Giáo án Các môn Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021

Lịch sử:

LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (tiếp theo).

I. Yêu cầu cần đạt:

- Nêu được các bước sử dụng bản đồ.: đọc tên bản đồ xem bảng chú giải tìm đối tương lịch sử địa lí trên bản đồ.

-Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản :nhận biết vị trí đặc đIiểm của đối tượng trên bản

đồ ,dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao ,nhận biết núi và cao nguyên ,đồng bằng,

vùng biển.

II. Đồ dùng dạy học:

Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.

III. Hoạt động dạy học:

3. Cách sử dụng bản đồ(15')

HĐ1:Làm việc cả lớp.

- Tên bản đồ cho ta biết điều gì?

(Khu vực và thông tin trên khu vực đó)

- Dựa vào bảng chú giải ở hình 3( bài 2) để đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí.

- Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng và giải thích tại sao lại biết đó là đường biên giới quốc gia ?

( căn cứ vào kí hiệu ở bảng chú giải).

+ Đại diện một số HS trả lời các câu hỏi trên và chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam trên bản đồ treo tường.

4. Bài tập(17')

HĐ2: Thực hành theo nhóm.

- HS trong nhóm lần lượt làm các bài tập a, b trong SGK.

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp

+ trả lời câu hỏi, các nhóm khác sửa chữa bổ sung, GV hoàn thiện câu trả lời.

HĐ3: Làm việc cả lớp.

-GV treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng.

-HS lên bảng đọc tên bản đồ và chỉ các hướng trên bản đồ.

(Đông,Tây,Nam,Bắc)

- 1 em lên chỉ vị trí của thành phố mình đang sống trên bản đồ.

- 1 em nêu tên những tỉnh giáp với tỉnh của mình.

(Quảng Bình,Nghệ An,.)

GV hướng dẫn HS cách chỉ:

 Chỉ 1 khu vực thì phải khoanh kín theo ranh giới của khu vực, chỉ 1 địa điểm( thành phố) thì phải chỉ vào kí hiệu chứ không chỉ vào chữ ghi bên cạnh, chỉ 1 dòng sông phải từ đầu nguồn đến cửa sông.

5. Củng cố- dặn dò(3')

1-2HS đọclại phần kết luận SGK.

 GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.

 

doc23 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 31 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài trí và thông minh thế nào? Vì sao em thích ông ấy?
 * Hoạt động nhóm.
- Các nhóm thảo luân chọn đọc chung một quyển sách .
- Tiến hành đọc nối tiếp từng trang theo nhóm
 Quan sát, hướng dẫn, gợi ý ,trò chuyện với học sinh.
 SAU KHI ĐỌC
* Hoạt động 1: Chia sẽ nội dung câu chuyện 
-Trò chơi “ Bí quyết và trí thông minh của Trạng”
 *Các nhóm cử một bạn đóng vai nhân vật Trạng mà nhóm mình vừa đọc, lên giao lưu với cả lớp.
 Cả lớp giao lưu, phỏng vấn, đàm thoại với các nhân vật Trạng về trí thông minh, sự tài giỏi, làm thế nào để được thành Trạng Nguyên, bí quyết học giỏi.
- Theo dõi- giúp đỡ.
- Nhận xét- tuyên dương.
* Hoạt động 2: Tổng kết- Dặn dò 
 - Ngoài các câu chuyện này, các em còn biết những câu chuyện nào nói về Trạng nữa
- Tìm sách, báo nói về những tấm gương giàu nghị lực, gương người tốt xưa nay, truyện về các anh hùng
___________________________________
Thứ Ba, ngày 29 tháng 9 năm 2020
Thể dục
GV đặc thù dạy
___________________________________
Chính tả
MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC
I. Yêu cầu cần đạt: 
-Nghe viết đúng và trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài : Mười năm cõng bạn đi học 
-Làm đúng bài tập 2 và 3 a/ b.(phân biệt những tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn (s/x ;ăng/ăn )
II.Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ viết nội dung bài tập 3 
III. Hoạt động dạy học: 
A.Kiểm tra (5’)
GV yêu cầu HS viết các từ :lên ,lĩnh ,ngan con 
B.Dạỵ bài mới 
1.Giới thiệu bài(2') 
2.Hướng dẫn HS nghe viết (20')
-GV đọc đoạn văn cần viết - HS theo dõi SGK .
-GV nhắc HS :ghi tên bài vào giữa dòng,sau khi chấm xuống dòng nhớ viết hoa và viết lùi vào 1 ô li ;chú ý các từ ngữ dễ viét sai :Vĩnh Quang ,Chiêm Hoá ,Tuyên Quang .)
-HS gấp SGK,GV đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho HS viết 
-GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt cho HS soát lại bài 
-GV chấm chữa bài - HS đổi chéo vở soát lỗi cho nhau .
3 Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả (11')
Bài 2:
-HS đọc yêu cầu bài tập 
-Mỗi HS làm bài tập vào vở
-HS trình bày bài 
 +Lát sau-rằng-phải chăng-xin bà-băn khoăn-không sao-để xem
+Tính khôi hài của chuyện 
Bài 3
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- Mỗi HS thi giải câu đố
- HS trình bày bài 
 a.sáo -sao 
 b.trăng-trắng 
 4. Củng cố ,dặn dò (2’) 
___________________________________
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm thương người như thể thương thân( BT1); năm được một số cách dùng một số từ có tiến "nhân" theo hai nghĩa khác nhau: người, lòng thương người.(BT2, BT3). 
 *Giảm tải : không làm bài tập 4
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ 
III. Hoạt động dạy học: 
A.Kiểm tra (5’)
GV yêu cầu HS viết vào vở những tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần có 1 âm,2 âm của giờ học luyện từ và câu 
B.Dạỵ bài mới 
1.Giới thiệu bài(2') 
2 Hướng dẫn HS làm bài tập (24') 
Bài 1:
-HS đọc thầm yêu cầu của bài 
-Từng cặp HS trao đổi , làm bài vào vở 
-HS các nhóm trình bày 
a. Từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu,tình cảm thương yêu đồng loại :lòng thương người,lòng nhân ái,lòng vị tha, xót thương ,tha thứ ,độ lượng...
b. Từ ngữ trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương :hung ác,nanh ác,tàn ác,tàn bạo,cay độc, hung dữ.
c.Từ ngữ thể hiẹn tinh thần đùm bọc giúp đỡ đồng loại :cứu trợ,ủng hộ,bênh vực,bảo vệ,che chở,.
d. Từ ngữ trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ :ăn hiếp ,bắt nạt,hành hạ,.
Bài 2:
-HS đọc yêu cầu của bài tập ,trao đổi theo cặp ,làm bài vào vở ,1 học sinh làm ở bảng phụ 
-Cả lớp và GV nhận xét ,chốt lời giải đúng 
a. Từ có tiếng nhân có nghĩa là người :nhân dân,công nhân,nhân loại,nhân tài.
b. Từ có tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người :nhân hậu,nhân ái,nhân từ,nhân đức.
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở,sau đó nối tiếp trình bày 
-GV cùng cả lớp sửa sai 
5 Củng cố dặn dò (4)
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ
Toán 
LUYỆN TẬP
 I. Yêu cầu cần đạt
- Viết và đọc được các số có đến sáu chữ số.
- BT cần làm: BT1; BT2; BT3(a,b,c); BT4 (a,b).
II. Đồ dùng dạy học 
 Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học: 
Ôn lại hàng:
HS ôn lại các hàng đã học , quan hệ giữa đơn vị hai hàng liền kề.
GV viết 825713, HS xác định các hàng và chữ số thuộc hàng đó là chữ số nào?
Thực hành:
Bài 1: Viết theo mẫu
Gv cho hs kẻ bảng viết số và đọc số
GV cho HS tự làm sau đó chữa bài.
Bài 2: 
a,GV cho HS đọc các số: 2453; 65243; 762 543; 53620
GV cho HS xác định hàng ứng với chữ số 5 của từng số đã cho.
Bài 3: 
HS tự làm bài sau đó 2 em lên bảng ghi số của mình. 
Cả lớp nhận xét.
a, 4300 , b,. 24316 c, 24301 d, 180715 e, 307421 g, 999999
Bài 4: Cho HS tự nhận xét quy luật viết tiếp các số trong từng dãy số , tự viết các số sau đó thống nhất kết quả.
a, 300000, 400000, 500000, 600000, 700000, 800000.
b, 350000, 360000, 370000, 380000, 390000, 400000.
Củng cố , dặn dò
- GV nhận xét tiết học , dặn dò tiết sau.
BUỔI CHIỀU
GV đặc thù dạy
_______________________________
Thứ Tư, ngày 30 tháng 9 năm 2020
Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Yêu cầu cần đạt:
+Hiểu câu chuyện thơ Nàng tiên ốc kể lại đủ ý bằng lời của mình .
+Hiểu ý nghĩa câu chuyện, : con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ truyện trong SGk.
III. Hoạt động dạy học: 
A . Kiểm tra bài cũL(5')
2 em kể nối tiép câu chuyện : Sự tích hồ Ba Bể và nêu ý nghĩa chuyện.
B . Dạy bài mới: (28')
1 .Giới thiệu bài:
 2 . Tìm hiểu câu chuyện
 - GV đọc diễn cảm bài thơ.
- 3 em tiếp nối nhau đọc ba đoạn thơ, sau đó 1 em đọc toàn bài.
- Cả lớp đọc thầm từng đoạn+ hỏi:
Đoạn 1: Bà lão làm nghề gì để sinh sống? (mò cua bắt ốc)
Bà lão làm gì khi bắt được ốc? (thấy con ốc đẹp,bà thương không muốn bán bèn thả vào chum nước)
Đoạn 2: Từ khi có ốc bà lão thấy trong nhà có gì lạ?
(đi làm về bà thấy nhà cửa đã sạch sẽ,đàn lợn đã được ăn no,cơm nước đã nấu sẵn,vườn rau được nhặt sạch cỏ,)
Đoạn 3: Khi rình xem bà lão nhìn thấy gì?
(Bà thấy nàng tiên từ trong chum nước bước ra)
Sau đó bà lão đã làm gì?
(Bí mật đập vỡ vỏ ốc ra,rồi ôm lấy nàng tiên)
Câu chuyên kết thúc thế nào?
(Bà lão và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau.Họ yêu thương nhau như hai mẹ con.)
3 .Hướng dẫn kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện bằng lời của mình.
+ Thế nào là kể câu chuyện bằng lời của em?
+GV viết 6 câu hỏi lên bảng- 1 em giỏi kể lại đoạn 1.
- HS kể theo cặp hoặc theo nhóm: kể từng khổ, toàn bài- ý nghĩa.
-HS kể tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện thơ trước lớp.
Mỗi HS kể xong cùng các bạn trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
4 .Củng cố- dặn dò(2')
GV nhận xét giờ học,dặn HS về nhà xem lại bài
Học thuộc lòng bài thơ.
___________________________________
Toán 
HÀNG VÀ LỚP
I. Yêu cầu cần đạt:
-Biết được các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn.
- Biết giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số đó trong mỗi số.
- Biết viết số thành tổng theo hàng.
* BT cần làm: BT1; BT2; BT3.
* Giảm tải : Bài tập 2 làm 3 trong 5 số .
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ kẻ ô theo SGK.
III. Hoạt động dạy học: 
Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn.
- Cho HS nêu tên các hàng đă học rồi sắp xếp từ nhỏ đến lớn.
- GV nêu : Hàng đvị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị;hay lớp đơn vị gồm có 3 hàng: Hàng đv, hàng chục, hàng trăm.
- GV treo bảng phụ cho HS nêu và đièn chữ số thích hợp vào ô trống.
- Thực hiện tương tự với các số bất kì có sáu chữ số.
Thực hành:
Bài 1: HS quan sát và phân tích mẫu trong SGK.
HS nêu kết quả các phần còn lại : 45 213; 654 300; 912 800
Mỗi hs lên viết 1 số
Bài 2: Đọc các số: 46 307; 56 032; 123 517; 
 Cho biết chữ số 3 thuộc hàng nào ,lớp nào?
Vd: số 46307 chữ số 3 thuộc hàng trăm , lớp đơn vị
Gv viết số lên bảng cho hs trả lời miệng
Bài 3: HS tự làm.
 52314 = 50000 + 2000 + 300 + 10 + 4
503060 = 500000 + 3000+ 60
83760 = 80000 + 3000 +700 + 60
Bài 4,5 ( Dành cho HS NK): HS trả lời miệng các bt.
Nhận xét đáng giá giờ học.
_________________________
Khoa học: 
CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN 
VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG
I. Yêu cầu cần đạt:
-Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn :chất bột đường ,chất đạm ,chất béo ,vi-ta-min ,chất khoáng.
-Kể tên những thức ăn chứa chất bột đường :gạo ,bánh mì,khoai ,ngô,sắn
Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể :cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt độngvà duy trì nhiệt độ cơ thể
II. Đồ dùng dạy học:
Hình trang 10,11 sgk .
III. Hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: (5')
Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó.
2.Dạy bài mới (28')
a.Giới thiệu bài:
Hằng ngày em đã ăn uống những gì?Trong các loại thức ăn và đồ uống các em đã kể có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng? Người ta có rất nhiều cách phân loại thức ăn, đố uống. Bài hôm naychúng ta cũng tìm hiểu về điều này.
b.Các hoạt động:
HĐ1: Phân loại thức ăn và đồ uống.
-Quan sát hình minh hoạ ở trang 10 SGK
+ hỏi: Thức ăn, đồ uống nào có nguồn gốc động vật, thức ăn, đồ uống nào có nguồn gốc thực vật?
-HS lên bảng ghi tên các loại thức ăn đồ uống.
Tên thức ăn 
Nguồn gốc



 Động vật
Thực vật
Rau cải

 +
Đậu cô ve

+
Bí đao

+
Lạc

+
Thịt gà
+

Sữa
+

Nước cam

+
cá
+

Thịt lợn
+

Tôm
+

cơm

+

HĐ2: Hoạt động cả lớp:
 2 em đọc to mục bạn cần biết
+ hỏi: Người ta còn có cách phân loại thức ăn nào khác?
 ( Dựa vào chất dinh dưỡng có trong thức ăn đó).
Vậy có mấy cách phân loại thức ăn?
- dựa vào đâu để phân loại như vậy? 
 ( 2 cách: dựa vào nguồn gốc và dựa vào các chất dinh dưỡng có trong các thức ăn đó).
HĐ3:Tìm hiểu vai trò của chất bột đường .
+ GV cho hs làm việctheo cặp
Nói tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường có trong hình
=Kể tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường mà em thường ăn hằng ngày 
-Kể tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường
mà em thích ăn .
+Các loại thức ăn chứa nhiều chất bột đường có nguồn gốc từ đâu?
- Nêu vai trò của các nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường?
HS làm rồi trình bày kết quả
Lớp và GV nhận xét
HĐ4:Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường
HS làm việc cá nhân ở VBT
TB kết quả:
 TT
Tên thức ăn chứa nhiều chất bột đường
Từ loại cây nào?
1
gạo
cây lúa
2
ngô
cây ngô
3
bánh quy
cây lúa mì
4
bánh mì
cây lúa mì
5
mì sợi
cây lúa mì
6
chuối
cây chuối
7
bún
cây lúa
8
khoai lang
cây khoai lang
9
khoai tây
câykhoai tây

*các thức ăn chứa nhiều chất bột đường đều có nguốn gốc từ thực vật
3. Củng cố- dặn dò(2')
 Về nhà trong các bữa ăn cần ăn nhiều loaị thức ăn để có đủ chất dinh dưỡng.
_____________________________
Tập đọc
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm.
- Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông . 
- HTL 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ SGK
Bảng phụ ghi câu thơ cần hướng dẫn luyện đọc 
III. Hoạt động dạy học: 
A.Kiểm tra (5’)
HS đọc bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và nêu nội dung của bài 
B.Dạỵ bài mới 
1.Giới thiệu bài (2') 
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài (28')
a.Luyện đọc `
-HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn thơ của bài lần 1,kết hợp khen những em đọc đúng ,sửa lỗi cho HS nếu các em đọc sai,ngắt nghỉ hơi chưa đúng 
-HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn thơ của bài lần 2,kết hợp giải nghĩa từ :độ lượng , đa tình, đa mang.
-HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn thơ của bài lần 3 cho tốt hơn 
-HS luyện đọc theo cặp 
-2 HS đọc cả bài 
-GV đọc diễn cảm cả bài 
b. Tìm hiểu bài 
- Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà ? (vì truyện cổ nhân hậu,ý nghĩa sâu xa, truyền cho dời sau những kinh nghiệm quý báu).
-Bài thơ gợi cho em những chuyện cổ nào? ( tấm cám, đẽo cày giữa đường ,)
-Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện sự nhân hậu của người Việt Nam ta 
-Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào ? (truyện cổ chính là lời răn dạy của cha ông với đời sau).
c.Đọc diễn cảm. 
-3 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ .
-GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn thơ “Tôi yêu ...nghiêng soi “
+GV đọc mẫu .
+HS luyện đọc theo cặp. 
+HS thi đọc .GV theo dõi uốn nắn .
-HS nhẩm HTL bài thơ .GV tổ chức cho HS thi đọc HTL từng khổ, cả bài thơ. 
3.Củng cố ,dặn dò (5’)
-Nêu ý nghĩa bài thơ : Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước .Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu,vừa thông minh,chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông. 
-Nhận xét tiết học 
_______________________________
Lịch sử:
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (tiếp theo).
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được các bước sử dụng bản đồ.: đọc tên bản đồ xem bảng chú giải tìm đối tương lịch sử địa lí trên bản đồ. 
-Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản :nhận biết vị trí đặc đIiểm của đối tượng trên bản 
đồ ,dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao ,nhận biết núi và cao nguyên ,đồng bằng,
vùng biển.
II. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.
III. Hoạt động dạy học: 
3. Cách sử dụng bản đồ(15')
HĐ1:Làm việc cả lớp.
- Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
(Khu vực và thông tin trên khu vực đó)
- Dựa vào bảng chú giải ở hình 3( bài 2) để đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí.
- Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng và giải thích tại sao lại biết đó là đường biên giới quốc gia ?
( căn cứ vào kí hiệu ở bảng chú giải).
+ Đại diện một số HS trả lời các câu hỏi trên và chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam trên bản đồ treo tường.
4. Bài tập(17')
HĐ2: Thực hành theo nhóm.
- HS trong nhóm lần lượt làm các bài tập a, b trong SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp
+ trả lời câu hỏi, các nhóm khác sửa chữa bổ sung, GV hoàn thiện câu trả lời.
HĐ3: Làm việc cả lớp.
-GV treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng.
-HS lên bảng đọc tên bản đồ và chỉ các hướng trên bản đồ.
(Đông,Tây,Nam,Bắc)
- 1 em lên chỉ vị trí của thành phố mình đang sống trên bản đồ.
- 1 em nêu tên những tỉnh giáp với tỉnh của mình.
(Quảng Bình,Nghệ An,..)
GV hướng dẫn HS cách chỉ:
 Chỉ 1 khu vực thì phải khoanh kín theo ranh giới của khu vực, chỉ 1 địa điểm( thành phố) thì phải chỉ vào kí hiệu chứ không chỉ vào chữ ghi bên cạnh, chỉ 1 dòng sông phải từ đầu nguồn đến cửa sông.
5. Củng cố- dặn dò(3')
1-2HS đọclại phần kết luận SGK. 
 GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
Thứ Năm, ngày 1 tháng 10 năm 2020
BUỔI SÁNG
GV đặc thù dạy
______________________________
Tập làm văn
KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT
I. Yêu cầu cần đạt:
- Hiểu hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật, nắm được cách kể hành động của nhân vật.
-Biết dựa vào tính cách để xác định hành động của từng nhân vật, bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước sau để thành câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ 
III. Hoạt động dạy học: 
A.Kiểm tra (5’)
GV yêu cầu HS nói về nhân vật trong truyện 
B.Dạỵ bài mới 
1.Giới thiệu bài(2')
2 Phần nhận xét (10)
-Hai HS đọc bài văn bị điểm không .Cả lớp đọc thầm .
- Từng cặp HS trao đổi thực hiện các yêu cầu 2,3.
+ 1 HS giỏi làm mẫu .
+ HS làm việc theo cặp .
+ Các nhóm trình bày.
a.Gìơ làm bài :nộp giấy trắng ;giờ trả bài :im lặng mãi mới nói :lúc ra về khóc khi bạn hỏi 
b.Mỗi hành động trên cho thấy cậu bé rất trung thực.
c.Hành dộng xảy ra trước thì kể trước , Hành dộng xảy ra sau thì kể sau
3 Phần ghi nhớ (5)
- HS đọc thầm phần ghi nhớ 
- GV dùng bảng phụ để minh hoạ thêm ,giải thích cho HS hiểu rõ .
4.Phần luyện tập (14)
- HS đọc thầm yêu cầu của bài .
- GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài.
+ Điền đúng tên chim sẻ và chim chích vào chỗ trống.
+ Sắp xếp lại hành động đã cho thành một câu chuyện .
- Từng cặp HS trao đổi ,luyện kể .
- Một số HS trình bày thứ tự đúng là 1-5-2-4-7-3-6-8-9
- HS thi kể trước lớp .Cả lớp và GV nhận xét góp ý. 
5. Củng cố dặn dò (2P)
- GV nhận xét tiết học 
_______________________________
Toán
SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ
I. Yêu cầu cần đạt:
So sánh được các số có nhiều chữ số .
Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá 6 chữ số theo thứ tự bé đến lớn.
*) BT cần làm: BT1; BT2; BT3.
*) HS NK: Làm hết các bài tập.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ .
III. Hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ: 
GV viết số 537916, HS nêu các chữ số tương ứng với mỗi hàng, lớp.
2.Bài mới:
1So sánh các số có nhiều chữ số.
So sánh 99578 và 100000.
HS so sánh và nêu dấu hiệu để nhận biết 99578 < 100000.
Rút ra nhận xét: Trong 2 số, số nào có số chữ só ít hơn thì bé hơn.
b) So sánh 693251 và 693500
HS so sánh và nêu dấu hiệu để nhận biết 69321 và693500.
Rút ra nhận xét: Khi so sánh 2 số có cùng số chữ số , ta sô sánh từng cặp chữ số cùng hàng....
2. Thực hành: 
 Bài 1: 
GV hướng dẫn HS làm bài VD: 99999 < 100000 Vì số 99999 có 5 chữ số còn số 100000 có 6 chữ số.
HS tự làm các phần còn lại..
Bài 2 : 
HS tự làm bài, rồi chữa bài 
Đáp án : Số lớn nhất là : 920 001 
Bài 3 : 
HS làm việc theo cặp
HS nối tiếp nhau trình bày kết quả : 2467 ; 28092 ; 932018 ; 943567 
Bài 4 (HSNK )
HS làm vào vở sau đó chữa bài 
Đáp số : Các số đó là : a, 999 b, 100 c, 999 999 d, 100 000.
3. Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học.
_______________________________
Luyện từ và câu 
DẤU HAI CHẤM
I. Yêu cầu cần đạt:
+Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu:( Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.)
+ Nhận biểt tác dụng của dấu hai chấm bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ(5')
 1 em làm bài tập 1, 1 em làm bài tập 3.
2. Dạy bài mới(28')
a) Giới thiệu bài:
b) Phần nhận xét:
-Ba em tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1.
-HS đọc lần lượt từng câu văn, thơ, nhận xét về tác dụng của dấu hai chấm trong các câu văn đó.
a,Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ.dùng phối hợp với dấu ngoặc kép.
b,Dấu hai chấm báo hiệu câu sau là lời nói của Dế Mèn, dùng phối hợp với dấu gạch đầu dòng.
 c. Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích rõ những điều lạ mà bà già nhận thấy khi về nhà.
c) Phần ghi nhớ:- 
Vài em đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
-GV nhắc các em học thuộc phần ghi nhớ.
d) Phần luyện tập:
Bài tập1:- 2 em tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1( mỗi em đọc 1 ý).
-HS đọc thầm từng đoạn văn, trao đổi về tác dụng của dấu hai chấm trong các câu văn.
a,_Dấu hai chấm thứ nhất có tác dụng :báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật “ tôi”.
 Dấu hai chấm thứ hai báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo..
b,Dấu hai chấm có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước,làm rõ những cảnh đẹp của đất nước hiện ra là những cảnh gì.
Bài tập2: 
- 1 em đọc yêu cầu của bài tập,
 cả lớp đọc thầm.
-GV nhắc HS:
 + Để báo hiệu lời nói của nhân vật, có thể dùng dấu hai chấm kết hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng( nếu là những lời đối thoại ).
+Trường hợp cần giải thích chỉ dùng dấu hai chấm.
- HS thực hành viết đoạn văn vào vở bài tập- 1 số em trình bày trước lớp.
e) Củng cố- dặn dò(2')
 dấu hai chấm có tác dụng gì?
___________________________________
Thứ Sáu, ngày 2 tháng 10 năm 2020
Tập làm văn
TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Yêu cầu cần đạt:
1.HS hiểu trong bài văn kể chuyện việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật 
2.Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện ,tìm hiểu truyện.Bước đầu biêt lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình 
nhân vật trong bài văn kể chuyện 
* HS NK kể được toàn bộ câu chuyện , kết hợp tả ngoại hình của 2 nhân vật .
* Kĩ năng : HS biết tìm kiếm và xử lí thông tin và có tư duy sáng tạo .
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng nhóm 
III. Hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ3')
 Vài em nhắc lại phần ghi nhớ của tiết trước.
2. Dạy bài mới30')
a) Giới thiệu bài:
b) Phần nhận xét:
-3 em tiếp nối nhau đọc các bài tập 1,2,3.
-Cả lớp đọc thầm đoạn văn, từng em ghi vắn tắt vào vở.bt
+Đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò.
+Ngoại hình của chị Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này?
-GVgọi 3 

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_4_tuan_2_nam_hoc_2020_2021.doc