Giáo án các môn Lớp 5 - Năm học 2019-2020 (Bản 2 cột)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Biết cách đính khuy hai lỗ.

 - Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn.

II. CHUẨN BỊ:

 - Mẫu đính khuy hai lỗ .

 - Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ .

 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

docx195 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn Lớp 5 - Năm học 2019-2020 (Bản 2 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền tên vào các phần của hỗn số vào phần các bước chuyển để có sơ đồ như sau :
- HS quan sát hình.
- HS nêu: Đã tô màu hình vuông.
- HS nêu : Tô màu 2 hình vuông tức là đã tô màu 16 phần. Tô màu thêm hình vuông tức là tô màu thêm 5 phần.
Đã tô màu 16 + 5 = 21 phần. Vậy có hình vuông được tô màu.
- HS trao đổi với nhau để tìm cách giải thích.
- HS làm bài :
= 
- HS nêu :
 + 2 là phần nguyên
 + là phần phân số với 5 là tử số của phân số; 8 là mẫu số của phân số.
Phần nguyên
Mẫu số
Tử số
 = = 
- GV yêu cầu : Dựa vào sơ đồ trên, em hãy nêu cách chuyển một hỗn số thành phân số.
- GV cho HS đọc phần nhận xét của SGK.
3. Luyện tập – thực hành (16’)
Bài 1
- GV yêu cầu đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu HS cả lớp tự kiểm tra bài của mình.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS tự đọc bài mẫu và làm bài.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV nhận xét và tuyên dương HS.
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV nhận xét và tuyên dương HS.
D- Củng cố - dặn dò. (1’)
- Nhận xét tiết học
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến đến khi có câu trả lời hoàn chỉnh như phần nhận xét của SGK.
- 2 HS lần lượt đọc trước lớp.
- Bài tập yêu cầu chúng ta chuyển hỗn số thành phân số.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- 1 HS đọc trước lớp : Bài tập yêu cầu chúng ta chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 a) 
 b) 
 c) 
- HS cả lớp theo dõi bài chữa của bạn và tự kiểm tra bài của mình.
- 1 HS đọc trước lớp : Bài tập yêu cầu chúng ta chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 
 b) 
 c) 
 - HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- HS lắng nghe và ghi nhớ 
-----------------------------------------------------
Tiết 2. Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
 I- MỤC TIÊU
- Nhận biết được bảng số liệu thống kê, hiểu cách trình bày số liệu thống kê dưới hai hình thức : nêu số liệu và trình bày (BT1).
- Thống kê được số học sinh trong lớp theo mẫu (BT2).
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng số liệu thống kê bài Nghìn năm văn hiến viết sẵn trên bảng lớp.
- Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
A- Ổn định tổ chức (2’)
B- Kiểm tra bài cũ (5’)
C- Bài mới 
1. Giới thiệu bài. (2’)
- Giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Tổ chức HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn:
+ đọc lại bảng thống kê
+ trả lời từng câu hỏi
- GV cho lớp trưởng điều khiển
- Số khoa thi, số tiến sĩ của nước ta từ năm 1075- 1919?
- Số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên của từng triều đại?
- Số bia và số tiến sĩ có khắc tên trên bia còn lại đến ngày nay ?
- Các số liệu khắc trên được trình bày dưới những hình thức nào?
- Các số liệu thống kê trên có tác dụng gì?
- GVKL: Các số liêu được trình bày dưới 2 hình thức đó là nêu số liệu và trình bày bảng số liệu
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập.
- Gọi HS trình bày bài trên bảng.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảngVD: Bảng thống kê số liệu của từng tổ lớp 5A
Tổ
Số HS
Nữ
Nam
T
Tổ 1
8
3
5
5
Tổ 2
8
4
4
6
Tổ 3
8
5
3
5
Tổ 4
8
4
4
4
Tổng số HS
32
16
16
20
- Nhìn vào bảng thống kê em biết được điều gì?
- Tổ nào có nhiều HS khá giỏi nhất?
- Tổ nào có nhiều HS nữ nhất?
- Bảng thống kê có tác dụng gì?
- Nhận xét câu trả lời của HS,
D- Củng cố - dặn dò . (2’)
- Nhận xét tiết học
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm 4 ghi câu trả lời ra giấy nháp
- 1 HS hỏi HS nhóm khác trả lời, nhóm khác bổ xung
- Từ năm 1075 đến 1919 số khoa thi: 185 số tiến sĩ: 2896
- 6 HS nối tiếp đọc lại bảng thống kê.
Triều đại
Số khoa thi
Số tiến
sĩ
Số trạng nguyên
Lí
6
11
0
Trần
14
51
9
Hồ
2
12
0
Lê
104
1780
27
Mạc
21
484
10
Nguyễn
38
558
0
- Số bia: 82, số tiến sĩ có tên khắc trên bia: 1006.
- Được trình bày trên bảng số liệu
- Giúp người đọc tìm thông tin dễ dàng, dễ so sánh số liệu giữa các triều đại.
- HS lắng nghe.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
- HS nhận xét bài trên bảng.
- Số tổ trong lớp, số HS trong từng tổ, số HS nam, nữ, số HS khá giỏi trong từng tổ
- Tổ 2
- Tổ 4
- Bảng thống kê giúp ta biết được những số liệu chính xác, tìm số liệu nhanh chóng dễ dàng so sánh các số liệu.
- HS lắng nghe.
-----------------------------------------------------------------
Tiết 3. Âm nhạc
HỌC HÁT: REO VANG BÌNH MINH
 ( Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước )
I. MỤC TIÊU.
- Biết hát đúng giai điệu và lời ca.
- biết hát kết hợp vận động.
- Bồi dưỡng học sinh lòng yêu hoà bình, yêu tổ quốc, tự hào gắn bó với quê hương.
* TCTV: Học sinh đọc lời ca, hát. 
II. CHUẨN BỊ.
- Đàn thường dùng.
- Thanh phách.
- Tranh minh hoạ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
- Cho lớp hát một bài 2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới. (30 phút)
* Hoạt động 1: 
Dạy hát bài: Reo vang bình minh.
- Giới thiệu bài: treo tranh minh hoạ lên bảng và nêu nội dung của bài hát.
- Cho hs nghe băng hát mẫu.
- Cho hs đọc lời ca đồng thanh.
- Chia bài hát thành nhiều câu hát ngắn.
- Gv hát từng câu một, mỗi câu 2- 3 lần và bắt nhịp cho hs hát theo.
- Dạy hs hát từng câu một theo lối móc xích đến hết bài.
- Sau khi đã hướng dẫn hs hát từng câu một Gv đàn và bắt nhịp cho hs hát cả bài.
* Hoạt động 2: 
Hát kết hợp gõ đệm.
- Gv hướng dẫn hs hát kết hợp vỗ tay theo bài hát.
 Reo vang reo ca vang ca.
 x x x xx
- Gv hướng dẫn hs hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. 
 Reo vang reo ca vang ca.
 x x x xx
- Cho hs trình bày bài hát theo hình thức: + Tổ.
+ Nhóm.
+ Cá nhân.
- Nhận xét, sửa sai.	
4. Củng cố- dặn dò. ( 4 phút )
- Nhắc hs về học bài và ôn bài đầy đủ.
- Thực hiện.
- Lắng nghe.
* Đọc lời ca.
- Theo dõi.
- Thực hiện.
* Hát theo hướng dẫn của gv.
- Thực hiện.
- Thực hiện.
- Thực hiện.	
- Thực hiện.
- Thực hiện.
- Ghi nhớ.
------------------------------------------------------------
Tiết 4. Địa lý
ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN 
THBHĐ"Liên hệ" - PTTHBVMT "Toàn phần"
I- MỤC TIÊU
- Dựa vào bản đồ (lược đồ) nêu được một số đặc điểm chính của địa hình, khoáng sản nước ta.
 - Kể tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ (lược đồ) : dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Duyên Hải Miền Trung.
 - Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí các mỏ than, sắt, A - pa - tít, dầu mỏ.
 - Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ (lược đồ): than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, A-pa-tít ở Lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía nam,
- Nội dung tích hợp: Dầu mỏ, khí tự nhiên – là những nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước.
- Sơ lược về một số nét về tình hình khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên của nước ta hiện nay.
- Ảnh hưởng của việc khai thác dầu mỏ đối với môi trường.
- Khai thác một cacchs hợp lí và sử dụng tiết kiệm khoáng sản nói chung, trong đó có dầu mỏ khí đốt.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
 - Lược đồ địa hình Việt Nam; Lược đồ một số khoáng sản Việt Nam.
 - Các hình minh hoạ trong SGK.
 - Máy tính, máy chiếu, đoạn phim tư liệu về việc khai thác than, cát trái phép. Hình ảnh tác động tiêu cực của việc khai thác khoáng sản trái phép, ...
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HOC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
A- Ổn định tổ chức (2’)
B- Kiểm tra bài cũ (4’)
C- Bài mới 
 1. Giới thiệu bài. (2’)
 Trong tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu về địa hình, khoáng sản của nước ta và những thuận lợi do địa hình và khoáng sản đem lại.
2. Nội dung bài (26’)
a. Hoạt động 1: Địa hình Việt Nam
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát lược đồ địa hình Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Chỉ vùng núi và vùng đồng bằng của nước ta.
+ So sánh diện tích của vùng đồi núi với vùng đồng bằng của nước ta.
+ Nêu tên và chỉ trên lược đồ các dãy núi của nước ta. Trong các dãy núi đó, những dãy núi nào có hướng tây bắc - đông nam, những dãy núi nào có hình cánh cung?
+ Nêu tên và chỉ trên lược đồ các đồng bằng và cao nguyên ở nước ta.
- GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV hỏi thêm cả lớp: Núi nước ta có mấy hướng chính, đó là những hướng nào?
- GV tổ chức cho một số HS thi thuyết trình các đặc điểm về địa hình Việt Nam trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- GV tuyên dương cả 3 HS đã tham gia thi, đặc biệt khen ngợi bạn được cả lớp bình chọn.
- GV kết luận: Trên phần đất liền của nước ta, diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Các dãy núi của nước ta chạy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung. diện tích nước ta là đồng bằng, các đồng bằng này chủ yếu do phù sa của sông ngòi bồi đắp nên.
b. Hoạt động 2: Khoáng sản Việt Nam
- GV treo lược đồ một số khoáng sản Việt Nam và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy đọc tên lược đồ và cho biết lược đồ này dùng để làm gì?
+ Dựa vào lược đồ và kiến thức của em, hãy nêu tên một số loại khoáng sản ở nước ta. Loại khoáng sản nào có nhiều nhất?
+ Chỉ những nơi có mỏ than, sắt, A - pa - tít, Bô - xít, dầu mỏ.
- GV nhận xét các câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu HS vừa chỉ lược đồ trong SGK vừa nêu khái quát về khoáng sản ở nước ta cho bạn bên cạnh nghe.
- GV gọi HS trình bày trước lớp về đặc điểm khoáng sản của nước ta.
- GV nhận xét, hoàn thiện phần trình bày của HS.
* GV nêu kết luận: Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, thiếc, đồng, bô - xít, vàng, a - pa - tít, ... trong đó than đá là loại khoáng sản có nhiều nhất ở nước ta và tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh.
c. Hoạt động 3. Những lợi ích do địa hình, khoáng sản mang lại.
- Học sinh thảo luận nhóm và nêu theo cách hiểu của mình.
- HS nhận nhiệm vụ và cùng nhau thực hiện.
Kết quả làm việc tốt là:
+ Dùng que chỉ khoanh vào từng vùng trên lược đồ.
+ Diện tích đồi núi lớn hơn đồng bằng nhiều lần (gấp khoảng 3 lần).
+ Nêu tên đến dãy núi nào thì chỉ vào vị trí của dãy núi đó trên lược đồ:
 - Các dãy núi hình cánh cung là: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều (ngoài ra còn dãy Trường Sơn Nam).
- Các dãy núi có hướng tây bắc - đông nam là: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc.
+ Các đồng bằng: Bắc Bộ, Nam Bộ, duyên hải miền Trung.
+ Các cao nguyên: Sơn La, Mộc Châu, Kon Tum, Plây - ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh.
 - 4 HS lần lượt lên bảng thực hiện 4 nhiệm vụ trên, cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ xung ý kiến (nếu cần)
- 1 HS phát biểu ý kiến, cả lớp nghe và bổ xung ý kiến (nếu cần):
- Núi nước ta có hai hướng chính đó là hướng tây bắc - đông nam và hình vòng cung.
- 3 HS xung phong lên bảng thi thuyết trình (vừa thuyết trình vừa chỉ trên bản đồ), HS cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn thuyết trình hay, đúng nhất.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát lược đồ, xung phong trả lời câu hỏi. Mối HS chỉ trả lời 1 câu hỏi, các học sinh khác theo dõi và bổ xung cho bạn để có câu trả lời đúng nhất:
+ Lược đồ một số khoáng sản Việt Nam giúp ta nhận xét về khoáng sản Việt Nam (có các loại khoáng sản nào? Nơi có loại khoáng sản đó?).
+ Nước ta có nhiều loại khoáng sản như dầu mỏ, khí tự nhiên, than, sắt, thiếc, đồng, bô - xít, vàng, a - pa - tít, ... Than đá là loại khoáng sản có nhiều nhất.
 + HS lên bảng chỉ trên lược đồ, chỉ đến vị trí nào thì nêu trên vị trí đó.
- Mỏ than: Cẩm Phả, Vàng Danh ở Quảng Ninh.
 - Mỏ sắt: Yên Bái, Thái Nguyên, Thạch Khe (Hà Tĩnh).
 - Mỏ a - pa - tít: Cam Đường (Lào Cai)
 - Mỏ bô - xít có nhiều ở Tây Nguyên.
 - Dầu mỏ đã phát hiện các mỏ Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng trên Biển Đông ...
- HS làm việc theo cặp, lần lượt từng HS trình bày theo các câu hỏi trên, HS kia theo dõi và nhận xét, sửa chữa, bổ sung phần trình bày cho bạn.
- 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm nêu kết quả thảo luận.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS, tuyên dương các nhóm làm việc tốt. 
D- Củng cố - dặn dò (2’)
- Nội dung tích hợp: Học sinh phim tư liệu, hình ảnh qua máy chiếu.
- GV nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
---------------------------------------------------------
Tiết 5. Sinh hoạt lớp
NHẬN XÉT TUẦN 2
I. MỤC TIÊU
- Học sinh biết được những nhiệm vụ đã thực hiện được và chưa được trong tuần
- Biết cách khắc phục những tồn tại trong khi thực hiện nhiệm vụ trên lớp
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Sổ theo dõi lớp hàng tuần
- Sổ theo dõi tổ của các tổ trưởng, lớp trưởng
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần học 
- Các tổ trưởng báo cáo tình hình hoạt động của tổ
- Lớp trưởng báo cáo kết quả theo dõi lớp
- Giáo viên nhận xét
+ Tuyện dương các học sinh thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, rèn luyện trong tuần: Thiên Hà, Thu Hà, Quang Minh, ...Hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập.
+ Phê bình một số em vi phạm nội quy trường, lớp: Cậu, Hương, Tim đi học muộn, vắng không phép. 
- Giao nhiệm vụ tuần sau.
2. Hoạt động 2. Nhận xét tiết học 
*************************************************
TUẦN 3
Thứ hai, ngày 23 tháng 9 năm 2019
Ngày soạn: 21/9/2019
Ngày giảng: 23/9/2019
Ngày giảng: .................
Tiết 1. Chào cờ
-------------------------------------------------
Tiết 2. Tập đọc
LÒNG DÂN ( Phần 1 )
I- MỤC TIÊU
 - Biết đọc đúng văn bản kịch : ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.
 - Hiểu nghĩa các từ: cai, hổng, thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ láng
 - Hiểu nội dung phần 1 của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí dể lừa giặc cứu cán bộ cách mạng. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 ).
 II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 - Tranh minh hoạ trang 25 SGK. 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
A- Ổn định tổ chức (2’)
B- Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Sắc màu em yêu.
Nhận xét – tuyên dương
C- Bài mới 
1. Giới thiệu bài. (2’)
 - Các em đã được học vở kịch nào ở lớp 4?
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 25 và mô tả những gì mình nhìn thấy trong tranh.
GV: tiết học hôm nay các em sẽ học phần đầu của vở kịch Lòng dân. Đây là vở kịch đã được giải thưởng Văn nghệ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tác giả của vở kịch là Nguyễn Văn Xe cũng đã hi sinh trong kháng chiến. Chúng ta cùng học bài để thấy được lòng dân đối với cách mạng như thế nào ?
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài (30’)
a. Luyện đọc
- Gọi HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian
- GV đọc mẫu đúng ngữ điệu phù hợp với tính cách từng nhân vật
H: Em có thể chia đoạn kịch này như thế nào?
- HS đọc từng đoạn của đoạn kịch.
GV chú ý sửa lỗi phát âm cho HS 
- Giải nghĩa từ:
+ Lâu mau: lâu chưa
+ Lịnh: lệnh ; + Tui: tôi
+ Con heo: con lợn
- Gọi HS đọc lần 2.
- Yêu cầu luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc lại đoạn kịch
b. Tìm hiểu bài
- HS đọc câu hỏi và đọc thầm đoạn 
- Câu chuyện xảy ra ở đâu?
- Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?
- Dì Năm đã nghĩ cách gì để cứu chú cán bộ?
- Qua hành động đó em thấy dì Năm là người như thế nào?
- GV ghi bảng: Sự dũng cảm nhanh trí của dì Năm.
- Chi tiết nào trong đoạn kịch làm bạn thích thú nhất , vì sao?
- Nêu nội dung chính của đoạn kịch?
* GVKL: Vở kịch lòng dân nói lên tấm lòng của người dân Nam Bộ đối với Cách Mạng. Nhân vật dì Năm đại diện cho bà con Nam Bộ: rất dũng cảm, mưu trí đối phó với giặc, bảo vệ cách mạng. Chi tiết kết thúc phần 1 của vở kịch hấp dẫn vì chúng ta không biết được bọn cai, lính sẽ xử lí thế nào. cuối phần 1 mâu thuẫn lên đến dỉnh điểm. Chúng ta sẽ biết khi học phần tiếp theo.
c. Đọc diễn cảm
- Gọi 5 HS đọc đoạn kịch theo vai.
- Yêu cầu HS nêu cách đọc.
- Tổ chức HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức HS thi đọc và bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- Nhận xét
D- Củng cố dặn dò.(2’)
- Nhận xét tiết học
- 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi.
- Vở kịch ở vương quốc tương lai.
- HS mô tả.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Đoạn 1: Anh chị kia!.... Thằng nầy là con.
- Đoạn 2: Chồng chị à?.... Rục rịch tao bắn.
- Đoạn 3: Trời ơi!... đùm bọc lấy nhau.
- 4 HS đọc nối tiếp. 
- 1 HS đọc chú giải.
- 4 HS đọc nối tiếp.
- HS đọc theo cặp.
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn kịch.
- Câu chuyện xảy ra ở một ngôi nhà nông thôn Nam bộ trong thời kì kháng chiến
- Chú bị đich rượt bắt. Chú chạy vô nhà của dì Năm.
- Dì vội đưa cho chú một chiếc áo khoác để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng ăn cơm, vờ làm như chú là chồng dì để bọn địch không nhận ra.
- Dì Năm rất nhanh trí, dũng cảm lừa địch.
- Thích chi tiết dì Năm khẳng định chú cán bộ là chồng vì dì rất dũng cảm.
- Thích chi tiết bé An oà khóc vì rất hồn nhiên và thương mẹ.
- Thích chi tiết bọn giặc doạ dì Năm , dì nói; Mấy cậu để ... để tui... bọ giặc tưởng dì sẽ khai , hoá ra dì lại xin chết và muốn nói với con trai nmấy lời trăng trối.
- Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí cứu cán bộ 
- HS lắng nghe.
- HS đọc phân vai theo thứ tự.
- HS nêu. 
- HS đọc theo vai. 
- 3 nhóm HS thi đọc.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
----------------------------------------------------------
Tiết 3. Toán
LUYỆN TẬP (Trang 14)
I- MỤC TIÊU
- Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số.
- Biết so sánh các hỗn số.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Sách giáo khoa, vở bài tập
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
A- Ổn định tổ chức (2’)
B- Kiểm tra bài cũ (5’)
C- Bài mới 
1. Giới thiệu bài. (1’)
 - Trong tiết học này chúng ta cùng làm các bài tập luyện tập về hỗn số.
2. Hướng dẫn luyện tập (30’)
Bài 1
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài, hỏi 2 HS lên làm bài trên bảng: Em hãy nêu cách chuyển từ hỗn số thành phân số.
- GV nhận xét và tuyên dương HS.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề toán.
- GV viết lên bảng: , yêu cầu HS suy nghĩ và tìm cách so sánh hai hỗn số trên.
- GV nhận xét tất cả các cách so sánh HS đưa ra, khuyến khích các em chịu tìm tòi, phát hịên cách hay, sau đó nêu : Để cho thuận tiện, bài tập chỉ yêu cầu các em đổi hỗn số về phân số rồi so sánh như so sánh hai phân số.
- GV gọi HS đọc bài làm của mình.
- GV nhận xét và tuyên dương HS.
Bài 3
- GV gọi HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
a) 
 b) ;
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV hỏi HS về cách thực hiện phép cộng (phép trừ) hai phân số cùng, khác mẫu số.
- GV nhận xét và tuyên dương HS.
D- Củng cố - dặn dò. (2’)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nghe.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 2 HS vừa lên bảng làm bài lần lượt trả lời, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- HS đọc thầm.
- HS trao đổi với nhau để tìm cách so sánh.
- Một số HS trình bày cách so sánh của mình trước lớp.
- HS theo dõi nhận xét của GV, sau đó tự làm tiếp các phần còn lại của bài.
- 1 HS chữa bài miệng trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nêu: Bài tập yêu cầu chúng ta chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hịên phép tính.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
c) 
d) 
- HS nhận xét đúng/sai.
- 2 HS lần lượt trả lời, cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ xung ý kiến.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
-----------------------------------------------------
Tiết 4. Khoa học
CẦN LÀM GÌ ĐỂ BÉ VÀ MẸ ĐỀU KHỎE ?
I- MỤC TIÊU
 - Nêu được những việc nên làm và không nên l

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_mon_lop_5_nam_hoc_2019_2020_ban_2_cot.docx