Giáo án các môn Lớp 3 - Tuần 22

BÀI VIẾT: Ê – ĐI - XƠN

I. Kiến thức em cần ghi nhớ:

- Viết chính xác, đẹp đoạn văn Ê – đi – xơn.

- Làm đúng các bài tập chính tả.

II. Học sinh cần chuẩn bị:

- Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, tập 2, trang 33.

- Phiếu bài tập.

III. Nội dung và yêu cầu em cần thực hiện

1. Em hãy viết lại đoạn văn Ê – đi – xơn (Sách giáo khoa Tiếng Việt 3, Tập 2, trang 33).

 

doc12 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn Lớp 3 - Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC .
Họ và tên: LỚP: ..
PHIẾU BÀI TẬP MÔN TẬP ĐỌC
BÀI: NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
I. Kiến thức em cần ghi nhớ:
- Đọc toàn bài to rõ ràng, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê – đi – xơn, ông là người giàu sáng kiến và luôn quan tâm đến con người, mong muốn khoa học phục vụ con người.
II. Học sinh cần chuẩn bị:
- Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, tập 2, trang 31.
- Phiếu bài tập.
III. Nội dung và yêu cầu em cần thực hiện:
1. Đọc thành tiếng 
- Em hãy đọc bài: “Nhà bác học và bà cụ” 5 lần.
- Chú ý cách đọc toàn bài:
+ Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: Ê – đi – xơn, nổi tiếng, đấm lưng, thùm thụp, đi nơi này nơi khác, lóe lên, nảy ra, 
+ Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
+ Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật.
2. Đọc hiểu:
Em hãy đọc thầm bài rồi viết câu trả lời vào chỗ chấm hoặc lựa chọn khoanh vào câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
a) Hãy nêu những điều em biết về Ê – đi – xơn. (Có thể tham khảo thêm ở bài chính tả Ê – đi – xơn, SGK Tiếng Việt trang 33).
b) Câu chuyện giữa Ê – đi – xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào?
c) Vì sao bà cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo?
d) Nhờ đâu mà mong ước của bà cụ được thực hiện?
e) Theo em, khoa học đem lại lợi ích gì cho con người?
g) Nội dung chính của bài là gì? 
A. Bài ca ngợi nhà bác học Ê – đi – xơn là người giàu sáng kiến.
B. Bài ca ngợi nhà bác học Ê – đi – xơn luôn quan tâm đến con người.
C. Bài ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê – đi – xơn, ông là người giàu sáng kiến và luôn quan tâm đế con người, mong muốn khoa học phục vụ con người.
3. Đọc diễn cảm
Em hãy đọc bài tập đọc trên, thể hiện rõ tình cảm của các nhân vật qua lời đọc cho gia đình, người thân của em nghe. 
IV. Đánh giá
 Em hãy nêu lại nội dung bài đọc cho bố mẹ hoặc người thân nghe ?
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
V. Thắc mắc cần giải đáp 
 1. Trong bài, em chưa hiểu điều gì? Em muốn hỏi thêm điều gì? 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
SỐ ĐIỆN THOẠI GIÁO VIÊN (LIÊN HỆ VÀO THỜI GIAN .)
THỜI GIAN NỘP BÀI:
TRƯỜNG TIỂU HỌC .
Họ và tên: LỚP: .
PHIẾU BÀI TẬP MÔN TẬP ĐỌC
BÀI: CÁI CẦU
I. Kiến thức em cần ghi nhớ:
- Đọc toàn bài to rõ ràng, biết ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Hiểu ý nghĩa được của bài thơ: Bài thơ cho ta thấy bạn nhỏ rất kính yêu cha, tự hào về cha nên thấy cái cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất.
II. Học sinh cần chuẩn bị:
- Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, tập 2, trang 34
- Phiếu bài tập.
III. Nội dung và yêu cầu em cần thực hiện
1. Đọc thành tiếng 
- Em hãy đọc bài: “Cái cầu” 5 lần.
- Chú ý cách đọc toàn bài:
+ Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: xe lửa, lâu, lá tre, lối, qua lại, nói, 
+ Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
2. Đọc hiểu:
Em hãy đọc thầm bài rồi viết câu trả lời vào chỗ chấm hoặc lựa chọn khoanh vào câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
a) Người cha trong bài thơ làm nghề gì?
b) Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì?
c) Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào? Vì sao ?
d) Em thích nhất câu thơ nào ? Vì sao ?
e) Bài thơ nói lên điều gì? 
A. Bài thơ giới thiệu cho chúng ta biết nhiều cây cầu khác nhau.
B. Bài thơ cho ta thấy bạn nhỏ rất kính yêu cha, tự hào về cha nên thấy cái cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất.
C. Bài thơ cho chúng ta biết cha bạn nhỏ làm nghề xây dựng cầu.
3. Đọc diễn cảm
- Em hãy đọc diễn cảm bài cho những người thân trong gia đình nghe.
- Học thuộc lòng khổ thơ mà em thích.
IV. Đánh giá
 Em hãy nêu lại nội dung bài đọc cho bố mẹ hoặc người thân nghe ?
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
V. Thắc mắc cần giải đáp 
 Trong bài, em chưa hiểu điều gì? Em muốn hỏi thêm điều gì? 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
SỐ ĐIỆN THOẠI GIÁO VIÊN (LIÊN HỆ VÀO THỜI GIAN .)
THỜI GIAN NỘP BÀI:
TRƯỜNG TIỂU HỌC .
Họ và tên: LỚP: ..
PHIẾU BÀI TẬP MÔN CHÍNH TẢ
BÀI VIẾT: Ê – ĐI - XƠN
I. Kiến thức em cần ghi nhớ:
- Viết chính xác, đẹp đoạn văn Ê – đi – xơn.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
II. Học sinh cần chuẩn bị:
- Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, tập 2, trang 33.
- Phiếu bài tập.
III. Nội dung và yêu cầu em cần thực hiện
1. Em hãy viết lại đoạn văn Ê – đi – xơn (Sách giáo khoa Tiếng Việt 3, Tập 2, trang 33).
2. Em hãy làm các bài tập sau:
 Điền tr hoặc ch vào chỗ trống. Giải câu đố.
 Mặt  òn lại mặt đỏ gay
Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao
 Suốt ngày lơ lửng ên cao
Đêm về đi ngủ, .ui vào nơi đâu ?
       Là..
IV. Đánh giá
 Em hãy nhờ người thân soát lại bài viết của mình và tự sửa lỗi sai.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
V. Thắc mắc cần giải đáp 
 Trong bài, em chưa hiểu điều gì? Em muốn hỏi thêm điều gì? 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
SỐ ĐIỆN THOẠI GIÁO VIÊN (LIÊN HỆ VÀO THỜI GIAN .)
THỜI GIAN NỘP BÀI:
TRƯỜNG TIỂU HỌC .
Họ và tên: LỚP: ..
PHIẾU BÀI TẬP MÔN CHÍNH TẢ
BÀI VIẾT: MỘT NHÀ THÔNG THÁI
I. Kiến thức em cần ghi nhớ:
- Viết chính xác, đẹp đoạn văn Một nhà thông thái.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
II. Học sinh cần chuẩn bị:
- Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, tập 2, trang 37.
- Phiếu bài tập.
III. Nội dung và yêu cầu em cần thực hiện
1. Em hãy viết lại đoạn văn Một nhà thông thái (Sách giáo khoa Tiếng Việt 3, Tập 2, trang 37).
2. Em hãy làm các bài tập sau:
 Bài 1: Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:
 - Máy thu thanh, thường dùng để nghe tin tức : 
 - Người chuyên nghiên cứu, bào chế thuốc chữa bệnh : 
 - Đơn vị thời gian nhỏ hơn đơn vị phút: 
Bài 2: Tìm và viết đúng từ ngữ chỉ hoạt động chứa tiếng bắt đầu bằng:
r
M : reo hò,
.
d
M : dạy hoc,.
.
gi
M : gieo hạt,
IV. Đánh giá
 Em hãy nhờ người thân soát lại bài viết của mình và tự sửa lỗi sai.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
V. Thắc mắc cần giải đáp 
 Trong bài, em chưa hiểu điều gì? Em muốn hỏi thêm điều gì? 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
SỐ ĐIỆN THOẠI GIÁO VIÊN (LIÊN HỆ VÀO THỜI GIAN .)
THỜI GIAN NỘP BÀI:
TRƯỜNG TIỂU HỌC 
Họ và tên: LỚP: 
PHIẾU BÀI TẬP MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: SÁNG TẠO. DẤU PHẨY, DẤU CHẤM,
CHẤM HỎI
I. Kiến thức em cần ghi nhớ:
- Tìm được các từ ngữ chỉ trí thức và các từ chỉ hoạt động của trí thức thông qua các bài tập đọc và chính tả trong cùng chủ điểm.
- Ôn luyện về dấu phẩy, dấu chấm và dấu chấm hỏi.
II. Học sinh cần chuẩn bị:
- Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, tập 2, trang 35.
- Phiếu bài tập.
III. Nội dung và yêu cầu em cần thực hiện
Bài 1: 
a) Dựa vào những bài tập đọc và chính tả đã học ở tuần 21, 22, hãy tìm và viết các từ ngữ : 
Chỉ trí thức
M : bác sĩ,
Chỉ hoạt động của
trí thức
M : nghiên cứu,
.
.
b) Em hãy đặt câu với một từ em vừa tìm được ở phần a:
.
Bài 2: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau :
a) Ở nhà em thường giúp bà xâu kim.
b) Trong lớp Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng.
c) Hai bên bờ sông những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.
d) Trên cánh rừng mới trồng chim chóc lại bay về ríu rít.
Bài 3: Bạn Hoa điền toàn dấu chấm vào trong truyện vui dưới đây. Hãy sửa lại những chỗ dùng dấu chấm sai.
Điện
– Anh ơi người ta làm ra điện để làm gì       
– Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến
IV. Đánh giá
 Em hãy tìm thêm các từ ngữ chỉ trí thức và các từ chỉ hoạt động của trí thức không có trong bài mà em biết.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
V. Thắc mắc cần giải đáp 
 Trong bài, em chưa hiểu điều gì? Em muốn hỏi thêm điều gì? 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
SỐ ĐIỆN THOẠI GIÁO VIÊN (LIÊN HỆ VÀO THỜI GIAN .)
THỜI GIAN NỘP BÀI:
TRƯỜNG TIỂU HỌC .
Họ và tên: LỚP: .
PHIẾU BÀI TẬP MÔN TẬP LÀM VĂN
BÀI: NÓI, VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
I. Kiến thức em cần ghi nhớ:
- Kể được một cách đơn giản những điều em biết về một người lao động trí óc (dựa vào gợi ý).
- Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu, diễn đạt thành câu.
II. Học sinh cần chuẩn bị:
- Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, tập 2.
- Phiếu bài tập.
III. Nội dung và yêu cầu em cần thực hiện
Bài 1: Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết theo gợi ý sau:
a) Giới thiệu về người lao động trí óc (người đó là ai, làm nghề gì, quan hệ với em như thế nào?  )
b) Kể thêm một vài đặc điểm về tính nết, ngoại hình của người đó.
c) Người đó hằng ngày làm những việc gì ?
d) Người đó làm việc như thế nào?
e) Tình cảm của em đối với người đó.
Bài 2: Viết những điều em vừa kể về một người lao động trí óc thành một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu).
Bài làm
IV. Đánh giá
 Em hãy kể về một người lao động trí óc cho bố mẹ hoặc người thân nghe ?
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
V. Thắc mắc cần giải đáp 
 Trong bài, em chưa hiểu điều gì? Em muốn hỏi thêm điều gì? 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
SỐ ĐIỆN THOẠI GIÁO VIÊN (LIÊN HỆ VÀO THỜI GIAN .)
THỜI GIAN NỘP BÀI:

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_3_tuan_22.doc