Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021
Toán
THÁNG - NĂM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết các đơn vị đơn thời gian tháng, năm.
2. Kĩ năng: Biết một năm có 12 tháng; biết tên gọi các tháng trong năm; biết số ngày trong tháng; biết xem lịch. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Dạng bài 1, bài 2 (sử dụng tờ lịch cùng với năm học).
3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Tờ lịch năm 2021
2. Học sinh: Tờ lịch năm 2021 , vở ô li
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút):
Trò chơi “ Đố bạn”
GV nêu câu hỏi trong vòng 15 giây em nào trả lời đúng là thắng cuộc.
+ Đố các em một năm có mấy tháng? Bắt đầu từ tháng mấy và kết thúc tháng mấy?
- HS trả lời Gv nhận xét tuyên dương.
2. Hoạt động 2: Khám phá: Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng (10 phút)
* Mục tiêu: Biết các đơn vị đơn thời gian tháng, năm. Biết một năm có 12 tháng; biết tên gọi các tháng trong năm; biết số ngày trong tháng; biết xem lịch.
* Cách tiến hành:
Giới thiệu tên gọi các tháng trong năm.
- Treo tờ lịch năm 2021 và yêu cầu HS quan sát tờ lịch và trả lời câu hỏi:
+ Một năm có bao nhiêu tháng?
- Ghi lần lượt tên các tháng trên bảng.
Giới thiệu số ngày trong từng tháng.
- Hướng dẫn HS quan sát phần lịch tháng 1 trong tờ lịch 2021 và hỏi:
+ Tháng Một có bao nhiêu ngày?Tháng hai có bao nhiêu ngày? cho đến tháng 11.
- Lưu ý:
+ Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày.
+ Các tháng khác mỗi tháng có 30 hoặc 31 ngày.
+ Hướng dẫn HS nắm bàn tay thành nắm đấm để trước mặt rồi tính từ trái sang phải.
3. Hoạt động3 : Thực hành (18 phút)
* Mục tiêu: Biết số ngày trong từng tháng.
* Cách tiến hành:
: Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất ,chăm chỉ ,chịu khó , cẩn thận . II. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1.Khởi động - HS thi đua viết vào bảng con : xao xuyến, sáng suốt, gầy guộc, lem luốc - Lớp trưởng mời HS đọc từ ngữ vừa viết, HS, GV nhận xét đánh giá. -Giới thiệu bài: GTB- nêu mục tiêu bài học- HS nhắc lại. 2. khám phá-luyện tập : HĐ1: Hướng dẫn HS nghe viết : Mt: Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi a. Hướng dẫn HS chuẩn bị : - GV đọc đoạn chính tả - 1 HS đọc lại - Cả lớp đọc thầm đoạn văn, tìm những chữ dễ viết sai, viết vào nháp để ghi nhớ - - HS viết vào nháp: bay lượn, bùng lên, rực rỡ b. Hướng dẫn viết chính tả: - GV đọc chính tả, HS nghe viết bài vào vở. - GV theo dõi, uốn nắn. Lưu ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày, quy tắc viết hoa. c. Đánh giá, nhận xét, chữa bài - HS đổi chéo vở để kiểm tra, dùng bút chì gạch chân lỗi sai. - GV nhận xét 1 vở và nhận xét. HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : Bài tập 2b: Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã - Mời 2 HS lên bảng thi làm bài, sau đó từng em đọc kết quả - Cả lớp và GV nhận xét. - Một vài HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đủ dấu thanh Ví dụ: nhỏ; đã nổi, tuổi, đỗ, sĩ, hiểu, mẫn, sử, cả, lẫn, của, - Biểu dương những HS viết đúng đẹp và làm đúng bài tập 3. Vận dụng : - HS thi nói (viết ) tiếng chứa r/d/gi. - Tiếp tục luyện viết- khắc phục những lỗi hay mắc phải - Nhận xét giờ học. ----------------------------------------------------------- Tự nhiên- Xã hội THÂN CÂY I. MỤC TIÊU Phân biệt được các loại thân cây theo cách mọc ( thân đứng, thân lao, thân bò) theo cấu tạo (thân gỗ, thân thảo). * GD kĩ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và so sánh dặc điểm 1 số loại thân cây( HĐ1) II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Một số loại cây (HS chuẩn bị) II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC A.Bài cũ : Nêu những điểm giống nhau của thực vật, động vật? B. Bài mới : HĐ1: Tìm hiểu cách mọc và cấu tạo của thân cây(PP BTNB) Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề. - Theo em bộ phận nào chiếm phần lớn của cây? ( HSTL : Thân cây) Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS - Em biết gì về cấu tạo của thân cây? - Em biết gì về cách mọc của thân cây? - GV yêu cầu HS ghi những hiểu biết ban đầu của mình về các loại thân cây, cách mọc của thân cây vào vở TNXH, sau đó HS thoạt động cá nhân - HS phát boeeur cá nhân Bước 3: Đề xuất câu hỏi (dự đoán, giả thuyết) và phương án tìm tòi. - Từ những hiểu biết của các nhóm, các em có thắc mắc hay đề xuất những gì hãy phát biểu ý kiến ? - HS nêu thắc mắc, đề xuất. - GV : Từ những thắc mắc, đề xuất của các em, cô tổng hợp thành câu hỏi sau: (GV ghi bảng) Cách mọc của thân cây ? Cấu tạo của thân cây? - Vậy theo các em, làm cách nào để giải đáp thắc mắc của các bạn? - HS : Quan sát, đọc thông tin ở sách giáo khoa. - Các em đã đưa ra nhiều phương án để giải đáp các thắc mắc trên, nhưng phương án chúng ta dễ thực hiện ngay tại lớp đó là quan sát tranh vẽ và quan sát vật thật Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi. - GV yêu cầu HS quan sát , thảo luận nhóm và rút ra kết luận. Bước 5: Kết luận kiến thức - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, trình bày - GV kết luận : - Cây thường có thân mọc đứng, một số cây có cây có thân leo, thân bò. - Cấu tạo thân : Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo. - Có loại thân cây đặc biệt : Su hào, thân phình to ra thành củ. - GVHD học sinh so sánh, đối chiếu các ý kiến ban đầu ở bước 2 và đọc thông tin cần biết ở SGK để đối chiếu kiến thức. + HS lên chỉ cách mọc của cây trên hình vẽ. + Cho HS quan sát cây có thân gỗ, thân thảo. HĐ2 : Phân loại một số cây theo cách mọc của thân và cấu tạo của thân. - GV cho các nhóm phân loại vào bảng sau Cấu tạo Cách mọc Thân gỗ Thân thảo Đứng Bò Leo - HS trình bày.. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. HĐ3: Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Tiếp tục tìm hiểu về các loài cây. Chuẩn bị tiết sau: ---------------------------------------------- Buổi chiều Tự nhiên và Xã hội THÂN CÂY (TIẾP) I. Mục tiêu: - Nêu được chức năng của thân cây. - Kể ra ích lợi của một số thân cây. - GD HS ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh. * Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục: kĩ năng tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp. - HS quan sát các hình 1, 2, 3 (50) và trả lời câu hỏi của GV +Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có chứa nhựa ? + Để biết tác dụng của thân cây và nhựa cây các bạn ở H3 đã làm thí nghiệm gì ? - HS nêu các chức năng khác của cây. - Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. - Mục tiêu: Kể ra được một số ích lợi của 1 số thân cây đối với đời sống của người và động vật. * Tiến hành: - B1: GV nêu yêu cầu - Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 4,5,6,7,8 trong SGK - 81 - Bước 2: Làm việc cả lớp. - Nói về thân cây và lợi ích của chúng đối với đời sống của con người và động vật. * Kết luận: Thân cây được dùng làm thức ăn cho con người và động vật hoặc để làm nhà đóng đồ dùng *KNS: * Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục: kĩ năng tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin. IV. Dặn dò - Nêu ích lợi của thân cây. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau ------------------------------------------------------- Chính tả Nhớ - Viết. BÀN TAY CÔ GIÁO I. MỤC TIÊU 1.Năng lực đặc thù : - Nhớ- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ. - Làm đúng BT2 a/b 2.Năng lực chung : Góp phần hình thành và phát triển năng lực Tự học và giải quyết vấn đề . 3.Phẩm chất : Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất ,chăm chỉ ,chịu khó , cẩn thận . II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Khởi động : Tổ trưởng điều hành - HS viết vào nháp: tia chớp, trêu chọc ,đổ mưa, đỗ xe - Tổ trưởng báo cáo kết quả, - HS - GV nhận xét GV: GTB- nêu mục tiêu bài học- HS nhắc lại. 2. Khám phá-Luyện tập : HĐ1: Hướng dẫn HS nhớ- viết a- Hướng dẫn HS chuẩn bị: - Nhớ, viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ. - GV nêu yêu cầu: Gấp SGK, nhớ lại bài thơ: Bàn tay cô giáo. - GV đọc 1 lần bài thơ - 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ + Mỗi dòng thơ có mấy chữ ? + Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào? - HS viết từ khó: thoắt, toả, dập dềnh, lượn. b. Hướng dẫn viết chính tả: - HS nhớ và viết lại bài thơ - GV theo dõi, uốn nắn. Lưu ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày, quy tắc viết hoa. c. Đánh giá, nhận xét, chữa bài - HS đổi chéo vở để kiểm tra, dùng bút chì gạch chân lỗi sai. - GV nhận xét 1 vở và nhận xét. HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: - HS đọc thầm đoạn văn, làm bài cá nhân - Mời 2 nhóm lên bảng thi tiếp sức. Đại diện nhóm đọc kết quả - Một vài HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đầy đủ. Ví dụ: cũng-những- kĩ- kĩ –kĩ –sản –xã- sĩ –chữa - GV nhận xét bài viết của HS 3. Vận dụng : - HS thi nói (viết ) tiếng chứa thanh hỏi/thanh ngã - Nhận xét giờ học. - Dặn HS tiếp tục luyện viết, khắc phục lỗi, nhất là chữ viết hoa -------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ Tư, ngày 3 tháng 2 năm 2021 Toán LUYỆN TẬP CHUNG( trang 106) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết cộng, trừ (nhẩm và viết) các số trong phạm vi 10 000. 2. Kĩ năng: Giải bài toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1 (cột 1, 2); Bài 2; Bài 3; Bài 4. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Bảng con, vở ô li III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút): - Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước. -GV nhận xét đánh giá. 2. Hoạt động 2 : Khám phá, luyện tập. (12 phút) * Mục tiêu: Củng cố về cộng, trừ (nhẩm và viết) các số trong phạm vi 10 000. * Cách tiến hành: Bài 1(cột 1, 2): Tính nhẩm - Mời 1HS đọc yêu cầu đề bài. - Mời HS nhắc lại cách cộng trừ nhẩm. - Cho chơi trò chơi “Đố dây chuyền” Bạn này trả lời xong thì nêu câu hỏi tiếp cho bạn khác trả lời. - Nhận xét Bài 2: Đặt tính rồi tính - Mời 1 HS đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu HS tự làm vào vở. - Gọi 4 HS lên bảng làm bài làm và nêu cách tính. - Nhận xét, chốt lại. Hoạt động 2: Giải toán văn, tìm x (15 phút) Bài 3: Toán giải * Mục tiêu: Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính . * Cách tiến hành: - Mời 1 HS đọc đề bài. - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở - Yêu cầu 1 HS lên bảng tóm tắt và 1HS làm bài giải. - Nhận xét, chốt lại Bài giải Số cây trồng thêm được là: 948: 3 = 316 (cây) Số cây trồng được tất cả là: 948 + 316 = 1264 (cây) Đáp số: 1264 cây. Bài 4: Tìm x * Mục tiêu: Củng cố về tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ. * Cách tiến hành: - Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - Hỏi: Cách tìm số hạng chưa biết, cách tìm số bị trừ, cách tìm số trừ? - Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở - Gọi 3 HS lên bảng thi làm nhanh - Nhận xét, chốt lại Hoạt động 3: vận dụng Biết vận dụng kiến thức đã học vào giải bàì toán có lời văn bằng phép trừ và biết tính nhẩm nhanh kết quả phép trừ các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn.. Nhận xét giờ học- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------ Tập làm văn BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG. NÓI VỀ TRÍ THỨCNÓI VỀ TRI THỨC Nghe - Kể: NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG I. MỤC TIÊU: 1.Năng lực đặc thù : - Biết nói về người trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm (Bài tập 1). - Nghe - Kể được câu chuyện Nâng niu từng hạt giống (Bài tập 2). 2. Năng lực chung : Góp phần hình thành và phát triển năng lực Tự quản; Hợp tác; Tự học và Giải quyết vấn đề (HĐ: Khởi động, Khám phá, Luyện tập và Vận dụng) 3. Phẩm chất : Góp phần hình thành, phát triển phẩm chất chăm học, chăm làm; tự tin trách nhiệm (HĐ: Khám phá, Luyện tập và Vận dụng) II. ĐỒ DÙNG 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP. 1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút): - Gọi học sinh lên báo cáo lại kết quả tháng hoạt động noi gương chú bộ đội bài tập tiết trước. - GV nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu bài mới: Trò chơi “Xì điện” HS nối tiếp nhau giới thiệu về những người Tri thức mà em biết.. 2. Hoạt động 2:Khám phá: Nói về trí thức (12 phút) * Mục tiêu: Biết quan sát tranh và nói rõ những người trí thức trong bức tranh là ai và họ đang làm gì? * Cách tiến hành: Bài tập 1: QS các bức tranh và cho biết những người trí thức trong các bức tranh ấy là ai, họ đang làm việc gì - Mời HS đọc yêu cầu của bài. - Treo tranh cho HS quan sát: - Mời 1 HS làm mẫu (nói nội dung bức tranh 1) - Cho HS học nhóm 4 - Gọi HS trình bày - Nhận xét chốt lại nôi dung từng bức tranh 3. Hoạt động 3: Nghe - kể (15 phút) * Mục tiêu: Giúp các em nghe và kể lại đúng câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống”. * Cách tiến hành: Bài tập 2: Nghe và kể lại câu chuyện nâng niu từng hạt giống - Yêu cầu HS đọc đề bài và các gợi ý trong SGK - Kể câu chuyện lần 1. - Cho HS quan sát tranh ông Lương Định Của. + Vì sao viện nghiên cứu nhận được quà gì? - Đặt câu hỏi: + Viện ông Lương Định Của không đem giao ngay cả mười hạt giống? + Ông Lương Định Của làm gì để bảo vệ giống lúa? nghiên cứu nhận được quà gì? - Kể chuyện lần 1 và lần 2 - Cho HS tập kể chuyện. - Gọi HS kể chuyện trước lớp - Hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của? - Chốt lại: Ông Lương Định Của rất say mê nghiên cứu khoa học, rất quý những hạt lúa giống. Ông đã nâng niu từng hạt lúa, ủ chúng trong người, bảo vệ chúng, cứu chúng khỏi chết vì giá rét. Hoạt động 4: Vận dụng Muốn trở thành những người lao động trí thức thì ngay từ bây giờ còn ngồi trên ghế nhà trường các em phải làm gì? - Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn. - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------------------- Toán THÁNG - NĂM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết các đơn vị đơn thời gian tháng, năm. 2. Kĩ năng: Biết một năm có 12 tháng; biết tên gọi các tháng trong năm; biết số ngày trong tháng; biết xem lịch. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Dạng bài 1, bài 2 (sử dụng tờ lịch cùng với năm học). 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Tờ lịch năm 2021 2. Học sinh: Tờ lịch năm 2021 , vở ô li III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút): Trò chơi “ Đố bạn” GV nêu câu hỏi trong vòng 15 giây em nào trả lời đúng là thắng cuộc. + Đố các em một năm có mấy tháng? Bắt đầu từ tháng mấy và kết thúc tháng mấy? - HS trả lời Gv nhận xét tuyên dương. 2. Hoạt động 2: Khám phá: Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng (10 phút) * Mục tiêu: Biết các đơn vị đơn thời gian tháng, năm. Biết một năm có 12 tháng; biết tên gọi các tháng trong năm; biết số ngày trong tháng; biết xem lịch. * Cách tiến hành: F Giới thiệu tên gọi các tháng trong năm. - Treo tờ lịch năm 2021 và yêu cầu HS quan sát tờ lịch và trả lời câu hỏi: + Một năm có bao nhiêu tháng? - Ghi lần lượt tên các tháng trên bảng. F Giới thiệu số ngày trong từng tháng. - Hướng dẫn HS quan sát phần lịch tháng 1 trong tờ lịch 2021 và hỏi: + Tháng Một có bao nhiêu ngày?Tháng hai có bao nhiêu ngày? cho đến tháng 11. - Lưu ý: + Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày. + Các tháng khác mỗi tháng có 30 hoặc 31 ngày. + Hướng dẫn HS nắm bàn tay thành nắm đấm để trước mặt rồi tính từ trái sang phải. 3. Hoạt động3 : Thực hành (18 phút) * Mục tiêu: Biết số ngày trong từng tháng. * Cách tiến hành: Bài 1: Trả lời các câu hỏi - Mời 1 HS đọc yêu cầu bài. - Gọi HS trả lời miệng - Nhận xét, chốt lại - GV hướng dẫn HS tính tháng có 28, 29, 30,31 ngày trên nắm tay. HS thực hành theo GV - Chỗ trũng là 30 ngày (trừ tháng 2) - Chỗ nhô lên là 31 ngày - Nêu lại cách tính số ngày trong tháng bằng bàn tay. Bài 2: Sử dụng tờ lịch năm 2021 - YC HS lấy tờ lịch 2021 để trên bàn - Cho học nhóm đôi; em hỏi – em đáp - Gọi 1 số nhóm HS trả lời miệng Hoạt động 3: vận dụng Biết vận dụng kiến thức đã học vào xem ngày tháng thực tế hằng ngày. Nhận xét giờ học- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. -------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm, ngày 05 tháng 02 năm 2021 Buổi chiều Đạo đức (Dạy 3 A, 3B) TÔN TRỌNG ĐÁM TANG( TIẾT 1) A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang. - Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác. - KNS: KN ứng xử phù hợp khi gặp đám tang. B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC VBT Đạo đức; Tranh minh hoạ câu chuyện Đám tang. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC I. Kiểm tra bài cũ:4’ Vì sao cần phải đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế ? Hs khác nhận xét –GV nhận xét. II. Bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài:2’ - Gv nêu yêu cầu, mục tiêu tiết học. Hoạt động2: Kể chuyện Đám tang.15’ - GV kể chuyện (có sử dụng tranh minh hoạ). - HS trả lời các câu hỏi: + Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang? + Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe, nhường đường cho đám tang? + Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải thích? + Qua câu chuyện trên, các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang? + Vì sao phải tôn trọng đám tang? - Một số HS trình bày trước lớp. Các bạn khác nhận xét bổ sung. - GV kết luận: Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ. Hoạt động 2: Đánh giá hành vi.10’( Hoạt động cá nhân) - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT: Ghi vào ô trống chữ Đ trước những việc làm đúng và chữ S trước những việc làm sai khi gặp đám tang. - HS làm bài - Gọi một số HS trình bày trước lớp và giải thích lí do vì sao hành vi đó là đúng hoặc sai. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV kết luận từng tình huống: Các việc b, d là những việc làm đúng, thể hiện sự tôn trọng đám tang; các việc a, c, đ, e là những việc không nên làm. Hoạt động 3: Tự liên hệ. 5’( Hoạt động nhóm ) - GV yêu cầu HS tự liên hệ. - HS liên hệ trong nhóm về cách ứng xử của bản thân. - GV mời một số HS trao đổi với các bạn trong lớp. - GV nhận xét và khen những HS đã biết cư xử đúng khi gặp đám tang. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. 5’ - GV nhận xét giờ học, dặn HS về chuẩn bị bài học sau. --------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu, ngày 5 tháng 2 năm 2021 Toán HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn. 2. Kĩ năng: Bước dầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Com pa 2. Học sinh: Com pa, vở ô li III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Hoạt động 1: Khởi động (5 phút): GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS 2. Hoạt động 2: Khám phá: Giới thiệu hình tròn, compa và cách vẽ hình tròn (10 phút) * Mục tiêu: HS làm quen với hình tròn, đường kính, bán kính, compa. * Cách tiến hành: F Giới thiệu hình tròn. - Đưa ra 1 số mô hình hình tròn: mặt đồng hồ, hình tròn bằng bìa cho HS quan sát - Vẽ 1 hình tròn trên bảng, giới thiệu tâm O, bán kính OM, đường AB. - Nêu nhận xét giống trong SGK. - Gọi HS nêu nhận xét về hình tròn F Giới thiệu cái compa và cách vẽ hình tròn. - Cho HS quan sát và giới thiệu cấu tạo của compa. Compa dùng để vẽ hình tròn. - Giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm - Giới thiệu cách vẽ + Xác định khẩu độ compa bằng 2cm trên thước. + Đặt đầu có đinh nhọn đúng tâm O, đầu kia có bút chì được quay một vòng vẽ thành hình tròn. 3. Hoạt động 3: Thực hành vẽ hình tròn (18 phút) * Mục tiêu: HS bước đầu biết dùng compa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước * Cách tiến hành: Bài 1: Nêu tên các bán kính, đường kính có trong mỗi hình tròn - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài - Vẽ hình như trong SGK lên bảng cho HS QS - Cho HS thảo luận nhóm đôi - Gọi HS trả lời miệng Bài 2: Hãy vẽ hình tròn - Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - Cho HS nêu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm. - Cho HS tự vẽ - Giúp đỡ HS còn lúng túng - Hình tròn tâm O, bán kính 3cm hướng dẫn tương tự. - Nhận xét, tuyên dương bạn vẽ đúng, đẹp. Bài 3: Phần a: Vẽ bán kính OM, đường kính CD trong hình tròn sau: - Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài. - Yêu cầu HS tự làm vào SGK - Cho HS lên bảng thi vẽ nhanh Phần b: Câu nào đúng câu nào sai? - Cho HS QS hình vừa vẽ để làm câu b - Gọi HS lên bảng làm bài - Nhận xét, chốt lại - Nhắc lại cách vẽ hình tròn, nêu tâm, bán kính, đường kính, độ dài đường kính. Hoạt động 3: Vận dụng Biết vận dụng kiến thức đã học để nhận biết các vật có hình tròn trong thực tế, và vẽ thành thạo được hình tròn. Nhận xét giờ học- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------------- Chính tả ( nghe- viết ) Ê- ĐI- XƠN I. MỤC TIÊU 1.Năng lực đặc thù : - Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi - Làm đúng BT(2) a/b 2.Năng lực chung : Góp phần hình thành và phát triển năng lực Tự học và giải quyết vấn đề 3.Phẩm chất : Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất ,chăm chỉ ,chịu khó , cẩn thận . II. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động 1: Khởi động - HS thi đua viết vào bảng con : thoắt, toả, dập dềnh - Lớp trưởng mời HS đọc từ vừa viết - HS, GV nhận xét đánh giá. - Giới thiệu bài: GTB- nêu mục tiêu bài học- HS nhắc lại. Hoạt động 2: Khám phá, luyện tập Hướng dẫn HS nghe viết : - Nghe và viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi a- Hướng dẫn HS chuẩn bị : - GV đọc nội dung đoạn văn : 2 HS đọc lại - Những chữ nào trong bài được viết hoa ? - Tên riêng Ê- đi- xơn được viết như thế nào ? - HS viết vào nháp từ khó. b. Hướng dẫn viết chính tả: - GV đọc chính tả, HS nghe viết bài vào vở. - GV theo dõi, uốn nắn. Lưu ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày, quy tắc viết hoa. c. Đánh giá, nhận xét, chữa bài - HS đổi chéo vở để kiểm tra, dùng bút chì gạch chân lỗi
File đính kèm:
giao_an_cac_mon_lop_3_tuan_21_nam_hoc_2020_2021.doc