có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình
2. Kỹ năng: Trình bày một cách trôi chảy, to, rõ về sự sinh sản ở người.
3. Thái độ: Có thái độ yêu quý bố mẹ, gia đình mình.
4.Năng lực: PT năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, mạnh dạn, tự tin.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa Tr 4-5 sgk.
- Hình vẽ các em bé và bố (mẹ) của các em, VBT, Phiếu học tập.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
A: Khởi động - CTHĐTQ điều hành cho lớp hát bài hát khởi động. 
- Giới thiệu qua chương trình môn Khoa học lớp 5.
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
B: Hoạt động cơ bản:
1. Hoạt động nhóm:
HĐ1: Chơi trò chơi:
* Việc 1: HS lấy SGK, VBT, tranh ảnh sưu tầm được.
* Việc 2: - Trò chơi “Bé là con ai?”
HĐ2: Cùng nhau kiểm tra lại kết quả của hoạt động 1.
*Nhờ đâu các em tìm được bố mẹ cho từng em bé 
 *Qua trò chơi, em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng
- Đại diện 1- 2 nhóm đọc bài trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
2. Hoạt động nhóm: 
HĐ1: Tìm hiểu về ý nghĩa của sự sinh sản ở người: 
- Cá nhân quan sát các hình minh hoạ trang 4, 5 SGK. 
- Thảo luận nhóm đôi nội dung:
+ Lúc đầu gia đình Liên có mấy người? Là những ai?
+ Hiện nay gia đình Liên có mấy người? Là những ai?
+ Sắp tới gia đình Liên có mấy người? Tại sao bạn biết?
- Báo cáo kết quả trước nhóm.
HĐ2: Cùng nhau kiểm tra lại kết quả của hoạt động 1.
- Nhóm bình chọn bạn có kết quả nhanh, đúng, sáng tạo.
- Đại diện nhóm trình bày bài trước lớp.
Kết luận: Nhờ có sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
- Cá nhân đọc mục: “Bạn cần biết”.
Đánh giá thường xuyên:
+ Phương pháp:Quan sát, vấn đáp
+ Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
+ Tiêu chí: - Nêu được sự sinh sản trong mỗi gia đình, dòng họ: Ông bà sinh ra bố me, bố mẹ sinh ra chúng taNhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ duy trì và kế tiếp nhau.
 - Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình.
C. Hoạt động ứng dụng:
Về nhà làm tuyên truyền viên tuyên truyền cho mọi người biết: Nhờ có sự sinh sản mà có các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
TIẾT 3: ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT 
 TUẦN 1
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Đọc và hiểu truyện: Con Rồng cháu Tiên. Cảm nhận được mong ước của người xưa thể hiện trong các câu chuyện về nguồn gốc dân tộc
2.Kĩ năng: Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng c/k, g/gh, ng/ngh; Tìm được từ đồng nghĩa .
3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức học tập tốt.
II. Hoạt động học:	
A. Hoạt động thực hành:
1. Khởi động: 
Chủ tịch tổ chức cho các nhóm khởi động theo nội dung trong vở Ôn luyện
- Nội dung của hai bức tranh: Lạc Long Quân và Âu Cơ.
2. Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
B. Hoạt động thực hành:
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập đọc.
Việc 1: Cá nhân đọc thầm bài và viết câu trả lời vào vở.
Việc 2: Hai bạn cùng chia sẻ với nhau.
Việc 3: Nhóm trưởng chỉ định từng bạn nêu bài làm của mình, nhận xét, bổ sung. 
Việc 4: Giáo viên tương tác với HS về nội dung các câu hỏi:
-Truyện Con Rồng cháu Tiên nói về Lạc Long Quân và Âu Cơ vào thời Lạc Việt.
- Sự khác biệt là Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng có một trăm người con.
- Nguồn gốc người Việt là con Rồng cháu Tiên.
Hoạt động 2: Làm bài tập 4,5, 6:
Việc 1: Nhóm đôi thảo luận nội dung bài tập.
Việc 2: Cá nhân hoàn thành BT vào vở
Việc 3: Chia sẻ kết quả trong nhóm.
Nhóm từ đồng nghĩa: a, c
B. Hoạt động ứng dụng:
1. Tìm hiểu và hoàn thành phần vận dụng ở vở ôn luyện.
2. Chia sẻ nội dung bài học với người thân.
Thứ sáu, ngày 30 tháng 8 năm 2019
TIẾT 1: TOÁN 
 PHÂN SỐ THẬP PHÂN
 I.MỤC TIÊU: 
1.Kiến thứ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_mon_lop_5_tuan_1_nam_hoc_2019_2020.docx
Giáo án liên quan