Giáo án các môn Lớp 3 - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu

 II. Đồ dùng chuẩn bị

1. Giáo viên: Các thẻ số (13, 11, 7,.: 6 + 7, 8 + 3, 13 - 6,.)

2. Học sinh: Vở viết, SGK, sách 36 bộ đề.

III. Các hoạt động dạy học

A. Hoạt động cơ bản.

 3. Thảo luận cách thực hiện phép cộng 256 + 162

- HS thực hiện cá nhân. trao đổi cách thực hiện với bạn, nhóm

 Vậy: 256 + 162 = 418

 +) Khi thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ) ta làm thế nào?

 - Khi thực hiện phép cộng các số có ba chữ số ta thực hiện bắt đầu từ hàng đơn vị. Trường hợp có nhớ ta nhớ vào kết quả của hàng liền kề trước nó.

 

doc209 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn Lớp 3 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt tính rồi tính
Bài 2: (28- VBT)
- Bài toán cho biết gì ? 
- Bài hỏi gì ?
 Tóm tắt :
1 phút : 54 m
5 phút :.m ?
Bài giải
Số mét Hoa đi trong 5 phút là:
54 5 = 270 (m)
 Đáp số : 270 m
Bài 3 (28- VBT ) Tìm x
x : 3 = 25
x = 25 3
x = 75
x : 5 = 28
 x = 28 5
 x = 140
+ Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm thế nào?
- Muốn tìm số bị chia chưa biết ta lấy thương nhân với số chia.
Bài 4: (28- VBT) Vẽ thêm kim... 
- Nêu yêu cầu bài.
- Tổ trò chơi: Thi xem ai nhanh? ai đúng?.
- HS thi vẽ thêm kim đồng hồ với số chỉ thời gian thích hợp theo nhóm
- Nhận xét tuyên dương bạn nối nhanh và đúng
* Bài giao thêm
Bài 1 (20) Sách củng cố và nâng cao toán 3
 b) 18 : 6 = 3 (kg) c) 30 : 5 = 6 (kg) d) 48 : 6 = 8 (l) 
Bài 2 (20) Sách củng cố và nâng cao toán 3
Có 60 chiếc bút chì xếp đều vào 6 hộp. Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu chiếc bút chì?
Bài giải
Mỗi hộp có số chiếc bút chì là:
60 : 6 = 10 (bút chì)
 Đáp số: 10 bút chì
* Chia sẻ cuối tiết
- Ban học tập chia sẻ cuối tiết.
- Báo cáo kết quả các bài tập.
- Khi nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ) ta thực hiện như thế nào?
+ Thực hiện từ phải sang trái và nhớ sang hàng phía trước liền kề.
Tiết 7: Tiếng Việt +
ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU: SO SÁNH
I. Mục tiêu
- HS nắm được một kiểu so sánh mới, so sánh hơn kém.
- Nắm được các từ có ý nghĩa so sánh hơn kém. Biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh. 
- Luyện tập một số bài tập nâng cao cho học sinh khá giỏi.
- Giáo dục học sinh biết sử dụng đúng tiếng việt.
II. Chuẩn bị
 1. Cô: Sách Tiếng Việt nâng cao
 2. Trò: Vở bài tập. 
III. Yêu cầu cần đạt về năng lực
- Năng lực làm viêc độc lập; năng lực tình được hình ảnh so sanh, từ so sánh; năng lực trình bày trước đông người
IV. Nội dung dạy học và các hoạt động học tập
A. Hoạt động thực hành
Tạo hứng thú cho học sinh: 	
Tổ chức cho học sinh trải nghiệm
	* Bài 1( 21) VBT. Đáp án
	- Những hình ảnh so sánh
	a) Cháu với ông, ông với buổi trời chiều, cháu với ngày rạng sáng
	b) Trăng khuya với đèn
	c) Ngôi sao với mẹ
	* Bài 2( 22) VBT. Đáp án
	- Các từ so sánh
	Khổ thơ a: hơn, là
	Khổ thơ b: hơn
	Khổ thơ c: chẳng bằng
	* Bài 3( 22) VBT. Đáp án
	-Tên các sự vật được so sánh với nhau
	 Quả dừa - đàn lợn
	 Tàu dừa - chiếc lược
	* Bài 4( 22) VBT. Đáp án
	- Các từ có thể thay là: như, là, tựa, như là, tựa như, như thể
	* Bài tập tăng thêm
	* Bài 1( 69) Sách Tiếng Việt nâng cao 3
	* Bài 2 (69) Sách Tiếng Việt nâng cao 3
	a) Mùa xuân lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh.
	b) Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy.
	c) Cành bàng trụi lá trông giống những bàn tay gầy guộc khô khốc, đầu bàn tay giơ lên như cử chỉ ngửa xin một chút gì của thời gian.
	d) Tán bàng xòe ra giống mấy cái ô nối tiếp nhau thành ba bốn tầng
	* Bài 3 (70) Sách Tiếng Việt nâng cao 3 
	a) Mặt trời mới mọc như một quả cầu lửa đỏ ối.
	b) Con sông quê em quanh co, uốn khúc như một con trăn lớn đang trườn về phía biển.
	c) Mặt biển phẳng lặng rộng mênh mông như một tấm thảm khổng lồ.
	d) Tiếng mưa rơi ầm ầm như thác đổ, xáo động cả vùng quê yên bình
	B. Hoạt động ứng dụng
 - Viết 2 đến 3 câu có sử dụng hình ảnh so sánh
Thứ tư ngày 2 tháng 10 năm 2019
Tiết 1: Toán
Bài 13. NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ 
VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Có nhớ) 
(Tiết 2)
I. Mục tiêu 
- Biết nhân số có hai chữ số với số có một chữ số có nhớ
- Vận dụng nhân số có hai chữ số với số có một chữ số có nhớ vào giải toán
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Nội dung bài
2. Học sinh: 36 bộ đề toán
III. Yêu cầu cần đạt về năng lực
- Năng lực làm viêc độc lập; năng lực tính nhân vận dụng bảng nhân; năng lực trình bày trước đông người.
IV. Nội dung dạy học và các hoạt động học tập
* Kiểm tra:
- Khi thực hiện nhân số có hai chữ số với số có một chữ số có nhớ ta thực 
hiện như thế nào?
(Ta lấy thừa số thứ hai nhân lần lượt với từng chữ số của thừa số thứ nhất. Ở lượt nhân có nhớ ta thêm vào kết quả của hàng kế tiếp đứng liền trước nó)
Hoạt động thực hành.
Bài 1: a) Tính
b) Đặt tính rồi tính 
*Chú ý: Khi thực hiện nhân số có hai chữ số với số có một chữ số có nhớ ta lấy thừa số thứ hai nhân lần lượt với từng chữ số của thừa số thứ nhất. Ở lượt nhân có nhớ ta thêm vào kết quả của hàng kế tiếp đứng liền trước nó.
Bài 2 (41)
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết 3 ngày có bao nhiêu giờ ta làm thế nào?
Tóm tắt:
1 ngày: 24 giờ
 3 ngày : ... giờ?
Bài giải
3 ngày có có tất cả số giờ là:
24 3 = 72 (giờ)
 Đáp số: 72 giờ
Bài 3 (41): Tìm x
x : 4 = 16
x = 16 4
x = 64
x : 3 = 64
x = 64 3
x = 192
+ Bài yêu cầu tìm thành phần nào?
+ Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?
Bài 4 (41): Quay kim đồng hồ
- HS thực hành trên mô hình đồng hồ.
* Bài tập tăng thêm
Bài 1: Đặt tính rồi tính
Bài 2: Một giờ một xe máy chạy được 32 km. Hỏi trong 5 giờ xe máy chạy được bao nhiêu ki – lô – mét?
Bài giải
5 giờ xe máy đó chạy được số km là:
32 5 = 160 (km)
 Đáp số : 160 km
Bài 3 (23) 36 đề ôn luyện toán
48 5 + 124 = 240 + 124
 = 364
30 : 6 4 = 5 4
 = 20 
b) 18 : 6 + 45 = 3 + 45
 = 48
9 4 : 6 = 36 : 6
 = 6
* Chú ý: Trong biểu thức có tính: cộng trừ, nhân, chia ta thực hiện nhân chia trước; cộng trừ sau.
 Trường hợp có tính nhân chia thì ta thực hiện từ trái qua phải.
* Chia sẻ cuối tiết
- Báo cáo kết quả các bài tập.
- Ban học tập chia sẻ cuối tiết.
- Khi nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ) ta thực hiện như thế nào?
+ Thực hiện từ phải sang trái và nhớ sang hàng liền kề trước nó.
C. Hoạt động ứng dụng.
- Thực hiện bài tập trang 30 SGK
Tiết 2: Thủ công
GẤP, CẮT, DÁN NGÔI SAO NĂM CÁNH (Tiết 1)
I. Mục tiêu
- Học sinh biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh.
- Gấp, cắt, dán được ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng đúng quy trình kĩ thuật. Các cánh của ngôi sao tương đối đều nhau. Hình dán tương đối phẳng, cân đối.
- Với học sinh khéo tay:
- Gấp, cắt, dán được ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao đều nhau. Hình dán phẳng, cân đối.
- Yêu thích sản phẩm gấp, cắt, dán.
II. Chuẩn bị
- Mẫu ngôi sao vàng làm bằng giấy thủ công.
- Giấy thủ công màu đỏ, màu vàng và giấy nháp.
- Kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ.
- Tranh quy trình gấp, cắt, dán lá cờ đỏ sao vàng.
III. Yêu cầu cần đạt về năng lực
- Năng lực làm viêc độc lập; năng lực cắt dán hình ngôi sao đẹp
IV. Nội dung dạy học và các hoạt động học tập
1. Kiểm tra 
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
Giáo viên nhận xét - ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
* Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu mẫu.
? Ngôi sao hình gi?
? Ngoi sao có màu gì?
* Kết luận:
Lá cờ đỏ sao vàng là quốc kì của nước Việt Nam. Mọi người dân Việt Nam đều tự hào, trân trọng lá cờ đỏ sao vàng.
Trong thực tế lá cờ đỏ sao vàng được làm bằng nhiều kích cỡ khác nhau. Vật liệu làm cờ bằng vải hoặc bằng giấy màu. Tuỳ mục đích, yêu cầu sử dụng có thể làm lá cờ đỏ sao vàng bằng vật liệu và kích cỡ phù hợp.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
Bước 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng 5 cánh.
Lấy giấy thủ công màu vàng cắt hình vuông cạnh 8 ô. Đặt hình vuông mới cắt lên bàn, mặt màu ở trên và gấp làm 4 phần bằng nhau để lấy điểm O (hình 1).
Mở đường gấp đôi ra để lại 1 đường AOB, trong đó O là điểm giữa.
Đánh dấu điểm D cách điểm C 1 ô (hình 2) gấp ra phía sau theo đường dấu
Gấp OD được (hình 3).
Gấp cạnh OA sao cho OA trùng với OD ( H4).
Gấp đôi hình 4 sao cho các góc được gấp vào bằng nhau ( H5).
Bước 2: Cắt ngôi sao vàng 5 cánh.
Đánh dấu 2 điểm : Điểm I cách O 1 ô rưỡi điểm K nằm trên cạnh đối diện cách O 4 ô. Kẻ nối 2 điểm IK (H6)dùng kéo cắt theo đường kẻ IK mở hình mới cắt ra được ngôi sao 5 cánh ( H7 ).
Bước 3: Dán ngôi sao vàng 5 cánh .
Lấy 1 tờ giấy thủ công màu đỏ có chiều dài 21 ô, chiều rộng 14 ô để làm lá cờ. .Bôi hồ vào mặt sau của ngôi sao. Đặt ngôi sao vào đúng vị trí đã đánh dấu trên tờ giấy màu đỏ và dán cho phẳng.(H8).
Giáo viên yêu cầu 1 – 2 học sinh nhắc lại các bước thực hiện.
Cho học sinh làm nháp.
3. Củng cố: Học sinh nhắc lại các bước gấp, cắt ngôi sao 5 cánh.
4. Dặn dò: Về tập cắt thêm.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
Tiết 3+4+5+6: Tiếng Anh GV chuyên dạy
Tiết 7: Toán
Bài 14. BẢNG CHIA 6 (Tiết 1)
I. Mục tiêu 
- Thuộc bảng chia 6
- Vận dụng bảng chia 6 vào tính và giải toán
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án, 3 tấm bìa mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn.
2. Học sinh: SGK ; Bộ đồ dùng học Toán - Phiếu bài tập
III. Yêu cầu cần đạt về năng lực
- Năng lực làm viêc độc lập; năng lực tính chia vận dụng bảng chia; năng lực trình bày trước đông người.
IV. Nội dung dạy học và các hoạt động học tập
 * Kiểm tra: 
A. Hoạt động cơ bản
Bài 1 (29): Chơi trò chơi truyền điện: “ Ôn bảng nhân 6”
Bài 2 (30): Thực hiện lần lượt các hoạt động.
Bài 3 (30) a) Em hãy dựa vào bảng nhân 6 để tìm kết quả các phép chia dưới đây và viết vào vở.
a) 6 : 6 = 1 24 : 6 = 4 42 : 6 = 7
 12 : 6 = 2 30 : 6 = 5 48 : 6 = 8
 18 : 6 = 3 36 : 6 = 6 54 : 6 = 9
 60 : 6 = 10
+ Học sinh dựa trên cơ sở phép tính nhân để tính được kết quả của phép tính chía trên.
+ Hiểu được giữa phép nhân và phép chia có mối quan hệ mật thiết với nhau.
b) Đọc và học thuộc bảng chia 6
- Các phép tính trong bảng chia 6 có điểm gì chung?
+Đều có dạng một số chia cho 6.
- Em có nhận xét gì về các số bị chia trong bảng chia 6.
+Đếm thêm 6 bắt đầu từ 6
- Kết quả các phép chia trong bảng chia 6 như thế nào?
+ Kết quả các phép chia trong bảng chia 6 là các số thứ tự, từ 1cho đến 10.
- Đọc thuộc lòng bảng chia 6 trong nhóm.
* Bài giao thêm
*Bài 1:
42 : 6 = 7
18 : 6 = 3
24 : 6 = 4
48 : 6 = 8
54 : 6 = 9
60 : 6 = 10
 6 : 6 = 1
30 : 6 = 5
36 : 6 = 6
12 : 3 = 4
12 : 4 = 3
12 : 6 = 2
 *Bài 2: Có 42 kg muối chia đều vào các túi, mỗi túi có 6 kg muối. Hỏi có tất cả mấy túi?
 Bài giải
 Có tất cả số túi muối là:
 42 : 6 = 7 (túi)
 Đáp số: 7 túi muối
Bài 3*: Tìm số có hai chữ số, biết rằng tích hai chữ số đó là 18 và hiệu hai chữ số đó là 3.
Bài giải
 Ta có: 
 	 2 9 = 18 mà 9 - 2 = 7 (loại)
 6 3 = 18 mà 6 - 3 = 3 (chọn)
 Vậy số có hai chữ số cần tìm là 63 và 36
 Đáp số : 63 và 36
* Hoạt động củng cố:
- HS báo cáo kết quả quá trình thực hiện.
- Chia sẻ trước lớp các bài tập đã làm.
- Đọc thuộc các phép tính trong bảng chia 
Thứ năm ngày 3 tháng 10 năm 2019
Tiết 1+2+3: Tiếng Việt
Bài 5C: CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT 
I. Mục tiêu 
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu câu, đọc đúng các kiểu câu; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
-Hiểu ND :Tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung ( Trả lời được các CH trong SGK
- Nhận biết được hình ảnh so sánh.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Nội dung bài, sách HDH Tiếng việt 1A
2. Học sinh: Vở ghi, sách HDH – TV
III. Yêu cầu cần đạt về năng lực
- Năng lực làm viêc độc lập; năng lực trình bày văn bản; năng lực trình bày trước đông người.
IV. Nội dung dạy học và các hoạt động học tập
* Kiểm tra: 
A. Hoạt động cơ bản
1. Cùng thảo luận:
- Lớp thường tổ chức họp vào tiết 4 của thứ 6 hàng tuần
- Cuộc họp bàn về những việc đã làm tốt và việc chưa làm được trong tuần
- Thầy giáo điều khiển cuộc họp
2. Nghe thầy cô đọc bài sau.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các câu văn.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, biết phân biệt lời các nhân vật khi đọc bài.
4. Thay nhau hỏi - đáp:
- Bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng. Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu nên đã viết những câu rất buồn cười.
- Cuộc họp đề nghị anh Dấu chấm mỗi khi Hoàng định chấm câu thì yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa. 
LGGDKNS:
1. Khi viết văn ta đặt dấu câu sai sẽ dẫn đến hậu quả gì?
- Sai mục đích diễn đạt. Khi ấy, nội dung ý nghĩa của câu văn sẽ không được biểu đạt rõ ràng, mạch lạc, trong sáng hơn. 
2. Dấu chấm câu có tầm quan trọng như thế nào?
- Báo hiệu sự dứt hết một câu, cắt đoạn trọn một ý tưởng. Dấu chấm xuống hàng dùng để cắt đoạn hẳn một đoạn văn.
3. Ví dụ trong lớp ta có bạn hay đặt dấu chấm câu sai vậy Muốn giúp đỡ bạn của mình đặt dấu câu đúng thì em làm như thế nào? 
6. Thảo luận để trả lời câu hỏi:
- Đặt dấu câu sai sẽ dẫn đến hậu quả gì?
+ HS trao đổi, viết câu trả lời ra bảng nhóm, treo lên chia sẻ trước lớp. 
+ Dùng dấu câu không chuẩn xác hoặc dùng dấu câu không phù hợp trong văn bản sẽ làm cho câu sai hoặc làm cho nội dung của câu văn chưa mạch lạc.
B. Hoạt động thực hành.
1. Tìm tiếng có vần oam thích hợp với mỗi chỗ trống. Viết các câu đã điền đúng vào vở.
a) Sóng vỗ oàm oạp.
b) Mèo ngoạm miếng thịt.
c) Đừng nhai nhồm nhoàm.
* Câu hỏi giao thêm
Câu 1: Cuộc họp đã đề nghị ai giúp đỡ Hoàng? (Anh Dấu Chấm)	
Câu 2: Em hãy sửa lại dấu chấm câu của bạn Hoàng cho đúng:
- Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ sắt. Dưới chân đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi"
Câu 3: Đặt 1 câu trong đó có tiếng chứa vần oam.
VD: Con chó đuổi theo em ngoạm một cái vào chân đau điếng. 
* Hoạt động củng cố
Báo cáo chia sẻ bài với bạn hoạt động 4.
B. Hoạt động thực hành.
2. Trò chơi thi tìm từ nhanh
a) Tìm những từ chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau:
- Giữ chặt trong lòng bàn tay: nắm
- Cùng nghĩa với hiền: lành
- Chỉ loại gạo thường dùng để thổi xôi, làm bánh: gạo nếp
4. Cùng thực hiện nhiệm vụ
a) Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ:
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
- Không có từ chỉ sự so sánh, chúng được nối với nhau bởi dấu gạch ngang.
b) Tìm những từ so sánh thêm vào những câu chưa có từ so sánh ở bài tập a
- Các từ có thể thay là: như, là, tựa, như là, tựa như, như thể
- Quả dừa (như, là, như thể .. ) đàn lợn con nằm trên cao.
- Tàu dừa (như, là, tựa như, là ...) chiếc lược chải vào mây xanh.
*Bài tập tăng thêm
Bài 1: Thêm từ so sánh vào câu sau:
VD: Trăng tròn - cái đĩa.
- Các từ có thể thay là: như, là, tựa, như là, tựa như, như thể
- Trăng tròn (như,, tựa như, như thể, như là) cái đĩa.
* Hoạt động củng cố
	Báo cáo chia sẻ bài với bạn hoạt động 4.
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà xem lại các bài tập đã làm, làm phần (b) của hoạt động 2 (phần hoạt động thực hành) và bài tập phần ứng dụng.
Tiết 4. Đạo đức
Bài 2: TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH 
(2 tiết)
I. Mục tiêu Giúp HS biết
- Thế nào là tự làm lấy việc của mình? Ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
-Tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của bản thân, không ỷ lại
- Đồng tình ủng hộ những người tự giác tự làm lấy việc của mình, phê phán những ai hay trông chờ, dựa dẫm vào người khác
II. Chuẩn bị 
- GV: Một số đồ dùng để đóng vai (BT6)
- HS : VBT đạo đức 3, bút...
III. Yêu cầu cần đạt về năng lực
- Năng lực làm viêc độc lập; năng lực trình bày trước đông người.
IV. Nội dung dạy học và các hoạt động học tập
A.Hoạt động cơ bản: 
*Khởi động: 
- HS kể những việc em đã biết làm ở nhà.
- GV giới thiệu bài.
1. Xử lí tình huống. (BT1)
- HS trao đổi, nêu cách xử lí tình huống
- Chia sẻ cách xử lí tình huống trước lớp
- GV nhận xét, kết luận: 
Trong cuộc sống, ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần phải tự làm lấy việc của mình
2. Điền vào chỗ trống (BT2)
- Điền những từ: tiến bộ, bản thân, cố gắng, làm phiền, dựa dẫm vào chỗ trống.
- Chia sẻ kết quả trước lớp : 
+ Gọi 1 số HS đọc bài làm của mình – nhận xét
- GV Kết luận:
Tự làm lấy việc của mình là luôn luôn cố gắng để làm lấy các công việc của bản thân mà không phải nhờ vả hay trông chờ, dựa dẫm vào người khác.
Tự làm lấy việc của mình sẽ giúp bản thân mỗi chúng ta tiến bộ, không làm phiền người khác.
3. Xử lí tình huống (BT3)
- HS trao đổi, nêu cách xử lí tình huống
- Chia sẻ cách xử lí tình huống trước lớp
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động củng cố bài
? Em đã biết tự làm lấy việc của mình chưa? 
? Sau khi tự làm lấy được việc của mình em cảm thấy thế nao?
- Các em cần phải tự làm lấy việc của mình..... 
Tiết 5: Tự nhiên và xã hội
CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIỮ GÌN, 
BẢO VỆ CƠ QUAN TUẦN HOÀN (Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn
- Biết được tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Hình minh họa SGK
2. HS: SGK. VBT
III. Yêu cầu cần đạt về năng lực
- năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin: So sánh đối chiếu nhịp tim trước và sau khi vận động.
- năng lực ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch
IV. Nội dung dạy học và các hoạt động học tập
1. Kiểm tra
+ Để phòng bệnh thấp tim chúng ta cần phải làm gì?
- Hoạt động thể thao, lao động vừa sức, sống vui thư thái, giữ ấm cơ thể vệ sinh các nhân, ăn uống đủ chất.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
B. Hoạt động thực hành
1. Liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi.
a. Đáp án: 
a. Tớ chưa đi tất chật.
b. Tớ chưa bao giờ đeo chun vòng vào cổ tay.
c. Khi đó cổ tay, cổ chân tớ không có hiện tượng gì.
2. Ghép ô chữ phù hợp (SGK)
a. Đọc mô chữ mô tả hoạt động ở cột C (SGK)
b. Ghép ô chữ.
*Đáp án:
- Tim đập mạnh: Mang vác vật nặng, chạy nhanh, leo núi đồi.
- Tim đập bình thường: Đi bộ đến trường, ngồi đọc sách, chơi trò chơi vừa sức, tập thể dục vừa sức.
3. Làm việc với phiếu bài tập (SGK)
a. Đáp án:
- Nên làm: Chơi thể thao, luyện tập thể dục đều đặn, đi bộ, lao động học tập phù hợp với độ tuổi và sức khỏe, vệ sinh răng, miệng hàng ngày trước khi ngủ và sau khi ăn, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, ăn uống điều độ, đa dạng các loại thức ăn.
- Không nên: Mặc quần áo, đi giầy dép quá chật, ăn nhiều đồ rán, chiên xào, ăn kem uống nước đá vào mùa đông, uống cà phê, bia, rượu..., nổi nóng tức giận.
4. Viết vào vở một số việc đề phòng bệnh thấp tim.
Ví dụ: Nhặt rau, quét nhà, trông em...
LGGDKNS:
1. Em cần làm gì để bảo vệ tim mạch ?
- Sống vui vẻ, tránh xúc động mạnh hay tức giận, không mặc quần áo và đi giầy dép quá chật, ăn uống điều độ đủ chất.
2. Đề phòng bệnh thấp tim, em tham gia làm giúp bố mẹ việc nhà như thế nào?
- Phù hợp với sức khỏe như tưới cây, quét nhà, gấp quần áo, trông em, . . . giúp bố, mẹ
- Ban học tập báo cáo kết quả học tập của lớp đã làm được.
C. Hoạt động ứng dung
Bảng theo dõi (SGK)
* Đáp án: 
Tưới hoa, chơi bóng, ăn uống đủ chất, ngồi đọc sách, chơi trò chơi vừa sức, tập thể dục vừa sức, quét nhà, quét sân...
Em dán bảng theo dõi vào nơi cả nhà em ngồi để cùng theo dõi việc em làm trong 1 tuần nhé.
Tiết 6: Toán
Bài 14. BẢNG CHIA 6 (Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Thuộc bảng chia 6, vận dụng bảng chia 6 để chia và giải toán
- HS mức 3,4 làm thêm các bài tập tăng.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án.
2. Học sinh: SGK ; Phiếu bài tập
III. Yêu cầu cần đạt về năng lực
- Năng lực làm viêc độc lập; năng lực tính chia vận dụng bảng chia; năng lực trình bày trước đông người.
IV. Nội dung dạy học và các hoạt động học tập
* Kiểm tra: 
B. Hoạt động thực hành
*Bài 1 (30): Tính nhẩm:
 a) 6 : 6 = 1
 12 : 6 = 2
42 : 6 = 7
54 : 6 = 9
18 : 6 = 3
48 : 6 = 8 
	+ Các phép tính trên là các phép tính thuộc bảng chia 6. Học sinh thuộc bảng chia 6 để vận dụng tính nhẩm nhanh kết quả.
 b) 6 3 = 18
 18 : 6 = 3
6 2 = 12
12 : 6 = 2
6 6 = 36
36 : 6 = 6
	+ Các cột tính trên có mối quan hệ mật thiết với nhau: Lấy tích chia cho thừa số này ta được thừa số kia.
*Bài 2 (31): Tính nhẩm:
6 4 = 24
 24 : 6 = 4
 24 : 4 = 6
6 3 = 18
18 : 6 = 3
18 : 3 = 6
6 5 = 30
30 : 6 = 5
30 : 5 = 6
+ Các cột tính trên có mối quan hệ mật thiết với nhau: Lấy tích chia cho thừa số này ta được thừa số kia.
*Bài 3 (31): Giải bài toán	
 a) Tóm tắt
 6 bạn : 48 quyển
 1 bạn : ... quyển?
Bài giải
Mỗi bạn được số quyển vở là:
 48 : 6 = 8 (quyển)
 Đáp số : 8 quyển
	+ Em còn có cách trả lời nào khác nữa?	
 b) Tóm tắt
 6 quyển : 1 bạn 
 48 quyển : ... bạn?
Bài giải
Số bạn được nhận vở là:
 48 : 6 = 8 (bạn)
 Đáp số : 8 bạn
+ Em còn có cách trả lời nào khác nữa?
+ Phép tính bài toán ở phần (a) và phần (b) có liên quan đến bảng chia 6.
*Bài 4 (31) Đã tô màu vào hình nào?
- Đã tô màu vào hình 1, 3
*Bài tăng thê

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_3_nam_hoc_2019_2020.doc