Giáo án các môn Lớp 4 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU:

 - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn.

 - Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.

 - Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản: Dựa vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa và tháng 1 và tháng 7.

 - Học sinh năng khiếu chỉ và đọc tên những dãy núi chín ở Bắc Bộ; giải thích được vì sao Sa Pa trở thành nơi du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 T: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh về nội dung bài

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc289 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn Lớp 4 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
....................................
TUẦN 18
Thứ tư ngày 2 tháng 1 năm 2018
Khoa học 
 Tiết 35: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG
I. MỤC TIÊU:
 	- Nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1. HĐ 1: Khởi độnT: (3 phút)
 2. HĐ2: Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút) 
2. Nội dunT: (33 phút) 
a. Vai trò của không khí đối với con người: 
* Không khí vô cùng quan trọng đối với đời sống con nười. Con người ứng dụng kĩ thuật này trong y học và đời sốnT: Bình thở ô xi cho bệnh viện, cho những người lặn lâu dưới nước 
b. Vai trò của không khí đối với thực vật và động vậT: 
* Động vật và thực vật đều cần không khí để thở. Thực vật hô hấp cả ngày và đêm nên ban đêm không nên để quá nhiều hoa và cây cảnh trong phòng ngủ, không đóng kín cửa vì cây thải ra khí cá- bô- níc và hút khí ô- xi làm ảnh hưởng đế sự hô hấp của con người.
 C. HĐ3: Mở rộnT: (2 phút) 
 Bài: Tại sao có gió?
H: 2 em nêu vai trò của không khí đối với sự cháy. 
H+T: NX, đánh giá.
T: Dẫn dắt qua bài cũ
T: Nêu cầu cả lớp quan sát tranh SGK, thực hành thở như hướng dẫn SGK 
H: Để tay trước mũi thở ra và hít vào.
H: Lấy tay bịt mũi và miệng lại em có cảm giác gì ?
H: CN thực hiện và mô tả cảm giác của mình.
T: HD hs qs hình 5 TLCH:
? Người thợ lặn cần có gì để lặn được lâu dưới nước ?
? Những người bị bệnh nặng để giúp họ thở người ta thường làm gì ?
H: CL qs nêu nhận xét.
H+T: Nhận xét, bổ sung , KL
T: HD hs qs hình 3, 4 theo nhóm và nêu nhận xéT:
? Tại sao sâu bọ và cây trong bình lại bị chết ?
? Nêu vai trò của không khí đối với thực vật ?
H : Các nhóm quan sát và nêu nhận xét.
T: Chốt ý, giải thích
H: 2 em cùng bàn đố và nêu tên 2 dụng cụ ở hình 5, 6
H: Nêu KQ quan sát ở hình 5, 6 (SGK)
H: 3 em đọc mục bạn cần biết 
T: Nhận xét tiết học, hướng dẫn H ôn bài . Dặn chuẩn bị tiết sau
Thể dục
 Tiết 35: TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG. ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠY. TRÒ CHƠI: “CHẠY THEO HÌNH TAM GIÁC”
I. MỤC TIÊU
	- Thực hiện tập hợp hàng ngang nhanh, dóng thẳng hàng ngang, đi nhanh chuyển sang chạy. Thực hiện động tác tương đối chính xác 
- Trò chơi: “Chạy theo hình tam giác” Biết cách chơi và chơi tương đối chủ 
động.
II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm: Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập. Đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ chơi trò chơi “Chạy theo hình tam giác ” như cờ,vạch cho ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi nhanh chuyển sang chạy.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nội dung
Cách thức tiến hành
1. Phần mở đầu: (5 phút)
2. Phần cơ bản: (20 phút)
 a) Ôn đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện tư thế cơ bản 
 b) Trò chơi : “Chạy theo hình tam giác”
 Những trường hợp phạm quy 
3. Phần kết thúc: (5 phút)
 H: Tập hợp lớp 
T: Phổ biến ND yêu cầu giờ học 
H: Khởi động và chơi trò chơi 
T: Quan sát bao quát chung 
T: Nêu lại khẩu lệnh cách tập 
H: tập mẫu (2 lần ) 
T: Nhận xét 
H: tiến hành tập
T: Quan sát sửa chữa
H: Các tổ thi trình diễn 
T: Nhận xét
T: Nội quy yêu cầu 
H: Nghe và tiếp thu 
T: Nêu tên trò chơi
H: Nêu lại cách chơi và luật chơi 
T: Nhận xét, bổ sung chia tổ và khu vực chơi 
H: Tiến hành chơi ( 3 tổ)
 T: Quan sát, biểu dương những tổ có ý thức chơi và chơi tốt.
H: Chạy thường một vòng quanh sân, đi chậm lại làm động tác thả lỏng 
T: Nhận xét giờ học.
H: Về ôn lại vào buổi sáng 
Đạo đức
 Tiết 18: ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU: 
 	- Củng cố các khái niệm đạo đức trong các bài đã học cuối học kì I.
 - Có kĩ năng để thực hiện các hành vi đã học.
 - Có ý thức thực hiện các hành vi chuẩn mực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
H: Sưu tầm các bài thơ, ca dao, tục ngữ, bài hát nói về công lao các thầy cô.
 - Sưu tầm các tấm gương yêu lao động.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1. HĐ 1: Khởi độnT: (3 phút)
- Nêu tên các bài đã học trong cuối học kì I
 2. HĐ2: Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút) 
2. Hướng dẫn ôn tập: ( 35 phút) 
* Bài 6: 
 Hiếu thảo với ông bà cha mẹ
- Ông bà, cha mẹ đã có công lao sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người. Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
* Bài 7:
 Biết ơn thầy giáo, cô giáo
Cần phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn.
* Bài 8: 
 Yêu lao động
- Lao động là vinh quang. Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội.
 - Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân. 
3. Củng cố - dặn dò: (1 phút) 
Bài: Kính trọng, biết ơn ngưòi lao động
T: Nêu y/c.
H: 2- 3 em phất biểu.
H+T: NX, đg.
T: nêu yêu cầu của tiết ôn tập.
T: chia lớp thành 3 nhóm lớn, nêu yêu cầu, cho mỗi nhóm thảo luận theo hệ thống câu hỏi:
+ Tại sao phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ?
+ Hãy nêu các việc làm thể hiện hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
H: Thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
H+T:: Nhận xét, bổ sung, chốt ý
T: yêu cầu hs:
+ Nêu các việc em đã làm thể hiện lòng biết ơn các thầy giáo, cô giáo?
+ Nêu các bài hát, câu ca dao, tục ngữ nói về công lao của các thầy giáo, cô giáo?
H: trao đổi trong nhóm.
 - Các nhóm thi đua trình bày.
H+T: Nhận xét, bổ sung, chốt nội dung.
T: Nêu câu hỏi, HD học sinh trả lời
+ Lao động mang lại lợi ích gì cho con người ?
+ Nêu các tấm gương về yêu lao động
H: CN phát biểu
H+T: Nhận xét, bổ sung, chốt nội dung.
H+T: hệ thống nội dung ôn tập
T: Nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị tiết sau.
Thể dục
Tiết 36: SƠ KẾT HỌC KỲ I
TRÒ CHƠI: “CHẠY THEO HÌNH TAM GIÁC”
I. MỤC TIÊU
- Sơ kết học kỳ I. Hệ thống được những kiến thức, kỹ năng đã học, những ưu khuyết điểm trong học tập, rút kinh nghiệm từ đó cố gắng tập luyện tốt hơn nữa.
- Trò chơi: “Chạy theo hình tam giác”. Biết tham gia vào trò chơi tương đối chủ động. 
II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm : Trên sân trường . Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện : Chuẩn bị còi, dụng cụ chơi trò chơi “Chạy theo hình tam giác ” như cờ, kẻ sẵn các vạch cho chơi trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nội dung
Cách thức tiến hành
1 . Phần mở đầu: (5 phút)
 2. Phần cơ bản: (20 phút)
- GV cho những HS chưa hoàn thành các nội dung đã kiểm tra , được ôn luyện và kiểm tra lại 
- Trò chơi : “Chạy theo hình tam giác ”hoặc trò chơi HS ưa thích 
3. Phần kết thúc: (5 phút)
 .
 H: Tập hợp lớp 
T: Phổ biến ND yêu cầu giờ học 
H: Khởi động và chơi trò chơi 
T: Quan sát bao quát chung 
T: Nêu lại khẩu lệnh cách tập 
H: tập mẫu (2 lần ) 
T: Nhận xét 
H: tiến hành tập
T: Quan sát sửa chữa
H: Các tổ thi trình diễn 
T: Nhận xét
T: Nội quy yêu cầu 
H: Nghe và tiếp thu 
T: Nêu tên trò chơi
H: Nêu lại cách chơi và luật chơi 
T: Nhận xét, bổ sung chia tổ và khu vực chơi 
H: Tiến hành chơi ( 3 tổ)
 T: Quan sát, biểu dương những tổ có ý thức chơi và chơi tốt.
H: Chạy thường một vòng quanh sân, đi chậm lại làm động tác thả lỏng 
T: Nhận xét giờ học.
H: Về ôn lại vào buổi sáng 
Thứ sáu ngày 4 tháng 1 năm 2018
 Khoa học
 Tiết 36: KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I 
(Đề bài của trường)
Thứ bảy ngày 4 tháng 1 năm 2018
Lịch sử + Địa lí
Tiết 18: KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
(Đề bài của trường)
Ký duyệt ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 TUẦN 19
Thứ hai ngày 9 tháng 1 năm 2017
Khoa học
Tiết 37: TẠO SAO LẠI CÓ GIÓ
I. MỤC TIÊU: 
 	 - Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió.
 	 - Giải thích được nguyên nhân gây ra gió và tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
T: Hình trang 74 - 75;
H: Chong chóng, đồ dùng thí nghiệm 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1. HĐ 1: Khởi độnT: (4 phút) 
 + Nêu VD chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, ĐV, TV.
 2. HĐ2: Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút) 
2. Nội dunT: (33 phút) 
a. Trò chơi: Chơi chong chóng 
* Không có gió thì chong chóng không quay; gió mạnh thì quay nhanh, gió yếu thì quay chậm
b. Nguyên nhân gây ra gió: 
 * Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch về nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí, không khí chuyển động tạo thành gió.
c. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của Không khí trong tự nhiên: 
 Sự chênh lệch về nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm, giữa biển và đất liền đã là cho chiều gió thay đổi giữa ban ngày và ban đêm
 C. HĐ3: Mở rộnT: (2 phút) 
Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão
T: Nêu y/c.
H: 2 em phát biểu.
H+T: NX, đg 
T: Nhờ đâu lá cây lay động, diều bay
H: 2-3 em phát biểu
T: Dẫn dắt , vào bài.
T: Giao nhiệm vụ cho các nhóm chơi 
 và nhận xét xem: Khi nào chong chóng ngừng quay? Khi nào thì quay nhanh, quay chậm?
H: Đại diện nhóm chơi rồi giải thích. 
H+T: NX, bổ sung, KL
T: HD các nhóm đọc SGK mô tả phần chuẩn bị để làm thí nghiệm ( SGK - 74) 
H: Các nhóm thực hiện làm thí nghiệm
- Đại diện các nhóm nêu kết quả, nhận xét.
T: Nêu KL:
T: HD hs quan sát hình vẽ và đọc SGK -75 (mục bạn cần biết ), kết hợp với những kién thức ở mục 3 để giải thích.
H: Trao đổi nhóm đôi.
- đại diện một số nhóm nêu KQ:
T: Nêu KL:
H: 3 em đọc mục bạn cần biết 
H+T: hệ thống nội dung bài.
T: Nhận xét tiết học,Dặn chuẩn bị tiết sau
Lịch sử
Tiết 19: NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
I. MỤC TIÊU: 
 	 - Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần.
 	 - Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ.
 	 - Nắm được nội dung cải cách của Hồ Quý Ly và lý do dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh thất bại. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	T: Phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1. HĐ 1: Khởi độnT: ( 4 phút) 
 2. HĐ2: Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ( 1 phút) 
2. Nội dunT: ( 33 phút) 
a. Tình hình nước ta dưới thời nhà Trần từ nửa thế kỉ XIV: 
- Vua quan ăn chơi sa đoạ; trong triều đình một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước.
 - Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
b. Hoàn cảnh của Hồ Quý Ly truất ngôi vua lập nên nhà Hồ
- Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly- một đại thần của nhà Trần đã truất ngôi vua trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu (năm 1400).
- Hồ Quý Ly quy định lại số ruộng cho quan lại, quý tộc; quy định lại nô tì phục vụ trong gia đình quý tộc.
 - Do không đoàn kết được toàn dân mà chỉ dựa vào lực lượng quân đội dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại. 
 C. HĐ3: Mở rộnT: ( 2 phút) 
 - "Chiến thắng Chi Lăng"
T: Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Khi quân Mông Nguyên sang xâm lược nứơc ta vua tôi nhà Trần đã đối phó NTN?
H: 2 -3 em phát biểu.
H+T: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
T: Dẫn dắt từ bài cũ.
T: HD đọc sgk - thảo luận theo nội dunT: 
? Vua quan nhà Trần sống NTN?
? Những kẻ có quyền thế đối sử với dân ra sao?
? cuộc sống của ND NTN? Thái độ?
H: các nhóm đọc SGK, hoàn thành phiếu
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. 
H+T: Nhận xét, bổ sung, KL
H : Đọc SGK từ " Trước tình hình phức tạp..."
T: Em biết gì về Hồ Qúy Ly? 
H : Đọc sgk - phát biểu .
H+T: NX, bổ sung , kết luận.
T: HD hs đọc phần cuối sgk - TLCH :
 ? Sau khi lên ngôi vua Hồ Quý Ly đã thực hiện cải cách NTN ?
? Vì sao cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly lại thất bại ? 
H : 2-3 em năng khiêu phát biểu.
H+T: NX, bổ sung , kết luận.
H: 2 em đọc mục bài học 
T: Nhận xét tiết học, Dặn chuẩn bị tiết sau
Thứ tư ngày 11 tháng 1 năm 2017
 Khoa học
Tiết 38: GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH, PHÒNG CHỐNG BÃO
I. MỤC TIÊU:
 	 - Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của.
 	- Nêu cách phòng chốnT: Theo dõi bản tin thời tiết; Cắt điện. Tàu thuyền không ra khơi.; đến nơi trú ẩn an toàn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
T: phiếu học nhóm
 	 H sưu tầm tranh ảnh...
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1. HĐ 1: Khởi độnT: ( 4 phút) 
 2. HĐ2: Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ( 1 phút) 
2. Nội dunT: ( 33phút) 
a- Tìm hiểu về một số cấp gió: 
* ND phiếu
Cấp gió
Tác động của cấp gió
5... 7...
9... 2...
0...
...........................
..........................
...........................
b. Sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão 
* ND phiếu:
- Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão.
- Nêu tác hại củ bão và một số cách phòng chống bão
* Do con người tàn phá rừng... cần trồng rừng, bảo vệ môi trường...
4. Củng cố, dặn dò: ( 2 phút) 
Không khí bị ô nhiễm
T: Tại sao có gió?
H: 2 em giải thích 
H+T: NX, đánh giá.
T: dẫn dắt từ bài trứơc.
T: HD hs đọc SGK về người đầu tiên nghĩ ra cách phân sức gió
H: Làm việc nhóm đôi, làm vào phiếu
- Các nhóm quan sát và đọc các thông tin( 76 - SGK) và hoàn thành phiếu.
T: gọi một số H lên trình bày - nhận xét
T: chốt lại ND
H: Làm việc nhóm lớn 
Quan sát hình 5 - 6, nghiên cứu mục bạn cần biết ( 77) để TLCH
- Đại diện nhóm trình bày KQ: ( Kèm theo hình vẽ các em sưu tầm được)
T: Nêu KL kết hợp liên hệ:
H: 3 em đọc mục bạn cần biết 
T: Nhận xét tiết học, Dặn chuẩn bị tiết sau
Thứ sáu ngày 13 tháng 1 năm 2017
Địa lí
Tiết 19: THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải PhònT: Vị trí: ven biển, bên bờ sông Cấm. Thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lich, 
- Chỉ được Hải Phòng trên bản đồ (lược đồ). Học sinh khá giỏi kể một số điều kiện để Hải Phòng trở thành một cảng, biển, một trung tâm du lịch lớn của nước ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠYHỌC:
T: Bản đồ hành chính, giao thông Việt Nam. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1. HĐ 1: Khởi độnT: ( 3 phút) 
Bài: Thành phố Hà Nội 
 2. HĐ2: Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ( 1 phút) 
2. Nội dunT: ( 33 phút) 
a- Hải Phòng - thành phố cảnT: 
- Vị trí: Nằm ven biển, bên bờ sông Cấm, thuận tiện cho việc ra, vào neo đậu của tàu thuyền, nơi đây có nhiều cầu tàu, ...
- Giáp với các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình
b- Đóng tàu là ngành công nghiệp quan trọng của Hải PhònT: 
- Các nhà máy đóng tàu : Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, cơ khí Hạ Long, cơ khí Hải Phòng, ...
- Sản phẩm: xà lan, tàu đánh cá, tàu du lịch, tàu chở khách, tàu chở hàng, ...
c- Hải Phòng là trung tâm du lịch:
- Có bãi biển Đồ Sơn, đảo Cát Bà, với nhiều cảnh đẹp, hang động kì thú.
- Có các lễ hội, những di tích lịch sử và thắng cảnh nổi tiếng, ...
- Cần phải bảo vệ và giữ sinh môi trường để thành phố luôn sạch, đẹp.
 C. HĐ3: Mở rộnT: ( 2 phút) 
H: Nêu nhận xét về TP Hà Nội 
T: Giới thiệu trực tiếp.
H: Quan sát Bản đồ, đọc mục 1 sgk: 
- Chỉ vị trí của thành phố Hải Phòng trên bản đồ.
- Hải Phòng giáp với các tỉnh nào ?
H+T: Quan sát, nhận xét, uốn nắn cách xem BĐ
T:Vì sao nói Hải Phòng là một TP cảng ?
- Mô tả hoạt động của cảng Hải Phòng.
H: 2-3 em năng khiêu phát biểu.
H+T: NX, bổ sung, kết luận.
T: HD hs đọc sgk TLCH:
- Ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng có vai trò như thế nào ?
 - Kể tên các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng. Các sản phẩm của ngành đóng tàu ở Hải Phòng ?
H: CN phát biểu.
H+T: NX, bổ sung, kết luận.
T: HD dựa vào sgk, tranh ảnh thảo luận:
- Hải Phòng có những điều kiện nào để phát triển du lịch?
 - Để cho thành phố luôn sạch đẹp mỗi chúng ta cần phải làm gì ?
H: Trao đổi nhóm đôi - phát biểu ý kiến.
H+T: Lắng nghe, nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
T: Nhận xét giờ học. Dặn CB bài sau
Ký duyệt 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 20
Thứ hai ngày 16 tháng 1 năm 2017
Khoa học
 Tiết 39: KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM 
I. MỤC TIÊU:
 	- Phân biệt không khí sạch và không khí bẩn ( không khí bị ô nhiễm)
 	 - Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: Khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn, ...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
T: Hình trang 78 - 79 ( SGK)
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1. HĐ 1: Khởi độnT: ( 3 phút) 
 - Nêu vai trò của không khí đối với sự sống.
 2. HĐ2: Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ( 1 phút) 
2. Nội dunT: ( 33 phút) 
a)Tìm hiểu về không khí bị ô nhiễm và không khí sạch: 
* Không khí sạch là không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị chỉ chứa một tỉ lệ thấp các chất khói bụi..không hại đến sức khoẻ 
* Không khí bẩn là chứa các loại bụi, khói... quá tỉ lệ cho phép
b)Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí:
 - Do khói, bụi ( bụi tự nhiên, do hoạt động của con người)
 - Do khí độc...
 - Do vi khuẩn, ....
* Để có bầu không khí trong lành cần phải giữ sạch môi trường,
 C. HĐ3: Mở rộnT: ( 2 phút) 
Bài: " bảo vệ bầu không khí trong lành"
T: Nêu y/c.
H: 2 em phát biểu.
H+T: Nhận xét đánh giá
T: Dẫn dắt từ bài cũ
H: Làm việc theo cặp, quan sát các hình trang 78 - 79 và cho biết hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch, hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm 
- Các nhóm nêu kết quả, nhận xét.
H+T: NX, bổ sung, kết luận. 
H: Nhắc lại một số tính chất của không khí.
T: Nêu yêu cầu
H: Các nhóm tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
H: CN phát biểu
H+T: Nhận xét, bổ sung, KL:
T: Em cần làm gì để có bầu không khí trong lành ?
H: CN phát biểu ý kiến.
T: Giáo dục hs có ý thức bảo vệ môi trường.
H: 3 em đọc mục bạn cần biết 
T: NX tiết học, Dặn chuẩn bị tiết sau.
Lịch sử
 Tiết 20: CHIẾN THẮNG CHI LĂNG 
I. MỤC TIÊU:
 	- Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn 
	 - Nắm được việc nhà Hậu Lê được thành lập.
 	- Nêu các mẩu chuyện về Lê Lợi ( Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
T: Hình trong SGK; phiếu học tập của H
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
Cách thức tiến hành
 1. HĐ 1: Khởi độnT: ( 3 phút) 
 2. HĐ2: Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ( 2 phút) 
2. Nội dunT: ( 33 phút) 
a. Một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn: 
* Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và trận đánh Chi LănT: 
- Lê Lợi chiêu tập binh sĩ XD lực lượng tiến hành KN chống quân XL Minh (KN Lam Sơn). Trận Chi Lăng là một trong những trận quyết định thắng lợi của KN Lam Sơn.
- ải Chi Lăng là vùng núi hiểm trở, đường nhỏ hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm
 * Diễn biến trận Chi LănT: 
- Diễn biến: Quân địch do Liễu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng....Khi kị binh của giặc vào ải, quân ta tấn công, Liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy.
- Mưu kế: Giả vờ thua đẻ nhử giặc vào 
ải, khi giặc vào đầm lầy thì quân ta phục sẵn ở hai bên sườn núi đồng loạt tấn công.
* ý nghĩa: 
- Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải xin hàng và rút về nước.
- Thua ở trận Chi Lăng và một số trận khác , quân Minh phải đầu hàng, rút về nước. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (năm 1428), mở đầu thời Hữu Lê.
b. Thi kể chuyện: 
 C. HĐ3: Mở rộnT: ( 2 phút) 
 Bài: Nhà Hậu Lê và việc quản lí đất nước
T: Tình hình nước ta cuối thời Trần; 
? Do đâu nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược?
H: 2 em trình bày.
H+T: NX, đg
T: HD hs quan sát hình 2. Đền thờ ai? người đó có công lao gì đối với dân tộc?
Dẫn dắt vào bài.
T: HD hs đọc phần đầu kết hợp qs lược đồ TLCH:
? Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc KN Lam Sơn ?
? Vì sao chọn ải Chi Lăng là trận địa đánh địch ?
H: 1 em đọc phần đầu- CL trao đổi, phát biểu ý kiến. 
H+T: Nhận xét, bổ sung, chốt ND
T: HD hs qs lược đồ kết hợp đọc ND phần 2 TLCH:
? Hãy kể lại trận phục kích của quân ta tại ải Chi Lăng .
? Quân Lê Lợi đã dùng mưu kế gì để diệt giặc ?
H: quan sát lược đồ nêu diễn biến.
T: Định hướng...( 

File đính kèm:

  • docCÁC MÔN LỚP 4 KÌ I.doc
Giáo án liên quan