Giáo án Các môn Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU
* Kiến thức:
- Dựa vào gợi ý SGK, chọn và kể lại được câu chuyện ( đoạn chuyện ) đã nghe đã
đọc nói về du lịch hay thám hiểm .
*Kĩ năng:
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện ( đoạn chuyện ) đã kể và biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện( đoạn chuyện ) .
- KKHS kể được câu chuyện ngoài SGK.
* Thái độ: Yêu quí nhân vật trong chuyện đã kể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Một số câu chuyện về chủ đề Du lịch- Thám hiểm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động: (4’)
- Y/c HS thảo luận N2 kể lại câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng.
- Nhóm trưởng kiểm tra,báo cáo kết quả.
2. Giới thiệu bài: (1’)
- GV nêu và ghi mục bài lên bảng, HS ghi mục vào vở.
- GV nêu mục tiêu bài học, HS nhắc lại mục tiêu.
3.Khám phá
a.Hướng dẫn học sinh kể chuyện(8’)
- Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài:
- Một HS đọc đề bài
- GV viét bảng, gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
Kể lại một câu chuyện em đã được nghe (nghe qua ông bà,cha mẹ hay ai đó kể lại), được đọc về du lịch hay thám hiểm.
- 2HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1, 2 ở SGK.-lớp theo dõi sgk.
- GV gợi ý thêm cho HS
- HS tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể.-
- GV dán tờ phiếu ghi vắn tắt dàn ý của bài kể chuyện.
b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (20’)
* Kể chuyện theo nhóm
HS kể từng đoạn của câu chuyện theo nhóm 4 em và nêu ý nghĩa câu chuyện
* Thi kể chuyện trước lớp
+ HS nối tiếp nhau kể chuyện
+ Mỗi em kể xong, cùng các bạn trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
+ Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu
chuyện nhất
4. Vận dụng (2’)
- GV khen ngợi những em kể chuyện hay; dặn về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
- Em có thể vẽ lại một nhân vật em yêu thích trong chuyện em đã kể trên lớp.
cần vượt qua: bão, thú giữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm , + c. Những đức tính cần thiết của người tham gia: kiên trì, dũng cảm, can đảm, táo bạo, thông minh, nhanh nhẹn, Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài tập - mỗi em tự chọn nội dung viết về du lịch hay thám hiểm. - HS đọc đoạn viết trước lớp. Cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm. - GV chữa bài , nhận xét. 4. Vận dụng(2’) - HS nhắc lại một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch, thám hiểm - GV nhận xét tiết học - GV nhắc HS về nhà tiếp tục hoàn thành BT 3 và chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------------------------------------------------- Toán ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU * Kiến thức: - Bước đầu biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ. * Kĩ năng: - HS cần làm bài 1, bài 2,( Chỉ cần tìm ra kq’ không cần trình bày bài giải). KKHS làm thêm các bài còn lại * Thái độ: Cẩn thận trong tính toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bản đồ Trường Mầm non xã Thắng Lợi trong SGK trang 156 III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi đông (4’) Củng cố về tỉ lệ bản đồ - Y/c HS thảo luận N2 đọc lại bảng sau: Tỉ lệ bản đồ 1 : 1000 1 : 300 1 : 10 000 1 :500 Độ dài thu nhỏ 1 cm 1 dm 1 mm 1 m Độ dài thật 1000cm 300dm 10 000mm 500m - Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo kết quả. - GV nhận xét, kiểm tra xác suất. 2. Giới thiệu bài: (1’) - GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. - HS nhắc lại mục tiêu. 3.Khám phá a. Giới thiệu bài toán 1 (7’) - Một số HS đọc bài toán. - GV nêu câu hỏi gợi ý: + Độ dài cổng trường thu nhỏ trên bản đồ dài mấy cm? (2cm) + Bản đồ Trường Mầm non xã Thắng Lợi vẽ theo tỉ lệ nào? ( 1 : 300) + 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu cm? (300cm) + 2cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu cm? ( 2cm x 300 ) - GV hướng dẫn HS tự trình bày bài giải như trong SGK b. Giới thiệu bài toán 2 (7’) - Một số HS đọc bài toán, sau đó yêu cầu HS thảo luận về cách giải bài toán. - GV yêu cầu HS nêu sự khác nhau của bài toán 1 và bài toán 2 về số liệu. Bài toán Số liệu 1 2 Tỉ lệ bản đồ 1 : 300 1 : 1 000 000 Độ dài thu nhỏ 2 cm 102mm - GV hướng dẫn HS tự trình bày bài giải như trong SGK, sau đó đổi 102 000 000 mm = 102 km 4. Hướng dẫn HS làm bài (14’) Bài 1 : GV nêu yêu cầu. - HS thảo luận nội dung câu hỏi trong bài tập theo cặp. - HS tiếp nối nêu kết quả thảo luận - GV và cả lớp nhận xét chốt lại bài giải đúng là : Tỉ lệ bản đồ 1 : 500 000 1 : 15 000 1 : 2000 Độ dài thu nhỏ 2cm 3 dm 50 mm Độ dài thật 1 000 000cm 45 000 dm 100 000 mm Bài 2: - Một em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. - HS xem lại bài giải bài toán 2 trong SGK rồi tự giải bài toán vào vở. - Một HS lên bảng chữa bài. - GV và cả lớp nhận xét chốt lại bài giải đúng. Chiều dài thật của phòng học là: 4 x 200 = 800 cm hay 8 m Bài 3 KKHS làm - HS nêu yêu cầu bài toán - HS tự làm bài vào vở. Một em lên chữa bài - GV nhận xét chốt lại đáp án đúng. Quãng đường TP HCM – Quy Nhơn là: 2 500 000 x 27 = 57 500 000cm hay 575 km 5. Vận dụng: (2’) GV nhận xét chung tiết học --------------------------------------------------------------------- Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU * Kiến thức: - Dựa vào gợi ý SGK, chọn và kể lại được câu chuyện ( đoạn chuyện ) đã nghe đã đọc nói về du lịch hay thám hiểm . *Kĩ năng: - Hiểu nội dung chính của câu chuyện ( đoạn chuyện ) đã kể và biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện( đoạn chuyện ) . - KKHS kể được câu chuyện ngoài SGK. * Thái độ: Yêu quí nhân vật trong chuyện đã kể. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Một số câu chuyện về chủ đề Du lịch- Thám hiểm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động: (4’) - Y/c HS thảo luận N2 kể lại câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng. - Nhóm trưởng kiểm tra,báo cáo kết quả. 2. Giới thiệu bài: (1’) - GV nêu và ghi mục bài lên bảng, HS ghi mục vào vở. - GV nêu mục tiêu bài học, HS nhắc lại mục tiêu. 3.Khám phá a.Hướng dẫn học sinh kể chuyện(8’) - Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài: - Một HS đọc đề bài - GV viét bảng, gạch dưới những từ ngữ quan trọng. Kể lại một câu chuyện em đã được nghe (nghe qua ông bà,cha mẹ hay ai đó kể lại), được đọc về du lịch hay thám hiểm. - 2HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1, 2 ở SGK.-lớp theo dõi sgk. - GV gợi ý thêm cho HS - HS tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể.- - GV dán tờ phiếu ghi vắn tắt dàn ý của bài kể chuyện. b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (20’) * Kể chuyện theo nhóm HS kể từng đoạn của câu chuyện theo nhóm 4 em và nêu ý nghĩa câu chuyện * Thi kể chuyện trước lớp + HS nối tiếp nhau kể chuyện + Mỗi em kể xong, cùng các bạn trao đổi về ý nghĩa câu chuyện + Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất 4. Vận dụng (2’) - GV khen ngợi những em kể chuyện hay; dặn về nhà kể chuyện cho người thân nghe. - Em có thể vẽ lại một nhân vật em yêu thích trong chuyện em đã kể trên lớp. ------------------------------------------------------------------- Thứ 5 ngày 15 tháng 4 năm 2021 Tập làm văn LUYỆN TẬP QUAN SÁT CON VẬT I.MỤC TIÊU * Kiến thức và kĩ năng : - Nêu được nhận xét về cách quan sát và miêu tả con vật qua bài văn Đàn ngan mới nở (BT1, BT2). Biết cách quan sát con vật để chọn lọc các chi tiết nổi bật ngoại hình, hành động và tìm từ ngữ để miêu tả con vật đó (BT3,BT4.) * Thái độ : Yêu quí vật nuôi. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ đàn ngan trong SGK. - Học sinh sưu tầm một số tranh ảnh về chó, mèo. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động: (4’) - N2 Nêu nội dung ghi nhớ về cấu tạo bài văn miêu tả con vật trong tiết TLV trước. 2. Giới thiệu bài: (1’) - GV nêu và ghi mục bài, nêu mục tiêu bài học - HS nhắc lại mục tiêu. 3. Khám phá (28’) Bài 1-2: - HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1-2 và trả lời câu hỏi: - Những bộ phận được quan sát và miêu tả ? - HS nêu, GV gạch chân các từ: to hơn cái trứng một tý, bộ lông, đôi mắt, cái mỏ, cái đầu, hai cái chân - Những câu miêu tả em cho là hay? - HS phát biểu, nói những câu miêu tả em cho là hay. Bài 3 : - HS đọc yêu cầu của bài. - GV kiểm tra kết quả quan sát ngoại hình, hành động của con mèo, con chó đã dặn ở tiết trước . - GV treo ảnh con chó, mèo lên bảng. - GV hướng dẫn HS thứ tự từng bước làm bài. - HS phát biểu, miêu tả ngoại hình của con vật dựa trên kết quả quan sát - GV nhận xét, khen ngợi những HS biết miêu tả ngoại hình của con vật cụ thể, sinh động, có nét riêng. Bài 4: - HS đọc yêu cầu của bài- chú ý yêu cầu của đề. - HS làm việc cá nhân, tiếp nối nhau phát biểu. - GV nhận xét, hướng dẫn những HS làm chưa tốt. 4.Vận dụng:(2’) Em về nhà quan sát kĩ hơn một con vật mà em yêu thích, em ghi ra những đặc điểm nỗi bật nhất mà em thấy được GV nhận xét tiết học . --------------------------------------------------------------------------- Tự học: CÂU LẠC BỘ VĂN HAY CHỮ ĐẸP I. YÊU CẦU : - Giúp HS nhận ra các lỗi về các nét viết, cách dùng từ đặt câu khi viết văn . - HS biết viết đoạn văn theo yêu cầu: Viết về cảnh đẹp quê hương, đất nước. - Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp trong HS. II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP HĐ1. Khởi động: - Cho lớp hát bài: Quê hương tươi đẹp. *Ai biết nội dung bài hát này muốn nói lên điều gì? HĐ2. Khám phá: - GV ghi đề bài lên bảng. Đề bài: Viết về cảnh đẹp quê hương, đất nước. - Gv hướng dẫn HS phân tích đề, cách trình bày bài viết qua các câu hỏi gợi ý: + §Ò bµi yªu cÇu t¶ g×? + Đó là cảnh đẹp nào? + Cảnh đẹp đó ở quê em hay em thấy ở đâu hay em được xem trên ti vi? + Em viết về cảnh đẹp này vào lúc nào? Sáng, chiều hay tối, hay tất cả các buổi trong ngày? + Cảnh đẹp này có gì ấn tượng ? + Em tả cảnh để làm gì? + Để có một bài văn sinh động em cần quan sát cảnh đó như thế nào? Em cần sử dụng những giác quan nào? + Tình cảm, thái độ em cần có với cảnh đó là gì? Lưu ý : * Tên cảnh, vị trí, lí do chọn tả ở thời điểm đó em đưa vào phần mở bài * Những đặc điểm kết quả, cụ thể của cảnh em xếp vào phần thân bài * Tình cảm gắn bó, cảm xúc em đưa vào phần kết bài. - GV nêu yêu cầu đối với từng khối lớp theo mức độ tăng dần: L2: viết khoảng 4-5 câu; L3: 5-6 câu; L4: 7-8 câu nhưng phải có câu mở đoạn và câu kết thúc; L5: Bài viết có đủ 3 phần rõ ràng Lưu ý : tư thế ngồi viết, cách đặt vở, cầm bút, đảm bảo thời gian. - Viết xong HS khảo lại bài. - Cỏc nhúm làm bài, GV theo dừi, hướng dẫn thêm - GV kiểm tra bài một số em và nhận xét chữ viết, hành văn của HS . - Gv tuyên dương những HS viết chữ đẹp, trình bày sạch sẽ, bài văn hay.( cho cả lớp cùng xem) - Nhắc nhở những HS viết chưa đẹp về nhà luyện viết thêm. 4: Vận dụng: ( 2ph) - Về nhà viết lại bài văn cho hay hơn sau khi đã được GV nhận xét.. ---------------------------------- Khoa học NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT ( Sử dụng PPBTNB- HĐ1) I.MỤC TIÊU * Kiến thức: Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau. Kĩ năng: Dự đoán, trình bày, thảo luận II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình trang 120, 121 SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Khởi động. (4’) - Y/c HS trả lời các câu hỏi sau theo nhóm 2: + Nêu vai trò của chất khoáng đối với đời sống thực vật ? + Không khí có những thành phần nào ? ( ô xi, ni tơ ,) + Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống của thực vật ? 2. Giới thiệu bài: (1’) - GV nêu và ghi mục bài lên bảng, HS ghi mục vào vở. - GV nêu mục tiêu bài học, HS nhắc lại mục tiêu. 3.Khám phá: Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp (16’) Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề: Các em đã biết, không khí gồm có khí ô - xi, khí ni - tơ, khí các- bô - nich,Theo các em, trong quá trình quang hợp và hô hấp thực vật hút khí gì và thải ra khí gì? Quá trình quang hợp và hô hấp diễn ra khi nào? Các em hãy dự đoán xem. Bước 2: Ý kiến ban đầu của học sinh VD về biểu tượng ban đầu của HS: - Trong quang hợp, thực vật hút khí ô- xi và thải ra khí các - bô - níc - Trong hô hấp, thực vật hút khí ô- xi và thải ra khí các - bô - níc - Trong hô hấp, thực vật hút khí các - bô - níc và thải ra khí ô- xi - Trong quang hợp, thực vật hút khí các - bô - níc và thải ra khí ô- xi - Quá trình quang hợp xảy ra vào ban ngày - Qúa trình hô hấp xảy ra vào ban đêm Bước 3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi, nghiên cứu: Qua dự đoán của các nhóm, các em có điều gì còn băn khoăn? GV ghi bảng. - Bạn có chắc rằng trong quang hợp, thực vật hút khí ô- xi và thải ra khí các - bô - níc? - Quá trình quang hợp có xảy ra vào ban ngày hay không ? Bước 4. Tiến hành thực nghiệm phương án tìm tòi: GV: Trên đây là những thắc mắc của các nhóm, vậy chúng ta nên làm gì để giải quyết các thắc mắc đó? HS: Đọc sách giáo khoa, hỏi bố mẹ, làm thí nghiệm, xem thông tin trên mạng,.. - Vậy theo em phương án nào tối ưu nhất để chúng ta giải thích được điều đó ngay bây giờ? ( Quan sát tranh SGK) - Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm: Nhóm 1,2: quan sát tranh 1. Nhóm 3,4: quan san sát tranh 2. - Các nhóm tiến hành q/s tranh và đối chiếu với kết quả dự đoán ban đầu. - Các nhóm đính kết quả lên bảng và trình bày. Bước 5. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức: GV hỏi: - Trong quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì ? - Trong hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì ? - Qúa trình quang hợp xảy ra khi nào ? - Qúa trình hô hấp xảy ra khi nào ? - Điều gì xảy ra với thực vật nếu trong hai quá trình trên ngừng hoạt động ? *KL : Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù được cung cấp đủ nước, các chất khoáng và ánh sáng nhưng thiếu không khí cây cũng không sống được. - GV liên hệ: Vì ban đêm khi hô hấp cây cũng lấy vào khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc như ngươi. Vì vậy, chúng ta không nên để cây cảnh trong phòng ngủ. Hoạt động2: Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật (12’) * Mục tiêu : HS nêu được vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu câu không khí của thực vật. * Cách tiến hành : - GV nêu vấn đề :Thực vật « ăn » gì để sống ? Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều kì diệu đó ?. + HS trả lời: Khí các -bô- níc có trong không khí đựơc lá cây hấp thụ và nước có trong đất được rễ cây hút lên. Nhờ chất diệp lục có trong lá cây mà thực vật có thể sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tao chất bột đường từ khí các-bô-níc và nước - GV nêu câu hỏi : + Nêu ứng dụng trong trông trọt về nhu cầu khí các-bô-níc của thực vật ? ( khí các-bô-níc có trong không khí chỉ đủ cho cây phát triển bình thường. Nếu tăng lượng khí các-bô-níc lên gấp đôi thì cây trồng sẽ cho năng suất cao hơn. Nhưng nếu lượng khí các-bô-níc cao hơn nữa thì cây trồng sẽ chết.) + Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô-xi của thực vật ? - GV giảng thêm : Thực vật không có cơ quan hô hấp riêng, các bộ phận của cây đều tham gia hô hấp, đặc biệt quan trọng là lá và rễ. Để cây có đủ ô-xi giúp quá trình hô hấp tốt, đất trồng phải tơi, xốp, thoáng) KL: Biết nhu cầu về không khí của thực vật sẽ giúp ta đưa ra những biện pháp để tăng năng suất cây trồng như : bón phân xanh, phân chuồng đã ủ kĩ, làm đất tơi, xốp, thoáng khí. 3 : Vận dụng : - HS đọc mục bạn cần biết. - GV nhận xét tiết học. --------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ 6 ngày 16 tháng 4 năm 2021 Toán THỰC HÀNH I. MỤC TIÊU: Kiến thức và kĩ năng: - Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng. - HS cần làm bài 1( HS có thể đo độ dài đoạn thẳng bằng thước dây, bước chân). * Thái độ: Cẩn thận khi thực hành ngoài trời, chính xác trong đo đếm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Thước dây, cọc tiêu. III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động: (1’) - GV giới thiệu và ghi mục bài, nờu mục tiờu bài học. - HS nhắc lại mục tiêu. 2. Bài mới: (32’) a. Hướng dẫn làm bài tập tại lớp - GV hướng dẫn cách đo chiều dài phũng học: + Cố định một đầu thước dây tại một điểm sao cho vạch 0 của thước dây trùng với điểm đầu tiên của phòng học. + Kéo thẳng dây thước cho đến cuối cùng của phòng học. + Đọc số đo ở trên vạch thước với điểm cuối cùng của phòng học. - GV gọi một số HS đo chiều dài phòng học: - HS thực hành theo nhúm 2 ( Khoảng 3-5 nhúm). - GV hướng dẫn cách gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất: dùng 3 cọc tiêu cho nằm trên một đường thẳng trên mặt đất. b. Thực hành ngoài lớp GV cho HS thực hành theo tổ . Bài 1 : Thực hành đo độ dài. - GV nêu yêu cầu : Dựa vào cách đo phòng học ở trong lớp để đo độ dài 2 điểm cho trước. - HS thực hành theo tổ : đo độ dài rồi ghi kết quả vào ô trống. Chiều dài bảng của lớp học Chiều rộng phòng học Chiều dài phòng học - GV quan sát kiểm tra kết quả thực hành của mỗi tổ. - Đại diện tổ báo cáo kết quả đo được của tổ mình. - GV cùng một số HS đo xác nhận lại - GV và cả lớp nhận xét chốt lại tổ có số đo chính xác nhất. Bài 2:KKHS làm - GV nêu yêu cầu: Mỗi em bước 10 bước sau đó tập ước lượng độ dài đó. - GV cử một bạn làm thư kí ghi kết quả ước lượng của mỗi bạn. - GV cùng 1 số HS kiểm tra bằng thước, đối chiếu kết quả ước lượng của mỗi bạn. - GV và cả lớp nhận xét tuyên dương bạn ước lượng chính xác nhất. 3. Vận dung(2’) - GV nhận xét chung tiết học. - GV nhắc HS về nhà thực hành đo một số khoảng cách trên mặt đất. ------------------------------------------------------------------ Tập làm văn ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I. MỤC TIÊU * Kiến thức và kĩ năng: - Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong những giấy tờ in sẵn: phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng( BT1). - Biết tác dụng của khai báo tạm trú, tạm vắng( BT2). * Thái độ : Trình bày cẩn thận trong giấy tờ in sẵn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Vở BT Tiếng Việt. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi đông (4’) Nhóm 2 - HS đọc đoạn văn tả ngoại hình của con mèo( hoặc con chó )đã làm ở tiết trước.( theo nhóm 2) - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài: (1’) - GV giới thiệu và ghi mục bài, nờu mục tiờu bài học. - HS nhắc lại mục tiờu. 3. Khám phá: (28’) BT1: Cá nhân - HS đọc nội dung bài tập . - GV giải thích từ ngữ viết tắt CMND( Chứng minh nhân dân ). - GV nhắc các em chú ý: BT này nêu tình huống giả định * Mục cán bộ đăng kí là mục dành cho cán bộ quản lí khu vực tự kí và viết họ tên. - GV phát phiếu cho 1 số HS( cũn lại làm VBT), HS làm việc cá nhân, điền nội dung vào phiếu. - HS tiếp nối nhau đọc tờ khai. BT2. Nhúm 2 - HS đọc yêu cầu của bài- cả lớp suy nghĩ TL theo N2, trả lời câu hỏi. - Các nhóm báo cỏo kết quả. - GV nhận xét, KL: Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền địa phương quản lí được những người đang có mặt hay vắng mặt tại nơi ở những người ở nơi khác mới đến,khi có việc gì xảy ra, các cơ quan nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét. 4. Vận dụng liên hệ (2’) - CMND nay thay bằng từ gì ?( Căn cước công dân) - HS nhắc lại tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng. - GV nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài sau . -------------------------------------------------------------------- Luyện từ và câu CÂU CẢM I. MỤC TIÊU: * Kiến thức : - Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm (ND ghi nhớ). *Kĩ năng : - Biết chuyển câu kể đã cho thành câu cảm (BT1 mục III), bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước ( BT2), nêu được cảm xúc được bộc lộ qua câu cảm( BT3). - KKHS đặt được câu theo y/c của BT3 với các dạng khác nhau. *Thái độ : Bộc lộ cảm xúc qua cử chỉ, nét mặt với bạn bè. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động (4’) - GV yêu cầu 3 tổ đặt 3 kiểu câu đó học: T1- Cõu kể; T2- Câu hỏi; T3- Câu khiến. và đọc đoạn văn đã viết về hoạt động du lịch hay thám hiểm( đã học ở tuần trước) - Nhóm trưởng kiểm tra và bỏo cỏo kết quả. - GV nhận xột, kiểm tra xỏc suất. 2. Giới thiệu bài: (1’) 3. Khám phá: (14’) a. Phần nhận xét Bài1. ( Cá nhân) -1 HS đọc yêu cầu của nhận xột 1. GV ghi bảng cỏc vớ dụ. - HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. - GV nhận xét chốt lại lời giải đúng: KQ’: + Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao! ( thể hiện cảm xúc ngạc nhiên , vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông con mèo) + A! Con mèo này khôn thật! ( thể hiện cảm xúc thán phục sự khôn ngoan của con mèo .) Bài 2. -1 HS đọc yêu cầu của nhận xột 2. - HS q/s ví dụ và trả lời: Cuối các câu trên có dấu chấm than. Bài 3. ( Nhóm 2) -1 HS đọc yêu cầu của nhận xột 3. - HS TL nhúm 2, phát biểu ý kiến. KL :- Câu cảm dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói. - Trong câu cảm thường có các từ ngữ : ôi, chao, trời, quá, lắm ,thật,... b. Phần ghi nhớ - HS đọc thầm phần ghi nhớ - GV hướng dẫn HS lấy ví dụ để hiểu thêm 4. Phần luyện tập (14’) Bài 1: ( Cả lớp- Trũ chơi đố bạn) - HS thầm yêu cầu của bài: Chuyển cỏc cõu kể thành cõu cảm. - GV hướng dân trường hợp mẫu a. Chà, (ôi,)Con mèo này bắt chuột giỏi quá! - HS phát biểu ý kiến: 1 em đọc câu kể- mời 1 bạn( đố bạn) đọc câu cảm từ câu kể đó - GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng. b. Ôi,( chà ,)trời rét thật! c. (ễi,) Bạn Ngọc chăm chỉ quá ! d. Chà, bạn Ngân học giỏ ghê! Bài 2: ( Nhóm 4) - 1HS đọc yêu cầu của bài . - HS TL N4 làm bài vào vở các câu phù hợp với tình huống - Đại diện các nhóm trình bày.GV nhận xét Tình huống a. ( Trời, cậu giỏi thật!, bạn thật là tuyệt! ) Tình huống b. ( Ôi, cậu cũng nhớ ngày sinh nhật của mình à , thật tuyệt !...) Bài 3: ( Nhóm 2) - HS đọc yêu cầu của bài tập - GV lưu ý HS: Cần nói cảm xúc bộc lộ trong mỗi câu cảm. - HS suy nghĩ , TL N2 làm bài vào bảng nhúm và chữa bài. + Ôi ! Bạn Nam đến kìa ! ( Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ) + Ô , bạn Nam thông minh quá ! ( Bộc lộ cảm xúc thán phục) + Trời, thật là kinh khủng! ( Bộc lộ cảm xúc ghê sợ) - GV chấm bài cho HS . 5. Vận dụng (2’) - HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ và chuẩn bị bài sau ---------------------- Hoạt động tập thể SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU Đánh giá nhận xét tuần 30 và triển khai kế hoạch tuần 31 II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Nhận xét tuần 30 - Các tổ trưởng nhận xét đánh giá các thành viên của tổ mình - Lớp trưởng nhận xét tình hình chung - GV chủ nhiệm nhắc nhở các vấn đề cần lưu ý trong tuần + Nề nếp: .......................
File đính kèm:
giao_an_cac_mon_lop_4_tuan_30_nam_hoc_2020_2021.docx