Giáo án các môn Lớp 5 - Học kỳ II - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU

Nghe-viết đúng bài CT, không mắc quá 5 lỗi trong bài, viết hoa đúng các tên riêng trong bài

* Đối tượng 1: Nghe viết đúng chính tả, Tốc độ 70-75 tiếng .15 phút.

* Đối tượng 2,3: Nghe viết đúng chính tả, Tốc độ 70-95 tiếng .15 phút.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

*Hướng dẫn học sinh nghe viết 3 đoạn đầu bài " Công việc đầu tiên" trang 126, SGK, TV tập 2 rồi nhận xét chữa bài

- Đối tượng 1: Nghe viết 1 đoạn

- Đối tượng 2: Nghe viết 2 đoạn

- Đối tượng 3: Nghe viết cả bài, chữ viết đúng mẫu.

III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- Hệ thống tiết học

- Nhận xét kết quả đọc của học sinh

 

doc127 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn Lớp 5 - Học kỳ II - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i độ:
- Học sinh chăm chỉ học toán.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HOC SINH
1. Giáo viên: Nội dung bài
2. Học sinh: Sgk; vở bài tập.
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC.
- Cá nhân, nhóm, lớp
IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét.
2. Dạy học bài mới.
 * Giới thiệu bài
 * Ôn công thức tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Giáo viên nhận xét chốt lại.
 * Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 2:
- Giáo viên hướng dẫn hs làm bài 2
- Yêu cầu hs làm 
- Giáo viên nhận xét chữa
Bài 3
- Giáo viên hướng dẫn hs làm bài 3
- Yêu cầu hs làm 
- Giáo viên chấm, nhận xét.
 3. Củng cố- dặn dò: 
 - Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ. Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét.
- Học sinh nối tiếp nêu công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
Bài giải
a) Thể tích cái hộp hình lập phương là:
10 x 10 x12= 1000(cm3)
b) Diện tích giấy màu cần dùng để dán các mặt của cái hộp đó chính là diện tích toàn phần của hình lập phương.
Diện tích giấy màu cần dùng là:
10 x 10 x 6 =600 (cm2)
Bài giải
Thể tích bể là:
2 x 1,5 x 1 = 3 (m3)
Thời gian để vòi nớc chảy đầy bể là:
3 : 0,5 = 6 (giờ)
	Đáp số: 6 giờ.
- 3 học sinh nhắc
V. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................... _____________________________
 Thứ năm ngày 19 tháng 4 năm 2018
	BUỔI SÁNG
Tiết 1 
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Biết tính thể tích và diện tích trong các trường hợp đơn giản
*Đối tượng 1: Bài 1
*Đối tượng 2: Bài 1, 2
*Đối tượng 3: Bài 1, 2
2. Kĩ năng:
- Có tính kiên trì khi làm bài.	
3. Thái độ:
- Học sinh chăm chỉ học toán.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HOC SINH
1. Giáo viên: Nội dung bài
2. Học sinh: Sgk; vở bài tập.
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC.
- Cá nhân, nhóm, lớp
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét.
2. Dạy học bài mới.
* Giới thiệu bài
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: 
- Giáo viên kẻ bảng.
- Giáo viên hướng dẫn hs làm bài 1
- Yêu cầu hs làm 
- Giáo viên chữa bài.
Bài 2: 
- Giáo viên hướng dẫn hs làm bài.
- Giáo viên gợi ý để học sinh biết cách tính chiều cao hình hộp chữ nhật khi biết thể tích và diện tích đáy của nó.
3. Củng cố- dặn dò: 
 - Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ. Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét.
- HS làm bài tập cà nhân.
Hình lập phương
Cạnh
12cm
 3,5 m
Sxq
576 cm2
49m2
Stp
864cm2
73,5 m2
V
1728 cm3
42,875 (m3)
Hình hộp chữ nhật
Chiều cao
5cm
0,6 m
Chiều dài
8cm
1,2m
Ch rộng
6cm
0c5m
Sxq
140cm2
2,04m2
Stp
236cm2
3,24 m3
V
240cm3
0,36 m3
- Học sinh tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
Bài giải
Diện tích đáy bể là:
1,5 x 0,8 = 1,2 (m2)
Chiều cao của bể là:
1,8 : 1,2 = 1,5 (m)
	Đáp số: 1,5 m
- 3 HS nhắc lại
V. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ______________________________
Tiết 2
CHÍNH TẢ (Nghe - viết)
TRONG LỜI MẸ HÁT 
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Nghe - viết đúng chính tả bài thơ Trong lời mẹ hát. Trình bày đúng hình thức bài thơ 6 tiếng.
- Vết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em (BT2)
*Đối tượng 1: Nghe - Viết được 2-3 khổ thơ. BT2: chép được 2-3 tên theo yêu cầu.
*Đối tượng 2: Nghe - Viết được 3- 4 khổ thơ. BT2: chép được 2-3 tên theo yêu cầu.
*Đối tượng 3: Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài thơ 6 tiếng.
- Viết hoa đúng tên cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em (BT2).
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết chữ đẹp.
3. Giáo dục:
- HS yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HOC SINH
1. GV: Nội dung bài. 
2. HS: Sgk; vở bài tập, vở chính tả.
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC.
- cá nhân, nhóm, lớp
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
 - Chữa lỗi bài chính tả tiết trước
- Nhận xét HS học bài ở nhà.
2. Dạy - học bài mới
* Hướng dẫn viết chính tả
- Giáo viên đọc bài chính ta Trong lời mẹ hát.
? Nội dung bài thơ nói điều gì?
- Nhắc học sinh chú ý những từ dễ sai.
- Giáo viên đọc chậm.
- Giáo viên đọc chậm.
 * Hướng dẫn làm bài tập.
- Gv gọi 1 học sinh đọc lại tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em.
- Gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung cần nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Học sinh chép vào vở và đánh gạch chéo tách từng bộ phận.
3. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học. Dặn ghi nhớ những từ đã luyện.
- Lớp theo dõi.
- Lớp đọc thầm.
+ Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ.
- Ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, lời ru.
- Học sinh ghi bài.
- Học sinh soát lỗi.
- Học sinh 1 đọc yêu cầu và đoặn văn.
- Học sinh 2 đọc phần chú giải.
- Lớp đọc thầm.
+ Liên hợp quốc, Uỷ ban Nhân dân quyền. Liên hợp quốc, Tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc, Tổ chức Lao động Quốc tế, Tổ chức Quốc tế về bảo vệ trẻ em, Liên minh Quốc tế về bảo vệ trẻ em, Liên minh Quốc tế Cứu trợ trẻ em; Tổ chức Ân xá Quốc tế, Tổ chức Cứu trợ trẻ em của Thuỵ Điển, Đại hội đồng Liên hợp quốc.
- Lắng nghe
V. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. _________________________
Tiết 3 
Đ.c Phú soạn giảng
___________________________
Tiết 4
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẺ EM
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Biết và hiểu thêm mốt số từ ngữ về trẻ em(BT 1,2)
- Tìm được hình ảnh soa sánh đẹp về trẻ em( BT3); hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ nêu (BT4)
*Đối tượng 1: BT2: Tìm từ đồng nghĩa với trẻ em.
*Đối tượng 2: Biết và hiểu thêm một số từ ngữ về trẻ em (BT1, BT2).
*Đối tượng 3: Biết và hiểu thêm một số từ ngữ về trẻ em (BT1, BT2).
- Hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ nêu ở BT4.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nhận biết vốn từ.
3. Thái độ:
- GD HS biết sử dụng các từ ngữ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HOC SINH
1. GV: Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 tập 2. 
2. Học sinh: vở bài tập..
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC.
- Cá nhân, nhóm, lớp
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ.
- Làm lại bài tập 3 tiết trước
2. Dạy học bài mới.
* Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1
- Gv hướng dẫn hs làm bài 1
- Yêu cầu hs làm 
- Giáo viên chữa bài
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
Bài 2
- Giáo viên hướng dẫn hs làm bài
- Yêu cầu hs làm 
- Giáo viên phát phiếu học nhóm.
- Giáo viên nhận xét chốt lời giải đúng rồi cho điểm từng nhóm.
Bài 3
- Giáo viên gợi ý để học sinh tìm ra những hình ảnh so sánh đúng và đẹp vì trẻ em.
Bài 4
- Gọi 2, 3 em đọc lại 4 thành ngữ, tục ngữ và nghĩa của chúng.
3. Củng cố dặn dò: 
- Hệ thống kiến thức bài
- GV nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau 
- 1 HS lên bảng làm.
- Học sinh nêu yêu cầu bài 1, suy nghĩ trả lời.
Yêu cầu: Người dưới 16 tuổi được xem là trẻ em.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- Học sinh trao đổi thảo luận.
- Nhóm trưởng lên trình bày kết quả.
+ Từ đồng nghĩa với từ “trẻ em”
trẻ con, con trẻ, trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên, con nít, trẻ ranh, nhãi ranh, 
+ Đặt câu với 1 từ vừa tìm được.
Thiếu nhi là măng non của đất nước.
- Học sinh yêu cầu bài 3.
- Học sinh trao đổi nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Trẻ em như tờ giấy trắng.
Trẻ em như nụ hoa mới nở.
Lũ trẻ ríu rít như bầy chim non.
Trẻ em là tương lai của đất nước.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập 4.
- Học sinh làm vào vở bài tập.
a) Tre già măng mọc.
b) Tre non dễ uốn.
c) Trẻ người non dạ.
d) Trẻ lên ba, cả nhà biết nói.
- Hs học thuộc các thành ngữ, tục ngữ trong bài tập.
- Lắng nghe
V. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ____________________________________
BUỔI CHIỀU
 Tiết 1 
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết thực hành tính diện tích và thể tích các hình đã học.
*Đối tượng 1: Bài 1
*Đối tượng 2: Bài 1, 2
*Đối tượng 3: Bài 1, 2
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng học toán
3. Thái độ:
- Học sinh chăm chỉ, và có tính kiên trì khi học toán.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HOC SINH
1. GV: Nội dung bài.
2. HS: sgk, vbt.
 III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC.
 - Cá nhân, nhóm, lớp
 IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Hs làm bài tập 2 tiết trước.
- GV nhận xét chữa bài.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1
- Gọi hs đọc yêu cầu bài
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tính chiều dài hình chữ nhật từ đó tính được diện tích hình chữ nhật và tính được số kg sau theo kế hoạch được trên mảnh vườn hình chữ nhật đó.
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng giải.
- Giáo viên nhẫn xét chữa bài.
Bài 2: 
- Giáo viên hướng dẫn cách tính chiều cao của hình hộp chữ nhật.
- Giáo viên cho học sinh làm phiếu cá nhân.
- Chấm 1 số bài.
4. Củng cố dặn dò 
- GV tổng kết tiết học
- HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc yêu cầu bài tập
Bài giải
Nửa chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:
160 : 2 = 80 (m)
Chiều dài mảnh vờn hình chữ nhật là:
80 - 30 = 50 (m)
Diện tích mảnh vờn hình chữ nhật là:
50 x 30 = 1500 (m2)
Số rau thu hoạch đợc là:
15 : 10 x 1500 = 2250 (kg)
 Đáp số: 2250 kg
- HS làm bài tập.
Bài giải
Chu vi đáy hình hộp chữ nhật là:
(60 + 40) x 2 = 200 (cm)
Chiều cao hình hộp chữ nhật là:
6000 : 200 = 30 (cm)
Đáp số: 30 cm
- Lắng nghe
V. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... __________________________
Tiết 2
TẬP ĐỌC
 SANG NĂM CON LÊN BẢY 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- Hiểu ý nghĩa bài thơ. Điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên.( Trả lời được ác câu hỏi trong SGK; Học thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài thơ.)
*Đối tượng 1: Đọc được cả bài thơ. Trả lời câu hỏi do GV điều chỉnh.Thuộc lòng 2 hoặc cả bài thơ.
*Đối tượng 2: Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
*Đối tượng 3: Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- Hiểu ý nghĩa bài thơ. Điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên.( Trả lời được ác câu hỏi trong SGK; Học thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài thơ.)
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc.
3. Giáo dục:
- Yêu môn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HOC SINH
1. GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
- viết ra bảng phụ câu văn dài cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
2. HS: Đọc bài trước ở nhà
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC.
- Cá nhân, nhóm, lớp
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
* Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc.
- GV gọi 1 hs (Khá giỏi) đọc toàn bài
? Bài tập đọc chia làm mấy khổ.
- GV nêu giọng đọc của từng đoạn: 
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp khổ lần 1 kết hợp sửa sai lỗi tại chỗ.
- GV nhận xét..
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 Gv sửa lỗi, giải nghĩa từ.
- GV nhận xét.
+ Dán bảng phụ hướng dẫn HS ngắt nghỉ đoạn 2
- GV đọc ngắt nghỉ đoạn văn yêu cầu học sinh phát hiện cách ngắt nghỉ.
- GV nhận xét hs đọc, khen ngợi.
- Gọi h s đọc lần 3 Gv kiểm tra kết quả đọc 2 lần đọc trên.
- GV đọc mẫu cả bài
b) Tìm hiểu bài:
1. Những câu thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp?
2. Thế giới tuổi thơ thay đổi thế giới nào khi ta lớn lên?
3. Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
4. Bài thơ nói với các em điều gì?
- Giáo viên tóm tắt nội dung chính.
c) Đọc diễn cảm
- Giáo viên chọn 1 khổ đoạn tiêu biểu rồi hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm.
- Gọi hs thi đọc diễn cảm
- Bình chọn hs đọc hay
- GV nhận xét khen ngợi.
- YC hs luyện đọc thuộc 1, 2 khổ thơ mình thích.
3. Củng cố, dặn dò:
- Bài thơ nói về điều gì ?
- Nhận xét, khen ngợi.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS khá đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm theo.
- Bài tập đọc chia làm 3 khổ.
- 3 hs nối tiếp đọc bài lần 1.
- 3 hs nối tiếp đọc đoạn bài lần 2 kết hợp giải nghĩa từ: 
- Chú ý.
- HS phát hiện cách ngắt nghỉ trong câu văn.
- 2, 3 hs đọc ngắt nghỉ khổ2. 
- Cả lớp đọc thầm theo
- Gọi 3 hs đọc đoạn bài kiểm tra lại 2 lần đọc trên.
- HS đọc thầm.
“Giờ con đang lon ton,
Khắp sân vườn chạy nhảy 
Tiếng muôn loài với em”.
- Các em sẽ nhìn đời thực hơn.
Thế giới của các em trở thành thế giới hiện thực. Trong thế giới ấy, chim không còn biết nói,  đậu trên cành khô nữa.
- Từ giã tuổi thơ con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật.
- Thế giới của trẻ thơ rất vui và rất đẹp vì đó là thế giới của chuyện cổ tích.
 - Học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn bài theo tổ.
 - HS thi đọc diễn cảm giữa các tổ.
 - HS luyện đọc thuộc khổ thơ mình thích.
HS nêu
Lắng nghe
V. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ____________________________
Tiết 3
Đ.c Miên soạn giảng
__________________________
Tiết 4: 
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC.
I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU.
1. Kiến thức.
- Hiểu nội dung và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
*Đối tượng 1: Nêu một số việc làm của nhà trường hoặc gia đình về việc chăm, sóc giáo dục học sinh.
*Đối tượng 2: Kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em với việc thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
*Đối tượng 3: Kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em với việc thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
- Hiểu nội dung và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng kể chuyện
3. Thái độ.
- Biết quyền lợi và bổn phận của mình.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bài dạy, SGK .
 - Một số truyện, sách, báo liên quan. 
 - Bảng phụ ghi tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
2. Chuẩn bị của học sinh: - Nội dung truyện
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC.
- Cá nhân, nhóm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. ổn định tổ chức. 
 2. Kiểm tra bài cũ. 
 - Mời 3 HS kể nối tiếp câu chuyện “Nhà vô địch” & nêu ý nghĩa câu chuyện.
 - Nhận xét.
 3. Dạy bài mới.
 a. Giới thiệu bài:
b. HD HS kể chuyện.
 - Gọi HS đọc đề bài, GV ghi đề bài lên bảng, gạch dưới những từ: đã nghe, đã đọc...
 - Gọi HS đọc gợi ý.
 + Y.c HS giới thiệu nối tiếp câu chuyện mình sẽ kể.
 + Mời HS đọc lại gợi ý 3, 4.
 - HD HS kể chuyện trong nhóm đôi: 
 - GV q.s, HD thêm.
 - Thi kể chuyện trước lớp:
 + GV mời 1 số HS thi k.c trước lớp.
 - GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
 - GV cho điểm.
4. Củng cố.
 - Củng cố nội dung của bài, nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò. - HS về học bài, chuẩn bị bài mới.
- HS hát
- 3 HS kể nối tiếp.
- HS nhận xét.
- HS ghi bài vào vở.
- 1 HS đọc đề bài, lớp theo dõi. 
- 1 HS phân tích đề.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 gợi ý.
 - 1 số HS giới thiệu nối tiếp.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi. 
- HS kể chuyện trong nhóm đôi và trao đổi về ‎ý nghĩa câu chuyện.
- Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên bảng thi k.c, nêu ý nghĩa câu chuyện hoặc trả lời câu hỏi của bạn.
- HS nhận xét, bình chọn.
- HS nghe
- Lắng nghe
- Lắng nghe
V. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
..........................................................................................................................................................................................................................................................................____________________________
 Thứ sáu ngày 20 tháng 4 năm 2018
BUỔI SÁNG
Tiết 1+2
TOÁN
MỘT SỐ DẠNG BÀI TOÁN ĐÃ HỌC
I.MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Biết một số dạng toán đã học.
- Biết giải bài toán liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
*Đối tượng 1: Bài 1
*Đối tượng 2: Bài 1, 2
*Đối tượng 3: Bài 1, 2
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng học toán
3. Thái độ:
- Học sinh chăm chỉ học toán.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HOC SINH
1. GV: Nội dung bài.
2. HS: SGK, VBT
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC.
- Cá nhân, nhóm, lớp
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp:	
2. Kiểm tra bài cũ: 
- YC hs chữa bài tập ở nhà.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1 (170)

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_5_hoc_ky_ii_nam_hoc_2018_2019.doc